Biện pháp 1: Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh
Đầu tiên, sau khi tôi nhận sự phân công nhiệm vụ từ BGH nhà trường, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về bản thân, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của tôi với các em thông qua việc thăm nắm tình hình lớp giờ truy bài hoặc qua tiết dạy. Đây là hoạt động giúp cô trò chúng tôi hiểu nhau, đồng thời tôi muốn tạo một môi trường học tập thân thiện - Nơi " Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây cũng là một điều kiện theo tôi là rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.
Tiếp theo trong các tiết sinh hoạt cuối tuần tôi cho học sinh tự do lựa chọn sở thích riêng của minh về các lĩnh vực như: VHVN, TDTT, tổ chức trò chơi tập thể để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động, thích thể hiện hay lãng mạn.Và tiếp tục qua những tuần học sau, tôi chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại môn mà các em đã chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào, hoạt động nào.
ng riêng biệt nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. IV. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh 11B1 Trường THPT số 2 Văn Bàn. IV. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu được áp dụng trong phạm vi lớp 11B1 Trường THPT số 2-Văn Bàn- Lào Cai. - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 20/8/2012 đến 31/12/ 2013 V. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu kĩ tâm lí lứa tuổi học sinh THPT, đặc biệt là đối tượng học sinh ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. - Nghiên cứu kĩ những mối có liên quan đến kĩ năng sống của học sinh. - Nghiên cứu kĩ khả năng tư duy, sở thích riêng, khả năng đặc biệt của tường học sinh, nhóm học sinh. Từ đó định hướng phát triển. - Nghiên cứu phương pháp tổ chức học tập của học sinh qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê, trao đổi và tổng kết các năm học, kinh nghiệm của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm và bản thân qua các năm. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG Chương I CƠ SỞ LÍ LUẬN Thực hiện nghị quyết 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo Về việc phát động phong trào thi đua: " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013, trong đó nội dung : Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Căn cứ nhiệm vụ năm học 2013-2014 của ngành, của trường về việc chú trọng: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ, sáng tạo để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào đời tự tin hơn. Học sinh lớp 11B1 mặc dù tỉ lệ các em là người dân tộc thiểu số rất ít ( chiếm trên 2% tỉ lệ cả lớp) nhưng đa số các em còn rụt rè, thiếu tự tin. Đặc biệt là một số học sinh nam trong lớp kĩ năng mạnh dạn, tự tin ở các em lại càng trở nên yếu kém hơn. Ngày nay học sinh rất ít có hoài bão, ước mơ. Phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết, làm cho các em rất rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp hoặc tham gia các hoạt động. Kĩ năng xã hội của học sinh ngày càng kém. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỉ, không quan tâm đến cộng đồng. Câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra cho học sinh trung học là ngoài những kiến thức phổ thông về khoa học và nhân văn, học sinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã hội, trở thành công dân có ích cho cộng đồng. Vì thế đây cũng là nỗi lo đặt ra cho các giáo viên nói chung và cá nhân tôi – giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng luôn có những suy nghĩ, trăn trở. Khi bắt đầu tìm hiểu về rèn luyện kĩ năng sống hiệu quả cho học sinh trong lớp tôi gặp phải một số thách thức sau: Bàn thân mới nhận công tác chủ nhiệm nên mối quan hệ giữa cô - trò lúc này còn nhiều lạ lẫm, các em chưa giám thể hiện mình và cũng chưa giám gần gũi, tâm sự, chia sẻ với cô giáo chủ nhiệm vì vậy tôi phải mất nhiều thời gian tiếp cận với các em. Hơn nữa một số em có hoàn cảnh sống đặc biệt như bố mẹ mất sớm phải ở với ông bà, bố mẹ đi làm ăn xa gửi con cho cô, dì, chú, bác, bố mẹ li thân ... khiến cho các em tự ti về bản thân nên các em rụt rè, ích kỷ chưa hòa nhập với lớp, thậm chí các em còn trả lời trống không, không biết nói lời cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, giao tiếp, ứng xử với người lớn còn xô bồ xô bộn không có phép tắc. Lười phát biểu trong các giờ học, thậm chí biết mà không giờ tay vì xấu hổ hoặc sợ bạn khác cười nhạo... khiến cho giờ học trở nên tẻ nhạt, buồn chán. Ngoài ra, một trở ngại nữa là phụ huynh trong lớp có một số bố mẹ thì quá nuông chiều con, ngược lại một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên thiếu quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết. Ngoài những khó khăn trên cũng có thuận lợi nhất định đó là: tôi nhận được một tập thể lớp có học sinh khá ngoan, học giỏi và biết vâng lời. Các em yêu thích văn nghệ và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt Ban Thường Vụ nhà trường quan tâm giúp đỡ một số học sinh của lớp được trải nghiệm thông qua việc dẫn chương trình các ngày lễ, tổ chức trò chơi... khiến cho các em ngày càng được tôi luyện và ngày càng trở nên tự tin hơn, thông qua hoạt động đó các em cũng có thể học hỏi lẫn nhau để mình thêm tự tin mạnh dạn hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó tôi có được sự ủng hộ của phụ huynh trong việc cùng nhà trường giáo dục các em. Ban lãnh đạo nhà trường luôn theo sát, quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm cũng như giáo dục ngoài giờ lên lớp. Chính vì thế tôi luôn cố gắng làm sao rèn cho các em kĩ năng sống, giúp các em có một niềm tin, hình thành cho các em kỹ năng cần thiết trong cuộc sống để trở thành con người năng động, sáng tạo phù hợp với một xã hội hiện đại đang phát triển. Chương II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Qua kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, giảng dạy đặc biệt là qua khảo sát thực tế học sinh thông qua giảng dạy, hoạt động ngoài giờ lên lớp như tiết Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp và một số hoạt động VH-VN, TD - TT tôi nhận thấy học sinh có những biểu hiện sau: + Rụt rè e ngại, không giám thể hiện mình. + Không dám phát biểu xây dựng bài. + Ít chia sẻ với thầy cô, bạn bè. + Ngại tiếp xúc với người lạ hoặc người khác dân tộc. + Trong học tập thì không giám nói ra những điều mình muốn nói vì sợ sai bị chê cười. + Trong các hoạt động ngoài giờ không giám thể hiện khả năng của bản thân từ đó giáo viên khó phát hiện ra tài năng thật sự để bồi dưỡng - Khi khảo sát kết quả như sau: Tổng số HS Kết quả khảo sát Ghi chú Mạnh dạn tự tin Còn rụt rè e ngại Không giám thể hiện 41 5 10 26 Kết quả trên cho thấy số học sinh không giám thể hiện khá đông, chiếm tỉ lệ là 63,4%. - Từ những kết quả trên tôi chú ý vào đối tượng học sinh không giám thể hiện kết hợp bồi dưỡng 2 nhóm đối tượng mạnh dạn và còn rụt rè ( đặc biệt là nhóm học sinh nam). - Tìm hiểu nguyên nhân và chia nhóm đối tượng không giám thể hiện ra thành 2 nhóm đối tượng đó là: Nhóm không giám thể hiện là do thiếu tự tin và nhóm không giám thể hiện do không biết. Sự thiếu tự tin của học sinh nói trên là do một số các nguyên nhân chủ yếu như sau: Thứ nhất là, do các em lười học, không chịu, hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà mà có thói quen đợi đến lớp chờ thầy cô giảng rồi chép vào vở nên không đủ, hay không có kiến thức để trả lời các câu hỏi của giáo viên. Thứ hai là, thiếu tự tin vào bản thân mình, ngại ngùng, rụt rè khi đứng lên và trả lời trước đám đông, nhất là các bạn nam trong lớp. Thứ ba là do tâm lý của học sinh "thà im lặng" còn hơn lỡ phát biểu sai thì "ê mặt" trước “bàn dân thiên hạ”. Thứ tư là học sinh có hoàn cảnh "cá biệt" như: sống trong gia đình không hạnh phúc, bổ mẹ ly thân, nghiện ngập, đánh đập nhau... khiến các em tự ti về bản thân tự các em thấy mặc cảm không muốn giao lưu, tiếp xuc với mọi người. Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thiếu tự tin của học sinh là nguyên nhan thứ hai. Từ những kết quả và nguyên nhân nói trên tôi bắt đầu thực hiện từng việc nhằm nâng dần kĩ năng mạnh dạn, tự tin cho học sinh lớp 11B1 trường THPT số 2 Văn Bàn. Chương III GIẢI PHÁP CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN Từ tình hình thực tiễn trên, tôi đã cố gắng tìm nhiều biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua các tiết dạy của môn học ví dụ như: cho điểm những học sinh tích cực phát biểu, " thưởng" điểm cho học sinh có câu trả lời mang tính tư duy sáng tạo, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mình trong những giờ sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn hóa văn nghệ... nhằm đem lại hiệu quả cho việc rèn kĩ năng mạnh dạn, tự tin cho học sinh. Để thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng đó đem lại kết quả cao tôi nhận thấy cần phải áp dụng một số biện pháp sau: Biện pháp 1: Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh Đầu tiên, sau khi tôi nhận sự phân công nhiệm vụ từ BGH nhà trường, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về bản thân, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của tôi với các em thông qua việc thăm nắm tình hình lớp giờ truy bài hoặc qua tiết dạy. Đây là hoạt động giúp cô trò chúng tôi hiểu nhau, đồng thời tôi muốn tạo một môi trường học tập thân thiện - Nơi " Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây cũng là một điều kiện theo tôi là rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt. Tiếp theo trong các tiết sinh hoạt cuối tuần tôi cho học sinh tự do lựa chọn sở thích riêng của minh về các lĩnh vực như: VHVN, TDTT, tổ chức trò chơi tập thể để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động, thích thể hiện hay lãng mạn...Và tiếp tục qua những tuần học sau, tôi chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại môn mà các em đã chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào, hoạt động nào. Biện pháp 2: Tìm hiểu hoàn cảnh, tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp chủ nhiệm. Đây là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm, bởi vì có nắm được hoàn cảnh thì mới hiểu được tâm tư, nguyện vọng và tính cách của các em từ đó mới có thể gần gũi với các em để trao đổi, tâm sự giúp đỡ kịp thời đói với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hơn nữa việc tìm hiểu tâm lý lứa tuổi sẽ giúp cho giáo viên xác định được đây là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Ở lứa tuổi này học sinh có một số lĩnh vực thể hiện nét riêng, đặc thù của lứa tuổi, chi phối sự phát triển của các lĩnh vực khác và toàn bộ nhân cách học sinh như: Học sinh thích thể hiện mình là người lớn, thể hiện vai trò , vị trí của mình trong gia đình, lớp học, nhà trường và cộng đồng. Cũng ở lứa tuổi này sự tự ý thức của các em cũng ngày càng cao hơn, các em thường chú ý đến hình dáng bên ngoài, địa vị mới mẻ trong tập thể, những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc các em phải ý thức được đặc điểm nhân cách của mình. Sự tự ý thức của các em xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, tương lai. Qua đó ta có thể hiểu rõ những phẩm chất nhân cách bộc lộ rõ và những phẩm chất phức tạp, biểu hiện những quan hệ nhiều mặt của nhân cách của các em. Cho nên ở thời điểm nàỳ chúng ta cần phải tôn trọng ý kiến của học sinh, biết lắng nghe ý kiến của các em, đồng thời có biện pháp khéo léo để các em hình thành được một biểu tượng khách quan về nhân cách của mình. Cũng ở tuổi này các em có khuynh hướng làm bạn với nhiều bạn bè cùng lứa tuổi. Các em tham gia vào nhiều nhóm bạn khác nhau cho nên giáo viên cũng cần chú ý đến ảnh hưởng của nhóm, của tổ để tổ chức cho các nhóm tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp, của Đoàn. Đây là điều giáo viên chủ nhiệm cần nắm được để định hướng cho học sinh một cách phù hợp. Biện pháp 3: Phối kết hợp với giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để rèn tình mạnh dạn, tự tin cho học sinh. Đây là một việc là rất quan trọng rất quan trọng và có thể thực hiện thường xuyên manh lại hiệu quả cao. Trong các tiết học chính khóa: tôi luôn phối kết hợp với giáo viên bộ môn bằng việc tham gia dự giờ lớp chủ nhiệm để thăm nắm tình hình học tập, đồng thời cũng để quan sát việc tham gia phát biểu xây dựng bài của các em. Qua đó phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có tính mạnh dạn, tự tin để tôi luyện hơn nữa cho các em. Đồng thời qua việc dự giờ giáo viên chủ nhiệm cũng dễ dàng nhận thấy những học sinh rụt rè, nhút nhát đề từ đó có biện pháp kết hợp với giáo viên dạy bộ môn tạo cơ hội để các em tự tin hơn khi phát biểu xậy dựng bài như: cung cấp cho giáo viên bộ môn những học sinh rụt rè, nhút nhát để giáo viên bộ môn thông qua môn học của mình rèn kỹ năng tự tin cho các em. Đặc biệt là những em lười phát biểu, không giám phát biểu. Cần tập trung rèn luyện cho học sinh trầm, lười phát biểu hay e rè, ngại ngùng được phát biểu trước đám đông, rèn kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp của học sinh. Với tiết học ngoại khóa trong giờ chào cờ đầu tuần như tổ chức các trò chơi nhỏ, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, tiểu phầm... Giáo viên chủ nhiệm giới thiệu một số em có năng lực tự tin, mạnh dạn cho Ban tổ chức từ đó các thầy cô trong Ban tổ chức sẽ định hướng, tôi luyện cho các em khi tham gia dẫn chương trình các trò chơi, các cuộc thi. Đây là cơ hội tôt cho các em có năng lực được thể hiện trước đám đông làm cho các em ngày càng trường thành hơn trong cuộc sống. Còn đối với những học sinh nhút nhát còn lại giáo viên chủ nhiệm sẽ động viên, khích lệ các em tham gia trò chơi, cuộc thi để các em cảm nhận được rằng: được thể hiện trước đám đông là một điều vinh dự và sẽ giúp các em thành công hơn trong cuộc sống. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng mạnh dạn, tự tin hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học. Ngoài những biện pháp trên để rèn kĩ năng tự tin cho học sinh tôi còn có thể thực hiện tích hợp vào các môn học, tiết học mà bản thân trực tiếp phụ trách giảng giạy, nhất là môn học hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Tôi thường tâm sự với các em về những ước mơ của bản thân tôi, những hoài bão, những gì đã trải qua, đã đạt được và những gì còn ấp ủ mong đợi trong tương lai qua các tiết học. Từ đó hướng cho các em đến với những ước mơ của cá nhân các em và cách thực hiện chúng thông qua con đường học. - Tập trung bồi dưỡng cho những em mạnh dạn và còn rụt rè về các kĩ năng giám thể hiện dẫn đến thích thể hiện trong phạm vi cho phép như : Dạy lại các bài hát ca ngợi Đảng, đoàn, Bác Hồ, dạy một số làn điệu dân ca khác như chèo, cải lương, ngâm thơ... trong giờ sinh hoạt. Cho học sinh tham gia giao lưu với các lớp trong trường qua hoạt đông ngoài giờ lên lớp. Tổ chức cho học sinh tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng với mục đích giúp các em được tham gia giao lưu học hỏi và trao dồi kinh nghiệm. Mặt khác thông qua hoạt động giao lưu đó các em tự tin vào bản thân mình, thấy mình không phải không làm được chẳng qua điều đó là chưa làm chứ không phải không làm được. Các em thành công dẫn đến sự hưng phấn thích học hỏi, giám thể hiện xóa bỏ những mặc cảm, tự ti của bản thân. - Sau khi học sinh đã bước vào thành công đó tôi nhân rộng, tăng cường công tác tuyên truyền, đặc biệt trên những thành công đó tôi luôn luôn để phụ huynh học sinh trực tiếp được nhìn thấy sự trưởng thành của con cái họ và thông qua họ giúp tôi tuyên truyền tới nhân dân những thành công của con cái họ kêu gọi sự quan tâm của phụ huynh học sinh tới vấn đề học tập của con cái. Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó. Hiệu quả đào tạo kĩ năng sống không đo đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức, thái độ khác với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng ... đó chính là hiệu quả từ đào tạo kĩ năng sống. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm, tôi luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau. Biện pháp 5: Rèn kĩ năng mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động giáo dục, vui chơi. Ngay những ngày đầu tiên khi các em nhập học, tôi đã phát động các phong trào: " Nói lời hay làm việc tốt" qua cách ứng xử lễ phép như biết đi thưa về trình, chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cám ơn khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè ... và tổng kết vào các tiết sinh hoạt cuối tuần thông qua sự nắm bắt của Ban cán sự và giáo viên chủ nhiệm lớp, sự theo rõi của đội thanh niên xung kích. Tôi học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh. Tránh hành hung, nói nặng lời để các em bớt đi tính hung hăng đối với những học sinh nghịch ngợm, mắc lỗi. Để rèn kĩ năng sống có hiệu quả tôi còn vận dụng thông qua các hoạt động ngoài giờ học. Đó là qua các buổi sinh hoạt cuối tuần, giờ học ngoài giờ lên lớp. Thường xuyên tổ chức các trò chơi, diễn tiểu phẩm, thi văn nghệ..., Giáo viên chủ nhiệm chủ động giao nhiệm vụ dẫn chương trình cho một số học sinh yêu cầu các em về nhà viết kịch bản sau đó nộp lại kịch bản để giáo viên chính sửa. Đến tiết sinh hoạt hoặc giờ học ngoài giờ lên lớp giáo viên sẽ yêu cầu bất kỳ học sinh nào lên để dẫn chương trình nhằm tạo ra sự chủ động, tự tin cho các em. Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, tôi luôn cố gắng rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học sinh trong nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt xử lí trong mọi trường hợp. Một điều không thể thiếu để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi, giúp các em có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng tôi luôn chú ý mối quan hệ cô- trò phải thật cởi mở, thật gần gũi. Bản thân giáo viên không chỉ đóng vai trò người thầy mà còn là người bạn, người anh, người chị tốt của các em, luôn gần gũi với các em để các em có thể tin tưởng bộc bạch hết những ưu điểm cũng như những mặt còn tồn tại của các em. Từ đó giáo viên sẽ có những định hướng đúng đắn cho các em. Biện pháp 6: Động viên khen thưởng Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện. Ngay từ đầu năm học tôi đưa ra kế hoạch rèn luyện cho các em và triển khai nhiệm vụ tới toàn thể lớp học. Trao đổi với Ban chấp hành Đoàn trường phối hợp và xây dựng các hình thức gây quỹ đoàn, lớp để khen thưởng kịp thời động viên các em để tạo cho các em có một động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện. Tôi theo dõi hằng ngày các em có biểu hiện tốt tôi ghi vào sổ, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được ghi vào danh sách những bạn tiêu biểu. Sau mỗi tháng, tôi sơ kết thi đua tháng cho từng học sinh trong lớp có thành tích để khen thưởng những em đã đạt nhiều thành tích bằng những phần quà nhỏ. Các em rất vui và hãnh diện khi được khen và được nhận những món quà nhỏ mà lớp, Ban Chấp hành chi đoàn tặng. Vì thế các em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt để được nhận những thành tích, những lời khen thưởng. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống. Chương IV HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN Qua việc thực hiện các biện pháp trên, đến cuối học kì I, tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ năng. Điều đó được thể hiện rõ qua: Việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp các em đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn, lời nói rõ ràng, mạch lạc hơn, các em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào thực tế, những lời chào, cảm ơn hay xin lỗi... đã trở thành thói quen, được các em vận dụng hằng ngày; Trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp các em đã mạnh dạn, tự tin, giám thể hiện quan điểm bản thân, không còn tự ti, rụt rè như trước nữa. - Sau khi áp dụng kết quả khảo
Tài liệu đính kèm: