Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường THPT

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang tính tự giác, tự quản cao, không áp đặt.Vì thế, người cán bộ quản lý phải chú ý đến nguyện vọng, sở trường, hứng thú của các em học sinh. Hướng các em vào những hoạt động có tính sáng tạo, hướng dẫn cách làm để nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức. Muốn đạt được mục đích đề ra của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì nội dung hoạt động phải phong phú, đa dạng, các hoạt động phải phù hợp với điều kiện thực tế, phát huy được tính nội lực, óc sáng tạo của bản thân học sinh. Dựa trên cơ sở đó cần học hỏi thêm kinh nhiệm trường bạn, có sự sáng tạo các loại hình hoạt động mới tránh rập khuôn máy móc để thu hút sự hứng thú của học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

 Việc đánh giá kết quả hoạt động của học sinh đòi hỏi sự chính xác, công bằng và tế nhị. Đây là một việc làm phức tạp, tuy nhiên mỗi hoạt động trong trường khi đã tổ chức thì phải có kiểm tra đánh giá, có khen thưởng, có phê bình. Có như vậy mới kích thích sự hứng thú của học sinh, mới tạo đà cho các hoạt động tiếp theo. Đồng thời có hướng phát huy những mặt tốt và điều chỉnh những mặt chưa tốt cho các hoạt động sau đạt kết quả.

 Trong quá trình đánh giá có thể bàn định những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hoặc cũng có thể đánh giá ở từng khâu, từng hoạt động ở từng giai đoạn khác nhau sau đó tổng hợp kết quả vào cuối đợt thi đua hoặc cuối học kỳ, cuối năm học để rút kinh nghiệm và tiến hành khen thưởng.

 

doc 24 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 253Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phê bình. Có như vậy mới kích thích sự hứng thú của học sinh, mới tạo đà cho các hoạt động tiếp theo. Đồng thời có hướng phát huy những mặt tốt và điều chỉnh những mặt chưa tốt cho các hoạt động sau đạt kết quả.
	Trong quá trình đánh giá có thể bàn định những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hoặc cũng có thể đánh giá ở từng khâu, từng hoạt động ở từng giai đoạn khác nhau sau đó tổng hợp kết quả vào cuối đợt thi đua hoặc cuối học kỳ, cuối năm học để rút kinh nghiệm và tiến hành khen thưởng.
3.5. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3.5.1. Đảm bảo tính mục đích, tính tổ chức, tính kế hoạch.
 - Tính mục đích:
	Bất kỳ hoạt động nào cũng đều có mục tiêu nhất định. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng vậy, người cán bộ quản lý phải đề ra những mục đích, yêu cầu cho từng hoạt động, từng thời điểm, học kỳ, năm học cụ thể.
	- Tính tổ chức: Cần kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo một sự thống nhất cụ thể để đem lại hiệu quả.
	- Tính kế hoạch: Mọi hoạt động nên có kế hoạch cụ thể, tránh tuỳ tiện. Công tác kế hoạch sẽ giúp các nhà quản lý chủ động trong việc chỉ đạo.
3.5.2. Đảm bảo tính tự quản, tự giác.
	Nếu hoat động trên lớp là bắt buộc thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một dạng hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác. Có hoạt động tự nguyện, tự giác thì mới pháp huy được sở trường, khả năng sáng tạo của học sinh. Trên thực tế, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất đa dạng và phong phú, học sinh nào có sở thích - sở trường về lĩnh vực nào thì tham gia vào lĩnh vực ấy. Từ đó duy trì hứng thú, phát huy tính tự quản của các em.
3.5.3. Đảm bảo tính tập thể.
	Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tuy là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác theo sở thích, sở trường nhưng không phải là kiểu hoạt động đơn lẻ cá nhân mà phải đảm bảo tính tập thể theo một mục đích chung. Bởi lẽ, kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sản phẩm của sự phối hợp tập thể, nó đòi hỏi sự cộng tác tích cực của các thành viên trong tập thể. Nhà trường còn tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trở thành phong trào thi đua sôi nổi, thu hút sự tham gia nhiệt tình của tất cả học sinh một cách hợp lý, cân đối giữa các hoạt động.
3.5.4. Đảm bảo tính đa dạng phong phú.
	Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đa dạng phong phú như cuộc sống. Vì thế, một mặt nhà trường nên tìm những hoạt động hấp dẫn để học sinh phát huy năng lực của bản thân. Mặt khác, nhà trường nên để các em tự hoạt động theo sáng kiến phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Người cán bộ quản lý phải biết tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức khác nhau thật phong phú, thật đa dạng mới đem lại hiệu quả giáo dục.
Ví dụ: 
	Các em muốn hoạt động một buổi lao động giúp đỡ gia đình một bạn có hoàn cảnh khó khăn, nhà neo người để động viên gíup đỡ bạn bè lớp mình có điều kiện để học tập, tạo tình đoàn kết trong tập thể. Khi lớp xin ý kiến của giáo viên chủ nhiệm, Bí thư Đoàn trường. Ban giám hiệu nhà trường nên biểu dương tinh thần giúp đỡ nhau trong học, trong lao động trước toàn trường để từ đó nhân rộng hoạt động đầy tình thương yêu này trong lớp, giữa các khối lớp và trong toàn trường tạo tình đoàn kết, tương thân tương ái trong nhà trường. Hoạt động này thực chất mang tính nhân văn - nhân đạo sâu sắc.
3.5.5. Đảm bảo tính hiệu quả.
	Trước khi tiến hành một công việc gì đó, người ta cần tính đến hiệu quả của nó. Hiệu quả ấy có thể mang lại lợi ích xã hội hoặc lợi ích giáo dục.
	Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, chính sách của địa phương, hoặc giáo dục đạo đức, củng cố kiến thức khoa học đã được học trong nhà trường.Vì vậy, có thể khẳng định: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là con đường thứ hai để hình thành và phát triển nhân cách học sinh, củng cố kiến thức cho học sinh. Việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề, qua thực tế đã dẫn dắt các em từng bước tiếp thu, lĩnh hội nền văn hoá- xã hội của dân tộc và nền văn minh chung của nhân loại. Từ các hoạt động đó, giúp các em có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, học tập những cái hay, cái đẹp mà cả nước, cả thế giới đã để lại cho thế hệ sau, các em có tinh thần tự phấn đấu, rèn luyện mình để trở thành người có ích cho đất nước.
3. Cơ sở thực tiễn.
	Hiện nay, tại trường THPT số 2 TP Lào Cai là một đơn vị trường tương đối lớn trong Tỉnh Lào Cai. Mục tiêu của nhà trường là thu hút các em đến với trường, yêu trường, tích cực tham gia vào các hoạt động lành mạnh, giảm tỷ lệ tiêu cực cho xã hội. Đây là một vấn đề nan giải, không ít khó khăn khi nền kinh tế thị trường đang tác động vào cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi cá nhân học sinh.
 - Về nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và của nhân dân địa phương còn chưa đầy đủ, đúng nghĩa của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	- Thiếu về cơ sở vật chất:
	+ Sân chơi, bãi tập các thiết bị cần thiết để phục vụ cho hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng là đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tập luyện song chưa thật sự đảm bảo chất lượng cho 1 số bộ môn thi đấu.
	- Thiếu về kinh phí: Nguồn kinh phí cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chủ yếu lấy từ ngân sách cho nên việc tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn sẽ gặp khó khăn.
 	- Yếu về khâu tổ chức: 
	+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có kinh nghiệm trong công tác tổ chức các hoạt động lớn còn chưa có. Do đó hiệu quả của hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng còn thấp.
	Từ tình hình thực tiễn ấy, nhà trường cũng vẫn phải tổ chức các hoạt động giáo dục để thực hiện đúng mục tiêu của giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn ở mức khiêm tốn, cần phải học hỏi và rút kinh nghiệm nhiều hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu giáo dục đã đề ra. 
 Chương II
Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT số 2 TP Lào Cai.
1. Một số đặc điểm tình hình của nhà trường.
	Trường mới được thành lập được ba năm còn rất non trẻ, thành tích đạt được chưa nhiều. Nhìn lại những năm hoạt động đã qua và trên thực tế thì thấy khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Có thể xác định được những khó khăn thuận lợi sau:
1.1 Thuận lợi:
	- Tổng số CBGV, NV là 66 trên tổng số 24 lớp với hơn 800 học sinh.
	- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên có kinh nghiệm trong giảng dạy, cá ý thức tyrong công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1.2 Khó khăn:
	- Khâu tổ chức hoạt động còn rất yếu, người đảm nhiệm công việc này chưa có nhiều kinh nghiệm.
	- Kinh phí: chủ yếu từ nguồn ngân sách cho nên gặp không ít khó khăn khi tổ chức các hoạt động lớn.
	- Học sinh còn chưa thực sự tự tin vào hoạt động cá nhân của mình
	- Mặt bằng kinh tế, chính trị của dân cư nơi đây còn chưa đồng đều do địa bàn nơi sinh sống của học sinh rộng.
2. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT số 2TP Lào Cai
	Cán bộ quản lý của trường cũng đã có kinh nghiệm trong công tác quản lí, có thâm niên công tác trong nghề cao nên có những kinh nghiệm để định hướng cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	Khi được phân công phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi cũng mạnh dạn lập kế hoạch hoạt động một cách cụ thể dựa trên điều kiện thực tế mà nhà trường có. Cũng như phần lý luận ở trên đã nói: mục đích hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không ngoài việc xây dựng và ổn định nền nếp, tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích, cho học sinh ; phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học đã được học ở nhà trường. Xây dựng tình bạn, tình đoàn kết, tương thân tương ái cho các em học sinh... Nêu cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên, học sinh trước công việc.
2.1 Những công việc đã làm của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . 
a. Hoạt động xen kẽ với chương trình, kế hoạch giảng dạy các môn trên lớp.
 - Hàng ngày: 
 + Công tác kiểm tra của đội cờ đỏ trực tại cổng trường. Công việc trực tuần, vê sinh của lớp trực tuần
 + Mười phút ra chơi giữa giờ: Tổ chức các hoạt động thể dục giữa giờ, nhảy hiện đại theo tập thể lớp: Các lớp thi nhảy Palsmod và một số môn thể thao khác.
 - Hàng tuần: 
 + Chào cờ đầu tuần: Lớp trực tuần tổng hợp, nhận xét thi đua trong tuần giữa các lớp theo quy chế.
 + Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức văn hoá, khoa học.
 - Hàng tháng: Hoạt động thi đua theo chủ điểm. Đã xây dựng và tổ chức được nhiều buổi hoạt động ngoại khóa trong đó tính riêng năm học 2013-2014 có 15 buổi hoạt động với chủ đề lớn:
 - Lễ khai giảng và tổ chức ngày hội đến trường
 - Chương trình kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20.11
 - Hoạt động ngoại khóa với chủ đề Vì Trường Sa thân yêu
 - Tổ chức Vui Xuân và hưởng ứng ngày thơ Việt Nam 
 -Tổ chức 1 diễn đàn: “ Dân số- Kỹ năng sống- Sức khỏe sinh sản vị thành niên”.
 - Tổ chức thành công Hội khỏe PĐ trong thời gian từ tháng 1/2013 đến hết tháng 3/2014
 - Tổ chức cuộc thi nhảy PlasMod trong toàn trường
 - Kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26.3, trong đó có tổ chức 02 ngày với nhiều nội dung thiết thực, phong phú như thi cắm trại, văn nghệ, các trò chơi dân gian và thi đấu một số môn thể thao.
 - Tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa kỷ niệm 30/4.
 Trong quá trình tổ chức đã mời được nhiều lực lượng, đơn vị chức năng tham gia như: Công an, Cán bộ phường, Trung tâm dân số KHHGĐ thành phố, phóng viên đài phát thanh truyền hình Tỉnh, Thành phố...Qui mô tổ chức tương đối đa dạng, bằng nhiều hình thức: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu theo chủ đề, tổ chức trò chơi, sân khấu hóa Qua đó, phát huy trí tuệ, tạo sân chơi sôi nổi cho học sinh. 
Tôi xin đưa ra kế hoạch, nội dung một trong số các hoạt động trong năm học của nhà trường ở học kỳ 1
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
TÌM HIỂU VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VÀ MA TÚY 
TRONG TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2013-2014
1. Căn cứ thực hiện:
- Hướng dẫn số 1420/SGD&ĐT-GDTrH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Sở GD&ĐT Lào Cai về việc tổ chức tuyên truyền về phòng, chống tội phạm và ma tuý trong trường học;
- Kế hoạch số 02/KH-THPTS2TPLC ngày 25/8/2013 của trường THPT số 2 TP Lào Cai về tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp năm học 2013-2014.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích:
	- Tổ chức tuyên truyền để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường nâng cao nhận thức về tác hại của ma túy, tệ nạn ma túy đối với tư cách, đạo đức, sức khỏe con người và môi trường giáo dục.
	- Giáo dục ý thức, tinh thần đề cao cảnh giác, kỹ năng tự bảo vệ và kỹ năng phòng, chống sự xâm nhập của ma túy, tệ nạn ma túy vào môi trường giáo dục.
2.2. Yêu cầu: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền đúng chủ đề, đảm bảo nội dung; theo đúng hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
3. Thời gian, địa điểm: 
- Thời gian: Thời lượng tối đa 120 phút, từ 7h15’ đến 9h15’ ngày thứ Hai, 11/11/2013.
- Địa điểm: Sân trường.
4. Thành phần:
- Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường tham gia.
- Mời cán bộ của Sở GD&ĐT Lào Cai dự và chỉ đạo chương trình.
- Mời cán bộ Đội Cảnh sát phòng chống ma túy hoặc đội Hình sự Công an TP Lào Cai tham dự và tư vấn; mời đại diện UBND phường Bình Minh, Công an phường Bình Minh, Thành đoàn Lào Cai dự; mời đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, đại diện 5 trường THPT và tương đương trên địa bàn tham dự; mời phóng viên Báo Lào Cai, đài PTTH Thành phố Lào Cai dự và đưa tin.
5. Nội dung, hình thức tổ chức:
5.1. Nội dung:
- Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng; các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; tìm hiểu kiến thức và các nội dung liên quan về công tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma tuý.
- Tuyên truyền, giáo dục về chủ đề phòng, chống ma tuý, tội phạm học đường.
5.2. Hình thức: Sân khấu hóa. Chọn ba đội HS tham gia từ 3 khối. 
Thi 3 vòng: Chào hỏi, Kiến thức, Hùng biện và một số tiết mục văn nghệ, kịch ngắn phù hợp với chủ đề. Giao lưu với học sinh nhà trường.
6. Phân công nhiệm vụ cụ thể chuẩn bị cho chương trình:
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Ghi chú
1
Xây dựng kịch bản, viết chương trình
Tuyết – Nhóm trưởng
Kiên, Nguyệt
2
Dẫn chương trình
Vân Anh 10A1
Quyền 11A1
Nguyệt HDẫn HS
3
Chuẩn bị 2-3 tiết mục văn nghệ đan xen
Loan, Thân Hà
Đ/c Nguyện + nhảy trẻ + tốp ca
4
Chọn HS tham gia 3 đội chơi và hướng dẫn các đội chơi kĩ năng cần thiết
Dương – Nh. trưởng
Huyền, Phương
5
Liên hệ với Công an phường Bình Minh, Công an TP Lào Cai về mời cán bộ tư vấn
Kiên
6
HD học sinh tập, duyệt 1 vở kịch ngắn (tối đa 10’) phù hợp với chủ đề.
Tuyết, Nhâm
7
Làm giấy mời và đưa giấy mời tới các đơn vị như kế hoạch trên
Hiền, Thảo văn thư
8
Chuẩn bị các giải thưởng cho chương trình
Thuỷ Hạnh
9
In bạt lati chương trình 
Huy Tâm
10
Trang trí sân khấu, kê, dọn bàn ghế, loa đài, sân trường trước và sau chương trình
Tuấn tin, Tuấn TD
lớp trực tuần 11A5
Kiên trao đổi với Hạnh11A5
11
Chụp ảnh, quay phim, viết tin bài 
Huy Tâm, Kiên
12
Phụ trách loa, đài; âm nhạc
Hậu, Loan
13
Tiếp đón khách trước và sau chương trình
Thắng, Đỗ Hạnh
14
Thành lập ban tư vấn (giám khảo), thư kí
Phạm Lan – T.ban
Hoàng Nghiệp, 1 đ/c Công an chuyên trách của Tỉnh
Thư kí: Tuấn tin
15
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác cho chương trình: bảng chữ cái ABCD, khay bê giải thưởng, in tên 3 đội chơi, ban tư vấn, bàn cho 3 đội chơi, cờ hiệu, phiếu chấm...
Nguyễn Thơm (anh)
trao đổi với đ/c Kiên
16
Hoàn thiện báo cáo kết quả, các chứng từ để nộp đi đúng hạn, đầy đủ, chính xác theo quy định.
Kiên
 KỊCH BẢN HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TÌM HIỂU VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VÀ MA TÚY TRONG TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2013-2014
(Kèm theo Kế hoạch số 30-KH của trường THPT số 2 TP Lào Cai)
Thời gian
Nội dung
Người giới thiệu
thực hiện
- 7h10’ 
Tập trung học sinh
Kiên
- 7h15’
Chào cờ, hát QC
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
Quyền
V Anh 10A1
Từ 7h25’
đến 8h50’
- Phát biểu khai mạc 
- Giới thiệu và mời 3 đội chơi lên SK, giới thiệu các phần thi, luật chơi
Quyền
Quyền
V Anh
Thầy HTr
- Phần thi chào hỏi
Quyền
V Anh
3 đội chơi
- Phần thi hiểu biết (trắc nghiệm)
Quyền
V Anh
3 đội chơi
- 2 tiết mục văn nghệ
Vân Anh
đ/c Nguyện
1 tốp ca
- Phần thi hùng biện
Quyền
V Anh
3 đội chơi
- 01 vở kịch ngắn, 1 tiết mục VN
- Giao lưu với khán giả
Quyền
V Anh
nhóm kịch
1 tiết mục nhảy trẻ
- 8h50’
- Mời cán bộ CA TP Lào Cai trực tiếp tuyên truyền về chủ đề này
Quyền
Công an
- 9h15’
- Công bố điểm thi 3 đội, trao giải
Quyền
V Anh
Đ/c Lan
b. Hoạt động hàng tháng theo chủ điểm, hướng về các ngày lễ lớn.
	Các chủ điểm này được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, hàng ngày, hàng tuần sẽ được triển khai hoạt động xoay quanh chủ điểm. Hàng tháng ban chỉ đạo tổ chức ghi nhận kết quả của các tập thể lớp để cuối đợt thi đua hoặc cuối kỳ học xét thi đua và khen thưởng.
3.3 Hoạt động xã hội: 
 - Hoạt động chính trị xã hội :
 + Tuyên truyền pháp luật, vận động học sinh, gia đình học sinh thực hiện đúng luật an toàn giao thông.
 + Lao động công ích: Vệ sinh đường phố, tu sửa di tích lịch sử tại địa phương
 + Lao động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, các hoạt động cộng đồng vui chơi giải trí lành mạnh...
 + Hoạt động nhân đạo: làm từ thiện, đền ơn đáp nghĩa: Thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, thăm và tặng quà các gia đình có công với cách mạng ...
 + Bảo vệ môi trường: Trồng cây gây rừng, phòng và chống cháy rừng, vệ sinh công sở, khơi thông cống rãnh khu vực trường sở, khu vực tập chung đông dân cư... làm cho môi trường xanh sạch đẹp với khẩu hiệu: " Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp"
 + Hoạt động an ninh trật tự xã hội, giữ gìn pháp luật, phòng và chống các tệ nạn xã hội...
3. Những kết quả thu được trong năm học 2011- 2012, 2012-2013 và học kỳ I năm học 2013- 2014.
3.1. Những kết quả đạt được. 
	- Đã xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể, chi tiết. Học sinh và giáo viên nhiệt tình tham gia, tạo hứng thú và phát huy được tính tích cực trong khi tổ chức các hoạt động.
	- Đã triển khai hoạt động một cách đều tay trong các năm học, học sinh đã đi vào nền nếp, phát huy vai trò của đội tự quản. Có tinh thần trách nhiệm trước công việc .
	- Ghi nhận sự nhiệt tình, tích cực của học sinh trong toàn trường, cuối tháng, cuối đợt thi đua, cuối kỳ học, năm học đều có tổng kết đánh giá, khen thưởng khích lệ học sinh thi đua.
3.2. Những mặt còn tồn tại .
	- Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, học sinh còn xem nhẹ .
	- Người xây dựng kế hoạch hoạt động còn chưa thực sự bám sát thực tế, chưa triển khai đầy đủ các hoạt động tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. 
	- Cách tổ chức chỉ đạo hoạt động còn mang tính cá nhân, độc quyền, sự phối hợp giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa chặt chẽ, chưa phát huy được sức mạnh của tập thể.
	- Việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa thường xuyên, chưa có tính tổng hợp. Kết thúc mỗi năm học chưa có sự tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm để năm sau điều chỉnh, sửa chữa. Làm việc còn ở trên phương diện tự phát, chưa thực sự chủ động.
	- Còn xem nhẹ công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên phụ trách công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	Việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT số 2 TP lào Cai đã thực hiện được khá nhiều công việc song chất lượng giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa cao, còn ở diện hẹp.
	Vậy làm như thế nào để chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT số 2 TP Lào Cai có hiệu quả, huy động được các lực lượng trong và ngoài nhà trường hứng thú tham gia và ủng hộ nhiệt tình để thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra: " giáo dục toàn diện cho học sinh". Tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau đây để chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường chúng tôi nhằm đạt kết quả.
Chương III.
Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
 ở trường THPT số 2 TP Lào Cai.
 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về hoạt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	Có rất nhiều ý kiến khác nhau về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, vấn đề nhận thức tư tưởng là một vấn đề hết sức quan trọng. Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng ) phải có biện phát tốt nhất để tăng cường việc nhận thức đúng đắn của Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường về việc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT.
 *Một số hình thức thực hiện: 
	- Tuyên truyền qua nhiều hình thức khác nhau như: Thông qua họp Hội đồng sư phạm nhà trường, họp phụ huynh học sinh, sinh hoạt tập thể học sinh, sinh hoạt lớp, tham gia các cuộc hội họp ở địa phương lên tiếng kêu gọi các lực lượng ngoài xã hội nhận thức đúng, đầy đủ, về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường...
	- Tổ chức hội nghị chuyên đề: Xây dựng các chuyên đề cho giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trao đổi, thảo luận nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .
	- Đưa kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào việc đánh giá thi đua của giáo viên chủ nhiệm.
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động.
 2.1 . Căn cứ vào mục tiêu giáo dục Việt Nam và tình thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch.
	- Theo mục tiêu giáo dục Việt Nam: Phát triển toàn diện học sinh về Đức – Trí – Thể – Mỹ- lao động nghề nghiệp, trung thành với với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực của con người để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
	- Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường: Về đội ngũ, tỉ lệ giáo viên đứng lớp, lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, tình hình học sinh và mặt bằng kinh tế, chính trị, dân trí của nhân dân địa phương... để xây dựng kế hoạch có tính khả thi. 
	- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trong nhà trường để áp dụng đúng đối tượng giáo dục.
2.2. Xây dựng kế hoạch.
 * Kế hoạch hoạt động tuần, tháng, năm.
	- Cần chọn lọc những hoạt động cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh, xác định chủ điểm với thời gian nhất định.
	- Có kế hoạch nhỏ cho từng hoạt động trong nhà trường ứng với từng khối lớp, thời gian tương ứng.
	+ Kế hoạch được triển khai thường xu

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc
  • docĐơn-BCTom tắt SKKN-Lan.doc