Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc tại trường Trung học Cơ sở Ngô Mây

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc tại trường Trung học Cơ sở Ngô Mây

Nội dung các giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc và cải tiến chất lượng dạy và học ở trường THCS Ngô Mây năm học 2018 -2019.

 a. Mục tiêu của giải pháp:

Tập trung phát triển trí tuệ, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu phân luồng, tiếp cận nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.

Xây dựng môi trường học tập nền nếp, kỷ cương, chất lượng giáo dục đạt kết quả cao. Không ngừng hoàn thiện theo các tiêu chí của kiểm định chất lượng và trường chuẩn quốc gia theo thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 b. Nội dung và cách thức thực hiện của các giải pháp:

 Một là, rèn học sinh chấp hành tốt nội quy nhà trường, từng bước xây dựng “trường ra trường, lớp ra lớp”:

 Một nhà trường muốn dạy tốt trước hết phải có nề nếp tốt. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với bất cứ một trường học nào. Những biện pháp chính rèn học sinh đi vào nề nếp đó là:

 Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đặc biệt là Công an phường Thiện An tuyên truyền và xử lý nghiêm các hiện tượng học sinh đánh nhau, hiện tượng kẻ xấu đến trường gây rối an ninh trật tự, phòng chống các hiện tượng bạo lực học đường.

 Xây dựng hộp thư góp ý: Hàng tuần trong các buổi chào cờ nhà trường thường xuyên tuyên truyền và giáo dục học sinh viết thư bày tỏ tâm tư nguyện vọng chính đáng của phụ huynh và học sinh, trong đó có viết thư tố giác việc vi phạm nội quy nhà trường. Phát huy tốt tác dụng của hộp thư góp ý đã góp phần rất lớn trong công tác ổn định và duy trì tốt nền nếp nhà trường.

 Giáo viên chủ nhiệm tăng cường công tác bám lớp, liên hệ với phụ huynh học sinh kịp thời: rèn luyện học sinh đi vào nề nếp của lớp và nhà trường. Học sinh vi phạm nội quy giáo viên chủ nhiệm cần liên lạc kịp thời đến phụ huynh học sinh. Công tác bám sát lớp chủ nhiệm đã góp phần đưa học sinh vào nề nếp nhanh ngay từ đầu năm học.

 Ban giám hiệu, Tổng phụ trách đội phối hợp tốt trong công tác rèn học sinh vào nề nếp bằng các hình thức: Tổng phụ trách đội có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất việc chấp hành nội quy nhà trường đối với học sinh. Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm các lớp cung cấp danh sách và số điện thoại, tên cha mẹ, nơi cư trú của học sinh chưa ngoan cho phụ trách đội. Mục đích của nhà trường là khi không có giáo viên chủ nhiệm ở trường ban giám hiệu và tổng phụ trách đội phát hiện học sinh vi phạm có thể điện thoại báo ngay cho gia đình biết kịp thời. Đây là một trong những biện pháp rèn học sinh chưa ngoan có hiệu quả.

 Xây dựng môi trường trong và xung quanh trường học luôn luôn “Xanh, sạch, đẹp”. Để giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, nhà trường đã xây dựng một số biện pháp: Học sinh đi học phải có giấy nháp, tuyệt đối cấm học sinh không được xé vở làm giấy nháp và xả rác ra lớp học, không được viết vẽ bậy trên tường, bàn ghế, không xả rác ra môi trường tuỳ tiện Tất cả học sinh vi phạm đều có hình thức xử lí phù hợp. Cần thực hiện nghiêm biện pháp này để nhà trường luôn sạch sẽ.

 

doc 24 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 979Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc tại trường Trung học Cơ sở Ngô Mây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y vấn đề đặt ra là làm thế nào để khẳng định được vị thế của nhà trường, được phụ huynh học sinh tin tưởng đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với tập thể hội đồng của nhà. Điều này đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực phải hết mình của cả thầy và trò mà phải có sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là từ phía phụ huynh học sinh.
	2. Thực trạng công tác dạy và học tại trường THCS Ngô Mây năm học 2017 - 2018.
a. Đặc điểm tình hình địa phương:
Phường Thiện An – Thị xã Buôn Hồ được thành lập theo Nghị định 07/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ về việc thành lập thị xã Buôn Hồ. 
Với diện tích tự nhiên 849.700m2. Phía đông tiếp giáp với xã EaBlang; phía bắc tiếp giáp phường An Lạc, An Bình; phía tây tiếp giáp phường Đoàn Kết; phía nam tiếp giáp phường Thống Nhất. 
Đến năm 2019 Phường có 1383 hộ gia đình và 6362 nhân khẩu, hơn 80% hộ gia đình làm nông nghiệp; còn lại là công chức nhà nước hoặc làm buôn bán, dịch vụ. Kinh tế của nhân dân phụ thuộc chính vào nông nghiệp. Trong những năm qua giá cả nông sản thất thường đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư cho giáo dục của nhà nước và nhân dân. 
Trên địa bàn Phường Thiện An có 6 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó người dân tộc thiểu số có 32 hộ gia đình với 144 nhân khẩu chiếm tỷ lệ 2,3% tổng dân số toàn phường, đây cũng là một yếu tố thuận lợi để địa phương và nhà trường có thể triển khai thực hiện các kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học. 
b. Đặc điểm trường THCS Ngô Mây:. 
Trường THCS Ngô Mây đóng chân trên địa bàn Tổ dân phố 4 - Phường Thiện An - Thị xã Buôn Hồ - Tỉnh Đak Lak. Trường được tách ra từ trường THCS Nguyễn Du, chính thức được thành lập ngày 21/7/2009 theo Quyết định số 691/QĐ - UBND của UBND thị xã Buôn Hồ. Trường cách trung tâm Thị xã Buôn Hồ khoảng 3km về phía nam. 
Nhà trường có chi bộ độc lập với 18 đảng viên, các tổ chức khác trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hoạt động có hiệu quả.
Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên 32 người; trong đó có 24 giáo viên trực tiếp đứng lớp, 01 giáo viên làm Tổng phụ trách, 01giáo viên chuyên trách phổ cập giáo dục, 06 nhân viên. Trong đó 100% được đào tạo đạt chuẩn; 22/32 đồng chí đạt trình độ trên chuẩn đào tạo tỷ lệ 68,75% so với toàn trường. 
Nhà trường có 02 tổ chuyên môn gồm Tổ Khoa học Tự nhiên gồm các môn học: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Thể dục, Tin học và Tổ Khoa học Xã hội gồm các môn học: Ngữ văn; Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Công nghệ, Âm nhạc, Mỹ thuật. Mỗi tổ có 13 đồng chí.
Học sinh trong nhà trường đa số xuất thân trong các gia đình thuần nông, do đó rất thật thà, chất phác. 
Từ khi thành lập đến nay tổng số cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường tương đối ổn định và được duy trình đều đặn hàng năm.
Tổng số học sinh năm học 2017 – 2018 có 351em; học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số có 12 em, tỷ lệ 3,4% so với học sinh toàn trường.
Thực trạng công tác dạy và học tại trường THCS Ngô Mây năm học 2017 – 2018.
Kết quả đạt được năm học 2017 – 2018. 
Đối với nhà trường:
+ Tổ chức công đoàn được công nhận công đoàn vững mạnh.
+ Đội thiếu niên đạt liên đội vững mạnh.
+ Có 26 đồng chí được đề nghị hội đồng thi đua cấp trên công nhận danh hiệu LĐTT. Trong đó có 05 đồng chí được hội đồng thi đua cấp trên xét công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua (tỷ lệ: 15,15 % so với tổng số CBGV-CNV).
+ Có 05 đồng chí được UBND Thị xã Buôn hồ tặng giấy khen.
+ Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN). 
Đối với cấp trường: tổng số: 12 SKKN Tham gia dự thi cấp trường được xếp giải. Trong đó: Xếp loại A: có 06 SKKN tỷ lệ: 50%; xếp loại B: có 06 SKKN tỷ lệ 50% (So với số SKKN Được xếp giải).
Đã có 05 SKKN đi dự thi cấp thị xã, có: 04 SKKN đạt giải. (Trong đó có 02 SKKN đạt giải B, 02 SKKN đạt giải C).
+ Năm học 2017 - 2018 ở hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường có 21 đăng ký tham gia. Kết quả có 21 đồng chí được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường. 
Đối với học sinh
Về hạnh kiểm:
Stt
Khối lớp
Tổng số học sinh
Tốt
Tỷ lệ
Khá
%
Trung bình
%
Yếu, kém
%
1
6
101
82
81,2%
18
17,8%
1
1,0%
2
7
75
67
89,3%
6
8,0%
2
2,7%
3
8
101
78
77,1%
19
18,9%
4
4,0%
4
9
73
71
97,3%
2
2,7%
Tổng cộng
350
298
85,1%
45
12,9%
7
2,0%
Về học lực:
Stt
Khối lớp
Tổng số học sinh
Giỏi
%
Khá
%
Trung bình
%
Yếu, kém
%
1
6
101
16
15,84%
36
35,64%
44
43,56%
5
4,97%
2
7
75
21
28,00%
30
40,00%
1
1,33%
3
8
101
27
26,73%
38
37,62%
31
30,69%
5
4,95%
4
9
73
25
34,25%
31
42,47%
17
23,29%
Tổng cộng
350
89
25,43%
135
38,57%
130
37,04%
11
3,14%
Tổng số học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp thị xã có 15 em, trong đó có 05 em tham gia các đội tuyển dự thi cấp tỉnh.
Nguyên nhân kết quả đạt được:
- Nhà trường luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, lãnh đạo phòng giáo dục, sự phối hợp chặt chẽ của hội cha mẹ học sinh cũng như các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. 
- Nhận thức của nhân dân, học sinh trên địa bàn Phường Thiện An về công tác giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực giúp cho nhà trường ngày càng phát triển không ngừng. 
- Hội đồng sư phạm nhà trường luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. Không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có lối sống lành mạnh, tư tưởng đạo đức trong sáng. 
- Nhà trường đã tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Nêu cao tinh thần phê và tự phê, tinh thần tham gia đóng góp của quần chúng thẳng thắn, trung thực, khách quan, mang tính xây dựng cao, xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong nhà trường. 
Những hạn chế, khuyết điểm.
- Một số công trình xây dựng trong nhà trường sau 10 năm đi vào sử dụng đã có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng chưa được cấp kinh phí tu sửa.
- Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, trang thiết bị dạy và học còn thiếu nhiều; nhà trường tận dụng 2 phòng học để làm phòng Thư viện, y tế học đường, sách đọc, sách tham khảo còn thiếu. Các trang thiết bị dạy học, máy tính ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy còn thiếu, các máy tính phục vụ làm việc và học tập được cấp từ năm 2010 đến nay đã quá cũ, hư hỏng nhiều.
- Việc triển khai đề án ngoại ngữ gặp nhiều khó khăn, chất lượng đầu vào chưa ổn định.
- Công tác xã hội hóa giáo dục, chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất vẫn chưa đạt so với yêu cầu chung, việc huy động các nguần lực qua tâm đầu tư cho giáo dục chưa cao. 
- Nhiều em học sinh do gia đình thiếu quan tâm, thường xuyên trốn học đi chơi, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Học sinh hộ nghèo và cận nghèo toàn trường có 46 em chiếm tỉ lệ 13,1%, đây là một tỷ lệ cao so với toàn thị xã Buôn Hồ, do đó việc chăm lo tạo điều kiện cho con em học tập vẫn còn nhiều hạn chế. gây ảnh hưởng lớn đến nề nếp và chất lượng dạy và học toàn trường. Trong năm học 2017 – 2018 vẫn còn 05 em bỏ học chiếm tỷ lệ 1,4%. 
- Nhiều giáo viên trong nhà trường vẫn còn “ôm đồm” kiến thức, nặng về lý thuyết hơn là rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh vì thế chưa phát huy hết các phẩm chất và năng lực tư duy, năng lực thực hành, năng lực giao tiếp và các kỹ năng khác cho học sinh. Một số đồng chí tuổi đời, tuổi nghề đã cao do đó việc cập nhật, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
- Nhà trường đã được công nhận trường chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giai đoạn 1 năm 2015 nhưng đến nay chưa đạt theo yêu cầu của kiểm định chất lượng và trường chuẩn quốc gia giai đoạn hai.
Đây chính là những khó khăn cơ bản, là những vấn đề đặt ra cho nhà trường phải trăn trở và tìm cách tháo gỡ. 
3. Nội dung các giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc và cải tiến chất lượng dạy và học ở trường THCS Ngô Mây năm học 2018 -2019. 
 a. Mục tiêu của giải pháp: 
Tập trung phát triển trí tuệ, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu phân luồng, tiếp cận nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.
Xây dựng môi trường học tập nền nếp, kỷ cương, chất lượng giáo dục đạt kết quả cao. Không ngừng hoàn thiện theo các tiêu chí của kiểm định chất lượng và trường chuẩn quốc gia theo thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
 b. Nội dung và cách thức thực hiện của các giải pháp:
	Một là, rèn học sinh chấp hành tốt nội quy nhà trường, từng bước xây dựng “trường ra trường, lớp ra lớp”: 
	Một nhà trường muốn dạy tốt trước hết phải có nề nếp tốt. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với bất cứ một trường học nào. Những biện pháp chính rèn học sinh đi vào nề nếp đó là:
	Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đặc biệt là Công an phường Thiện An tuyên truyền và xử lý nghiêm các hiện tượng học sinh đánh nhau, hiện tượng kẻ xấu đến trường gây rối an ninh trật tự, phòng chống các hiện tượng bạo lực học đường. 
	Xây dựng hộp thư góp ý: Hàng tuần trong các buổi chào cờ nhà trường thường xuyên tuyên truyền và giáo dục học sinh viết thư bày tỏ tâm tư nguyện vọng chính đáng của phụ huynh và học sinh, trong đó có viết thư tố giác việc vi phạm nội quy nhà trường. Phát huy tốt tác dụng của hộp thư góp ý đã góp phần rất lớn trong công tác ổn định và duy trì tốt nền nếp nhà trường. 
	Giáo viên chủ nhiệm tăng cường công tác bám lớp, liên hệ với phụ huynh học sinh kịp thời: rèn luyện học sinh đi vào nề nếp của lớp và nhà trường. Học sinh vi phạm nội quy giáo viên chủ nhiệm cần liên lạc kịp thời đến phụ huynh học sinh. Công tác bám sát lớp chủ nhiệm đã góp phần đưa học sinh vào nề nếp nhanh ngay từ đầu năm học. 
	Ban giám hiệu, Tổng phụ trách đội phối hợp tốt trong công tác rèn học sinh vào nề nếp bằng các hình thức: Tổng phụ trách đội có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất việc chấp hành nội quy nhà trường đối với học sinh. Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm các lớp cung cấp danh sách và số điện thoại, tên cha mẹ, nơi cư trú của học sinh chưa ngoan cho phụ trách đội. Mục đích của nhà trường là khi không có giáo viên chủ nhiệm ở trường ban giám hiệu và tổng phụ trách đội phát hiện học sinh vi phạm có thể điện thoại báo ngay cho gia đình biết kịp thời. Đây là một trong những biện pháp rèn học sinh chưa ngoan có hiệu quả. 
	Xây dựng môi trường trong và xung quanh trường học luôn luôn “Xanh, sạch, đẹp”. Để giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, nhà trường đã xây dựng một số biện pháp: Học sinh đi học phải có giấy nháp, tuyệt đối cấm học sinh không được xé vở làm giấy nháp và xả rác ra lớp học, không được viết vẽ bậy trên tường, bàn ghế, không xả rác ra môi trường tuỳ tiện Tất cả học sinh vi phạm đều có hình thức xử lí phù hợp. Cần thực hiện nghiêm biện pháp này để nhà trường luôn sạch sẽ. 
	 Hai là, không ngừng chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường: 
	Cơ sở vật chất ổn định đóng vai trò hết sức quan trong trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, đây là cơ sở để việc đổi mới phương pháp dạy học thực hiện thành công và có hiệu quả. Trong những năm qua nhà trường tích cực thực hiện tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo một cách kịp thời: lập tờ trình tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương về việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường vào đầu năm học và cuối năm học. Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh vận động phụ huynh học sinh, các doanh nghiệp, các cá nhân đóng chân trên địa bàn tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Ngoài ra nhà trường sử dụng triệt để nguồn kinh phí trong ngân sách để chi trang bị thêm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy. 
	Tổ chức, triển khai các hoạt động văn hóa, văn nghệ, “chương trình thắp sáng ước mơ” huy động quyên góp tiền, sách vở, quần áo từ giáo viên, phụ huynh, học sinh và các nhà hảo tâm tiếp sức, động viên cả về vật chất và tinh thần cho các em học sinh có hoàn cảnh còn gặp nhiều khó khăn giúp các em yên tâm vững bước đến trường, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học do gặp khó khăn về kinh tế.
	Ba là, tập trung nâng cao chất lượng dạy và học. 
	Một ngôi trường được đánh giá tốt luôn gắn liền với những người thầy giáo, cô giáo dạy giỏi và những học sinh giỏi được đào tạo tại ngôi trường ấy. Xác định rõ vấn đề đó trong những năm qua nhà trường đã đề ra rất nhiều giải pháp liên quan đến việc nâng cao chất lượng dạy và học. Trong thời gian tới nhà trường cần triển khai một số kế hoạch trọng điểm đó là:
	+ Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới:	
	Đây là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu để đổi mới căn bản, toàn diện và mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả của giáo dục trong nhà trường. Đội ngũ giáo viên nhà trường cần thường xuyên cập nhật, tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực, phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh. Tập huấn các phương pháp mới và ứng dụng vào giảng dạy, tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc triển khai dạy học theo phương pháp mới sao cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của nhà trường.
	+ Tích cực đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học sinh: 
	Tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh theo đề chung bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng và hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra của Phòng Giáo dục. Bài một tiết trở lên đối với các môn: Toán. Ngữ Văn, Tiếng Anh. Tất cả giáo viên dạy đều phải ra đề, ngoài ra nhà trường còn liên hệ với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Buôn Hồ để xin ngân hàng đề các năm học trước hoặc liên hện một số trường bạn để trao đổi một số đề kiểm tra do đó nhà trường có thể chọn bốc thăm đề để kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra tập trung theo đề chung do nhà trường xây dựng và lên lịch cụ thể. Kế hoạch kiểm tra này để tránh được hiện tượng “Kiểm tra đâu học đó”. Như vậy công tác kiểm tra đánh giá sẽ khách quan hơn, mặt khác thầy và trò đều phải chủ động trong việc dạy và học. 
	+ Chú trọng công tác dự giờ thăm lớp: 
	Mục đích chính của dự giờ là trao đổi giúp đỡ nhau trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, chính công tác dự giờ thăm lớp sẽ tập dần cho học sinh thói quen học tập nghiêm túc, không nói chuyện riêng, tích cực học tập. Phong trào dự giờ thăm lớp cần được quan tâm tập trung trọng điểm ở các lớp nề nếp yếu, chất lượng thấp. Đây là một trong những biện pháp mà nhà trường đã và đang thực hiện nghiêm túc nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 
	+ Kiểm tra việc ghi chép bài của học sinh, tăng cường công tác kiểm tra bài cũ: 
	Ban cán sự lớp kết hợp với giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn kiểm tra việc ghi chép bài của học sinh ở tất cả các môn nhằm tránh được hiện tượng học sinh đi học nhưng lười ghi chép bài, qua đó rèn và nhắc nhở thêm tính cẩn thận cho học sinh. 
	Tập cho học sinh thói quen chủ động ôn và nghiên cứu bài ở nhà một cách chủ động: Tất cả giáo viên đều phải kiểm tra học sinh đã học bài và nghiên cứu bài trước khi đến lớp, rèn dần cho các em thói quen chủ động nghiên cứu bài học, làm tốt được bước này thì mới giúp giáo viên thực hiện được dạy học theo phương pháp tích cực. Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra sổ điểm chính để nhắc nhở và đánh giá giáo viên trong việc thực hiện kiểm tra bài cũ học sinh. Những môn nào điểm kiểm tra miệng ít điều đó chứng tỏ giáo viên ít kiểm tra bài cũ, thiếu sự quan tâm đến việc ôn và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 
	Bốn là, thực hiện tốt công tác giáo dục lý tưởng, truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh bằng nhiều hình thức. Tổ chức phong trào nêu gương “người tốt, việc tốt”, thi kể chuyện về Bác Hồ, xây dựng đội tuyên truyền viên, chương trình phát thanh măng non; tổ chức các hoạt động ngoại khóa chào mừng các ngày kỷ niệm truyền thống của dân tộc như: ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03/02, ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/03; ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh 15/05... 
	Năm là, thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao, câu lạc bộ văn nghệ, câu lạc bộ tin học, câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ nghiên cứu khoa học trong nhà trường, phân công giáo viên phụ trách và xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết để phát huy khả năng, năng khiếu của các em trong các câu lạc bộ. Đẩy mạnh hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng.
Sáu là, đầu tư tăng cường các đầu sách tham khảo, sách truyện cho thư viện; phát động phong trào ủng hộ sách, trao đổi sách đến toàn thể công nhân viên và học sinh trong nhà trường; xây dựng và triển khai kế hoạch ngày hội đọc sách, tiết đọc thư viện, tạo thói quen đọc sách, hình thành văn hóa đọc cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị nói riêng và của toàn ngành nói chung.	
	Bảy là, thực hiện tốt công tác xây dựng qui chế dân chủ cơ sở:
	Một kinh nghiệm làm việc mà nhà trường thực hiện thành công là nhờ phát huy được vai trò dân chủ trong nhà trường, đặc biệt là tạo được sự tin tưởng và tôn trọng của tập thể hội đồng với người phụ trách, lãnh đạo đơn vị. Muốn vậy bản thân người làm công tác quản lý phải thực hiện công tác minh bạch về tài chính, kế hoạch làm việc khoa học, khách quan và công bằng. Để phát huy được vai trò dân chủ trong nhà trường thì ban giám hiệu và chủ tịch công đoàn phải phối hợp chặt chẽ với nhau, chia sẻ trong công việc. Để thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp ngay từ đầu năm học công đoàn và nhà trường cần phải xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa công đoàn và nhà trường. Đặc biệt chú ý việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ từ nguồn ngân sách cần phải công khai trước hội đồng nhằm được sự chia sẻ của cả tập thể. Đây là hình thức phát huy dân chủ tích cực của Công đoàn viên vào tất cả các mặt hoạt động trong nhà trường. Nó thúc đẩy trí tuệ tập thể, tăng cường được khối đoàn kết nội bộ, phát huy được sức mạnh, tính năng động, sáng tạo của từng cá nhân, tạo điều kiện cho họ thể hiện hết khả năng, năng lực của bản thân đóng góp được nhiều công sức tạo nên thành công cho nhà trường. 
	Thực tế cho thấy ở bất kì một đơn vị có tổ chức công đoàn lủng củng, mất đoàn kết nội bộ thì hiệu qủa công việc của đơn vị đó rất thấp. Do đó Công đoàn nhà trường cần tạo bầu không khí cởi mở, thẳng thắn, động viên kịp thời công nhân viên chức trong nhà trường, tạo điều kiện để công đoàn viên bày tỏ tâm tư nguyện vọng từ đó bảo vệ hợp pháp các quyền lợi chính đáng cho công đoàn viên. 
	Tám là, xây dựng bầu không khí tập thể tích cực:
	Trong nhà trường nếu tất cả đều có sự tôn trọng, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt ban giám hiệu biết chia sẻ, động viên cán bộ giáo viên, công nhân viên kịp thời sẽ làm cho bầu không khí luôn vui, làm việc thoải mái, mọi người gặp nhau trao cho nhau bằng nụ cười thân thiện, giúp đỡ nhau nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng tác động lớn đến hiệu quả của công việc, giúp mọi công việc đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu bầu không khí tập thể tiêu cực có thể dẫn đến xung đột sẽ làm suy giảm sức lao động của tập thể, thái độ làm việc của mọi người sẽ dè dặt cầm chừng. Muốn tạo nên bầu không khí tích cực cần chú ý:
- Thống nhất các kế hoạch và các biện pháp – Phân công hợp tình, hợp năng lực – Đãi ngộ công bằng – Giải quyết tốt các dư luận – Gương mẫu và phát huy đúng mức vai trò các tổ chức đoàn thể. 
	- Công tác quản lý, lãnh đạo phải đảm bảo theo nguyên tắc “ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Người thủ trưởng hiện nay tuy về mặt pháp lí hoàn toàn quyết định mọi vấn đề nhưng trên thực tế những người có kinh nghiệm bao giờ cũng cố gắng tham 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_lam_viec_t.doc