Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT số 2 Thành phố Lào Cai

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT số 2 Thành phố Lào Cai

Nội dung tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục bao gồm những điểm sau:

 Tìm hiểu và nắm được các đặc điểm cơ bản về tâm lý, tư tưởng chính trị, đạo đức, năng lực nhận thức, thể lực, khả năng và ý thức lao động, về hoàn cảnh sống và các mối quan hệ với tập thể và những người xung quanh Qua đó mà thấy được mặt mạnh, mặt yếu cơ bản và nguyên nhân của nó, của từng cá nhân học sinh cũng như của cả lớp.

 Phương pháp tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục có thể sử dụng những cách sau:

 - Nghiên cứu hồ sơ học sinh (học bạ, y bạ, sơ yếu lý lich, các bản tự nhận xét và đánh giá định kỳ của học sinh ở những năm học trước ).

 - Nghiên cứu các sản phẩm học tập, lao động của học sinh ( bài làm, báo tường, nhật ký, các sản phẩm lao động ).

 - Nghiên cứu các sổ sách, giấy tờ của lớp (sổ điểm danh, sổ điểm, sổ biên bản sinh hoạt lớp, tổ, các giấy khen và bằng khen ).

 - Quan sát hàng ngày về thái độ, về hoạt động và hành vi của học sinh ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường và ngài trường.

 - Trò chuyện, trao đổi với cá nhân và tập thể học sinh, với các giáo viên, các cán bộ Đoàn, Đội về những vấn đề cần phải tìm hiểu.

 - Thăm gia đình học sinh và trò chuyện với các bậc phụ huynh.

 - Tiến hành thực nghiệm tự nhiên

 

doc 9 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT số 2 Thành phố Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 2 THÀNH PHỐ LÀO CAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI NÂNG CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 
Ở TRƯỜNG THPT SỐ 2 TP LÀO CAI
	Người viết: TRỊNH CÔNG BẰNG
	Đơn vị: trường THPT số 2 TP Lào Cai
	Năm học : 2013-2014
ĐỔI MỚI NÂNG CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 
Ở TRƯỜNG THPT SỐ 2 TP LÀO CAI
I. Đặt vấn đề
	Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường THPT nói chung và của trường tôi nói riêng : Là người thay Hiệu trưởng quản lý lớp học; là cầu nối giữa hiệu trưởng với lớp; là cầu nối giữa giáo viên bộ môn và học sinh...; là người có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách ở học sinh..v..v.Vì những lẽ rất quan trọng đó , năm học này trường chúng tôi đặt ra nhiệm vụ nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm như một việc quan trọng hàng đầu.
	Thực ra , nâng cao năng lực của GVCN là vấn đề rất rộng, bao hàm rất nhiều nội dung, nhiều vấn đề mang tính lý luận cao, nên không thể làm được tất trong một nay một mai. Do vậy, khi nêu ra vấn đề để này , chúng tôi chỉ thực sự dám làm khi nhận thức : Không bước không đến; mọi việc có làm mới có trải nghiệm.
	Phạm vi thực hiện đề tài: Tổ chủ nhiệm trường THPT số 2 thành phố Lào Cai.
	Thời gian thực hiện : Năm học 2013-25014
II. Nội dung đề tài
	1. Về mặt lý luận:
	Nhà giáo dục học người Nga K.Đ.Usinxki nêu lên hết sức sâu sắc. Theo ông, muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt. Người học vừa là đối tượng giáo dục, nhưng đồng thời cũng là chủ thể giáo dục với tính năng động có ý thức của họ. Để giáo dục họ, nhà giáo dục phải hiểu họ một cách toàn diện và cụ thể, từ đó mới có những tác động sư phạm thích hợp không thì những tác động sư phạm được lựa chọn không mang lại hiệu quả giáo dục như mong muốn, thậm chí còn thất bại.
	Nội dung tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục bao gồm những điểm sau:
	Tìm hiểu và nắm được các đặc điểm cơ bản về tâm lý, tư tưởng chính trị, đạo đức, năng lực nhận thức, thể lực, khả năng và ý thức lao động, về hoàn cảnh sống và các mối quan hệ với tập thể và những người xung quanh Qua đó mà thấy được mặt mạnh, mặt yếu cơ bản và nguyên nhân của nó, của từng cá nhân học sinh cũng như của cả lớp.
	Phương pháp tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục có thể sử dụng những cách sau:
	- Nghiên cứu hồ sơ học sinh (học bạ, y bạ, sơ yếu lý lich, các bản tự nhận xét và đánh giá định kỳ của học sinh ở những năm học trước).
	- Nghiên cứu các sản phẩm học tập, lao động của học sinh ( bài làm, báo tường, nhật ký, các sản phẩm lao động).
	- Nghiên cứu các sổ sách, giấy tờ của lớp (sổ điểm danh, sổ điểm, sổ biên bản sinh hoạt lớp, tổ, các giấy khen và bằng khen).
	- Quan sát hàng ngày về thái độ, về hoạt động và hành vi của học sinh ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường và ngài trường.
	- Trò chuyện, trao đổi với cá nhân và tập thể học sinh, với các giáo viên, các cán bộ Đoàn, Đội về những vấn đề cần phải tìm hiểu.
	- Thăm gia đình học sinh và trò chuyện với các bậc phụ huynh.
	- Tiến hành thực nghiệm tự nhiên
	Nhờ vậy mà giáo viên chủ nhiệm lớp nắm vững được đặc điểm của từng cá nhân cũng như tập thể học sinh và quá trình phát triển của họ cũng như những nguyên nhân cơ bản tương ững. Điều đó tạo nên tiền đề quan trọng để công tác giáo dục học sinh đạt hiệu quả.
	Cần chú ý rằng việc tìm hiểu học sinh là công việc phải thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và khoa học.
	2. Nội dung
	2.1 Nói qua về thực trạng đội ngũ GVCN của chúng tôi, có thể khái quát chung như thế này: Già có, trẻ có; kinh nghiệm có, không kinh nghiệm có; nhiệt tình có, không nhiệt tình có; tấm gương sáng có, tấm gương chưa sáng cũng có. Tóm lại có thể nói điểm mạnh có, yếu cũng có, và việc nâng cao năng lực đội ngũ GVCN chính là phát huy sở trường, hạn chế sở đoản của họ. Trên cơ sở đó chúng tôi đã tiến hành một số công tác như sau:
	2.2 Hội thảo cấp trường nhằm nâng cao năng lực đội nghũ giáo viên chủ nhiệm.
	Một là, từ vấn đề lý luận, nhận thức. Xưa nay, ai học xong đại học sư phạm đều đã qua môn Giáo dục học, bộ môn có rất nhiều vấn đề lý luận sau này được vận dụng trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng, ở trường tôi đã không ít người vận dụng chưa tốt, thậm trí còn làm trái quy luật khách quan. Điều rễ nhận thấy nhất ở hai điểm sau:
	- Còn không ít người nhận thức chưa đầy đủ rằng, hình ảnh người GVCN ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển nhân các học sinh như thế nào?
	- Không nhận thức đúng về vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động giáo dục. Học sinh hay người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình giáo dục. Họ là chủ thể ở chỗ họ là đối tượng năng động, tích cực và sáng tạo. Lâu nay, chúng ta nhiều khi không còn coi họ là chủ thể nữa, tức là ta chỉ chăm chăm nói cho họ nghe mà không quan tâm họ nói gì, nghĩ gì.Và như vậy nhiều hoạt động giáo dục của chúng ta chỉ vì ta chứ không còn vì họ nữa. Về góc cạnh nào đó ta phải coi họ như những " khách hàng", tức là ta phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu của những " khách hàng" đó. Kết quả là cách thức tương tác của chúng ta không còn đúng nữa, hậu quả là học sinh của chúng ta không có kỹ năng tương tương tác với bạn bề, thầy cô, và xung quanh. Hay ta vẫn nói là các em thiếu kỹ năng sống.
	- Giáo dục và kỷ luật của chúng ta thiếu tính tích cực: Còn mắng nhiếc, quát tháo; còn trừng phạt; nhiều quyết định kỷ luật còn vướng ở điểm này điểm nọ, học sinh, phụ huynh chưa tâm phục khẩu phục dẫn đến có những phản ứng thế này thế khác......
	Hai là, phải nhanh chóng thay đổi:
	Thay đổi cách cư xử trong lớp học
	Quan tâm đến những khó khăn của học sinh
	Tăng cường sự tham gia các hoạt động của HS
	Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp
	Xây dựng các quy tắc rõ ràng và nhất quán
	Khuyến khích động viên tích cực
Thực hiện đúng quy định về lỷ luật HS
HS hiểu được cách xử sự của mình là sai
Không sử dụng hình phạt mang tính bạo lực
Phải công bằng, khoan dung, tránh gây căng thẳng
Không đơn điệu, máy móc trong mọi hoạt động
Không phạt HS vì những lí do ngoại cảnh
Làm gương trong cách cư xử
Quan tâm đến những khó khăn của HS.
Tại sao ta nói phải nhanh chóng thay đổi. Vì trong thực tế chúng ta đang mắc nhiều sai lầm lắm, đang làm theo kinh nghiệm chủ quan, thiếu lý luận, thiếu khoa học, không đúc rút kinh nghiệm. Ví dụ ta nói phải phải xây dựng các quy tắc rõ ràng và nhất quán, ý nghĩa của nó ở chỗ nào? Học sinh của chúng ta một người làm thì tốt, hai người trở lên làm không tốt, chính là ở kỹ năng làm việc nhóm nhỏ. Cái cơ sở của nó chính là hệ thống các quy tắc trong nhóm của chúng ta chưa tốt. Xem phim Hàn Quốc thấy rõ vai trò của nhóm trưởng. Từ việc nhỏ như vậy, trong lớp chúng tôi có quy định : Các thành viên trong lớp phải tuân thủ theo điều hành của lớp trưởng, trong tổ phải......, một quy định đơn giản vậy thôi nhưng sau một năm tổng kết nhiều GVCN đánh giá cao về ý nghĩa quản lý của nó.
	Ba là, Giúp học sinh vượt qua trạng thái tâm lý không tích cực 
Chán nản là nguyên nhân của hầu hết những thất bại học đường, đặc biệt với HS tuổi mới lớn. Đối với những HS chán nản, chậm tiến thường dễ mặc cảm nên rất ngại tham gia vào công việc chung của tập thể, do đó GVCN cần tiếp cận để hiểu được “gu” và tác động vào “sở thích” của HS đó tạo sự trải nghiệm những niềm vui trong hoạt động, củng cố nhu cầu, động lực. Cần tôn trọng các em làm cho các em thấy rằng mình có nhiều điểm mạnh, có giá trị cần phải nỗ lực khai thác, phát huy những điểm mạnh và giá trị, đồng thời khắc phục những điểm yếu và thói quen chưa tốt để rồi chính tự từng em nhận thấy mình cần phải thay đổi thói quen, hành vi chưa tốt. 
	Cần biết khơi dậy không khí thi đua sôi nổi cho học sinh trong lớp, với tinh thần thi đua lành mạnh trong các lĩnh vực. Cần tổ chức các hoạt động bổ ích, hấp dẫn đa dạng lôi cuốn HS tham gia, qua đó trải nghiệm niềm vui nhận thức, niềm vui được đóng góp, chia sẻ, giúp đỡ, tôn trọng, hợp tác.
	Xây dựng môi trường lớp học thân thiện nhằm đáp ứng các nhu cầu được yêu thương, được tôn trọng và có giá trị của từng thành viên trong tập thể lớp, đặc biệt là đối với những HS chán nản, chậm tiến.
	Giúp các em nhận thấy mình có khả năng, mọi người yêu quý, tôn trọng và tin tưởng mình sẽ thay đổi. Cuộc sống và tương lai của bản thân, của gia đình đang rất cần sự cố gắng và thay đổi của chính em.
	Củng cố tích cực sau những thay đổi tốt. Cảm xúc được yêu thương, tôn trọng và cảm giác vui thích lại củng cố thêm các cảm xúc tích cực khác bên trong HS. Khi HS có một hành vi tích cực, người lớn có những phản ứng mang tính chất củng cố. Cứ như vậy một thói quen tốt dần được hình thành.
	Bốn là , xây dựng phong trào : " Mỗi tuần ít nhất một việc tốt", phong trào " Viết thư gửi các thầy giáo cô giáo..", phong trào " Lớp mình văn minh, văn hoá..".... Đây là một trở ngại rất lớn ở trường chúng tôi. Bắt đầu từ nhận thức đến hành động. Yêu cầu học sinh phải ít nhất 1 lần được khen ngợi vì đã làm được việc tốt trong tuần. Trong quá trình triến khai, vướng nhất là khâu nhận thức của GVCN, vướng thứ hai cách thức, vướng thứ ba là giới hạn thời gian. Vượt lên khó khăn, chúng tôi quyết tâm thực hiện. Học tập kinh nghiệm của nhau, cuối cùng cũng thu được kết quả đáng kể. Đó là, nhiều việc tốt đã được nêu gương điển hình, thông qua các lá thư, các thầy cô giáo hiểu thêm về tâm tư nguyện vọng của các em..
	Năm là, hạn chế tối da những hoạt động mang tính hình thức, không vì học sinh. Tiến tới, không tổ chức những hoạt động mà học sinh không mong đợi, không vì học sinh.
	2.3 Công tác tổng kết
để tổng kết cong tác chủ nhiệm trong năm , rút ra bài học cho những năm học tới. Họp tổng kết GVCN chúng tôi phát hành mẫu phiếu hỏi như sau:
TỔNG KẾT CÔNG TÁC GVCN NĂM HỌC 2013-2014
PHIẾU GIỚI THIỆU BÌNH BẦU GVCN GIỎI
A. một số con số thống kê nhóm CN
- Bình quân tuổi nghề:
- Bình quân tuổi CN:
I. KẾT QUẢ:
- ĐÃ LÀM ĐƯỢC:
..........................................................................................................................	........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
- CHƯA LÀM ĐƯỢC
..........................................................................................................................	........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
- YẾU KÉM:
..........................................................................................................................	........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
-VIỆC LÀM NÊN PHÁT HUY:
..........................................................................................................................	........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
- VIỆC LÀM KHÔNG HIỆU QUẢ
..........................................................................................................................	........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
B. GIỚI THIỆU BẦU GVCN GIỎI
1. CĂN CỨ:
a) Mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác CN của GV theo quy định thể hiện ở các thành tích đạt được và sự tiến bộ của lớp 
b) Sáng kiến kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm;
c) Thành tích trong công tác chống bỏ học, giáo dục đạo đức học sinh nói chung và giáo dục học sinh cá biệt nói riêng;
d) Giải pháp và kết quả trong việc phối hợp các lực lượng gia đình và xã hội tham gia giáo dục học sinh;
đ) Sự tín nhiệm của học sinh lớp chủ nhiệm, cha mẹ học sinh và các tổ chức, cá nhân 
2. GIỚI THIỆU:
..........................................................................................................................	........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
	Căn cứ vào kết quả trả lời trên phiếu hỏi của GVCN, chúng tôi bầu được ba GVCB giỏi và rút ra bài học quan trọng: Phải luôn luôn tạo được động lực cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường; chỉ những hoạt động thực sự vì học sinh mới mang lại giá trị.
III. Kết luận
	Trên đây là một số bài học kinh nghiệm sau khi áp dụng vào công tác quản lý GVCN một năm tại trường THPT số 2 TP Lào cai của cá nhân tôi. Tổng kết 1 năm nghiên cứu và áp dụng chúng tôi thấy có tác dụng nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm. Trước tiên, làm động hình lại công tác chủ nhiệm về mặt lý luận, theo đó nhận thức hết sức quan trọng là coi học sinh vừu là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình tác động.Thứ hai, khắc sâu một số biện pháp thông thường nhưng lại hết sức quan trọng nhyư nói ở trên. Điếu đó , kết quả mang lại thật bất ngờ. Một học sinh, dạng nặng nề thừa cân, chán học , uể oải, xa rời tập thể, tưởng chừng không thể vượt qua nổi họpc kỳ 1. Sau khi cho em tham gia các hoạt động tập thể, thể thao, làm trọng tài các cuộc thi đấu, em thấy mình có vai trò trong tập thể, được các bạn đề cao... từ đó em hoà mình tốt hơn vào tập thể, xung phong tham gia nhiều hơn vào các hoạt động chung. Kết quả cuối cùng em đã đi qua năm học này với kết quả tương đối tốt ( HS: Kiên (béo) lớp...). Chúng tôi hy vọng còn tiếp tục nghiên cứu và đúc rút két quả nhiều hơn về vấn đề này ở năm học tới. Hẹn gặp lại.
 Người viết
 Trịnh Công Bằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1. Google.
	2. Công văn 1494/SGDĐT-GDTrH ngày 12 tháng 11 năm 2012 V/v đổi mới nâng cao, chất lượng và hiệu quả công tác chủ nhiệm trong trường THPT.
	3. Công văn 1319/SGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 9 năm 2013 V/v: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong trường THCS, trường THPT và trung tâm GDTX
	****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_nang_cao_chat_luong_hieu_qua_c.doc
  • docBCTTSKKN-BANG.doc