Sáng kiến kinh nghiệm Dạy vẽ trang trí ở tiểu học trường Tiểu học Định Hiệp

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy vẽ trang trí ở tiểu học trường Tiểu học Định Hiệp

Biện pháp thực hiện :

 Đối với học sinh nhút nhát: Hay cảm thấy khó khăn, qua quan sát các em có cơ hội học hỏi, tạo được sản phẩm như bạn bè, trong tranh đua các em quên đi sự e thẹn sẽ trở nên dạn dĩ hơn, việc này giúp trẻ hòa mình vào hoàn cảnh xã hội xung quanh.

 Đối với học sinh cá biệt : Trong phân công các em có ý thức rằng : Phải làm việc và cộng tác với bạn bè, muốn các em đứng vào tập thể. Từ đó sẽ chuyển mục tiêu hoạt động vào sự hăng say làm việc, dẫn đến tính trầm tĩnh, chịu khó khăn, thân ái với mọi người.

 Giáo viên cần quan tâm sắp xếp chỗ ngồi :

 Sắp vị trí cho các em được thấy rõ mọi chi tiết mà chúng ta sắp hướng dẫn cho các em lúc cho các em xem mẫu, giáo viên cần nhấn mạnh những điểm khó, giải thích hướng dẫn kỹ để học sinh thực hiện tốt.

Thực hành :

 Cho học sinh thực hành ngay tại lớp và hoàn thành sản phẩm.

 Đối với cả lớp : Giáo viên theo dõi, quán xuyến chung, điều chỉnh, bổ sung những gì mà học sinh chưa rõ hoặc lúng túng.

 Đối với cá nhân: Theo dõi giúp đỡ học sinh kém, động viên khích lệ học sinh khá.

 Giáo viên chỉ ra những thiếu sót ở bài vẽ để học sinh quan sát, nhận xét và tự sữa chữa

 Nhắc lại hoặc gợi ý để học sinh nhớ lại những gì đã học, tìm ra thiếu sót ở bài vẽ để học sinh tự điểu chỉnh cho phù hợp với tương quan chung trong từng trường hợp vẽ trang trí .

 Gợi ý cách sửa, cách điều chỉnh cho học sinh. Giáo viên không làm thay. Nhưng với học sinh kém thì gợi ý cụ thể, rõ ràng hơn.

 

doc 28 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1310Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy vẽ trang trí ở tiểu học trường Tiểu học Định Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Mở đầu
Lý do chọn đề tài 
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung 
Cơ sở lý luận 
Cơ sở thực tiễn
Nội dung vấn đề
Mục đích yêu cầu vẽ trang trí
Vẽ trang trí 
Phương pháp dạy vẽ trang trí 
Kế hoạch giảng dạy đối với học sinh lớp 1 
Biện pháp thực hiện
Tiến trình của một bài vẽ trang trí 
Bảng thống kê kết quả 
Kết luận 
Bài học kinh nghiệm 
KINH NGHIỆM DẠY VẼ TRANG TRÍ
Ở TIỂU HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH HIỆP
NĂM HỌC : 2010 – 2011
A MỞ ĐẦU :
1/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 
 Mỹ thuật là một trong những môn học có tính chất năng khiếu nghệ thuật. Nếu dạy học là khó thì dạy nghệ thuật lại càng khó và cần phải mang tính nghệ thuật cao hơn. Song không phải là không dạy được, vì học mĩ thuật đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người tìm ra cái đẹp ở trong mình, ở xung quanh mình. Đồng thời mĩ thuật giúp mọi người tạo ra cái đẹp cho riêng mình thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt thường ngày làm cho cuộc sống thêm tươi vui và hạnh phúc.
	Nhằm giáo dục tính thẩm mỹ cho học sinh và hình thành một trong những yếu tố cơ bản của gióa dục tính thẩm mỹ. Giúp học sinh phát huy năng khiếu sẵn có của tuổi thơ đồng thời hướng dẫn một số phương pháp để các em quan sát, tập vẽ, tập trang trí , tiến tới vẽ tranh và xem tranh .. Từ đó gây cho các em niềm say mê hứng thú tìm cái hay cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình, tiến tới hình thành khiếu thẩm mỹ tốt trong học tập , vui chơi và trong sinh hoạt hằng ngày .
 Bản thân tôi là giáo viên dạy chuyên môn mỹ thuật, mặc dù trường còn nằm trong địa bàn xã Định Hiệp . Nhưng cũng còn một số con em gia đình lao động khó khăn, cho nên việc học các em còn nhiều mặt hạn chế, đối với môn mĩ thuật các em chưa quen nề nếp học tập cũng như chưa biết được cảm xúc về sự vật hiện tượng xung quanh. Đồng thời chưa nắm được những cơ bản về hình dáng, màu sắc của những đồ vật, sự vật gần gũi. Phải tạo cho các em những ấn tượng ban đầu và một số kỹ năng về vẽ trang trí . chính vì thế tôi chọn đề tài : “Kinh nghiệm dạy vẽ trang trí ở tiểu học trường tiểu học Định Hiệp .”
2. Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh tiểu học 
3. Phạm vi nghiên cứu :
Học sinh tiểu học
Trường Tiểu học Định Hiệp 
4. Phương pháp nghiên cứu :	
 - Nghiên cứu tài liệu giảng dạy mĩ thuật.
 - Phương pháp giảng dạy mĩ thuật ở tiểu học 
 - Sách giáo khoa mĩ thuật tiểu học
 	 - Sách giáo viên mĩ thuật tiểu học 	
B. NỘI DUNG :
1/ Cơ sở lý luận :
	Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản .
	Những kiến thức sơ đẳng đầu tiên khi học sinh mới làm quen với bộ môn mĩ thuật là tập vẽ điểm, đoạn thẳng, nét cong, hình vuông, hình tam giác. Để ứng dụng vào vẽ cánh buồm, chiếc thuyền, hàng rào, mái nhà , quả cam . từ đó luyện cho các em làm quen với khả năng vẽ ngay, vẽ chuẩn mà không cần dùng thước.
	Môn mĩ thuật ở tiểu học lấy hoạt động thực hành và năng lực cảm thụ là chủ yếu làm phát huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo, giúp học sinh được vẽ được, thực hành được theo cách nhìn, cách suy nghĩ bằng cảm xúc riêng của mỗi cá nhân. Khi dạy môn mĩ thuật giáo viên tránh gò ép, rập khuôn, mà phải giáo dục tính thẩm mỹ cho học sinh góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. Trong quá trình truyền đạt kinh nghiệm và tri thức cho học sinh, giáo viên cần tìm hiểu rõ và tìm hiểu tâm lý của các em ở độ tuổi này, để có biện pháp giáo dục có hiệu quả. Đây là một “ mắc xích” quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách cho trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn :
a. Thực trạng :
	Tổng số học sinh là 365 học sinh
	Trường tiểu học Định Hiệp: 
	Lớp học 2 buổi/ ngày 
	Đầu năm tôi nắm tình hình học tập của học sinh. Đối với học sinh lớp 1. Một số em có học qua lớp học mẫu giáo . Một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chưa được học lớp mẫu giáo .
	Trình độ tiếp thu học sinh không đồng đều 
	Học sinh yếu : 3,2%
Về phía học sinh :
	Đối với học sinh chưa nhận thức được, đến trường còn nhút nhát, chưa quen với nề nếp học tập, cũng như giờ học mĩ thuật chưa biết cách cầm bút, chưa nhận biết được màu sắc 
Về phía phụ huynh:
	Chưa trang bị đầy đủ dụng cụ học mĩ thuật cho con mình ( màu vẽ..)
	Còn thiếu vở bài tập mĩ thuật 
Về phía giáo viên :
	Được đào tạo lớp Đại học mĩ thuật 
	Chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác giảng dạy .
	Luôn luôn trao dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm ở các bạn đồng nghiệp.
	Được tập huấn thay sách giáo khoa môn mĩ thuật 
	Đầu tư nhiều tranh ảnh để giới thiệu cho học sinh xem.
b. Thuận lợi và khó khăn :
Thuận lợi :
	Học sinh học 2 buổi / ngày 
	Được sự quan tâm của Sở giáo dục – Đào tạo Bình Dương , Phòng Giáo dục – Đào tạo Dầu Tiếng , BGH trường tiểu học Định Hiệp tạo điều kiện để giáo viên tham dự tập huấn thay sách giáo khoa môn mĩ thuật và dự chuyên đề môn mĩ thuật 
	Trang bị một số đồ dùng dạy học môn mĩ thuật, sử dụng trên lớp, trên bảng ở vị trí thích hợp hoặc đưa từng nhóm ( tổ ) cho học sinh quan sát, nhận xét .
Khó khăn :
	Một số học sinh chưa quen với kỹ năng của môn mĩ thuật 
	Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con mình bỏ mặc cho giáo viên .
	Giá vẽ bảng vẽ , phòng riêng cho môn mĩ thuật có. Nhưng các em còn bỡ ngỡ chưa quen với các thao tác vẽ trên giá.
	Để giúp học sinh học tốt môn vẽ trang trí giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh và tâm lý của từng học sinh để có kế hoạch và biện pháp thực hiện tốt hơn.
3. Nội dung vấn đề :
a. Mục đích yêu cầu của môn vẽ trang trí :
	Nhằm giáo dục tính thẩm mỹ cho học sinh .
	Xây dựng cho học sinh có nề nếp học vẽ trang trí 
	Biết tên gọi màu sắc cơ bản.
b. Vẽ trang trí :
	Học sinh biết tên gọi màu cơ bản : Đỏ, vàng, cam, lục ,lam, chàm, tím  và sử dụng vào các bài tập. 
Bảng màu sắc
	Dùng các chất liệu : Chì màu, sáp màu, bút dạ , màu nước ..
	Học sinh biết sắp xếp các hình vẽ tranh, trang trí đường diềm, hình vuông bằng các nét thẳng, cong, và tô màu theo ý thích 
	Tập vẽ họa tiết hoa lá đơn giản để làm các bài trang trí 
Một vài hoạ tiết đơn giản dùng để trang trí
	Nội dung những bài vẽ trang trí có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tính cẩn thận, khéo léo trong công việc và nhận thức thẩm mỹ của học sinh . Học trang trí học sinh được làm quen với màu vẽ, vẽ họa tiết bằng những đường nét đơn giản, biết cách sắp xếp họa tiết theo các luật trang trí một cách sáng tạo để có thể tạo ra những sản phẩm trang trí đấu tiên cảu bản thân mình. Chính những sản phẩm này là thành quả lao động có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ của học sinh khi đứng trước cái đẹp.
Hoạ tiết hoa biến tấu ứng dụng trong trang trí
c.Phương pháp dạy vẽ trang trí :
Phương pháp trực quan :
	Dạy học mĩ thuật là dạy học bằng trực quan thì học sinh sẽ lĩnh hội tri thức được rõ ràng, mau lẹ và giờ học sẽ trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Nhất là môn mĩ thuật đồ dùng dạy học là những gì cụ thể đồng thời được hình tượng hóa bằng ngôn ngữ tạo hình ( bố cục, đường nét,màu sắc ) một cách cô động và xúc tích nên giúp cho học sinh nhận thức dđược dễ dàng, nhanh chóng và nhớ lâu.
Sử dụng trực quan trong giờ học mĩ thuật có hiệu quả tốt.
Ví dụ :
Bài 7 : Vẽ màu vào hình quả ( trái cây )
	Giáo viên tìm một số ảnh chụp hoặc quả thật cho học sinh xem màu của chúng lúc xanh, lúc chín, khi non, khi già.vừa để học sinh hiểu bài, vừa tạo không khí phấn khởi trong học tập.
Một vài loại quả
Phương pháp giảng giải, gợi mở, vấn đáp:
	Là phương pháp giáo viên dùng lời nói sinh động đưa ra các lời giải thích. Những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, những ví dụ vui nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. 
	Khi hướng dẫn quan sát giáo viên có thể giảng giải, gợi mở, vấn đáp để học sinh hiểu đúng các khái niệm các yêu cầu về bố cục  Biết tạo ra các bài vẽ khác nhau và khác bài của bạn. Phương pháp gợi mở tạo điều kiện cho học sinh tự quan sát , tự suy nghĩ để tìm ra cách khắc phục bài vẽ của mình đồng thới làm cho giờ học sinh động hơn , học sinh tự tin hơn, tiếp thu bài thoải mái dễ dàng hơn.	
	Giáo viên đặt câu hỏi trước khi giảng giải, phân tích cũng là một cách dạy tốt nhất vì nó giúp được học sinh phát huy được tính chủ động, lôi cuốn các em suy nghĩ một vấn đề trước khi tiếp nhận kiến thức, câu hỏi đặt ra trước sẽ có tác động tích cực đến tư duy của học sinh và chính các em là người chủ động tiếp cận, lĩnh hội tri thức .
Phương pháp luyện tập thực hành :
	Có mục đích rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vẽ cho học sinh. Qua luyện tập kiến thức được củng cố và khắc sâu hơn, phát huy óc sáng tạo.
	Phương pháp này là phương pháp rất quan trọng trong dạy mĩ thuật. Bởi vì nếu chỉ có lí thuyết mà không có thực hành thì không có thể đạt được kết quả tốt trong môn học này . Nếu không có luyện tập thực hành thì không hình thành được kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, trong khi học sinh vẽ, giáo viên cần chú ý đến từng em để hướng dẫn các em cách bố cục hình vẽ trên giấy, cách sắp xếp họa tiết cách tô màu và vẽ màu vào hình có sẵn.. theo yêu cầu của bài 
	Để học tốt phương pháp vẽ trang trí giáo viên phải có kế hoạch giảng dạy và biện pháp thực hiện
 Vẽ nguyên hình
 hoa cách điệu 
Hoa cách điệu áp dụng để trang trí đường diềm
d. Kế hoạch giảng dạy mĩ thuật đối với học sinh lớp 1 :
	Học sinh lớp 1 chưa ý thức được tầm quan trọng của các môn học . Nhưng chắc chắn các em rất thích vẽ  thích cái đẹp .
	Từ những đặc điểm trên phương pháp dạy học mĩ thuật lớp 1 cần chú ý :
	Vận dụng phương pháp dạy học một cách linh hoạt 
	Giáo viên cần có phương pháp mềm dẻo hơn. Pháy huy tính độc lập, tích cực suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo của học sinh
	Tạo cách giảng thu hút, lời nói nhẹ nhàng, thoải mái, đầy đủ phong phú. Từ những kiến thức tiếp thu được, học sinh còn có khả năng mở rộng, phát triển và vận dụng một cách linh hoạt để giải quyết các bài thực hành. Học mà chơi, chơi mà học thì việc học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái. Học sinh tích cực học tập thì vuệc học mới có hiệu quả
	Để phát huy tính độc lập suy nghĩ tìm tòi sáng tạo của học sinh:
	Tạo không khí phấn khởi cho giờ học, thu hút sự chú ý, gây tư thế chờ đón hồi hộp cho học sinh. Không nên đi ngay vào nội dung. Có thể là một câu hỏi hay một mẫu chuyện nhỏ có liên quan đến nội dung bài học.
Ví dụ : 
* Vẽ màu vào cây xanh 
	Cho các em tìm bài hát Lý cây xanh hay đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ :
	Tô màu như thế nào là đẹp? 
* Vẽ thêm họa tiết vào đường diềm 
	Giáo viên cung cấp thêm tư liệu xung quanh nội dung bài học giúp học sinh hiểu biết hơn, dù là những chi tiết nhỏ 
Ví dụ : Hình ảnh về con gà trống, hình ảnh về chú bộ đội, các loại cây, hình dáng màu sắc.. Qua hình ảnh, hình tượng ở lời văn của giáo viên, học sinh hiểu biết thêm và vẽ khi hiểu biết bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao .
Cách vẽ con gà 
e. Biện pháp thực hiện :
	Đối với học sinh nhút nhát: Hay cảm thấy khó khăn, qua quan sát các em có cơ hội học hỏi, tạo được sản phẩm như bạn bè, trong tranh đua các em quên đi sự e thẹn sẽ trở nên dạn dĩ hơn, việc này giúp trẻ hòa mình vào hoàn cảnh xã hội xung quanh.
	Đối với học sinh cá biệt : Trong phân công các em có ý thức rằng : Phải làm việc và cộng tác với bạn bè, muốn các em đứng vào tập thể. Từ đó sẽ chuyển mục tiêu hoạt động vào sự hăng say làm việc, dẫn đến tính trầm tĩnh, chịu khó khăn, thân ái với mọi người.
	Giáo viên cần quan tâm sắp xếp chỗ ngồi :
	Sắp vị trí cho các em được thấy rõ mọi chi tiết mà chúng ta sắp hướng dẫn cho các em lúc cho các em xem mẫu, giáo viên cần nhấn mạnh những điểm khó, giải thích hướng dẫn kỹ để học sinh thực hiện tốt.
Thực hành :
	Cho học sinh thực hành ngay tại lớp và hoàn thành sản phẩm.
	Đối với cả lớp : Giáo viên theo dõi, quán xuyến chung, điều chỉnh, bổ sung những gì mà học sinh chưa rõ hoặc lúng túng.
	Đối với cá nhân: Theo dõi giúp đỡ học sinh kém, động viên khích lệ học sinh khá.
	Giáo viên chỉ ra những thiếu sót ở bài vẽ để học sinh quan sát, nhận xét và tự sữa chữa
 	Nhắc lại hoặc gợi ý để học sinh nhớ lại những gì đã học, tìm ra thiếu sót ở bài vẽ để học sinh tự điểu chỉnh cho phù hợp với tương quan chung trong từng trường hợp vẽ trang trí .
	Gợi ý cách sửa, cách điều chỉnh cho học sinh. Giáo viên không làm thay. Nhưng với học sinh kém thì gợi ý cụ thể, rõ ràng hơn.
Đường diềm có 1 hoạ tiết nhắc lại
Đường diềm có 2 hoạ tiết xen kẽ
	Động viên khích lệ học sinh khá, giỏi tạo điều hiện cho các em đó suy nghĩ tìm tòi thêm nâng cao hiệu quả của bài vẽ.
	Tùy theo từng bài cụ thể mà bổ sung thêm kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết của học sinh 
	Cần xây dựng cho học sinh có một nề nếp học tập và làm việc thật tốt :
	Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ, giấy vẽ và bài tập vẽ 
	Tác phong làm việc : Gọn gàng, ngăn nắp, kiên trì, cẩn thận, cần cù, chịu khó.
	Tập vẽ nhiều ngoài giờ dạy học.
f. Tiến trình của một bài vẽ trang trí lớp 2 :
Tiết 31 : Vẽ trang trí
Trang trí hình vuông
I/ MUÏC TIEÂU:
Hiểu cách trang trí hình vuông
Biết cách trang trí hình vuông đơn giản
Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích
( Học sinh khá giỏi: vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều , phù hợp ).
II/ CHUẨN BỊ :
Gv : một số bài trang trí hình vuông
Một số hoạ tiết rời để sắp xếp vào hình vuông. Tờ giấy có vẽ sẵn hình vuông
HS: vở tập vẽ, giấy vẽ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
. Giới thiệu bài: Gv dùng tranh nêu câu hỏi tạo tình huống để dẫn dắt hs vào bài.
Hoạt động 1: hướng dẫn hs quan sát – nhận xét:
GV yêu cầu 1 hoặc 2 hs tìm các đồ vật dạng hình vuông có trang trí ( viên gạch hoa, cái khăn, tấm thảm)
GV cho hs xem một vài bài trang trí hình vuông mẫu và nêu câu hỏi gợi ý:
+ Các hình vuông này được trang trí bằng hoạ tiết gì? ( hoạ tiết là hoa, lá, các con vật, hình vuông, tam giác)
+ Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào? ( xếp đối xứng)
+ Hoạ tiết nào là chính, hoạ tiết nào là phụ? ( Hoạ tiết to thường là hoạ tiết chính, thường ở giữa. Hoạ tiết nhỏ là hoạ tiết phụ, thường ở xung quanh và ở 4 góc.)
+ Màu sắc trong các bài trang trí như thế nào? ( đơn giản, ít màu, hoạ tiết giống nhau vẽ cùng một màu , màu nền và màu hoạ tiết khác nhau.)
Những hình vuông trang trí đẹp là những hình vuông có hoạ tiết sắo xếp cân đối, mềm mại, màu sắc đẹp, rõ trọng tâm.
Hoạt động 2: hướng dẫn HS cách trang trí hình vuông
GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ Khi trang trí hình vuông các em chọn hoạ tiết nào? ( hoa lá, con vật,..)
+ Khi đã có hoạ tiết, cần phải sắp xếp vào hình vuông như thế nào? ( có chính, có phụ, cân đối)
+ Khi vẽ màu vào hình vuông cần phải vẽ như thế nào? ( Vẽ ít màu, màu nền khác màu hoạ tiết)
Gv dùng các hoạ tiết rời minh hoạ cách sắp xếp hoạ tiết vào hình vuông để hs quan sát.
Gv có thể dựa vào hình vẽ trong bộ ĐDDH để vẽ lên bảng minh hoạ thêm cách sắp xếp hoạ tiết.
Gv tóm tắt: Khi trang trí hình vuông cần lưu ý:
+ Chọn hoạ tiết trang trí thích hợp
+ Chia hình vuông thành các phần bằng nhau
+ Vẽ hoạ tiết chính vào giữa hình vuông
+ Vẽ hoạ tiết phụ ở 4 góc hoặc ở xung quanh
+ Hoạ tiết giống nhau cần vẽ đều nhau và vẽ màu giống nhau
GV nhắc nhở hs:
+ Vẽ màu hoạ tiết trước rồi vẽ màu nền sau
+ Màu hoạ tiết chính cần phải nổi rõ
+ Các hoạ tiết giống nhau tô cùng một màu
+ khi vẽ Mù phải có màu đậm, màu nhạt
+ Tránh vẽ nhiều màu
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành
Yêu cầu HS vẽ ra vở tập vẽ hoặc vẽ ra giấy
Khuyến khích hs tự chọn và vẽ hoạ tiết khác theo suy nghĩ riêng của mình.
Trong khi hs làm bài, Gv đến từng bàn gợi ý thêm để các em biết cách kẻ trục, chọn hoạ tiết, sắp xếp hoạ tiết và vẽ màu.
Luôn nhắc nhở hs vẽ màu có đậm. có nhạt, gọn, không ra ngoài hình vẽ.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá: 
Chọn một số bài tốt và chưa tốt treo lên bảng
Yêu cầu hs tham gia nhận xét bài vẽ của mình và của bạn.
GV bổ sung nhận xét của hs và chọn ra một số bài đẹp
Đánh giá và nhận xét chung tiết học
Dặn dò : 
Về nhà tự trang trí hình vuông theo ý thích
Sưu tầm tranh, ảnh các loại tượng đẹp ở sách, báo
g.. Bảng thống kê kết quả :
Lớp
TSHS
HKI
HKII
A+
A
B
A+
A
B
1/1
30/9
9/5
21/4
0
1/2
29/10
11/7
18/1
0
1/3
30/13
10/5
20/8
0
2/1
35/14
13/10
22/4
0
2/2
35/18
11/6
24/8
0
3/1
35/19
12/8
23/11
0
3/2
35/14
9/5
26/9
0
4/1
32/14
14/7
18/7
0
4/2
28/15
8/5
20/10
0
5/1
31/14
12/6
19/8
0
5/2
31/16
11/5
20/11
0
5/3
14/5
5/3
9/2
0
	Kết quả học kì I các em học rất tiến bộ, tôi luôn duy trì kết quả này đến cuối học kì II và phát huy hơn nữa.
	Kết hợp với phụ huynh học sinh:
	Để đạt kết quả nêu trên, giáo viên phải liên hệ với phụ huynh học sinh luôn theo dõi và động viên các em học tốt.
	Hàng tháng luôn báo cáo kết quả bằng sổ liên lạc có nhận xét của giáo viên và ý kiến của phụ huynh.
	Hoặc liên hệ trực tiếp với phụ huynh đón hoặc đưa các em đến trường.
	Kết hợp trường, ngành cấp trên:
	Giáo viên mĩ thuật phải được bồi dưỡng bộ môn.
	Phòng giáo dục tổ chức mở chuyên đề mĩ thuật hàng năm để giáo viên bồi dưỡng bổ sung phương pháp mới .
	Trường tạo điều kiện cho giáo viên học tập chuyên đề nắm vững phương pháp mới .
MỘT SỐ BÀI VẼ CỦA HỌC SINH HỌC KÌ I 
Bài vẽ của:Nguyễn Thị Minh Thư lớp 1/2
Bài vẽ của: Lê Văn Trường lớp 1/1
Bài vẽ của: Lê Thị Ngọc Trúc lớp 3/1
Bài vẽ của: Hồ Thị Thanh Ngân lớp 3/1
Bài vẽ của: Nguyễn Thị Hồng Tiên lớp 5/1
Bài vẽ của: Phan Hoàng Ngọc Châu lớp 5/1
C. KẾT LUẬN :
Bài học kinh nghiệm :
	Để đạt hiệu quả tốt vẽ trang trí ở tiểu học bản thân tôi rút ra kinh nghiệm sau:
	Giáo viên luôn trao dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm ở các bạn đồng nghiệp . 
	Giáo viên phải nghiên cứu tài liệu, nắm vững phương pháp mới, tự học tự rèn luyện để nâng cao kiến thức giảng dạy
	Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học phục vụ tiết dạy 
	Giáo viên luôn yêu trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiện tốt trong giờ học
	Kết hợp chặt chẽ trong nhà trường và phụ huynh học sinh để giáo dục các em trong học tập.
	Trên đây là kinh nghiệm dạy vẽ trang trí ở tiểu học trường tiểu học Định Hiệp mà tôi đang giảng dạy, chắc rằng còn nhiều thiếu sót, mong sự đóng góp của các cấp ngành để giải pháp này hoàn chỉnh hơn 
Định Hiệp, ngày 14 tháng 02 năm 2011
 Người viết 
 Dương Thị Hà
 Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_ve_trang_tri_o_tieu_hoc_truong_tie.doc