Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Mĩ thuật Đan Mạch)

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Mĩ thuật Đan Mạch)

5. Mô tả bản chất sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Hiện nay với sự đổi mới về phương pháp giáo dục Mĩ thuật ( có 7 quy trình

Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch: Vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện, vẽ

biểu cảm, vẽ theo nhạc, xây dựng cốt truyện, tạo hình 2D, 3D, 4D, nghệ thuật

tạo hình không gian, tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. 7 quy trình trên

nhằm hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm kích thích sự tương tác, tư

duy sáng tạo và phát triển nhận thức.

Trong 7 quy trình trên thì quy trình vẽ biểu cảm và vẽ theo nhạc thường có

3 tiết, 5 quy trình còn lại thì thời lượng là 4 tiết cho một quy trình, trong khi đó

hoạt động nhóm chiếm 3 tiết tức là 1/2 thời gian một quy trình.2

Là giáo viên dạy bộ môn mĩ thuật được trực tiếp tiếp thu phương pháp

mới và qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy Mĩ thuật là môn học nghệ thuật và

cũng là môn học bắt buộc trong trường THCS. Có nhận xét đánh giá, xếp loại

từng học kỳ, cuối năm. Vì vậy, trong giáo dục mục tiêu giáo dục thẩm mĩ đặt lên

hàng đầu.

Có thể nói, đây quả thực là một khó khăn để dạy một tiết học có hiệu quả

đạt được mục tiêu khi tiếp cận phương pháp mới cho giáo viên và học sinh. Các

em từ trải nghiệm vừa phải tìm hiểu tiếp thu, làm quen với cái đẹp trong thiên

nhiên.Tạo ra cái đẹp bằng khả năng cảm nhận.Vận dụng những khả năng hiểu

biết về phục vụ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày vừa rèn luyện kỹ năng sống

thông qua môn học.Vì vậy đây cũng là một vấn đề mà tôi luôn trau dồi thảo luận

trong những buổi tích lũy do ngành tổ chức. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức

và nỗ lực của người giáo viên .

Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải tiếp thu những đổi mới

phương pháp và có sự đầu tư thật tốt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các

môn nói chung cũng như môn Mĩ thuật nói riêng. Vì thế tôi nghiên cứu và tích

luỹ những phương pháp mới tổ chức cho học sinh học tập thoải mái, nhẹ nhàng

nhưng đạt kết quả cao. Nên tôi xin đề cập đến đề tài “Biện pháp tổ chức hoạt

động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng

lực của học sinh” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của môn Mĩ

thuật

pdf 10 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 2540Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Mĩ thuật Đan Mạch)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành giáo dục thị xã Bình Long 
 Tôi ghi tên dưới đây. 
Stt Họ và tên 
Ngày 
tháng năm 
sinh 
Nơi công 
tác 
Chức 
danh 
Trình độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ % 
đóng góp 
vào việc tạo 
ra sáng kiến 
1 
NGUYỄN THỊ 
QUÝ 
08/11/1983 
Trường 
THCS An 
Lộc B 
Giáo 
viên 
Đại học 
sư phạm 
Mĩ thuật 
100(%) 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Biện pháp tổ chức hoạt 
động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển 
năng lực học sinh ( Mĩ thuật Đan Mạch). 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có 
3. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Mĩ thuật. 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên hoặc áp dụng thử: 
08/09/2020. 
5. Mô tả bản chất sáng kiến: 
 5.1. Tính mới của sáng kiến: 
 Hiện nay với sự đổi mới về phương pháp giáo dục Mĩ thuật ( có 7 quy trình 
Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch: Vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện, vẽ 
biểu cảm, vẽ theo nhạc, xây dựng cốt truyện, tạo hình 2D, 3D, 4D, nghệ thuật 
tạo hình không gian, tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. 7 quy trình trên 
nhằm hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm kích thích sự tương tác, tư 
duy sáng tạo và phát triển nhận thức. 
 Trong 7 quy trình trên thì quy trình vẽ biểu cảm và vẽ theo nhạc thường có 
3 tiết, 5 quy trình còn lại thì thời lượng là 4 tiết cho một quy trình, trong khi đó 
hoạt động nhóm chiếm 3 tiết tức là 1/2 thời gian một quy trình. 
2 
 Là giáo viên dạy bộ môn mĩ thuật được trực tiếp tiếp thu phương pháp 
mới và qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy Mĩ thuật là môn học nghệ thuật và 
cũng là môn học bắt buộc trong trường THCS. Có nhận xét đánh giá, xếp loại 
từng học kỳ, cuối năm. Vì vậy, trong giáo dục mục tiêu giáo dục thẩm mĩ đặt lên 
hàng đầu. 
 Có thể nói, đây quả thực là một khó khăn để dạy một tiết học có hiệu quả 
đạt được mục tiêu khi tiếp cận phương pháp mới cho giáo viên và học sinh. Các 
em từ trải nghiệm vừa phải tìm hiểu tiếp thu, làm quen với cái đẹp trong thiên 
nhiên.Tạo ra cái đẹp bằng khả năng cảm nhận.Vận dụng những khả năng hiểu 
biết về phục vụ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày vừa rèn luyện kỹ năng sống 
thông qua môn học.Vì vậy đây cũng là một vấn đề mà tôi luôn trau dồi thảo luận 
trong những buổi tích lũy do ngành tổ chức. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức 
và nỗ lực của người giáo viên . 
Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải tiếp thu những đổi mới 
phương pháp và có sự đầu tư thật tốt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các 
môn nói chung cũng như môn Mĩ thuật nói riêng. Vì thế tôi nghiên cứu và tích 
luỹ những phương pháp mới tổ chức cho học sinh học tập thoải mái, nhẹ nhàng 
nhưng đạt kết quả cao. Nên tôi xin đề cập đến đề tài “Biện pháp tổ chức hoạt 
động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng 
lực của học sinh” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của môn Mĩ 
thuật. 
5.2.Nội dung sáng kiến: 
1.Thực trạng của vấn đề : 
 Trong môn Mĩ thuật các em thường phụ thuộc giáo viên khi thực hành bài 
vẽ, các em thường làm theo giáo viên, lấy bài giáo viên minh họa để làm mẫu, 
các bài hầu như giống nhau, không thấy cái riêng không thấy có tính sáng tạo. 
 - Giáo viên dạy thường xem nhẹ môn Mĩ thuật vì nghĩ đó là môn học phụ, 
nên hướng dẫn qua loa, hoặc ghi tên bài rồi giao học sinh vẽ nếu chưa xong thì 
để tiết sau làm tiếp và nhận xét bài. 
3 
 - Đặc biệt nhiều giáo viên quan niệm hoạt động nhóm trong tiết học Mĩ 
thuật không mang lại hiệu quả đến các em, có nhiều em có tính rụt rè, nhút nhát, 
chưa hứng thú học...ngoài ra hoạt động nhóm chiếm nhiều thời gian, gây mất 
trật tự trong lớp học...trường lại chưa có phòng chức năng nên việc học tập của 
học sinh còn nhiều khó khăn. Còn một số học sinh không có năng khiếu cho 
rằng môn này học khó. 
5.2.2 Cơ sở lý luận: 
 - Học sinh không phải tất cả đều có cùng năng lực hay phong cách học tập 
giống nhau. Vì vậy cần tìm hiểu từng đối tượng học sinh là để dễ cho việc phân 
nhóm. 
- Khi tổ chức nhóm nên phát hiện tìm ra nhóm trưởng phù hợp, năng động ( 
giáo viên có thể bồi dưỡng thêm một số kỷ năng cơ bản của trưởng nhóm). 
- Giáo viên nên linh hoạt trong cách phân nhóm, có thể nhóm 2, nhóm 4, 
nhóm 5phù hợp với điều kiện của lớp và quy trình học. 
- Giáo viên có thể hỗ trợ nhóm kịp thời với những câu hỏi mang tính chất 
gợi mở để học sinh chủ động liên kết trong nhóm với nhau và hỗ trợ nhau. 
- Khi giáo viên để học sinh làm việc theo nhóm, nên chú ý khả năng hợp 
tác, thảo luận, tranh luận và tìm ra phương thức chung. 
 - Cải thiện kỹ năng hợp tác, và tương tác giữa thầy và trò. 
 - Giáo viên phải linh hoạt, xâu chuỗi các hoạt động sao cho thấy rõ được kết 
quả của các quy trình giảng dạy. 
5.2.3. Các biện pháp giúp học sinh hoạt động nhóm hiệu quả trong các tiết 
học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực: 
 Thực tế tổ chức hoạt động nhóm trong tiết Mĩ thuật một cách hợp lý, sinh 
động sẽ là chìa khóa thành công trong tiết dạy vì theo nghiên cứu cho thấy dựa 
vào thiên hướng trí tuệ thì trí tuệ thường liên kết các cá nhân là chủ đạo, khả 
năng giao tiếp và quan hệ giữa người này với người khác, người học dễ kết bạn, 
thích các trò chơi hợp tác, thích làm việc theo nhóm. Có sự hỗ trợ giữa các học 
sinh trong nhóm và sự thi đua giữa các nhóm với nhau tạo ra sự hứng khởi, sự 
nỗ lực của mỗi cá nhân trong nhóm để sản phẩm của nhóm hoàn thành tốt nhất, 
4 
với sự hợp tác của các thành viên trong nhóm. Để thi đua sản phẩm giữa các 
nhóm với nhau sau mỗi tiết dạy. Sau mỗi lần hoạt động nhóm học sinh sẽ thể 
hiện được cái tôi của mình trong tập thể và biết chia sẻ và đoàn kết với nhau 
trong nhóm. 
 a. Yêu cầu cần thiết đối với giáo viên: 
 - Học sinh không phải tất cả đều có cùng năng lực hay phong cách học tập 
giống nhau. Vì vậy cần tìm hiểu từng học sinh sẻ là một bài toán dễ cho việc 
phân nhóm. 
- Khi tổ chức nhóm nên phát hiện tìm ra nhóm trưởng phù hợp, năng động ( 
giáo viên có thể bồi dưỡng thêm một số kỹ năng cơ bản của trưởng nhóm qua 
từng tiết học). 
- Giáo viên nên linh hoạt trong cách phân nhóm, phù hợp với điều kiện của 
lớp và quy trình học. 
- Giáo viên có thể hổ trợ nhóm kịp thời với những câu hỏi mang tính chất 
gợi mở để học sinh chủ động liên kết trong nhóm với nhau và hổ trợ nhau. 
- Khi giáo viên để học sinh làm việc theo nhóm, nên chú ý khả năng hợp 
tác, thảo luận ,tranh luận và tìm ra phương thức chung. 
 - Cải thiện kỹ năng hợp tác và tương tác giữa thầy và trò. 
 - Giáo viên phải linh hoạt xâu chuỗi các hoạt động sao cho thấy rõ được kết 
quả của các quy trình giảng dạy. 
Chủ đề 6. Tiết : Vẽ tranh đề tài: Ngày Tết, mùa xuân ( lớp 6) 
 Thực hiện quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện 
 Thời lượng: 2 tiết 
 Tiết 1: Tìm hiểu nội dung và vẽ cùng nhau. Xây dựng câu chuyện. 
 (Hoạt động cá nhân và nhóm tạo ngân hàng hình ảnh). 
 Kết quả: Biết làm việc tập trung vào nhiệm vụ được giao, biết hợp tác và 
tôn trọng ý kiến của người khác. 
 Mục tiêu: Hoạt động nhóm của tiết này là hợp tác giữa các thành viên 
trong nhóm, trong lớp. 
 - GV nói về chủ đề: Ngày Tết, mùa xuân. 
 - Giáo viên tạo nhóm cho phù hợp với điều kiện của lớp 
5 
 - Gợi mở cho các nhóm hình thành nội dung của nhóm mình. 
 - GV cho học sinh lên chọn hình ảnh mang về. 
 - Các nhóm trình bày ý tưởng. 
 - HS chọn hình ảnh 
 - Giáo viên tạo nhóm cho phù hợp với điều kiện của lớp. 
 - Từ ngân hàng hình ảnh của các em, GV gợi ý, hướng dẫn HS cách chọn và 
tạo thành tác phẩm về đề tài Ngày Tết và mùa xuân. 
* Câu hỏi gợi ý: 
 - Nhóm em sẽ xây dựng câu chuyện gì? Ở đâu? Các nhận vật trong chuyện 
đang làm gì? Ngoài những hình ảnh ấy ngày Tết và mùa xuân có những hình 
ảnh gì nữa? 
 - Ở tiết này học sinh làm việc theo nhóm 4 hay 5, mỗi nhóm sáng tác một câu 
chuyện phù hợp chủ đề dựa vào ngân hàng hình ảnh của tiết 1, từ hình tượng độc 
lập. Nhóm sẽ thảo luận về câu chuyện của nhóm, sau đó nhóm trưởng phân công 
cụ thể cho từng thành viên trong nhóm, tìm hình, vẽ thêm hình, vẽ màu....( nhóm 
trưởng sẽ dựa vào năng lực, sở thích của mỗi bạn phân công nhiệm vụ cho phù 
hợp đạt hiểu quả ). 
 - Học sinh làm việc theo nhóm trên giấy A2. 
 - Học sinh chia sẻ, hỗ trợ, đoàn kết khi làm việc theo nhóm. 
 - Giáo viên bao quát hướng dẫn chung. 
 Tiết 2: Trưng bày và giới thiệu sản phâm 
 Mục tiêu: Hoạt động nhóm của tiết này là: Hợp tác làm việc nhóm 
 Kết quả: Biết cách hợp tác và tôn trọng ý kiến khác trong làm việc nhóm. 
 Giáo viên gợi ý từng nhóm chọn một câu chuyện cụ thể nhóm mình muốn kể 
để thể hiện. 
 - HS quan sát, thống nhất cách thực hành 
 - Học sinh ghi nhớ, thảo luận, nhóm trưởng phân vai tập chia sẻ, kể chuyện. 
 - Nhóm sẽ thảo luận và tìm lời thoại cho câu chuyện cho phù hợp về Ngày tết 
và mùa xuân. 
 - Nhóm trưởng hội ý phân vai cho từng thành viên và diễn tập và hổ trợ nhau 
cho câu chuyện sinh động. 
 - Giáo viên thường xuyên giúp đỡ HS trong hoạt động này. 
6 
 - Mời nhóm trưởng lên bốc thăm thứ tự biểu diễn 
 - GV giao việc, các nhóm lên biểu diễn theo thứ tự đã bốc thăm. 
 - Các nhóm biểu diễn, các nhóm còn lại chú ý theo dõi và chia sẻ câu chuyện 
mà các bạn diễn. 
 - Học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau. 
 - Cuối tiết nhóm trưởng tập hợp nhóm và điều hành các thành viên trong 
nhóm xem những gì làm được hoặc chưa được để rút ra bài học cho những tiết 
học sau. 
 - Giáo viên quan sát động viên khích lệ sự sáng tạo của HS. 
*Tóm lại: Trong mỗi tiết học giáo viên thường xuyên đưa ra những câu hỏi gợi 
mở nhằm trong nhóm hợp tác làm việc tự tin hơn. 
 Giáo viên phải luôn chú ý đến việc khuyến khích học sinh trao đổi ý kiến, 
thảo luận và giúp đỡ nhau trong suốt 5 bước của quy trình mĩ thuật. Giáo viên có 
thể sắp xếp các nhóm học sinh theo độ khó khác nhau. 
5.2.4. Kết luận: 
 Sau khi thực hiện giải pháp tôi thấy chất lượng học tập học kì 1 của các em 
đã được nâng cao rõ rệt hơn so với những năm trước. Sau khi trải nghiệm 
phương pháp mới và vận dụng hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong tiết mĩ 
thuật tôi thấy chất lượng học tập học kì 1 của các em đã được nâng cao rõ rệt 
hơn so với những năm trước. Học sinh đã được vẽ cùng nhau, các nhóm tư duy 
cùng nhau suy nghĩ cùng thảo luận gây hứng thú học tập tạo sản phẩm của nhóm 
phong phú, đa dạng về hình ảnh màu sắc, sản phẩm có quy mô hơn. 
5.3 Khả năng áp dụng sáng kiến: 
 Áp dụng cho các khối trong bộ môn Mĩ thuật dạy theo phương pháp phát 
triển năng lực học sinh ( Mĩ thuật Đan Mạch). 
6. Những thông tin bảo mật: Không có 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
- Phòng học, đồ dùng dạy học môn học, máy tínhtheo từng chủ đề 
7 
- Giáo viên: nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, luôn tìm tòi học hỏi không ngừng 
để tiết dạy luôn tạo được sự hứng thú cho các em học sinh. Luôn động viên 
hướng dẫn cụ thể cho cá nhân, nhóm để các em hoàn thành sản phẩm một cách 
tốt nhất, tuyên dương những sản phẩm, những nhóm làm sản phẩm có tính thẩm 
mĩ, sáng tạo, có tiến bộ hơn. 
- Học sinh: chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập theo chủ đề. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến 
của tác giả: 
 Sau khi thực hiện giải pháp tôi thấy chất lượng học tập học kì 1 của các em 
đã được nâng cao rõ rệt hơn so với những năm trước. Sau khi trải nghiệm 
phương pháp mới và vận dụng hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong tiết mĩ 
thuật tôi thấy chất lượng học tập học kì 1 của các em đã được nâng cao rõ rệt 
hơn so với những năm trước. Học sinh đã được vẽ cùng nhau, các nhóm tư duy 
cùng nhau suy nghĩ cùng thảo luận gây hứng thú học tập tạo sản phẩm của nhóm 
phong phú, đa dạng về hình ảnh màu sắc, sản phẩm có quy mô hơn. 
 * Khảo sát cuối học kì 1: 
KHỐI TSHS 
HS BIẾT THAM 
GIA HOẠT ĐỘNG 
NHÓM 
HS CÒN CHẬM 
KHI THAM GIA 
HĐ NHÓM 
TĂNG SO VỚI 
ĐẦU NĂM 
SL % SL % SL % 
6 332 249 75 83 25 55 16,6 
8 283 230 81,3 53 18,7 67 23,7 
Cộng 615 479 77,89 136 22,11 112 18,21 
 - Qua theo dõi cuối học kì 1 nhận thấy các em biết và tham gia nhóm tự tin, 
nhiệt tình, thân thiện hơn với nhau. Một số học sinh giỏi, năng khiếu đã phát huy 
được vai trò chỉ đạo nhóm nhanh nhẹn, có sự sáng tạo trong các hoạt động ngoại 
khóa. 100% các em thêm hứng thú và thích học môn mĩ thuật 
8 
 Học sinh vẽ theo nhóm 
 Các nhóm lên giới thiệu sản phẩm- sản phẩm của cả lớp 
9 
 Học sinh làm sản phẩm theo nhóm- Trưng bày sản phẩm 
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần 
đầu, kể cả áp dụng thử ( nếu có): 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
10 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Phú Thịnh, ngày 22 tháng 02 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 (Ký, ghi rõ họ tên) 
 Nguyễn Thị Quý 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_nhom_co_hi.pdf