Soạn giảng dạy học Mĩ thuật theo chủ đề năm học 2017-2018

Soạn giảng dạy học Mĩ thuật theo chủ đề năm học 2017-2018

Quan sát và đưa bút chì trên giấy, cố gắng không nhìn giấy, kết hợp tay và mắt, từ đó biết cách quan sát, ghi nhớ những nét đặc trưng.

- Học sinh tập trung nhìn bạn hoặc nhìn mẫu vật, di chuyển bút chì nhưng cố gắng không nhìn vào giấy, hoặc học sinh tự nhìn vào gương để vẽ chính mình (Mỗi em vẽ 3-4 tranh);

- Chọn sản phẩm ưng ý nhất, vẽ thêm chi tiết và vẽ màu.

 

pptx 59 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 21/03/2024 Lượt xem 244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Soạn giảng dạy học Mĩ thuật theo chủ đề năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN TÂN BÌNHTRƯỜNG TIỂU HỌC CHI LĂNG 
TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN HÈ 2017 
“SOẠN GIẢNG 
DẠY HỌC MĨ THUẬT 
THEO CHỦ ĐỀ” 
NĂM HỌC 2017 – 2018 
Tân Bình, ngày 31 tháng 8 năm 2017 
Nhóm 1: 
Cô Trang, cô Thúy, cô Lai, cô Vân 
Nhóm 2: 
Cô Thu, cô V. Anh, thầy Bảo, cô Giang 
Nhóm 3: 
Cô L. Phương, cô Nhi, cô Hạnh, thầy Bình 
Nhóm 4: 
Cô Ân, cô T. Phương, thầy Thanh, cô An, cô Thảo 
DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 
7 QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 
HƯỚNG DẪN SOẠN GIẢNG MĨ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI 
CỦA ĐAN MẠCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU 
LUYỆN TẬP MĨ THUẬT 
THỰC HÀNH 
PHẦN 1 
PHẦN 2 
PHẦN 3 
PHẦN 4 
DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 
PHẦN 1 
I/- QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI DẠY HỌC MĨ THUẬT TẠI TPHCM 
2/- Các văn bản hướng dẫn 
Văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
- Công văn số 5885/BGDĐT-GDTH ngày 16/10/2014 về việc triển khai tập huấn nhân rộng cho giáo viên Mĩ thuật nhằm vận dụng phương pháp dạy học Mỹ thuật mới của Đan Mạch vào chương trình giáo dục hiện hành trong các trường tiểu học tại Việt Nam ; 
- C ông văn số 4716/BGDĐT-GDTH ngày 14/9/2015 về việc triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch ; 
- C ông văn số 2070 /BGDĐT-GDTH ngày 1 2 / 5 /201 6 về việc triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới ở Tiểu học và Trung học cơ sở. 
I/- QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI DẠY HỌC MĨ THUẬT TẠI TPHCM 
2/- Các văn bản hướng dẫn 
Văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM 
- Công văn số 4063/GDĐT-TH ngày 13/11/2014 về triển khai tập huấn nhân rộng đối với giáo viên chuyên trách Mĩ thuật từ ngày 04/12/2014 đến ngày 06/12/2014; 
- Công văn số 4368/GDĐT-TH ngày 13/11/2014 về triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch; 
- Công văn số 3070/GDĐT-TH ngày 23/9/2015 về triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch 
II/- NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG CỦA DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
1/- Các năng lực được phát triển: 
Năng lực trải nghiệm: 
Giúp cho học sinh có những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí t ư ởng tượng và phát triển khả năng sáng tạo và biểu đạt của học sinh. 
Năng lực sáng tạo: 
Tạo ra các sản phẩm mĩ thuật, hợp tác nhóm, cảm thụ được mĩ thuật khi thực hành các nội dung mĩ thuật 2D hoặc 3D 
II/- NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG CỦA DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
1/- Các năng lực được phát triển: 
Năng lực biểu đạt: 
Học sinh có khả năng khám phá ra năng lực của mình thông qua các phương tiện khác nhau , trải nghiệm niềm vui thích khi tạo ra sản phẩm, biểu đạt mang tính độc lập và đặc sắc của mình. 
Năng lực phân tích và diễn giải: 
Phát triển tính sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới khi tìm hiểu các bức tranh, các tác phẩm điêu khắc ... 
II/- NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG CỦA DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
1/- Các năng lực được phát triển: 
Năng lực giao tiếp và đánh giá: 
Khi thực hiện nhận xét, đánh giá sản phẩm, học sinh có thể tiến hành nhiều hoạt động giao tiếp, đánh giá thông qua quá trình tự đánh giá, đánh giá sản phẩm nhóm, đánh giá sản phẩm của nhóm khác, bạn khác 
7 QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 
PHẦN 2 
Quy trình 1: Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện 
Mô tả: 
Hình thành ngân hàng hình ảnh theo mẫu, từ ngân hàng hình ảnh có thể chọn lọc và tạo ra tranh chung, sau đó sáng tạo câu chuyện. 
Cách tổ chức 
- Chọn học sinh tạo nhiều dáng vẻ khác nhau cho cả lớp cùng vẽ (Mỗi em vẽ 3-4 tranh tùy theo số lượng người mẫu) – Có thể dùng búp bê, gấu bông thay cho mẫu. 
- Dán ngân hàng tranh tại góc trưng bày 
- Các nhóm chọn lọc hình mẫu từ ngân hàng, tập hợp vẽ lại thành tranh chung ; 
- Vẽ màu ; 
- Sáng tạo ra câu chuyện theo tranh ; 
Quy trình 2: Vẽ biểu cảm 
Mô tả: 
Q uan sát và đưa bút chì trên giấy, cố gắng không nhìn giấy, kết hợp tay và mắt, từ đó biết cách quan sát, ghi nhớ những nét đặc trưng. 
Cách tổ chức 
- Học sinh tập trung nhìn bạn hoặc nhìn mẫu vật, di chuyển bút chì nhưng cố gắng không nhìn vào giấy, hoặc học sinh tự nhìn vào gương để vẽ chính mình (Mỗi em vẽ 3-4 tranh) ; 
- Chọn sản phẩm ưng ý nhất, vẽ thêm chi tiết và vẽ màu . 
Quy trình 3: Trang trí và vẽ tranh qua âm nhạc 
Mô tả: 
Tạo các mảng màu ngẫu nhiên trên giấy A0 hoặc A2 theo giai điệu tiết tấu âm nhạc, sau khi hoàn thành, tưởng tượng ra những hình ảnh, hoặc dùng các mảng màu này để trang trí. 
Cách tổ chức 
- Học sinh đi vòng quanh bàn theo nhịp nhạc, chọn màu ngẫu nhiên vẽ các mảng màu trên giấy; (Nếu không gian chật có thể mỗi em một giấy vẽ) 
- Sau khi hoàn thành mảng màu, có thể suy nghĩ, tưởng tượng ra một hình ảnh mới từ các mảng màu đã tạo ra, hoặc sử dụng mảng màu đó để tạo hình ảnh trang trí. 
Quy trình 4: Xây dựng cốt truyện 
Mô tả: 
X é dán hoặc sử dụng các vật liệu đã qua sử dụng để tạo ra các nhân vật, kết hợp các kỹ thuật vẽ khác để tạo ra địa điểm, nghĩ ra một cốt truyện hợp lý cho sản phẩm. 
Cách tổ chức 
- Giáo viên nêu ra chủ đề, đặt các câu hỏi gợi mở về những nhân vật có trong chủ đề, bối cảnh chủ đề và khuyến khích học sinh tạo ra sản phẩm theo yêu cầu; 
- Sau khi học sinh tạo ra các nhân vật bằng giải pháp xé dán, tạo nhân vật từ vật liệu phế thải, học sinh vẽ tiếp hình ảnh nền, tạo bối cảnh và kể câu chuyện do các em sáng tạo ra dựa trên các nhân vật này. 
Quy trình 5: Tạo hình 3D – Tiếp cận chủ đề 
Mô tả: 
S ử dụng các vật liệu đã qua sử dụng để tạo ra các mô hình ba chiều, giả lập những công trình có thật, theo yêu cầu của giáo viên hoặc ý tưởng của nhóm để tạo ra mô hình. 
Cách tổ chức 
- Giáo viên giới thiệu chủ đề, đặt các câu hỏi gợi ý để giúp học sinh hình thành kiến thức về không gian, bối cảnh; 
- Học sinh tạo ra các mô hình và sắp xếp lại thành một mô hình tổng thể. 
Quy trình 6: Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian 
Mô tả: 
T ạo ra các nhân vật 3D theo yêu cầu từ kẽm mềm, giấy bồi, đất nặn .. . 
Cách tổ chức 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tạo ra các sản phẩm theo chủ đề (lịch sử, địa lý, thể thao, động thực vật) 
- Học sinh tạo các nhân vật theo yêu cầu, sau đó sử dụng nghệ thuật sắp đặt tạo hình. 
Quy trình 7: Tạo hình con rốivà nghệ thuật biểu diễn 
Mô tả: 
Học sinh tạo các con rối từ nhiều vật liệu khác nhau, xây dựng sân khấu và tổ chức biểu diễn. 
Cách tổ chức 
- Giáo viên đưa ra các chủ đề, yêu cầu học sinh xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật 
- Học sinh tạo các nhân vật rối, sau đó tổ chức biểu diễn 
PHẦN 3 
HƯỚNG DẪN SOẠN GIẢNG 
MĨ THUẬT 
THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI 
CỦA ĐAN MẠCH 
SỬ DỤNG TÀI LIỆU 
LUYỆN TẬP MĨ THUẬT 
GIÁO ÁN DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG 
TÊN BÀI HỌC 
MỤC TIÊU 
CHUẨN BỊ 
CÁC HOẠT ĐỘNG 
DẠY HỌC CHỦ YẾU 
CỦNG CỐ DẶN DÒ 
KIẾN THỨC 
KĨ NĂNG 
THÁI ĐỘ 
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC 
DẠY BÀI MỚI 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
GIỚI THIỆU 
CÁC 
HOẠT ĐỘNG 
 DẠY HỌC 
HẠN CHẾ 
1 
Soạn từng bài (soạn nhiều) 
2 
Thời gian thực hành quá ít (20 – 25 phút) 
3 
Khó cho ra sản phẩm có chất lượng cao 
4 
Các bài học rời rạc, thiếu liên kết 
5 
Quá ít thời gian cho việc lồng ghép, tích hợp 
SÁCH LUYỆN TẬP MĨ THUẬT 
SÁCH LUYỆN TẬP MĨ THUẬT 
TÊN CHỦ ĐỀ 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
CHUẨN BỊ TỔ CHỨC 
CÁC HOẠT ĐỘNG 
DẠY HỌC CHỦ YẾU 
RÚT KINH NGHIỆM 
VÀ ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG 
TÊN CHỦ ĐỀ 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
CHUẨN BỊ TỔ CHỨC 
KIẾN THỨC 
KĨ NĂNG 
THÁI ĐỘ 
THỜI GIAN 
ĐỒ DÙNG 
DẠY HỌC 
HÌNH THỨC 
 TỔ CHỨC 
HS hiểu ý nghĩa nội dung chủ đề 
HS thực hiện được các 
hoạt động trong chủ đề 
HS có nhận thức ban đầu hoặc phản hồi tích cực về chủ đề 
Thời lượng tổ chức chủ đề (Số tiết) 
Tùy theo thực tế nhà trường 
Tùy điều kiện trường lớp 
để tổ chức (trong lớp, ngoài trời, nhóm) 
CÁC HOẠT ĐỘNG 
DẠY HỌC 
CHỦ YẾU 
RÚT KINH NGHIỆM 
VÀ ĐIỀU CHỈNH 
 BỔ SUNG 
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC VÀ 
KIỂM TRA CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 
DẠY BÀI MỚI 
TÌM HIỂU 
CHỦ ĐỀ 
CÁC 
HOẠT ĐỘNG 
CƠ BẢN 
THỰC HÀNH 
TỔNG KẾT 
CHỦ ĐỀ 
TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ 
1 
Tìm hiểu ý nghĩa chủ đề và các nội dung liên quan 
2 
Phân tích, so sánh các nội dung trong chủ đề 
3 
Định hướng hình thành sản phẩm sau cùng 
CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
1 
Tổ chức quan sát nhận xét 
2 
Giới thiệu trình tự thực hiện 
3 
Thu thập vật liệu (Với thường thức mĩ thuật thì là trả lời các câu hỏi) 
THỰC HÀNH 
 GV hướng dẫn học sinh hoàn thành sản phẩm theo đề tài đã chọn, quan sát, hỗ trợ, đặt câu hỏi gợi ý, nhận xét góp ý để học sinh hoàn thiện sản phẩm. 
 Tùy theo loại hình sản phẩm học sinh lựa chọn để hướng dẫn học sinh thực hiện các quy trình tạo hình 3D hoặc quy trình điêu khắc tiếp cận chủ đề. 
TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ 
1 
HS trình bày sản phẩm 
2 
HS tham quan, nhận xét, chia sẻ 
3 
HS thuyết minh đánh giá sản phẩm 
4 
Tích hợp giáo dục hoặc phản hồi tích cực 
5 
Dặn dò 
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:  - Kiến thức: Học sinh hiểu được ý nghĩa nội dung chủ đề “Ngày hội mùa xuân”.  - Kỹ năng: Học sinh thực hiện được các hoạt động trong chủ đề:  + Vẽ cây  + Vẽ tranh đề tài sinh hoạt: Trồng cây  + Vẽ hoặc xé dán, nặn tạo dáng đề tài: Ngày hội quê em.  - Thái độ: Học sinh có nhận thức ban đầu hoặc phản hồi tích cực về nội dung “Ngày hội quê em”.  II. CHUẨN BỊ TỔ CHỨC:  - Thời gian tổ chức: 2 tiết  - Đồ dùng dạy học: Vở luyện tập Mỹ thuật, bài giảng trên máy tính  - Địa điểm: Tại lớp.   
GIÁO ÁN THAM KHẢO 
CHỦ ĐỀ 6: NGÀY HỘI MÙA XUÂN 
(LỚP 4) 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra công tác chuẩn bị. 
 - Ổn định lớp. 
 - Kiểm tra đồ dùng học tập. 
2. Bài mới 
a. Tìm hiểu chủ đề: 
 - Giới thiệu về chủ đề 
 + Quan sát một số hình ảnh hoặc xem một đoạn video về một số hoạt động về ngày hội mùa xuân. 
 + Thảo luận: Nêu những nội dung, hình ảnh vẽ tranh chủ đề “Vẽ cây”, “Vẽ tranh đề tài sinh hoạt”, “Vẽ hoặc xé dán, nặn tạo dáng đề tài ngày hội quê em ”. 
 Tự kiểm tra 
 Học sinh quan sát, kể tên và mô tả các hình ảnh có trong tranh hay đoạn video, nêu được ý nghĩa của tranh/video . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
b . Các hoạt động cơ bản: 
 - Tổ chức quy trình vẽ cùng nhau . 
 - Tổ chức thu hoạch vật liệu 
c. Thực hành sản phẩm: 
 - Hướng dẫn học sinh hoàn thành sản phẩm theo đề tài. 
d. Tổng kết chủ đề: 
 - Giáo viên nhận xét, góp ý hoàn thiện sản phẩm, lồng ghép giáo dục qua bài học. 
- Học sinh xây dựng hình ảnh trên giấy 
- Chọn lọc các hình ảnh phù hợp với đề tài. 
 Học sinh vẽ lại màu sau đó tùy theo ý tưởng của nhóm có thể xử lý vật liệu . 
 Học sinh chú thích chủ đề . 
- Học sinh trình bày sản phẩm, tham quan và nhận xét. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
IV. RÚT KINH NGHIỆM VÀ ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:  
PHẦN 4 
THỰC HÀNH 
Nhóm 1: 
Cô Trang, cô Thúy, cô Lai, cô Vân 
(Lớp 5 – Chủ đề 2: An toàn giao thông) 
Nhóm 2: 
Cô Thu, cô V. Anh, thầy Bảo, cô Giang 
(Lớp 2 – Chủ đề 3: Người em yêu quý) 
Nhóm 3: 
Cô L. Phương, cô Nhi, cô Hạnh, thầy Bình 
(Lớp 4 – Chủ đề 8: Vẽ theo mẫu lọ và quả) 
Nhóm 4: 
Cô Ân, cô T. Phương, thầy Thanh, cô An, cô Thảo 
(Lớp 4 – Chủ đề 3: Mái trường của em) 
CÁC NHÓM TRÌNH BÀY 
SẢN PHẨM 
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 
SẢN PHẨM 
Xin cảm ơn! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxsoan_giang_day_hoc_mi_thuat_theo_chu_de_nam_hoc_2017_2018.pptx