Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học những chủ đề có liên quan đến đường nét và thể hiện bằng đường nét

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học những chủ đề có liên quan đến đường nét và thể hiện bằng đường nét

Ngôn ngữ rung cảm của đường nét

Ta nhận thấy những loại đường nét gợi cho trí óc chúng ta cái cảm tưởng khá rõ ràng để nhận định cái ý nghĩa riêng biệt của nó. Cũng đôi khi cái cảm tưởng đó vượt khỏi tầm phân tích của ta. Những sự phối hợp sẵn có giữa đường nét và cảm giác đã được nghiên cứu kỹ càng và được dùng cho bộ môn kiến trúc và trang trí, thì người nhiếp ảnh cũng có thể áp dụng nó được.

Như vậy ta có thể khái niệm rằng: đường thẳng có nghĩa là phối hợp với nghị lực và bền bỉ biểu lộ sự cương quyết mà đường cong không có được , vì nó chỉ có thể gợi cho ta ý mềm dẻo, yếu đuối và kết tụ. Đường cong cũng thuận cho cách gợi một vòng tròn đều đặn mà khi ngắm đường gẫy khúc không thể có được. Đường gẫy khúc với sự chập chờn và run rẩy của nó cho ta cảm tưởng linh động.

Nhưng đường nét lại còn cho ta nhiều cảm tưởng đặc biệt tùy theo vị trí của nó và cách xếp đặt. Ai lại không biết là đường ngang gợi cảm giác bình thản, buồn bã. Trái lại đường dọc gợi cho cảm giác sôi nổi và phát sinh ra cảm tưởng trang nghiêm, cao quý.

Chúng ta chợt có những cảm giác lạ khi ta ngắm đường ngang mặt biển trải rộng mênh mông hầu như vô tận trước tầm mắt chúng ta, hay khi ngắm cây tháp cao vút của ngôi giáo đường, ta thấy như dễ đụng tới từng mây.

Góc cạnh là do sự gặp nhau của hai đường hội tụ mà thành và gợi cho những cảm giác do đường nghiêng nghiêng của cạnh. Góc cạnh càng thu hẹp thì cảm tưởng càng nhiều và giống như cảm tưởng phát sinh bởi cái ngắn của đường dọc. Góc cạnh càng mở rộng cảm giác có thể gần gũi đến lẫn lộn với cái ngắn của đường ngang.

Như thế những đường của hình chóp và hình tam giác cho ta ý niệm lạ, bền bỉ, vững vàng. Tùy theo hình dáng cân xứng của hình tam giác mà ta sẽ thấy hợp với đường ngang hay với đường dọc: hình tam giác cạnh dưới (đáy) hẹp và mỏng mảnh sẽ thoảng thấy như đường dọc. Hình tam giác cạnh dưới (đáy) rộng sẽ thấy như đường ngang.

Hình tam giác gợi cảm giác vững chắc và sống động mà khi thêm vào đó những đường chéo sẽ cho cảm tưởng hoạt động và nhịp nhàng.

Đường hội tụ cũng có thể gợi cho ta sự thốt ra, sự vô tận. Tùy theo vị trí của điểm tụ mà những đường đó cho ta cảm tưởng đi lên hay cảm tưởng về chiều sâu.

Đường chéo gợi sự hoạt động, tốc độ. Nếu bắt chéo nhau, nó biểu lộ sự lẫn lộn, sự không thăng bằng, sự hằng hà sa số. Nếu nó vượt khỏi một điểm thì đó là phóng ra, là tia ra, là đụng chạm và là bạo hành. Nếu nó được phân chia đều đặn, nó cho ta cảm giác vững vàng.

Đường cong cũng không có được tính chất rõ ràng như đường thẳng. Ta cũng thấy những đường cong rất mỹ miều hấp dẫn như trong thế giới thảo mộc, trong thế giới động vật lúc còn nhỏ và nó mất dần đi khi cằn cỗi già nua, và cũng như thấy đường cong đậm tính chất uy nghi gần nghĩa điều hòa khi nó mô tả đạn đạo vòng cầu.

Đường cong dùng để nối liền những yếu tố trong bố cục và ráp lại những phần trong bố cục. Vì sự quan trọng của nó nên trong nhiều trường hợp nếu thiếu nó thì bố cục không thành.

 

doc 22 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 655Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học những chủ đề có liên quan đến đường nét và thể hiện bằng đường nét", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thân trẻ. Cảm nhận mỹ thuật qua tranh vẽ vừa là sự cảm nhận về cái đẹp của tác phẩm thông qua cảm giác và tri giác, đồng thời vừa là quá trình tiếp nhận những cảm xúc phán đoán. Nên tranh vẽ có giá trị giáo dục rất lớn đối với trẻ. 
Vì vậy, các bậc cha mẹ không nhìn nhận một cách phiến diện đối với những bức tranh của con cái mình mà cần có thái độ ân cần, quan tâm, hỏi han trẻ xem vì sao trẻ lại làm như vậy, vẽ như thế có ý nghĩa gì? Điều đó sẽ giúp cha mẹ, cô giáo hiểu được những nhận thức, suy nghĩ về thế giới xung quanh, từ đó giúp trẻ thể hiện được sự hiểu biết phong phú về cuộc sống đời thường thông qua những đường nét thể hiện trong bức tranh của trẻ. Đồng thời, vẽ tranh còn giúp trẻ có được những giây phút thư giãn, sáng tạo cũng như khả năng diễn đạt của trẻ. Chúng ta phải đặt mình vào vị trí của trẻ, quan sát, tư duy theo cách của trẻ thì mới hiểu được tranh của trẻ muốn nói gì.
II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1. Tìm hiểu thực tế dạy học những chủ đề có liên quan đến đường nét và thể hiện bằng đường nét. Xác định một số khó khăn hạn chế trong quá trình dạy học.
	 2. Giúp học sinh hiểu rõ về đường nét để thể hiện trong quá trình vẽ
3. Góp phần nâng cao chất lượng học sinh.
4. Đúc rút thêm kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân và làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp.
III. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh Tiểu học. 
2. Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh trong trường Tiểu học. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Tập hợp tài liệu liên quan đến kiến thức giảng dạy môn Mỹ thuật cũng như thực tế. 
- Điều tra thực nghiệm tại một số trường Tiểu học tại địa phương.
- Quan sát hoạt động thực hành của học sinh trong giờ học, đưa ra phương pháp hướng dẫn quy trình cụ thể, khoa học.
B. NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. VAI TRÒ CỦA ĐƯỜNG NÉT
Ngay từ khi mới xuất hiện, ngôn ngữ đầu tiên của loài người chính là các nét 
vẽ. Từ chỗ các nét vẽ đơn giản, nguệch ngoạc dần dần con người đã biết sử dụng 
các nét vẽ có đậm nhạt thể hiện khá sinh động thế giới khách quan và nét 
trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong mọi hoạt động của con người. 
 Như các nhà khảo cổ học đã tìm thấy được ở các hang động của người Nguyên 
thuỷ có nhiều hình vẽ trên vách đá cả về hình và đậm nhạt có giá trị về lịch sử và 
nghệ thuật. Đó là những nét vẽ tuy còn vụng về nhưng là những dấu hiệu đầu 
tiên của loài người.
Tóm lại, trong nghệ thuật hội hoạ, vai trò của nét vẽ rất quan trọng, muốn tạo nét phải có đường, đường làm nên nét. Những tập hợp điểm trong 
tranh tạo nên nét vẽ và đường nét làm nên hình trong tranh. Đường bao giờ cũng 
chỉ ra một phương hướng nhất định và chúng tạo nên nhiều cảm xúc thẩm mĩ khác 
nhau: Đường thẳng, đường nằm ngang tạo nên sự ổn định chắc chắn, đường 
tĩnh, đường nghiêng ngả (xiên) tạo cảm giác bấp bênh không ổn định. Chính vì vậy trong hội hoạ đường và nét luôn phải đi song hành cùng nhau.
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Đường nét là tập hợp của nhiều điểm trong chuyển động, là ngôn ngữ cơ bản của nghệ thuật tạo hình. Có nhiều loại đường, đường thẳng, đường gấp khúc, đường cong, đường tròn, đường xoắn ốc.
Đường bao giờ cũng chỉ ra một phương hướng nhất định và chúng gợi nên nhiều cảm xúc thẩm mỹ khác nhau cho những bức vẽ.
Nét thể hiện độ to nhỏ, dài ngắn, dày mỏng do đường vạch ra.
Trong nghệ thuật tạo hình, khái niệm đường nét thường song hành với nhau, muốn tạo nét phải có đường, đường nét sẽ tạo ra các đối tượng của nghệ thuật tạo hình trong không gian và trên mặt phẳng.
Ta thấy những đường thẳng đứng và những đường nằm ngang tạo ra sự ổn định, chắc chắn và tĩnh. Những đường xiên tạo ra cảm giác nghiêng ngả, bấp bênh, không ổn định, cũng có đường nghiêng lại tạo cảm giác lung linh, xao động và gần gũi. Đường gắn với phương và hướng. Nét gắn với đặc điểm nhận dạng bằng nét. Cần diễn đạt sự vật có tính chất tương phản ta có các từ về nét: nét thanh - nét thô - nét đậm - nét mềm - nét cứng - nét gai góc...
Dùng đường nét có thể diễn tả được hình dáng, cấu trúc, trạng thái của một người, một vật hay một phong cảnh nào đó. ngoài ra, đường nét còn góp phần diễn tả tình cảm, tính cách của nhân vật.
Chính vì vậy, trong quá trình dạy đòi hỏi người giáo viên phải gợi ý làm sao khơi dậy được tư duy của trẻ để trẻ đưa vào những hình ảnh hiện có trong thực tế chứ không chỉ dựa vào những hành động diễn ra bằng tay. Trẻ tư duy thế giới xung quanh bằng con mắt ngây thơ trong sáng và non nớt. Khi có thể cầm bút trong tay thì một trong những hoạt động thú vị nhất của trẻ là nguệch ngoạc những hình thể trên giấy. Trẻ vẽ không theo một tiêu chuẩn về kỹ thuật như bố cục, phối màu hay phải giống thực. 
Với những bức vẽ hình thù kì lạ lại là một thông điệp hay một bản “mô tả bản thân” khá phong phú. Qua đó, trẻ bày tỏ một cách hoàn toàn vô thức những gì các em được thấy, được hình dung và cả những mong ước thầm kín của mình. Điều này “thực” hơn rất nhiều những gì các em được vẽ dưới sự hướng dẫn của người lớn. Khả năng sử dụng đường nét, hình dạng như những phương tiện truyền cảm, thể hiện ở mức độ tích cực và tương đối chuẩn xác trong việc thể hiện các sự vật có tích cực quan sát, nhận thức chính là điều kiện giúp trẻ biết sử dụng màu sắc một cách sinh động để thể hiện một cách sáng tạo nội dung tranh vẽ, qua đó mà biểu lộ suy nghĩ, tình cảm, ước mơ của mình qua những bức tranh trẻ vẽ. Ta có thể thấy rằng khả năng cảm nhận và thể hiện cách vẽ của trẻ có sự thay đổi rõ rệt về cả tư duy cũng như trí tưởng tượng và sáng tạo.
Chương 2
THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH
	I. THỰC TRẠNG VỀ HỌC SINH SỬ DỤNG ĐƯỜNG NÉT BIỂU CẢM TRONG TRANH VẼ
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Mỹ thuật cho các em từ lớp 1-5, thông qua các bài vẽ của học sinh tôi nhận thấy thực trạng sau:
1. Thuận lợi
- Học sinh hiểu được cơ bản về tính biểu cảm trong tranh vẽ.
- Đa số HS thể hiện được bài vẽ theo suy nghĩ và biểu cảm của mình tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh theo chủ đề.
- Có nhiều HS có tính tư duy sáng tạo tốt, thể hiện được các đường nét mềm mại, có chiều sâu tạo thành nhiều tác phẩm có tính thẩm mỹ cáo.
- Trong quá trình vẽ HS tập trung tưởng tượng, chủ động điều khiển bút vẽ theo sự liên tưởng cảm xúc về đường nét diễn tả hình ảnh của đối tượng.
- Học sinh biết thể hiện cảm xúc của mình trong đường nét bằng màu sắc.
- Học sinh biết đổi bài với bạn để cảm nhận đánh giá, nhận xét theo nội dung chủ đề bài học. 
- Học sinh hứng thú với bộ môn.
2. Khó khăn
- Một số học sinh chưa thực sự hiểu rõ về thể hiện đề tài bằng đường nét biểu cảm để tạo thành TP.
- Một số học sinh hiểu được nội dung chủ đề nhưng cách thể hiện, trình bày còn gặp nhiều lúng túng.
- Hầu hết các em học sinh là con em nông thôn nên khi mới bước vào đầu cấp học như học sinh lớp 1 các em còn chưa thành thạo tiếng phổ thông nên hầu hết các em chưa giành hết thời gian cho môn Mĩ thuật nên việc dạy và học còn hạn chế. 
- Do quan niệm của một số bậc phụ huynh, thiếu sự quan tâm học tập cho học sinh, còn chưa coi trọng môn học Mĩ thuật... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của giáo viên và học sinh gây cho học sinh cảm giác chán nản, không tự tin khi học bài.
II. NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI
- Học sinh còn ngần ngại khi tiếp xúc với các môn năng khiếu, đặc biệt là môn Mỹ thuật, đòi hỏi học sinh cần phải có tư duy, sáng tạo và óc tưởng tượng phong phú. 
- Các em còn rụt rè trong việc giao lưu học hỏi bạn bè về việc thể hiện cảm xúc của mình trong tranh vẻ. 
- Một số giáo viên còn hạn chế trong việc lựa chọn phương pháp dạy học nhằm phát huy sự năng động sáng tạo của học sinh. Hạn chế trong việc tìm nguồn tài liệu cho học sinh tham khảo, mở rộng cách nhìn cho học sinh.
Chương 3
NỘI DUNG VẤN ĐỀ
 I. ĐẶC ĐIỂM
Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, thu hút rất nhiều học sinh.  Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy Mĩ thuật, phong trào học Mĩ thuật ngày càng một sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và môn học đã được chú ý.
Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật sáng tạo, vì vậy không ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư cho môn học. Qua đó các em thấy rằng Mĩ thuật là môn học bổ ích, lý thú và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là môn học bổ trợ tích cực cho các môn học khác. 
Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng. Để giảng dạy môn Mĩ thuật trong chương trình đào tạo được thành công, 
điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: tài liệu, phương tiện, đồ dùng 
trực quan,... Ngoài ra học sinh cần phải hiểu về bản chất của vẽ tranh biểu cảm bằng đường nét là gì?
II. CÁC VẤN ĐỀ CẦN TÌM HIỂU
	Từ thực trạng trên, cũng như nội dung mục tiêu của dạy học Mỹ thuật về tính biểu cảm của đường nét trong tranh vẽ, tôi đưa ra một số khái niệm và nội dung giúp học sinh hiểu rõ hơn về nội dung đề tài mà tôi đang nghiên cứu.
	1. CÁC KHÁI NIỆM
 	 1.1. Nét
	Vậy, Nét là gì? -“Nét là một vệt có chiều dài lớn hơn nhiều so với chiều rộng”. Nếu định nghĩa theo nghĩa động thì “Nét là đường tạo thành do sự dịch chuyển của 1 điểm”. Ở định nghĩa này nét trở nên có hướng.
Cũng có người phân biệt ĐƯỜNG và NÉT là 2 khái niệm khác nhau:
- Đường: thuộc về lý trí, cố định
- Nét: thuộc về tình cảm, tuỳ hứng, linh động
* Các thuộc tính của đường nét:
Ngắn - dài. Dày - mảnh. Đậm - nhạt. Thẳng - cong.
Gấp khúc – uốn lượn.	Liền lạc – đứt khúc.
Nét đều – nét vuốt.	Có hướng – vô hướng.
a,  Nét đơn
b, Nét tập hợp
Nhiều phần tử nối tiếp tạo thành đường
Vậy tính chất biểu cảm của đường nét là gì?
Đường nét mạnh hay nhẹ; mềm hay gắt; nhạt hay đậm đều có thể hiện:
- Cá tính người vẽ: Là nữ hay nam; trầm tính hay nóng nảy
- Cảm xúc hay trạng thái của người vẽ: vui, buồn, nóng giận..
Sự khác biệt của đường nét còn do công cụ tạo ra chúng: Nét chì - Nét mực - Nét cọ - Nét phấn.
Có thể nhìn nét, nhận ra chúng được vẽ bằng dụng cụ gì
Ví dụ: Chủ đề 1: Cuộc dạo chơi của đường nét - Lớp 1
- Học sinh nhận ra và nêu đặc điểm của các đường nét cơ bản.
- Vẽ được các nét và tạo ra sự chuyển động của các đường nét khác nhau theo ý thức. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
Với bài này học sinh phải hiểu được các khái niệm cơ bản của đường nét. Học sinh có thể thực hành tạo ra sản phẩm của mình thông qua sự hướng dẫn của giáo viên. 
Đây là bài học đầu tiên của học sinh khi bước đầu làm quen với đường nét trong tranh vẽ.
1.2. Yếu tố thị giác đường nét trong khung hình
Nét tạo ra cảm giác:
a. Thẳng: Vững vàng
b. Ngang: Bình yên
c. Đường chéo: Năng động
d. lượn sóng: Uyển chuyển
e. Tròn: Tập trung
	2. SỰ GỢI CẢM BẰNG ĐƯỜNG NÉT
2.1. Sự phù hợp giữa đường nét và tâm hồn 
Ta phải tập nhìn ra đường nét ngay lúc đóng khung cho ảnh để chụp để có thể áp dụng những quy tắc bố cục. Có bốn loại đường nét thường dùng trong bố cục:
- Đường ngang 	- Đường dọc 
- Đường chéo 	- Đường cong
Những loại đường này có thể dùng riêng biệt hoặc phối hợp tùy theo loại và tùy theo chủ đề của ảnh.
Làm sao những đường nét chỉ có hình thức trừu tượng mà lại có mãnh lực rung cảm? Nếu chúng ta nghiên cứu một số những tác phẩm hội họa thì ta thấy bố cục của những họa sĩ danh tiếng thường đặt căn bản trên vài hình thức Kỷ - hà - học. Không phải chỉ có hội họa mà còn cái gì do người tạo ra đều tìm đến hình thức sắp xếp của Kỷ - hà - học vì nhãn quan của người ta đã bị giáo dục theo cái cân xứng sắp xếp đó, vô tình chúng ta đã tìm những đường mạnh của bố cục để căn cứ vào đó mà suy tưởng và cảm xúc.
Bố cục của vũ trụ đặt căn bản trên hình thức Kỷ - hà - học nên làm cho cảm giác chúng ta bị những hình thức kỷ hà ăn sâu và chi phối. Ví dụ khi nói đến kim tự tháp Ai - Cập là ta nghĩ ngay đến hình chóp bốn góc, khi nói đến nhà thờ ta nghĩ ngay đến tháp chuông cao vút với vẻ uy nghi.
Như vậy là có sự liên quan chặt chẽ giữa sự xây dựng đường nét của ảnh với sự truyền cảm của tâm hồn. Nếu ta chú ý đến sự phù hợp đó ta sẽ kiểm điểm được bố cục của ta.
2.2. Ngôn ngữ rung cảm của đường nét 
Ta nhận thấy những loại đường nét gợi cho trí óc chúng ta cái cảm tưởng khá rõ ràng để nhận định cái ý nghĩa riêng biệt của nó. Cũng đôi khi cái cảm tưởng đó vượt khỏi tầm phân tích của ta. Những sự phối hợp sẵn có giữa đường nét và cảm giác đã được nghiên cứu kỹ càng và được dùng cho bộ môn kiến trúc và trang trí, thì người nhiếp ảnh cũng có thể áp dụng nó được.
Như vậy ta có thể khái niệm rằng: đường thẳng có nghĩa là phối hợp với nghị lực và bền bỉ biểu lộ sự cương quyết mà đường cong không có được , vì nó chỉ có thể gợi cho ta ý mềm dẻo, yếu đuối và kết tụ. Đường cong cũng thuận cho cách gợi một vòng tròn đều đặn mà khi ngắm đường gẫy khúc không thể có được. Đường gẫy khúc với sự chập chờn và run rẩy của nó cho ta cảm tưởng linh động.
Nhưng đường nét lại còn cho ta nhiều cảm tưởng đặc biệt tùy theo vị trí của nó và cách xếp đặt. Ai lại không biết là đường ngang gợi cảm giác bình thản, buồn bã. Trái lại đường dọc gợi cho cảm giác sôi nổi và phát sinh ra cảm tưởng trang nghiêm, cao quý.
Chúng ta chợt có những cảm giác lạ khi ta ngắm đường ngang mặt biển trải rộng mênh mông hầu như vô tận trước tầm mắt chúng ta, hay khi ngắm cây tháp cao vút của ngôi giáo đường, ta thấy như dễ đụng tới từng mây.
Góc cạnh là do sự gặp nhau của hai đường hội tụ mà thành và gợi cho những cảm giác do đường nghiêng nghiêng của cạnh. Góc cạnh càng thu hẹp thì cảm tưởng càng nhiều và giống như cảm tưởng phát sinh bởi cái ngắn của đường dọc. Góc cạnh càng mở rộng cảm giác có thể gần gũi đến lẫn lộn với cái ngắn của đường ngang.
Như thế những đường của hình chóp và hình tam giác cho ta ý niệm lạ, bền bỉ, vững vàng. Tùy theo hình dáng cân xứng của hình tam giác mà ta sẽ thấy hợp với đường ngang hay với đường dọc: hình tam giác cạnh dưới (đáy) hẹp và mỏng mảnh sẽ thoảng thấy như đường dọc. Hình tam giác cạnh dưới (đáy) rộng sẽ thấy như đường ngang.
Hình tam giác gợi cảm giác vững chắc và sống động mà khi thêm vào đó những đường chéo sẽ cho cảm tưởng hoạt động và nhịp nhàng.
Đường hội tụ cũng có thể gợi cho ta sự thốt ra, sự vô tận. Tùy theo vị trí của điểm tụ mà những đường đó cho ta cảm tưởng đi lên hay cảm tưởng về chiều sâu.
Đường chéo gợi sự hoạt động, tốc độ. Nếu bắt chéo nhau, nó biểu lộ sự lẫn lộn, sự không thăng bằng, sự hằng hà sa số. Nếu nó vượt khỏi một điểm thì đó là phóng ra, là tia ra, là đụng chạm và là bạo hành. Nếu nó được phân chia đều đặn, nó cho ta cảm giác vững vàng.
Đường cong cũng không có được tính chất rõ ràng như đường thẳng. Ta cũng thấy những đường cong rất mỹ miều hấp dẫn như trong thế giới thảo mộc, trong thế giới động vật lúc còn nhỏ và nó mất dần đi khi cằn cỗi già nua, và cũng như thấy đường cong đậm tính chất uy nghi gần nghĩa điều hòa khi nó mô tả đạn đạo vòng cầu.
Đường cong dùng để nối liền những yếu tố trong bố cục và ráp lại những phần trong bố cục. Vì sự quan trọng của nó nên trong nhiều trường hợp nếu thiếu nó thì bố cục không thành.
2.3. Vậy đường nét tạo ra hình như thế nào?
a, Đường tạo ra hình dạng
b, Đường tạo ra khối 
c, Khối do các đường song song
d, Lên khối do tô bóng
e, Khối do xoay tròn
 Khối cầu được tạo thành từ vòng xoay 360o của nữa hình tròn quanh trục đường kính. Hình nón, hình trụ cũng được tạo ra theo cách này.
Ví dụ: Trong chủ đề: Sự liên kết thú vị của các hình khối
(Dạy lớp 5 tuần 5)
 	- HS nhận ra và phân biệt và chỉ ra được sự liên kểt các hình khối cơ bản, trên đồ vật,sự vật...
 	- Biết cách tạo được hình khối ba chiều từ vật liệu dễ tìm và liên kết thành đồ vật, con vật
 	- HS giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
f, Đường tạo chất liệu bằng các khoảng hở khác nhau của đường nét
g, Đường tạo ra không gian 
h, Đường tạo chiều sâu (phối cảnh)
i, Đường tạo ra chuyển động
Ví dụ: Chủ đề 3: Âm nhạc và màu sắc (Lớp 5 - Tuần 9)
- HS nghe nhạc và vận động, chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét, màu sắc thật uyển chuyển.
- HS biết và hiểu đường nét và màu sắc trong bức tranh và cảm nhận, tưởng tượng hình ảnh. HS phát huy được khả năng sáng tạo, nêu và cảm nhận được về sản phẩm của mình và bạn.
k, Đường tạo ra sự biến dạng
Làm cong đường thẳng: 2 đường thẳng song song nằm ngang dường như bị cong ra ngoài khi nằm trên các đường thẳng ly tâm
Làm ngắn 1 đoạn: Đường màu cam bên dưới có vẻ ngắn hơn đường ở trên? thật ra chúng bằng nhau đó.
m, Đường nét vô hình: Nhìn vô tranh bạn sẽ bị cuốn mắt về ngôi nhà
3. VAI TRÒ CỦA ĐƯỜNG NÉT TRONG BỐ CỤC 
Khi đề cập đến bố cục là nói đến đường nét, vậy chúng ta thử tìm hiểu và phân tích vai trò quan trọng của đường nét trong bố cục để xây dựng tác phẩm.
Như chúng ta đã thấy, ánh sáng chiếu vào những hình thể trong vũ trụ, tạo nên đường nét. Đường nét có thể là đen, là trắng, là xám, cũng có thể to hoặc nhỏ và không bắt buộc phải liên tục.
Tùy theo tính chất và vị trí của đường nét, tùy theo những đường viền kết hợp thành nó, nên đường nét có thể làm rung cảm tâm hồn và tạo những nguồn cảm xúc khác nhau.
Đường nét là căn bản xây dựng nội tâm của ảnh : thẳng, cong hay gẫy khúc, nó có thể cho nhìn thấy hoặc cụ thể ra, hoặc gợi ra (trong phong cảnh không có đường nét lớn để lấy làm chính thì sự liên lạc hữu hình hoặc vô hình là đường nét chính) cho người xem. Đường nét có thể là ngang, là dọc, là chéo. Đường nét có thể đặt theo những nhịp điệu có nhiều tương ứng với chúng ta, bởi vì nó bắt nguồn từ những sự biểu lộ tự nhiên và nó lược đồ hóa sức mạnh ấy tùy thuộc loại hình ảnh trình bày không thay đổi từ ngàn xưa.
Như vậy người ta ghép ý nghĩa trang nghiêm với đường dọc, phẳng lặng với đường ngang, sống động với đường chéo. Và đường thẳng vẫn có ý nghĩa là cứng rắn, là nghiêm khắc, đường cong diễn tả sự rung cảm và sự trọn vẹn, đường gấp diễn tả sự sống động và hỗn loạn.
Như vậy có thể thấy: Đường nằm ngang cho cảm giác TĨNH: trạng thái cân bằng, bình yên. Ở trạng thái cân bằng tuyệt đối, là giọt nước cũng không lăn. Thể hiện rõ nhất trong tranh phong cảnh là đường chân trời
Trạng thái tĩnh tại, bình yên, thanh thản
Đường thẳng đứng cho cảm giác TRỤ hoặc VƯƠN: vững vàng, cứng cáp, có sức mạnh, tỉnh táo, .. như hình ảnh của 1 người lính đứng nghiêm.
Đường thẳng đứng tạo cảm giác vươn cao
Các đường thẳng đứng vuông góc với đường chân trời thể hiện sự mạnh mẽ, cứng cáp thường được gắn với niềm tin tôn giáo, nhân phẩm.. Các thánh đường Gothic khai thác rất nhiều hình ảnh này trong kiến trúc với hàng cột vươn cao.
 	Đường chéo cho cảm giác ĐỘNG: chuyển động và áp lực. Tư thế người đang di chuyển thường nghiêng về phía trước. Hòn đá lăn trên bờ dốc nghiêng.
Cây nghiêng do gió tác động, và sẽ về lại trạng thái ban đầu ngay khi gió ngưng.
 Đường tròn cho cảm giác TẬP TRUNG: chúng luôn hút ánh mắt người xem về tâm
Mắt người nhìn luôn bị cuốn hút vào tâm
Đường uốn lượn, lượn sóng cho cảm giác UYỂN CHUYỂN: Là đường di chuyển của chất lỏng, kiểu chuyển động mềm mại, duyên dáng
Đèo San Bernardino giữa Ý và Thuỵ Sĩ
Kiểu đường này là chuỗi liên tiếp các đường chéo nên nó có tính linh động rất cao, tạo cảm giác phấn khích.
Ở khía cạnh tiêu cực, kiểu đường này cũng cho thấy sự bất ổn, lo lắng, thay đổi hướng liên tục, thậm chí nó cũng có ý nguy hiểm và đổ vỡ nữa.Trong thời đại hiện nay, đường nét không chỉ được thể hiên trên tranh mà còn được sử dụng trong NT sắp đặt 
C. KẾT LUẬN
Vẽ là một cách biểu lộ tình cảm giống như vui đùa và nói. Học sinh thể hiện niềm vui, hạnh phúc, ước mơ, và đôi khi cả nỗi sợqua tranh vẽ. Vì thế, các bức vẽ của học sinh cũng chính là một cách thức giao tiếp với mọi người để trẻ giải bày về thế giới xung quanh và những mối quan hệ mà trẻ cảm nhận được, các em thực sự có thể vẽ lại “hiện thực theo mắt nhìn”, có khả năng sao chép khá cao và đã làm chủ được nét vẽ của mình. Nhưng dù là ở giai đoạn nào đi nữa, thì vẽ tranh vẫn là một hình thức bộc lộ tâm lý của học sinh một cách tự nhiên và hiệu quả nhất thông qua cách các em lựa chọn nguyên vật liệu, nét vẽ, màu sắc, chi tiết, bố cục
Khi vẽ, học sinh không sử dụng nguyên vật liệu một cách ngẫu nhiên mà thường cẩn thận chọn bút vẽ, khổ giấy. Mỗi một sự lựa chọn đều phản ánh tính

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_nhung_chu_de_co_lien_quan_den.doc