Đề tài Kinh nghiệm giúp học sinh hứng thú khi học tiết trang trí ứng dụng trong môn Mỹ thuật cấp THCS

Đề tài Kinh nghiệm giúp học sinh hứng thú khi học tiết trang trí ứng dụng trong môn Mỹ thuật cấp THCS

Qua quá trình áp dụng sáng kiến vào trong các bài dạy tôi thấy các em học sinh thích thú, yêu thích môn học hơn, các em say mê tìm tòi sáng tạo để làm mới các đồ vật và số lượng các đồ vật được các em tái chế, làm mới ngày một nhiều lên. Qua một thời gian áp dụng sáng kiến, tôi đã nhận được sự động viên, quan tâm khích tệ từ các đồng nghiệp, các bậc phụ huynh học sinh. Và thực sự các đồ vật được các em làm ra có giá trị sử dụng rất hiệu quả trong cuộc sống, cho chính bản thân và gia đình các em.

Tôi hi vọng khi đọc xong đề tài này các bạn cũng sẽ tìm ra cho mình cách hướng dẫn học sinh vận dụng các phương pháp vào bài một cách có hiệu quả.

Tuy nhiên với thời gian không nhiều và tài liệu tham khảo chưa được phong phú chắc chắn rằng đề tài này còn có những thiếu sót, hạn chế mà bản thân tôi không phát hiện ra. Để đề tài này thực sự hoàn thiện và có hiệu quả cao hơn tôi mong rằng các bạn sẽ có những ý kiến đóng góp xây dựng và chỉnh sửa sau khi đã đọc và nghiên cứu kĩ đề tài.

 

doc 17 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 5341Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm giúp học sinh hứng thú khi học tiết trang trí ứng dụng trong môn Mỹ thuật cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
	Chương trình Mĩ thuật ở THCS bao gồm nhiều phân môn: Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh đề tài và thường thức mỹ thuật. Nhưng theo nhận định của tôi, phân môn vẽ trang trí giúp cho học sinh ứng dụng nhiều trong cuộc sống, đặc biệt sẽ phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy, trừu tượng của học sinh. 
Khi dạy môn mĩ thuật, đặc biệt phân môn vẽ trang trí - trang trí ứng dụng, ngoài việc truyền thụ kiến thức về mĩ thuật, người giáo viên cần phải biết khơi gợi hướng dẫn cho học sinh phát huy hết tính tích cực, sáng tạo, ứng dụng các kiến thức đó để làm ra các sản phẩm sáng tạo của mình, tạo cho các em có sự hứng thú qua các tiết học.
Bằng những kinh nghiệm và kiến thức đã được học, tôi đã xây dựng ý tưởng và thực hiện đề tài Kinh nghiệm giúp học sinh hứng thú khi học tiết trang trí ứng dụng trong môn Mĩ thuật cấp THCS. Thực hiện đề tài này, tôi có mong muốn sẽ giúp các em phát huy những kỹ năng, sự sáng tạo của các em học sinh trong việc học bài trang trí ứng dụng trong phân môn vẽ trang trí. 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 
Tôi thấy có thể áp dụng sáng kiến này trong tất cả các bài dạy thuộc phân môn vẽ trang trí với tất cả học sinh ở các trường phổ thông. Bởi lợi ích từ sáng kiến này mang lại rất nhiều:
+ Các kiến thức trong bài học thuộc phân môn vẽ trang trí được các em áp dụng tốt trong thực tiễn cuộc sống. 
+ Tạo điều kiện học tập tích cực cho các em phát triển thể chất và trí tuệ.
+ Tái sử dụng để làm ra cái mới có thể dùng được .
+ Các em học sinh có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. 
+ Giáo dục các em thêm yêu các vốn quý của dân tộc (các hoa văn, họa tiết dân tộc), từ đó thúc đẩy các em ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật của người Việt.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Kinh nghiệm giúp học sinh hứng thú khi học tiết trang trí ứng dụng trong môn Mĩ thuật cấp THCS.
4. Giới hạn của đề tài:
Học sinh lớp 6, 7, 8, 9 trường THCS Lê Đình Chinh, xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, Đak Lak.
5. Phương pháp nghiên cứu: 
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; 
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
c) Phương pháp thống kê toán học:
II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Trang trí được dùng cho tên một phân môn của môn Mĩ thuật ở trường phổ thông, được học sinh thích thú học tập vì nó gắn liền với cuộc sống, học tập, vui chơi của các em. Trang trí không chỉ giúp cho học sinh tạo ra cái đẹp muôn màu, muôn vẻ mà còn phát triển khả năng suy nghĩ, tìm tòi để luôn luôn có cái mới, cái khác, cái lạ, Học trang trí các em được rèn luyện, bồi dưỡng, phát triển phẩm chất của người lao động sáng tạo không ngừng. Khi học phân môn này lấy thực hành làm hoạt động chủ yếu. Tuy nhiên khi vẽ trang trí hầu hết học sinh khi vẽ còn phụ thuộc vào sách giáo khoa, trong tranh ảnh có sẵn, nên các em luôn bị động, ít sáng tạo. Một số em còn coi nhẹ môn Mĩ thuật, chưa ý thức được vai trò của môn Mĩ thuật trong đời sống, hầu hết các em chưa nhận ra được giá trị thẩm mĩ của các bài vẽ trang trí, chưa tập trung vào bài vẽ trang trí. Các em chưa có sự cố gắng, chưa tìm tòi và chưa thực sự yêu thích môn học. Vì vậy nếu giáo viên không hướng dẫn cụ thể hoặc không có phương pháp rèn luyện kỹ năng, không tạo được sự yêu thích môn học cho học sinh thì không đạt được kết quả như yêu cầu. 
Vì những nguyên nhân trên mà tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy đã đúc kết được của bản thân về việc giúp học sinh hứng thú khi học tiết trang trí ứng dụng để giúp học sinh yêu thích môn học hơn.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
- Riêng đối với phân môn vẽ trang trí, hầu hết học sinh chưa nhận ra được giá trị thẩm mĩ của các bài vẽ trang trí, chưa tích cực, chủ động trong học tập, chưa phát huy được tính sáng tạo trong thực hành bài vẽ của mình (các em thích sao chép hơn).
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a) Mục tiêu của giải pháp:
Giúp học sinh nắm vững được những kiến thức cơ bản về vẽ trang trí: Những kiến thức chung, cách sử dụng màu vẽ, cách vẽ họa tiết, phân biệt được và thực hiện được bài trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. Từ đó thúc đẩy khả năng tư duy, sự sáng tạo, tính tò mò sự hiếu kì của các em trên mọi chất liệu. Giúp học sinh hứng thú hơn khi học tiết học trang trí ứng dụng.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
	Trong quá trình thực hiện đề tài, giáo viên cần nhấn mạnh và khái quát lại một số nội dung sau:
* Khái niệm về trang trí:
Trang trí là nghệ thuật sắp xếp đường nét, hình mảng, hình khối, đậm nhạt, màu sắc lên mặt phẳng hay trong không gian để tạo nên sản phẩm hay hình thể đẹp với nội dung, yêu cầu của từng loại.
* Bố cục trang trí:
Bố cục trang trí là sự sắp xếp các yếu tố trang trí (hình mảng, đường nét,
đậm nhạt, màu sắc) theo những quy tắc của trang trí, phù hợp với từng thể loại trang trí, góp phần tạo ra những sản phẩm trang trí có giá trị thẩm mỹ phục vụ nhu cầu tinh thần ngày càng cao của con người. 
* Một số hình thức bố cục trong trang trí:
- Nhắc lại: Một hoạ tiết hay một nhóm hoạ tiết được vẽ lặp lại nhiều lần, có thể đảo ngược theo một trật tự nhất định để tạo nên sự sinh động, nhịp nhàng. 
- Xen kẽ: Hai hay nhiều hoạ tiết được vẽ xen kẽ nhau và lặp lại.
- Đối xứng: Hoạ tiết được vẽ giống nhau qua một hay nhiều trục. 
- Mảng hình không đều: Các mảng hình, hoạ tiết tuy không đều nhưng vẫn tạo ra sự thăng bằng, cân xứng, thuận mắt trong bài vẽ.
* Các yếu tố của nghệ thuật trang trí:
- Nền:
+ Là khoảng trống giữa các họa tiết.
+ Phần nền có khi là các khoảng trống thoáng, rộng rãi mà các họa tiết chỉ là những điểm phụ, đơn giản hay có khi là những khoảng trống nhỏ còn sót lại do các họa tiết tạo ra.
 + Màu của nền thường là một màu thống nhất sắc tố chính cho sự hòa sắc.
- Hoạ tiết:
+ Là một kiểu hình thể nào đó được sáng tạo, chọn lựa để trang trí. Đó có thể là hình hoa, lá, con vật được cách điệu hay các hình ảnh khác lấy thực tế cuộc sống. 
+ Màu của các họa tiết thường không giống màu của nền.
- Màu sắc:
+ Là yếu tố thiết yếu trong nghệ thuật trang trí.
+ Trong một mặt phẳng trang trí cần lưu ý đến các sắc chính (chủ sắc) không nên phối hợp hai sắc trái ngược như nóng - lạnh chiếm cùng diện tích như nhau. Sự phối hợp màu sắc tùy theo sở thích của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc nhưng cần phải tránh bớt dùng nhiều màu nguyên chất như đỏ, vàng, xanh lam... để bài vẽ bớt sự nặng nề hay nhìn chói mắt, khó xem. 
+ Hình thể trong trang trí rõ ràng, dứt khoát. Do đó, màu sắc lúc nàu cũng phải nằm gọn trong một mảng hình nào đó. Các mảng màu thường ở dạng bẹt, không vờn bóng sáng - tối. Tuy nhiên đôi khi hoạ sĩ cũng thích dùng kỹ thuật vờn bóng sáng - tối để làm họa tiết có chiều sâu không gian nhưng điều đó cũng không làm mất đi tính dứt khoát của mảng trang trí.
+ Dù dùng loại hòa sắc nào, nhẹ nhàng hay gay gắt, vui tươi hay trầm lặng cũng cần phải thể hiện được một hòa sắc thuận mắt, ưa nhìn, hòa được với hoàn cảnh xung quanh, với tự nhiên.
* Một số kinh nghiệm giúp học sinh hứng thú khi học tiết trang trí ứng dụng:
Phân môn vẽ trang trí trong trường THCS được chia là 2 loại : Trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng theo cấp độ tăng dần từ dễ đến khó (Từ lớp 6 đến lớp 9). Tuy nhiên các bài học mới dừng lại ở mức học sinh hoàn thành bài. Để phát huy hết khả năng sáng tạo của học sinh và giúp các em thấy hứng thú trong khi học những tiết học này thì giáo viên phải biết cách khơi gợi óc sáng tạo, truyền cảm hứng cho học sinh bằng cách trong các bài dạy giáo viên có thể hướng dẫn trực tiếp, hoặc cho học sinh xem video hướng dẫn làm đồ vật ứng dụng dựa trên kiến thức bài học để học sinh thấy hứng thú và nghĩ rằng mình cũng có thể làm được và thậm chí có thể làm tốt hơn, hay hơn. 
- Đối với lớp 6:
+ Bài trang trí đường diềm:
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng giấy màu, vải, hạt cườm hoặc hoa khô cắt dán trang trí thành đường diềm lên những chiếc quần áo, vỏ gối cũ, những hộp bánh đã sử dụng sau đó dán hoặc khâu theo nét vẽ hoặc sử dụng màu vẽ để làm mới các đồ vật. Nếu giúp các em tạo ra những sản phẩm này, chắc chắn các em sẽ thấy thích thú hơn với môn học, đồng thời hiểu được các chất liệu trong trang trí.
 Trang trí đường diềm trên cổ áo và khung ảnh 
+ Bài trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa:
GV hướng dẫn học sinh sử dụng các chất liệu sẵn có, có thể tái sử dụng như vải vụn, hoa khô, dây ruy băng, cúc áo các loại, Hay sử dụng sợi len để đan hay móc thành chiếc khăn.
Khăn đặt lọ hoa bằng len móc họa tiết theo cách sắp xếp đối xứng
- Lớp 7:
+ Bài tạo dáng và trang trí lọ hoa:
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tạo các kiểu lọ hoa từ các loại chai, lọ, cốc, hộp sữa, sau đó có thể trang trí các họa tiết trên các lọ hoa (tái chế) đó. 
+ Bài trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật:
	 Thiệp chúc mừng làm từ giấy, vải và len sợi.
	 Hộp quà được trang trí bằng giấy màu, dây ruy băng và hạt cườm
+ Bài chữ trang trí:
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh vẽ một số mẫu chữ trên vải hoặc giấy sau đó tiến hành thêu, hoặc kết hạt vào mẫu chữ đó. Có thể trang trí thêm hoa khô cho phần chữ thêm sinh động:
+ Bài trang trí bìa lịch treo tường:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm ra một sản phẩm bìa lịch treo tường cho năm mới từ bìa thùng cat - tông, giấy màu,..
+ Bài trang trí đĩa tròn:
	Các em có thể sử dụng đĩa giấy trắng, sau đó vẽ họa tiết trang trí trên đĩa theo các hình thức bố cục trang trí mà đã được học:
+ Bài trang trí đầu báo tường và trang trí tự do:
Ngoài cách vẽ báo tường thông thường giáo viên hướng dẫn khơi gợi sự sáng tạo của học sinh, sử dụng rơm, dây ruy băng, giấy xốp, dây dù, lá cây để làm đầu báo tường theo lối trang trí tự do:
+ Bài trang trí tự do: Với sự hướng dẫn của giáo viên, các em đã sử dụng ống hút và chai nhựa để sáng tạo ra một chiếc đèn ngủ đẹp mắt và tiện dụng. Hoặc từ những tờ giấy xốp các em có thể cắt dán tạo thành lọ hoa xinh xắn:
- Lớp 8:
+ Bài trang trí quạt giấy:
Sử dụng giấy màu, dây len, que nhựa để tạo thành những chiếc quạt giấy đủ màu sắc, tiện dụng.
+ Bài tạo dáng và trang trí chậu cảnh:
Sáng tạo chậu cảnh từ chai nước cocacola cắt tạo thành dáng các con vật ngộ nghĩnh sau đó sơn màu. Có thể xỏ lỗ hai bên, buộc dây thừng để treo:
Hoặc cũng có thể với một hộp bánh đã bỏ đi, các em đã sử dụng giấy xốp màu, bút dạ, kéo, keo dán đã tạo ra một chậu cảnh đẹp mắt dưới đây:
+ Bài trình bày bìa sách:
Giáo viên gợi ý học sinh tạo ra các cuốn sách cho riêng mình bằng cách sưu tầm các nhân vật hay hình ảnh trong các cuốn sách đã cũ, sau đó cắt những hình ảnh đã sưu tầm được đó để trang trí cho bìa sách của mình.
Ngoài ra giáo viên cũng có thể hướng dẫn các em sử dụng những tấm bìa cứng cát tông, hộp bánh bằng giấy, giấy màu, keo dán tạo nên những cuốn sách đẹp mắt, hấp dẫn người xem.
+ Bài tạo dáng và trang trí mặt nạ:
Với sự tìm tòi sáng tạo cùng với sự hướng dẫn của giáo viên, các em đã tự làm ra được những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh để đón Tết trung thu.
+ Bài trang trí lều trại:
- Lớp 9: 
+ Bài tạo dáng và trang trí túi xách:
Chiếc túi xách từ vải, dây len,
+ Bài trang trí hội trường:
Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức bài vẽ trang trí hội trường để sử dụng các vật liệu có thể tái chế để trang trí nhà cửa, phòng học
Có thể các em vận dụng kiến thức để ứng dụng trang trí lớp học, trong các giờ sinh hoạt chi đội, ngoại khóa giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm,
- Tiết 15,16 : Tạo dáng và trang trí thời trang.
Giáo viên khơi gợi óc sáng tạo của học sinh trong việc việc tái chế những chiếc quần áo đã cũ thành những chiếc quần áo mới độc đáo và hợp thời trang:
Có thể cắt những họa tiết yêu thích lên tờ giấy, sau đó úp tờ giấy lên quần hoặc áo, sử dụng màu vẽ chuyên dùng cho vải hoặc sơn phun vẽ phủ lên những họa tiết đã được cắt trống lỗ:
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Có câu nói: “Họa sĩ giỏi chưa chắc đã là thầy giáo giỏi”. Thật vậy muốn dạy giỏi giáo viên phải có nghệ thuật truyền đạt làm sao cho học sinh tự giác học tập, vui vẻ tiếp thu, chờ đón những điều mới mẻ, học một biết mười. Học sinh thích học coi học tập là niềm vui không phải là ép buộc. Học sinh lên lớp thích học không biết chán và người thầy thì dạy không biết mệt mỏi, luôn lạc quan yêu đời. Vì thế tôi cho rằng muốn tuyền đạt tốt kiến thức cho học sinh người giáo viên cần phải biết tạo cho học sinh niềm hứng thú, say mê trong học tập. Để tạo hứng thú trong học tập của học sinh thì công việc chuẩn bị bài là quan trọng nhất. Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng dạy học có tính thẫm mỹ cao, thực tế khoa học phù hợp đặc trưng bộ môn, còn có chuẩn bị một số trang thiết bị cho những tiết học này chủ yếu là các phế liệu đã qua sử dụng hoặc các vật dụng, đồ dùng cũ, rách như: quần áo cũ, vải vụn, cúc các loại, chai nhựa, hộp, lon bằng sắt, giấy cứng, kim chỉ, dây thép, đinh ghim 
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng: 
- Kết quả khảo nghiệm: 
Sau một thời gian áp dụng, tôi nhận thấy chất lượng của phân môn vẽ trang trí nói chung, đối với bài trang trí ứng dụng nói riêng đã có sự chuyển biến ngày càng tích cực hơn, học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi học những tiết học này, vì tạo ra được những sản phẩm đẹp và tiện dụng từ những bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của mình. Cụ thể, tôi đã khảo sát chất lượng học sinh qua “Trang trí đĩa tròn” và đã thu được kết quả như sau:
LỚP
SĨ SỐ 
KẾT QUẢ (tính bằng điểm)
8 à 10
6.5 à 8
5 à 6.5
Dưới 5
7A1
36
13
16
7
0
7A2
36
15
13
8
0
7A3
35
14
12
9
0
7A4
35
17
12
6
0
TỔNG SỐ
142
58
53
46
0
TỈ LỆ %
41.5 %
37.3 %
21.2 %
0 %
 Bảng thống kê cho thấy số lượng học sinh đạt điểm từ 8 trở lên sau các bài vẽ trang trí đã có sự gia tăng so với bài khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến. Có những em rất sáng tạo, có trí tưởng tượng vô cùng phong phú và tinh tế, tạo ra những sản phẩm đẹp, vô cùng ý nghĩa, có ích và tiện dụng, đặc biệt hơn là các em vô cùng hứng thú khi học những tiết học này.
- Giá trị khoa học: Với đề tài tôi chọn nghiên cứu hy vọng được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc dạy và học môn Mĩ thuật ở Trường THCS đạt kết quả cao. Mặt khác sẽ là cơ sở cho các đồng nghiệp của tôi ở trong huyện, tỉnh vận dụng vào từng bài để nâng cao chất lượng bộ môn Mĩ thuật.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Qua quá trình áp dụng sáng kiến vào trong các bài dạy tôi thấy các em học sinh thích thú, yêu thích môn học hơn, các em say mê tìm tòi sáng tạo để làm mới các đồ vật và số lượng các đồ vật được các em tái chế, làm mới ngày một nhiều lên. Qua một thời gian áp dụng sáng kiến, tôi đã nhận được sự động viên, quan tâm khích tệ từ các đồng nghiệp, các bậc phụ huynh học sinh. Và thực sự các đồ vật được các em làm ra có giá trị sử dụng rất hiệu quả trong cuộc sống, cho chính bản thân và gia đình các em. 
Tôi hi vọng khi đọc xong đề tài này các bạn cũng sẽ tìm ra cho mình cách hướng dẫn học sinh vận dụng các phương pháp vào bài một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên với thời gian không nhiều và tài liệu tham khảo chưa được phong phú chắc chắn rằng đề tài này còn có những thiếu sót, hạn chế mà bản thân tôi không phát hiện ra. Để đề tài này thực sự hoàn thiện và có hiệu quả cao hơn tôi mong rằng các bạn sẽ có những ý kiến đóng góp xây dựng và chỉnh sửa sau khi đã đọc và nghiên cứu kĩ đề tài.
2. Kiến nghị: 
Để việc dạy và học Mĩ thuật được tốt hơn, tôi mong muốn các cấp quan
tâm giúp đỡ chúng tôi:
- Cung cấp thêm nhiều tư liệu, các dụng cụ thiết bị, tranh ảnh ngoài tranh ảnh trong sách giáo khoa để tăng thêm sự hứng thú trong các tiết dạy.
- Tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi vẽ tranh để các em có cơ hội học hỏi lẫn nhau.
- Duy trì việc tổ chức các chuyên đề Mỹ thuật để giáo viên được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
- Cần tăng thời lượng các tiết học phân môn vẽ trang trí để học sinh có nhiều thời gian thực hành sáng tạo.
- Để sáng kiến này có cơ hội được nhân rộng, tôi đề xuất với các cấp cơ sở, cấp quản lí lên tổ chức các cuộc thi sáng tạo đồ dùng dạy học, đồ dùng phục vụ sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày, bằng các vật dụng bỏ đi xung quanh cuộc sống cho cả giáo viên và học sinh để mọi người có cơ hội giao lưu để cùng tạo ra các phương pháp làm hay trong việc thúc đẩy sự sáng tạo không ngừng của con người.
Trên đây là sáng kiến nhỏ mà tôi đã và đang thực hiện thu được nhiều hiệu quả rõ rệt. Hiện tại, trong quá trình giảng dạy tôi vẫn đang tiếp tục hoàn thiện, tìm tòi và phát huy hơn nữa nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Tôi rất mong được sự quan tâm, đóng góp xây dựng của đồng nghiệp để những bài giảng ngày càng hiệu quả hơn.	Người viết
	 Nguyễn Thị Kim Yến
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
.
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
 (Ký tên, đóng dấu)

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_55_7664_2010950.doc