Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi
Trò chơi vận động thu hút được nhiều trẻ tham gia chơi. Vậy muốn tổ chức tốt các trò chơi vận động có kết quả cần làm tốt các bước sau:
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vận động cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi vận động có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Mèo và chim sẻ” dụng cụ cần có là mũ mèo và mũ chim sẻ Hay đơn giản như trò chơi “Bịt mắt bắt dê” cũng không thể tổ chức được nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt.
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi nào đó giáo viên cần tìm hiểu rõ về cách chơi để từ đó chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi đã làm thêm được một số đồ dùng tự tạo khác để phục vụ cho các trò chơi của trẻ và phù hợp với nội dung chơi:
- Mô hình đầu xe ô tô, xe máy, xe đạp những mô hình phương tiện giao thông ứng dụng vào trò chơi “Tín hiệu” ở chủ điểm giao thông.
- Mũ các con vật, tranh ảnh, các con rối là các con vật phục vụ cho trò chơi “ Tìm về đúng chuồng”; “Bắt bướm”.
Các đồ dùng đó được làm từ các nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng như: Vỏ hộp sữa, bìa cứng, thùng cát tông, quả bóng nhựa bị xịt hơi, xốp, ống nước nhựa, giấy màu, giấy báo, lốp xe máy, lốp ô tô, đã được thiết kế tạo ra những đồ dùng phù hợp với từng trò chơi tương ứng với từng chủ đề.
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi vận động nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
hành chành... * Chủ đề 2: Bản thân + Trò chơi vận động: - Tìm bạn thân: Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài "Tìm bạn thân". Khi trẻ hát hết bài hoặc khi đang hát, cô bất ngờ ra hiệu lệnh: "Tìm bạn thân". Mỗi trẻ phải tìm cho mình một người bạn khác giới (nếu số lượng trẻ trai và gái không bằng nhau thì trước khi chơi, phải cho các người chơi đóng vai sao cho trẻ trai và gái bằng nhau). Các nhóm bạn nắm tay nhau vừa đi vừa hát. Đến khi cô hô : "Đổi bạn" thì trẻ phải tách nhau ra và tìm cho mình một bạn khác theo đúng luật chơi. Tìm bạn thân, ai giỏi nhất + Trò chơi dân gian: Kéo co, nhảy bao bố, trốn tìm - Kéo co: Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. Có thể không dùng dây thừng mà cho hai trẻ đứng đầu cầm tay nhau kéo, các bạn tiếp theo ôm ngang lưng bạn. - Nhảy bao bố, trốn tìm * Chủ đề 3: Gia đình. + Trò chơi vận động: - Chuyền bóng: Cách chơi: cô chia lớp làm 2 đội lên chơi. Bạn đầu hàng sẽ là người cầm bóng bằng 2 tay . Khi có hiệu lệnh “ Chuyền” thì sẽ cầm bóng bằng 2 tay đưa lên đầu, hơi ngả tay về phía sau. Bạn thứ 2 sẽ đón bóng bằng hai tay rồi làm động tác tương tự để chuyền bóng cho bạn tiếp theo, cứ vậy chuyền lần lượt đến bạn cuối cùng của hàng. - Bắt chước tạo dáng, bé với cái bóng + Trò chơi dân gian: Tập tầm vông, lộn cầu vồng... * Chủ đề 4: Nghề nghiệp. + Trò chơi vận động: - Gà trong vườn rau: Gà trong vườn rau : - Cô giáo đóng làm gà mẹ và trẻ làm gà con. Một người chơi khác ( hoặc cô giáo khác) đóng vai trò là người làm vườn, đúng cạnh vườn rau. Theo lệnh của gà mẹ: “Các con hãy đi kiếm ăn đi !”. Các chú gà con chui qua hàng rào vào vườn. Các chú gà vào vườn rau, không mổ rau, vừa kiếm ăn vừa làm động tác chạy, nhảy, mổ thức ăn, người hơi khom và làm động tác bắt sâu). Người làm vườn nhìn thấy chạy ra đuổi. Các chú gà phải chạy, chui qua rào để về chuồng. Bác tài xế giỏi, gà trong vườn rau, hái hoa tặng cô + Trò chơi dân gian: - Bịt mắt bắt dê, dung dăng dung dẻ... * Chủ đề 5: Thế giới động vật. + Trò chơi vận động: - Cáo và thỏ : Một trẻ làm cáo ngồi ở góc lớp, số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ, cứ 1 trẻ làm thỏ thì 2 trẻ làm chuồng. Hai trẻ làm chuồng xếp thành vòng tròn. Giáo viên hướng hướng dẫn yêu cầu các con thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Các con thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ hai bàn tay lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ và đọc bài thơ: Con thỏ ăn cỏ. Khi đọc hết bài thơ thì cáo xuất hiện, cáo “gừm, gừm..” đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các con thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những con thỏ bị váo bắt phải ra ngoài 1 lần chơi, sau đó đổi vai cho nhau. - Cá sấu lên bờ, mèo và chim sẻ, tìm chuồng, về đúng nhà + Trò chơi dân gian: Cắp cua bỏ giỏ, kéo cưa lừa xẻ, xỉa cá mè. * Chủ đề 6: Thế giới thực vật. + Trò chơi vận động: Gieo hạt : Người lớn hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn. Sau đó người lớn sẽ hô to các hiệu lệnh sau: “Gieo hạt, mùi hương, nảy mầm, thơm ngát, một cây, một quả, hai cây, hai quả, một nụ, gió thổi, hai nụ, cây rụng, cột hoa, lá rụng, hai hoa, nhiều lá”, mỗi hiệu lệnh ứng với một động tác. Hái hoa, chuyền quả, cây cao cỏ thấp + Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột. * Chủ đề 7: Phương tiện và luật lệ giao thông. + Trò chơi vận động: - Ô tô và chim sẻ: Cách chơi: Cô hoặc 1 – 2 bạn sẽ làm người lái xe ô tô, các con sẽ là những chú chim sẻ đi kiếm ăn ở lòng đường, khi nghe có tiếng còi ô tô kêu “bim, bim” các chú chim sẻ phải bay nhanh sang hai bên vỉa hè hoặc về tổ của mình. Các chú chim sẻ chú ý khi bay không va vào nhau nha. - Bánh xe quay, về đúng bến, tín hiệu giao thông... + Trò chơi dân gian : “Kéo cưa lừa xẻ”; “Dung dăng dung dẻ” * Chủ đề 8: Nước và các hiện tượng tự nhiên. + Trò chơi vận động: - Ném bóng vào rổ: Cô chia lớp thành 2 đội đứng thành hàng dọc, cô chuẩn bị 2 cái chậu, 6 quả bóng, vẽ 1 vạch chuẩn cách xa cái rổ. Đặt 2 cái chậu thành hang ngang cách vạch chuẩn 1m – 1.2 m, cái nọ cách cái kia 1m. Chia trẻ thành 2 nhóm xếp hàng dọc dưới vạch chuẩn, lần lượt cho trẻ đứng vào vạch chuẩn, từng trẻ lên ném bóng vào rổ, hết giờ đội nào ném được nhiều bóng sẽ giành chiến thắng. - Trời nắng trời mưa, nhảy qua suối, tung và bắt bóng... + Trò chơi dân gian: “Nhảy lò cò”; “Lộn cầu vồng”. * Chủ đề 9: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ. + Trò chơi vận động: - Ghép tranh: Cô cho các con chơi theo 2 nhóm, có nhiều các bức tranh về làng quê và được cắt rời ( mỗi bức tranh cắt thành 2 mảnh). Nhiệm vụ của các con là sẽ thi nhau ghép các miếng cắt rời tạo thành bức tranh đúng về cảnh đẹp của quê hương. Trò chơi được bắt đầu và kết thúc bằng 1 bài nhạc. Trò chơi kết thúc nếu nhóm nào ghép nhanh, ghép đúng được nhiều bức tranh. - Ném bóng, thi xem tổ nào nhanh.... + Trò chơi dân gian: Trốn tìm, bịt mắt bắt dê, thả đỉa ba ba... Kết quả: Với cách sắp xếp các trò chơi phù hợp theo từng chủ đề. Trẻ lớp tôi hứng thú, tích cực hơn rất nhiều mỗi khi được vận động, trẻ được vận động một cách thoải mái không gò bó. 7.1.3. Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi vận động. * Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi Trò chơi vận động thu hút được nhiều trẻ tham gia chơi. Vậy muốn tổ chức tốt các trò chơi vận động có kết quả cần làm tốt các bước sau: Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vận động cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi vận động có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Mèo và chim sẻ” dụng cụ cần có là mũ mèo và mũ chim sẻ Hay đơn giản như trò chơi “Bịt mắt bắt dê” cũng không thể tổ chức được nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt... Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi nào đó giáo viên cần tìm hiểu rõ về cách chơi để từ đó chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi đã làm thêm được một số đồ dùng tự tạo khác để phục vụ cho các trò chơi của trẻ và phù hợp với nội dung chơi: - Mô hình đầu xe ô tô, xe máy, xe đạp những mô hình phương tiện giao thông ứng dụng vào trò chơi “Tín hiệu” ở chủ điểm giao thông. - Mũ các con vật, tranh ảnh, các con rối là các con vật phục vụ cho trò chơi “ Tìm về đúng chuồng”; “Bắt bướm”. Các đồ dùng đó được làm từ các nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng như: Vỏ hộp sữa, bìa cứng, thùng cát tông, quả bóng nhựa bị xịt hơi, xốp, ống nước nhựa, giấy màu, giấy báo, lốp xe máy, lốp ô tô, đã được thiết kế tạo ra những đồ dùng phù hợp với từng trò chơi tương ứng với từng chủ đề. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi vận động nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi. Ảnh tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động thi xem đội nào nhanh * Chuẩn bị địa điểm để tổ chức cho trẻ chơi. Địa điểm tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ là yếu tố rất quan trọng và cần thiết. Nếu lựa chọn được địa điểm chơi phù hợp giúp cho trẻ hứng thú khi tham gia vào trò chơi sẽ đem lại hiệu quả cao từ đó giúp cho trẻ phát triển tốt về thể lực. Mỗi trò chơi vận động đều có một cách chơi khác nhau. Chính vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động giáo viên cần nắm rõ cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp. Có trò chơi mang tính chất tập thể thường có số lượng người tham gia chơi đông đòi hỏi địa điểm chơi phải rộng như trò chơi: “Đuổi bắt”; “Kéo co”; “Rồng rắn lên mây”; “Mèo đuổi chuột”; “Thả đỉa ba ba”; “Mèo và chim sẻ”; “Ô tô và chim sẻ” tôi tổ chức cho trẻ chơi ngoài sân trường bằng phẳng có lát gạch đảm bảo an toàn và đủ diện tích cho trẻ. Các trò chơi vận động có thể tổ chức cho trẻ chơi ở bãi cỏ nhằm tạo cho trẻ được vui chơi tự do, gần gũi với thiên nhiên và đảm bảo cho trẻ khi ngã sẽ không bị đau hoặc xước da như các trò chơi: “Gà trong vườn rau”; “Bịt mắt bắt dê”; “Trốn tìm ” Nhưng có những trò chơi trẻ chơi theo nhóm nhỏ như trò chơi: “Tập tầm vông”; “Chi chi chành chành”; “Lộn cầu vồng”; “Bắt bướm”; “Đàn chuột con”. tôi đã tổ chức cho trẻ chơi trong lớp. Kết quả: Việc chuẩn bị địa điểm phù hợp để tổ chức các trò chơi vận động và làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các cho vận động. Sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn giúp cho trẻ khi tham gia vào các trò chơi vận động một cách thoải mái, trẻ ghi nhớ trò chơi được lâu hơn và trẻ rất hứng thú tham gia vào các trò chơi vận động. 7.1.4: Sáng tác lời ca, thủ thuật tạo hứng thú cho trẻ khi chơi trò chơi vận động. * Sưu tầm, sáng tác lời ca, đồng dao. Để các trò chơi vận động không bị nhàm chán, tăng thêm hứng thú cho trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin, yêu cầu của giáo viên phải luôn điều chỉnh hình thức, nâng cao yêu cầu của trò chơi, đưa thêm trò chơi mới thay đổi nhịp độ đội hìnhVà tôi đã tìm nhiều hình thức để lôi cuốn trẻ vào trò chơi như: Giới thiệu và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi như đang chơi trong ngày hội làng. Ví dụ: Để đưa trẻ vào những trò chơi trong ngày hội làng, thêm sự hứng thú, tôi dựng cảnh ngôi đình cùng những cây hoa, cây xanh, trang trí màu rực rỡ. Sau đó cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi. + Cô dùng các âm thanh, tín hiệu để thu hút trẻ lại, sau đó giới thệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. Dùng lời nói để động viên, khuyến khích trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi: Ví dụ: Cô lôi cuốn trẻ tập trung dưới hình thức : Cô cầm loa chạy ra và nói: Loaloaloa
Tài liệu đính kèm: