Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

A - ĐẶT VẤN ĐỀ

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lich sử xã hội loài

người và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống. Đặc biệt là đối với trẻ mầm

non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo

của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn

trẻ thơ. Âm nhạc còn là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh,

phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm.

Âm nhạc là món ăn tinh thần, là ngôn ngữ chung của nhân loại và là thế

giới kì diệu đầy cảm xúc với những âm thanh muôn màu không ngừng chuyển

động. Nó phản ứng hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu

cảm cùng các yếu tố: Giai điệu, âm sắc, cường độ, hòa âm.

Một nhà soạn nhạc người Đức Robert Schumann đã từng phát ngôn:

“Nhiệm vụ cao quý của âm nhạc là chiếu sâu vào những cõi sâu thẳm trong trái

tim mỗi người”. Đúng vậy âm nhạc có sức mạnh to lớn trong việc thể hiện một

cách tinh tế thế giới nội tâm của con người. Âm nhạc tác động trực tiếp vào lĩnh

vưc tình cảm của con người và khả năng thống nhất con người trong cùng một

nỗi xúc động và nó trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm giữa con

người với nhau mà không cần đến ngôn ngữ.

pdf 32 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1137Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xúc đầy đủ về bài hát: tính chất âm nhạc, giai điệu, tiết tấu, lời ca, phong cách 
khi biểu diễn thể hiện sắc thái, tình cảm với tính chất bài hát...Cô thể hiện tốt sẽ 
gây ấn tượng mạnh mẽ đến trẻ: sự hứng thú, yêu thích, có nhu cầu học hát. 
 Muốn chuyển tải nội dung ca khúc trọn vẹn đối với trẻ, trước tiên giáo viên 
phải thuộc bài hát, hát rõ lời, biết được nhịp điệu của bài hát, cao độ, tường 
độ...phong cách biểu diễn bài hát đó, thấy được tình cảm thật trong ca khúc và 
cái hay, cái đẹp mà nhạc sĩ muốn gửi gắm vào ca khúc đó. Với trẻ ấn tượng lần 
đầu tiên là rất quan trọng, nhất là với một bài hát mới, trẻ rất chăm chú và cảm 
nhận bài hát cô thể hiện, bởi vậy khi dạy trẻ hát cô cần phải thể hiện một cách 
hay nhất, chính xác nhất và để lại hình ảnh đẹp nhất trong các ca từ của bài hát. 
Sau đó truyền thụ, rèn luyện các thể loại âm nhạc với trẻ bằng các hình thức hát, 
vỗ tiết tấu, biểu diễn thể hiện đúng ý của tác giả. Như vậy giáo viên mới thu hút 
được sự chú ý của trẻ. 
Khi dạy trẻ hát cô giáo phải có cảm xúc và kỹ năng thể hiên tự nhiên, 
chuẩn xác. Có những hình thức thay đổi trong quá trình dạy trẻ hát như tay đánh 
nhịp theo nhịp điệu bài hát, hát nối tiếp, hát đối đáp... để nâng cao kỹ năng ca 
hát cho trẻ. Giáo viên phải biết giúp trẻ hiểu bài hát từ nội dung lời ca đến tính 
chất thể hiện: Bài hành khúc nhấn mạnh vai trò của tiết tấu thể hiện tính chất 
bước hành quân rắn rỏi; bài vũ khúc vui vẻ, nhịp nhàng; bài hát ru thong thả, 
chậm rãi. Quá trình giáo viên thể hiện, trẻ tiếp thu ca khúc một cách trọn vẹn, 
hiểu nội dung bài hát, tích lũy thêm kiến thức, năng khiếu nghệ thuật... trẻ tiếp 
thu quá trình giáo dục của cô để biến thành kinh nghiệm của mình và vận dụng 
vào hoạt động tái tạo ca khúc. 
 Ví dụ 1: Khi dạy trẻ bài hát: “Cả nhà thương nhau” ở chủ đề gia đình, cô hát 
với nhịp điệu nhanh, vui tươi, dí dỏm, thể hiện tình cảm yêu quý các thành viên 
trong gia đình để thu hút trẻ. 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 
11 
 Ví dụ 2: Khi cho trẻ nghe bài hát: “Ba ngọn nến lung linh”, cô hát với nhịp 
điệu mượt mà, nhẹ nhàng, uyển chuyển, trầm bổng, với nét mặt tươi cười, gần 
gũi với trẻ thể hiện tình cảm yêu thương của cha mẹ với các con, để gây sự hứng 
thú cho trẻ. 
 Ví dụ 3: Khi hát bài: “Múa đàn” cô có thể làm động tác gảy đàn, nhún chân 
theo nhịp điệu, sẽ gây thu hút hứng thú của trẻ tham gia vào bài hát. 
 Múa là dạng vận động có tác dụng phát triển thẩm mĩ, hình thành tư thế 
dáng điệu. bài múa được xây dựng trên cơ sở nội dung, tính chất, nhịp điệu âm 
nhạc, lời ca. Múa được sử dụng chủ yếu ở lứa tuổi mẫu giáo nhất là với trẻ 5-6 
tuổi đã có kĩ năng múa rõ ràng, đa dạng. Bởi vậy, khi dạy trẻ múa giáo viên phải 
làm mẫu đẹp, động tác rõ ràng, nhịp nhàng, chính xác và biết thể hiện cảm xúc 
khi múa sao cho phù hợp với nội dung tính chất bài hát. 
Ví dụ 4: Khi dạy trẻ múa bài: “Múa cho mẹ xem”. Giáo viên thể hiện 
động tác múa trên đôi bàn tay thật mềm dẻo kết hợp nhún chân nhịp nhàng, mắt 
nhìn theo tay, thể hiện sự vui tươi. 
 Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc, giáo viên phải có khả năng, có 
kiến thức âm nhạc, biết biểu diễn, vì hiệu quả giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến 
trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần biết đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ 
trong mối quan hệ với âm nhạc, đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ... để có 
phương pháp dạy thích hợp. Đặc biệt, giáo viên cần phải biết truyền đạt, biết thể 
hiện thật hấp dẫn và phù hợp với trẻ. 
3. Biện pháp 3:Tổ chức tiết học linh hoạt sáng tạo. 
Dựa trên kế hoạch giảng dạy, cô tổ chức tiết học cho trẻ một cách linh 
hoạt sáng tạo và thu hút được sự chú ý của trẻ. Kiến thức để dạy cho trẻ ở lứa 
tuổi mầm non là rất đơn giản, tuy nhiên việc đáng quan tâm nhất đó là nghệ 
thuật lên lớp của giáo viên. Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm sinh lí ở trẻ nhỏ, 
hệ thần kinh của trẻ còn non nớt nên trẻ dễ mất tập trung và sự chú ý không 
được lâu. Bởi vậy việc gây hứng thú cho trẻ là rất quan trọng, nó là một trong 
những yếu tố quyết định sự thành công của tiết dạy. Khi tổ chức hoạt động âm 
nhạc cho trẻ tôi luôn chú ý đến việc sắp xếp đội hình sao cho trẻ có thể quan sát 
được cô. Sau đó cô dẫn dắt thật khéo léo để vào bài một cách nhẹ nhàng tạo cảm 
giác thoải mái, gần gũi trẻ. Trong quá trình tổ chức tiết học, giáo viên nên tạo 
tình huống có vấn đề hoặc dùng lời dẫn dắt cho trẻ hoạt động để trẻ có cảm giác 
“Chơi mà học, học mà chơi”. 
Ví dụ:Khi dạy trẻ bài hát: “Bác đưa thư vui tính” của nhạc sĩ Hoàng Lân, 
cô giáo mời một vị khách đóng vai bác đưa thư, một bạn đóng vai em bé, kết 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 
12 
hợp câu hỏi đàm thoại của cô liên quan đến nội dung bài hát. Sau đó tạo tình 
huống để giới thiệu vào bài, trẻ sẽ cảm thấy rất thú vị khi được tiếp xúc với nhân 
vật chỉ có trong tưởng tượng mà chưa được gặp bao giờ. Với cách vào bài này sẽ 
gây ấn tượng lớn và kích thích sự say mê với trẻ, đem lại hiệu quả cao trong giáo 
dục âm nhạc. 
Ngoài ra còn có rất nhiều cách khác để vào bài một cách nhẹ nhàng như: 
Cho trẻ du lịch qua màn ảnh nhỏ. Xem video một số hình ảnh có liên quan đến 
nội dung bài hát, cho trẻ nghe giai điệu của bài hát trên đàn, hay tổ chức tiết dạy 
như một sân chơi âm nhạc Đôrêmi, chiếc hộp âm nhạc, trò chơi âm nhạc...là một 
cách thu hút trẻ và khiến trẻ cảm thấy thích thú, hào hứng tham gia tiết học cùng 
cô. Qua đó trẻ đang lĩnh hội được kiến thức mà cảm thấy không gò bó, ép buộc. 
Ví dụ: Dạy trẻ vận động “Em đi chơi thuyền” chủ đề Động vật, tôi cho trẻ 
xem một số hình ảnh về hồ tây, hình ảnh người đang ngồi thuyền thiên nga, 
thuyền rồng...sau đó cho trẻ vận động theo bài hát “Em đi chơi thuyền”. 
Hình ảnh minh hoạ bài hát “Em đi chơi thuyền” 
Trong giờ học, giáo viên cần rèn tính tập thể cho cả lớp, nhóm, tập trung 
chú ý tính tự lập, độc lập khi trẻ biểu diễn các bài hát, điệu múa, tính chất giá trị 
của những trò chơi âm nhạc giúp trẻ nhút nhát, thiếu tự tin trở nên mạnh dạn, 
hồn nhiên trong hoạt động, hòa nhập tốt hơn trong cộng đồng 
Giáo viên chú ý theo dõi một cách thường xuyên khả năng cảm thụ âm 
nhạc của trẻ để có sự điều chỉnh, sửa sai kịp thời. Nên bố trí những trẻ yếu về 
âm nhạc ngồi ở vị trí thuận lợi để trẻ có cơ hội tiếp xúc, học tập. 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 
13 
Trong quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc, giáo viên có thể chấp nhận tất 
cả các vận động mà trẻ thực hiện không xét tới điều kiện đẹp hay chưa đẹp, thể 
hiện đầy đủ thừa hay thiếuchủ yếu là trẻ được thể hiện ý tưởng của mình. 
Giáo viên cần tôn trọng trẻ, mọi hành động của trẻ luôn được đề cao và đặt sự 
tin tưởng ở trẻ, từ đó đặt tâm trạng an toàn. Tâm trạng này được củng cố và phát 
triển cao. Nó có thể trở thành sự nhận thức tự giác và tự tin, thúc đẩy sự phát 
triển ý tưởng. Giáo viên cho trẻ hoàn toàn tự do, diễn đạt biểu tượng, trẻ tự do 
nghĩ ra, cảm nhận và thể hiện ý tưởng của mình. 
Đối với những tiết dạy vận động, cô dạy cho trẻ các loại vận động khác 
nhau như: Vỗ tay theo tiết tấu nhanh, chậm, tiết tấu phối hợp, vận động minh 
họa hay múa. Trước khi để thẻ tham gia vào giờ học cô có thể cho trẻ nghe lại 
giai điệu trên đàn hay một loại nhạc cụ dân tộc với âm thanh lạ tạo không khí 
mới lạ cho trẻ và giúp trẻ hào hứng tham gia vào giờ học, trẻ đoán tên bài hát đã 
học. Sau đó cô dạy trẻ loại hình vận động phù hợp với bài hát cần dạy. Đến phần 
thi đua cô nâng cao cho trẻ bằng các hình thức vận động từ các bộ phận trên cơ 
thể, cô cho trẻ tự nghĩ cho mình một cách vận động và thể hiện. 
Ví dụ: Khi dạy trẻ vỗ tay theo tiết tấu phối hợp, cô cho trẻ sáng tạo cách 
vận động bằng cách vỗ tay một tiếng và ba tiếng tiếp theo trẻ sẽ lắc hông nhún 
chân theo 3 phách còn lại hoặc có thể vỗ tay rồi vỗ đùi, vỗ vai...như vậy khiến 
trẻ thích thú tham gia vào hoạt động. 
Ví dụ: Với tiết dạy âm nhạc tham dự hội giảng mùa xuân đề tài: Dạy hát 
“Em thêm một tuổi” tôi đã sử dụng hình thức dẫn dắt vào bài một cách nhẹ 
nhàng bằng cách tổ chức cho trẻ tham dự chương trình Đôrêmí. Mở đầu cô ngồi 
đánh đàn trực tiếp và cho các cháu luyện giọng cao thấp theo tiếng đàn của cô. 
Sau đó cô trò chuyện về chương trình và hướng vào nội dung bài hát. Vào phần 
chính tôi tạo điều kiện cho tất cả các trẻ được tham gia biểu diễn với các dụng cụ 
âm nhạc như trống, micro, đàn... Để không khí tiết học thêm vui tươi, sôi nổi cô 
đặt tên cho mỗi nhóm những cái tên ngộ nghĩnh như: Năm anh em, mắt ngọc, 
nhóm ABC,... 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 
14 
Hình ảnh ban nhạc biểu diễn 
Ví dụ: Với cá nhân trẻ lên biểu diễn cô đặt tên cho ca sĩ như: Hoạ My, 
Sơn Ca...Khiến trẻ cảm thấy mình như một ca sĩ đang biểu diễn trên sân khấu. 
Ngoài việc thay đổi không khí của giờ học thêm vui tươi hơn, còn giúp trẻ mạnh 
dạn, tự tin thể hiện khả năng của mình trên sân khấu. 
 Hình ảnh ca sĩ nhí biểu diễn 
Khi kết thúc một hoạt động nên làm cho nhóm trẻ lắng dịu xuống bằng 
giai điệu hay bài tập thư giãn. Giáo viên sẽ đạt kết quả cao nhất khi biết tạo sự 
chuyển tiếp nhẹ nhàng, uyển chuyển giữa các hoạt động. Nếu giáo viên dừng lại 
đột ngột, đứt quãng khi chuyển sang hoạt động kế tiếp sẽ làm cho trẻ mất tập 
trung, dễ xảy ra lộn xộn. 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 
15 
Qua việc tổ chức tiết học linh hoạt sáng tạo tôi thấy trẻ hào hứng tham gia 
vào giờ học, tạo cho trẻ không khí vui tươi và cảm giác thoải mái, tự nhiên 
không gò bó ép buộc. Trẻ tiếp thu tác phẩm âm nhạc một cách hiệu quả nhất. 
Ngoài ra còn làm cho nghệ thuật lên lớp của giáo viên ngày càng linh hoạt hơn. 
4. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường học tập, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo 
giúp trẻ học tốt môn âm nhạc 
a. Xây dựng môi trường học tập 
Môi trường học tập có ý nghĩa rất to lớn với việc học tập cũng như hoạt 
động của trẻ. Với môi trường học tập phong phú, đa dạng, có nhiều dụng cụ âm 
nhạc sáng tạo sẽ phát triển thẩm mỹ cho trẻ và phát triển tư duy, trí tưởng tượng 
và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhất là với bộ môn âm nhạc. Đặc biệt là môi 
trường âm nhạc của trẻ có đa dạng phong phú thì việc tiếp nhận tác phẩm cũng 
như lĩnh hội những tri thức của trẻ càng dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều. Cho 
nên, ngay từ đầu năm học tôi đã bố trí một cách khoa học nhằm tận dụng tốt 
nhất diện tích phòng học. 
Để tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tôi đã trang trí lớp theo đúng 
chủ điểm để gây hứng thú cho trẻ. Khi trẻ bước vào lớp có cảm giác mình như 
đang đứng trong một khu vườn cổ tích huyền bí và có nhu cầu muốn được khám 
phá. Chính vì vậy tôi đã tạo nhiều góc mở cho trẻ hoạt động. 
Không những thế trong góc âm nhạc còn có những hình ảnh ngộ nghĩnh 
đang nhảy múa biểu diễn văn nghệ, có nhân vật thì kéo đàn, có nhân vật thì đánh 
trống, có ca sĩ đang hát, có nhân vật thì múa trông hấp dẫn và lôi cuốn thu hút 
trẻ chơi góc âm nhạc. 
Hình ảnh minh họa 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 
16 
Tôi đã thường xuyên thay đổi góc âm nhạc phù hợp với chủ đề như: Chủ 
đề động vật tôi thay đổi các nhân vật thành hình các con vật gần gũi dễ thương 
đàn chơi nhạc, biểu diễn múa hay vào dịp tết noel tôi đã trang trí hình ảnh ông 
già noel đang chơi đàn cùng các bạn nhỏ...Việc sắp xếp đồ dùng góc chơi âm 
nhạc gọn gàng, hợp lý giúp trẻ dễ dàng hoạt động. 
 Với cách trang trí như vậy trẻ lớp tôi rất hứng thú tham gia các hoạt động 
đặc biệt là hoạt động âm nhạc. 
Bên cạnh đó trong hoạt động biểu diễn cuối chủ đề, tôi thường trang trí 
góc âm nhạc thành những sân khấu đa năng. Tạo cảm giác cho trẻ như một ca sĩ 
hay diễn viên múa đứng trên một sân khấu thật và thu hút trẻ vào hoạt động âm 
nhạc. 
Việc xây dựng môi trường âm nhạc để kích thích trẻ có niềm say mê âm 
nhạc đã thực sự đạt kết quả cao. Mỗi lần chuẩn bị vào giờ hoạt động âm nhạc, 
trẻ rất hào hứng và hứng thú học. Vì trẻ đã thực sự hòa mình vào thế giới âm 
nhạc đầy hấp dẫn. 
b. Làm dùng đồ chơi tự tạo góc âm nhạc 
Các hoạt động của trẻ trong trường mầm non luôn gắn liền với đồ dùng 
trực quan. Đây là điều rất cần thiết vì tư duy của trẻ mẫu giáo là tư duy trực 
quan hình tượng. Trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng mắt thấy tai nghe, cấm 
nắm những đồ dùng đồ chơi. Nếu không có đồ dùng đồ chơi thì trẻ không lĩnh 
hội kiến thức một cách đầy đủ, nhanh chóng. Bởi vậy để có môi trường học tập 
tốt tôi không chỉ chú trọng vào trang trí lớp, mà tôi thường xuyên tìm tòi sáng 
tạo ra nhiều đồ dùng, dụng cụ âm nhạc từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau: Vật 
liệu thiên nhiên, vật liệu phế thải. 
Điều khó khăn nhất với chúng ta là làm thế nào để trẻ sử dụng đồ dùng đồ 
chơi đạt hiệu quả cao. Giáo viên phải biết tận dụng các nguyên vật liệu để làm ra 
nhiều đồ chơi cho trẻ sử dụng trải nghiệm. Các đồ dùng đồ chơi phải được làm 
từ nguyên vật liệu dễ tìm kiếm, dễ làm, rẻ tiền để cô và trẻ đều có thể tham gia 
làm. 
-Tôi đã tận dụng các nguyên liệu phế thải dễ tìm kiếm như: Lon bia, lõi 
chỉ, quả bóng nhựa, vải, hộp bánh kẹo, hộp sữa, vải... 
Ví dụ: Từ những lon bia với nhiều màu sắc khác nhau, tôi cắt và dán trang 
trí tạo thành những chiếc kèn, trống lắc rất lạ mắt và dễ sử dụng vào các giờ âm 
nhạc. Lon bia tôi đã cắt nhỏ trang trí, gắn đính hột hạt bên ngoài và cho sỏi vào 
trong, sau đó gắn khít lại tạo thành xúc xắc khi lắc phát ra tiếng kêu. 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 
17 
Hình ảnh đồ dùng tự tạo từ lon bia 
Ví dụ: Từ những hộp sữa, hộp bánh hình lục giác, hình tròn, hình tam 
giác...tôi trang trí và gắn dây tạo thành những cái trống, chiếc đàn trông lạ mắt 
cho trẻ biểu diễn âm nhạc. Khuyến khích trẻ tự làm hay cùng trẻ trang trí một số 
đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử 
dụng. 
 Ví dụ: Với lõi chỉ nhỏ, bóng nhựa tôi gắn lại với nhau tạo thành micro 
cho trẻ tập làm ca sĩ. Còn những lõi chỉ to, tôi cắt hoa, dây trang trí tạo thành 
nhữngcái trống cơm cho trẻ sử dụng khi biểu diễn hát, múa. 
Hình ảnh một số dụng cụ tự tạo từ vật liệu phế thải 
 -Bên cạnh đó tôi sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên như cây trúc tôi cắt ngắn, 
đục lỗ và trang trí thêm dây làm thành sáo trúc, còn với ống tre tôi làm thành bộ 
gõ âm nhạc...Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ 
dàng lấy và sử dụng. 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 
18 
Cùng với những dụng cụ âm nhạc như gáo dừa: Gỗ vụn, vỏ dừa, cây tre... 
làm thành phách tre, dụng cụ gõ 
 Tôi luôn chú ý sắp xếp tất cả các dụng cụ âm nhạc một cách khoa học hợp 
lý để tạo môi trường mở, giúp trẻ sử dụng một cách dễ dàng và thoải mái bằng 
các sản phẩm của cô và trẻ làm ra phù hợp với từng chủ điểm. 
 -Ngoài ra, cô còn có thể hướng dẫn trẻ cách làm hình ảnh rối túi là các 
nhân vật có trong bài hát bằng cách vẽ các nhân vật và gắn vào những chiếc túi 
đựng đường để các nhân vật có thể cử động được khi trẻ lồng bàn tay vào đấy. 
 Những nhân vật rối ngón tay cũng không kém phần ngộ nghĩnh.Từ những 
mảnh vải vụn, giấy màu, xốp màu... Tôi cắt trang trí và khâu lại tạo thành rối 
ngón tay có nhiều nhân vật khác nhau, phù hợp nội dung bài hát để khi trẻ lên 
hát trẻ lấy hình ảnh đó ra hát hoặc vận động. 
Ví dụ 1: Khi dạy trẻ bài hát: “Gia đình ngón tay” trong chủ đề gia đình thì 
cô cho trẻ lấy rối ngón tay có hình ảnh những người thân trong gia đình để trẻ 
hát sẽ gây sự hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động. 
Hình ảnh minh hoạ rối ngón tay 
Ví dụ 2: Khi dạy trẻ bài hát về một số con vật sống trong rừng “Đố bạn”, “Con 
voi”. Cô cho trẻ lên chọn nhân vật phù hợp và thể hiện bài hát. 
 -Tôi còn tận dụng những mảnh vải vụn, giấy bọc hoa làm được rất nhiều 
trang phục, váy thời trang ở góc âm nhạc, để khi trẻ hoạt động ở góc chơi, trẻ có 
thể mặc trang phục tự chọn mà mình thích và biểu diễn. 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 
19 
 Khi bố trí góc âm nhạc tôi chú ý sao cho tiếng ồn ào trẻ tạo ra ở góc chơii 
không ảnh hưởng tới những hoạt động tĩnh ở chỗ khác. 
Tôi cùng phụ huynh lớp tôi sưu tầm các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm 
non, dân ca, nhạc cổ điển... các loại nhạc cụ dân tộc. Khi tổ chức các hoạt động 
cho trẻ tôi sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát.Để kích thích tính tò mò, ham 
hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi luôn chú ý thay đổi chất liệu, 
những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối 
đa. 
 -Bên cạnh những đồ dùng tự tạo thì tôi còn sưu tầm các đồ dùng với chất 
liệu khác nhau như: Chai, cốc, chén, ly... 
Với những chai thủy tinh và chiếc đũa. Tôi xếp những chai thành dẫy, rót 
vào đó những lượng nước khác nhau có thể phát ra những tiếng khác nhau.Cô 
giúp trẻ khám phá âm thanh bằng cách lấy 1 thanh nhỏ gõ vào các chai nước. 
Những chai giống nhau có lượng nước giống nhau sẽ phát ra âm thanh giống 
nhau. Trẻ rót thêm nước vào một số chai và gõ. Trẻ so sánh âm thanh phát ra từ 
các chai có lượng nước khác nhau. Từ đó trẻ sắp xếp các chai thành dẫy từ chai 
phát ra âm trầm đến bổng.Chúng ta có thể thay thế bằng những chiếc ly xếp lại 
gần nhau và dùng chiếc đũa gõ sẽ phát ra âm thanh rất hay và mới lạ với trẻ. 
Tại góc âm nhạc, tôi còn chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý 
tưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên 
kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật.. Có thể cho trẻ phối 
hợp chơi với nhóm tạo hình trang trí váy áo làm mặt nạ hóa trang....Trẻ vô cùng 
sung sướng khi được sử dụng đồ dùng do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt 
động âm nhạc. 
Tất cả những đồ dùng đồ chơi đó không những phục vụ cho hoạt động âm 
nhạc mà còn phục vụ cho hoạt động khác như: Hoạt động góc, khám phá khoa 
học, thể dục... 
Như vậy với sự sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ và có 
hiệu quả áp dụng vào nhiều hoạt động nhất là với hoạt động âm nhạc. Tôi đã thu 
hút sự tập trung trẻ vào hoạt động âm nhạc. Trẻ được trải nghiệm với đồ dùng đồ 
chơi. Từ đó, kết quả hoạt động âm nhạc của trẻ luôn được cải thiện về môi 
trường âm nhạc và chất lượng. 
5. Biện pháp 5: Lồng ghép hoạt động âm nhạc với một số môn học khác 
a. Lồng ghép âm nhạc với bộ môn làm quen văn học 
 Trong giờ LQVH giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua 
việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung... để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 
20 
nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp 
nhau. 
 Thông qua việc dạy bài thơ “Chim chích bông” của tác giả Nguyễn Viết 
Bình, sau khi trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Chim chích 
bông” do nhạc sĩ Văn Dung phổ nhạc. 
Bài hát: Chim chích bông 
 Thơ: Nguyễn Viết Bình 
 Nhạc: Văn Dung 
 (Minh họa bài thơ phổ nhạc) 
 Có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ không hoàn 
toàn trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ trong 
tiết học đó như: Trẻ đọc bài thơ “Mèo đi câu cá” của: Thái Hoàng Linh. 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 
21 
 Sau khi đọc thơ kết hợp hát bài: “Thương con mèo” giúp trẻ cảm thụ và 
hiểu thêm nội dung bài thơ. Đồng thời thể hiện tình cảm của trẻ thông qua tiết 
học đó. 
 Khi cho trẻ đọc bài thơ “Chúng em chơi giao thông” của tác giả Ngô Tô 
Ngải kết hợp nghe hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” của nhạc sĩ Hoàng 
Văn Yến; Thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” kết hợp nghe hát bài “Màu 
áo chú bộ đội” sáng tác của Nguyễn Văn Tý. 
 Khi kể cho trẻ nghe “Sự tích Hồ Gươm” có thể cho trẻ nghe kết hợp bài 
hát “Yêu Hà Nội” 
Một sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và văn học đã làm cho c

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.pdf