Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi khám phá khoa học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi khám phá khoa học

7. Mô tả bản chất sáng kiến.

7.1. Cơ sở lý luận.

Góp phần phát triển ở trẻ tình cảm thẩm mỹ, đạo đức, giúp trẻ thể hiện sự

thích thú và đam mê khám phá thế giới xung quanh, giúp nuôi dưỡng tình yêu

thiên nhiên yêu quê hương đất nước, trẻ biết yêu cái đẹp,

- Giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ.

Tạo cho trẻ cơ hội được tiếp xúc với thiên nhiên, sự vật xung quanh trẻ

và giúp trẻ miêu tả được bằng lời. Nói lên cảm nhận của chính mình qua sờ mó,

quan sát và phán đoán. Trẻ trao đổi và giao tiếp với nhau trong học tập cũng

như vui chơi, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, và hiểu hơn về

nghĩa của các từ. Tích lũy cho trẻ vốn sống làm cơ sở để trẻ dễ dàng lĩnh hội

những nội dung giáo dục của các hoạt động vui chơi, lao động và các môn học

khác.

- Giúp trẻ phát triển về tình cảm kỹ năng xã hội:

Trẻ ý thức về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc tình cảm với con

người, sự vật, hiện tượng xung quanh, hình thành hành vi và quy tắc ứng xử xã

hội, trong sinh hoạt gia đình, trường lớp mầm non.

vật quen thuộc, quan sát và so sánh nhận sét và thảo luận sự giống nhau và

khác nhau rõ nét về tiếng kêu, cấu tạo bên ngoài.giữa hai con vật.

+ Thu thập tranh ảnh về các loại động vật khác nhau. Chơi chọn tranh hoặc

đồ chơi về các con vật theo dấu hiệu cho trước

+ Phân loại các con vật theo 1-2 dấu hiệu chung.

+ Quan sát phán đoán một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểmcấu tạo

với môi trường sống, vận động và cách kiếm ăn của các con vật quen thuộc với

trẻ

+ Cho các con vật ăn uống quan sát và thảo luận.

pdf 10 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 934Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ui và sự quan tâm
về khoa học một cách tự nhiên, vừa chuẩn bị một nền tảng suy nghĩ khoa học
đang trở thành một mục tiêu lớn trong ngành giáo dục mầm non. Hơn nữa, điều
đó cũng giúp ích cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được
phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Bản thân là một giáo viên dạy lớp 4-5 tuổi trường mầm non, tôi  luôn
mong muốn mình có thể tìm được cách để giải quyết các vấn đề còn hạn chế
trên, tạo cho trẻ lớp tôi nói riêng và trẻ 4-5 tuổi toàn trường nói chung có nhiều
cơ hội được khám phá, trải nghiệm, được tuy duy, phán đoán và phát triển nhận
thức một cách toàn diện nhất, chính vì vậy tôi đã nghiên cứu và quyết định lựa
chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5
tuổi khám phá khoa học” 
2. Tên sáng kiến:
 “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi
khám phá khoa học” 
3. Tác giả sáng kiến:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Lý
Địa chỉ: Trường Mầm non Đại Tự, Huyện Yên lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Bản thân tự tiến hành nghiên cứu sáng kiến.
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
Lĩnh vực phát triển nhận thức; Chỉ ra thực trạng khi cho trẻ 4 - 5 tuổi khám
phá khoa học ở trường mầm non.  
6. Ngày sáng kiến được áp dụng.
- Ngày bắt đầu: 15/08/2020 
2- Ngày kết thúc: 20/04/2021
7. Mô tả bản chất sáng kiến.
7.1. Cơ sở lý luận.
Góp phần phát triển ở trẻ tình cảm thẩm mỹ, đạo đức, giúp trẻ thể hiện sự
thích thú và đam mê khám phá thế giới xung quanh, giúp nuôi dưỡng tình yêu
thiên nhiên yêu quê hương đất nước, trẻ biết yêu cái đẹp,
- Giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ.
 Tạo cho trẻ cơ hội được tiếp xúc với thiên nhiên, sự vật xung quanh trẻ
và giúp trẻ miêu tả được bằng lời. Nói lên cảm nhận của chính mình qua sờ mó,
quan sát và phán đoán. Trẻ   trao đổi và giao tiếp với nhau trong học tập cũng
như vui chơi, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, và hiểu hơn về
nghĩa của các từ. Tích lũy cho trẻ vốn sống làm cơ sở để trẻ dễ dàng lĩnh hội
những nội dung giáo dục của các hoạt động vui chơi, lao động và các môn học
khác.
- Giúp trẻ phát triển về tình cảm kỹ năng xã hội:
Trẻ ý thức về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc tình cảm với con
người, sự vật, hiện tượng  xung quanh, hình thành hành vi và quy tắc ứng xử xã
hội, trong sinh hoạt gia đình, trường lớp mầm non.
vật quen thuộc, quan sát và so sánh nhận sét và thảo luận sự giống nhau và
khác nhau rõ nét về tiếng kêu, cấu tạo bên ngoài....giữa hai con vật.
+ Thu thập tranh ảnh về các loại động vật khác nhau. Chơi chọn tranh hoặc
đồ chơi về các con vật theo dấu hiệu cho trước
+ Phân loại các con vật theo 1-2 dấu hiệu chung.
+ Quan sát phán đoán một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểmcấu tạo
với môi trường sống, vận động và cách kiếm ăn của các con vật quen thuộc với
trẻ
+ Cho các con vật ăn uống quan sát và thảo luận.
- Môi trường thiên nhiên
+ Tiếp tục dạy trẻ biết tên gọi, ích lợi và phân biệt một số cây, hoa, rau,
quả, con vật phổ biến và đa dạng qua dấu hiệu đặc trưng.
+ Dạy trẻ biết mối quan hệ giữa cấu tạo với môi trường sống, giữa cấu tạo
và khả năng vận động của con vật và cây cối
+ Dạy trẻ biết quan sát, phân biệt các hiện tượng tự nhiên và dấu hiệu rõ
nét của 2 mùa chính ttrong năm: mùa đông, mùa hè.
+ Tổ chức cho trẻ chơi với đất, đá, cát, nước và tìm hiểu đặc điểm của
chúng.
7.2. Thực trạng việc tổ chức cho trẻ 4-5 tuổ khám phá khoa học ở
trường mầm non: 
3Năm học 2020 – 2021 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4-5 tuổi với số 
trẻ là 30 trẻ. Trong quá trình thực tổ chức cho trẻ khám phá khoa học ở trường 
mầm non tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
nhà trường đánh giá giáo viên xếp loại năng lực tốt.
- Về học sinh: Đa số các cháu đều qua lớp mẫu giáo 3-4 tuổi nên đã được
hình thành một số kỹ năng, nề nếp, thói quen tốt trong học tập vui chơi.
+ Khó khăn: 
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động khám phá khoa học của trẻ  và 
làm thí nghiệm còn thiếu. Tài liệu, sách báo về các thí nghiệm khám phá khoa 
học cho trẻ còn hạn chế.
- Lớp chỉ có một giáo viên với 30 trẻ nên việc chuẩn bị và tổ chức hoạt
động khám phá, trải nghiệm cho trẻ còn khó khăn và ít tổ chức
-  Một số phụ huynh  mải  làm ăn  nên chưa quan tâm đến việc phát triển
nhận thức cho trẻ, chưa phối hợp với giáo viên trong việc làm đồ dùng đồ chơi
và chuẩn bị cho trẻ các hoạt động khám phá trải nghiệm.
- Một số trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin, chưa diễn tả được ý hiểu của
mình với người khác....
Vốn biểu tượng về môi trường tự nhiên của trẻ còn ít,  đặc biệt trẻ rất
nhầm lẫn khi gọi tên các con vật, cây, hoa, quả.... Mặt khác khả năng quan sát,
phân loại của trẻ gặp nhiều khó khăn.
* Kết quả khảo sát ban đầu:
          Bắt đầu từ  tháng 9, tôi đã lên kế hoạch khảo sát trẻ ( Qua việc theo dõi
các hoạt động trong ngày của trẻ, cùng với việc tổ chức cho trẻ tham gia một số
hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học để đánh giá trẻ ) bao gồm các tiêu
chí: Khả năng quan sát, khả năng so sánh, khả năng phân loại, khả năng giao
tiếp, thao tác thực nghiệm, khả năng phán đoán, khả năng suy luậnĐồng thời,
tôi cũng thực hiện khảo sát mức độ quan tâm và phối hợp của phụ huynh trong
việc tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ.
Bảng kết quả khảo sát đầu năm (lần 1) trẻ đạt được các mức độ sau:
Tổng số học sinh được khảo sát là 30/30 trẻ ( = 100%)
Bảng kết quả khảo sát đầu năm (lần 1) đối với phụ huynh:
Với bảng khảo sát trên ta thấy, kết quả khảo sát trẻ ở các tiêu chí nhìn chung còn
thấp . Thấp nhất là khả năng suy luận của trẻ ( chỉ đạt 40%). Các tiêu chí còn lại
đa số đều đạt dưới 55%.Sự quan tâm ủng hộ nguyên vật liệu trong quá trình dạy
và học của phụ huynh vẫn còn hạn chế ( Có 43% phụ huynh quan tâm). Từ thực
trạng trên, để phát triển khả năng khám phá khoa học của trẻ 4-5 tuổi lớp tôi phụ
trách được tốt hơn nên tôi đã thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:
7.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi 
khám phá khoa học. 
4. Xây dựng kế hoạch, xác định những nội dung khám phá khoa học cơ 
bản cần dạy trẻ 4-5 tuổi.
- Khích lệ trẻ suy nghĩ về những gì chúng đang nhìn thấy, đang làm và
phát triển những suy nghĩ, ý tưởng của mình và quan tâm đến MTXQ.
- Sử dụng những câu hỏi gợi mở giúp trẻ phát triển suy nghĩ.
- Cho phép trẻ được hoạt động và làm những công việc phục vụ bản thân
vì đó có thể là những bài học và trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học.
- Tạo môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn với các ĐD – ĐC, các
nguyên vật liệu khác nhau.
- Trò chuyện, thảo luận về nội dung cần hoạt động.
- Xem tranh, ảnh, băng hình về nội dung hoạt động.
- Kể chuyện, đọc thơ, câu đố liên quan đến nội dung hoạt động.
- Làm album ảnh, sách tranh
- Tham quan, trải nghiệm, trò chuyện với những nhân vật quan trọng ( nếu
có điều kiện).
Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ khám phá
khoa học.
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành thống kê, kiểm tra lại
CSVC và các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của lớp mình phụ
trách, từ đó báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch tu sửa hoặc bổ
sung thêm đáp ứng với nhu cầu của nhóm lớp.
Tổ chức cho trẻ khám phá khoa học dưới nhiều hình thức khác nhau.
, giúp trẻ hoạt động khám phá một cách tích cực và hiệu quả. Góc chơi có rất
nhiều hình ảnh kích thích tính tư duy tìm hiểu khám phá cho trẻ như quá trình về
sự phát triển của cây giúp trẻ hình thành những hiểu biết về sự sinh trưởng và
phát triển của cây xanh. Bảng pha màu giúp trẻ hiểu biết về cách pha trộn màu
sắc từ hai màu hay ba màu có thể tạo ra màu mà trẻ yêu thích. Hay những hình
ảnh mang tính chất giáo dục giúp trẻ có những thái độ đúng đắn với thiên nhiên
và sự vật xung quanh. Để phát triển toàn diện nhận thức cho trẻ thông qua góc
chơi thì ngoài những hình ảnh mang tính lý thuyết, giáo viên cần cho trẻ được
thực hành để trẻ được trải nghiệm và giải quyết tình huống một cách sáng tạo.
Trong những giờ hoạt động góc tôi thường xuyên chuẩn bị chu đáo các đồ dùng
để trẻ được chơi và tham gia hoạt động thực tế nhằm đem lại niềm vui cho trẻ,
giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo và quan tâm hơn đến khoa học một cách
tự nhiên.
Kết quả xây dựng góc khám phá khoa học sáng tạo và hấp dẫn trẻ: học
sinh lớp tôi đã rất tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá, qua đó phát
triển vốn hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh, phát huy khả năng tư duy
sáng tạo. Trẻ lớp tôi luôn tò mò, tự đặt câu hởi về những sự vật, hiện tượng xung
5quanh với bạn, cô và người lớn. Các cháu còn biết tự tìm hiểu những điều trẻ
chưa biết.
* Cho trẻ khám phá khoa học thông qua “hoạt động chơi”
  Với đặc điểm tâm lý “Học bằng chơi, chơi mà học”. Trẻ 4-5 tuổi, tư duy
của trẻ là tư duy trực quan hành động. Trẻ tri giác dưới đồ vật, sự vật qua các
hình ảnh, vật thật. Nếu  tổ chức cho trẻ tri giác quan sát các sự vật dưới nhiều
hình thức khác nhau thì trẻ hứng thú học tập và tiếp thu bài học tốt hơn, bằng
kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi thấy nếu một tiết học đơn thuần cô chỉ
cung cấp kiến thức cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát,  đàm thoại và cung cấp kiến
thức cho trẻ thì tiết học trẻ học buồn chán, trẻ không tập trung. Nhưng, cũng tiết
học đó mà thay đổi hình thức dạy dưới các dạng trò chơi hay các hình thức thi
đua thì trẻ học sẽ tốt hơn, nhất là môn khám phá khoa học. Tôi đã chuẩn bị tốt
các điều kiện như đồ dùng dạy học và các không gian để để trẻ được thực hành
và trải nghiệm nhiều. Tuỳ vào mỗi yêu cầu bài dạy  tôi tổ chức các dạy tiết học
dưới các hình thức khác nhau. Ví dụ, với bài cho trẻ quan sát các con vật, các
cây, các loại hoa quả  thì tôi có thể chuẩn bị bằng vật thật hoặc tranh ảnh và tổ
chức dưới các dạng trò chơi để trẻ vừa chơi vừa quan sát tri giác các sự vật hiện
tượng một cách  tôt nhất. Hay tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm thì tôi chia trẻ
về các nhóm để trẻ cùng nhau làm và khi tiến hành làm thí nghiệm tôi cho trẻ dự
đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra trước, trong và sau khi làm thí nghiệm. Như thế sẽ
phát huy được tính   mò, chủ động, khả năng tích cực hoạt động và lòng ham
hiểu biết của trẻ.
Chẳng hạn: Cho trẻ khám phá về không khí, tôi tổ chức trò chơi bịt mũi:
Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không?
Vậy làm thế nào để thở được ?
          Cho trẻ đứng vào chỗ cô quy định, hỏi trẻ: con có thở được không?
Cho trẻ đứng góc khác cùng với vài bạn nữa, hỏi trẻ: con có thở được
không? 
Cho trẻ đứng tự do trong lớp, hỏi trẻ:con có thở được không?
Lúc này tôi mới đặt vấn đề: chúng ta thở được là nhờ là nhờ có không khí,
vậy không khí có ở đâu?( không khí có ở xung quanh chúng ta)
Tôi kết luận: Như vậy không khí có ở quang chúng ta.
          Tôi tiếp tục đặt tình hình huống: thế không khí có bắt được không ( Có trẻ
nói được, có trẻ nói không) 
Tôi hỏi tiếp: Làm thế nào để bắt được không khí ( lúc này các trẻ đưa ra
rất nhiều ý kiến lấy ly, lấy chai, lấy hộp, để bắt không khí )
Tôi lấy cho mỗi trẻ một cái túi ni lon và yêu cầu “ Hãy lấy và bắt không
khí vào túi ” mỗi trẻ có thể thực hiện một cách khác nhau : nắm bắt không khí
xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi  nhưng các trẻ vẫn chưa
6thấy gì trong túi.Tôi tiếp tục gợi ý “ Các con hãy làm cách nào để túi phồng lên
đi” trẻ phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải
xoắn hay cột túi lại ) 
Sau đó tôi giải thích: Không khí đang ở trong túi các con đấy!..
Tiếp theo tôi cho các trẻ chơi với túi không khí, lấy kéo cắt túi để thấy
không khí xì ra, lấy kim nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát ra đó là không khí.
Tiết học sôi động và vui vẻ hẳn lên các cháu hiểu biết thêm là: không khí
luôn luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí thì mới sống, mới
thở được.
Qua đó tôi thấy nếu cho trẻ tự khám phá trẻ sẽ rất hứng thú, kiến thức đến
với trẻ nhẹ nhàng mà khắc sâu phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, để trẻ
tự đừng đánh mất cái tôi của trẻ. 
* Cho trẻ khám phá khoa học thông qua việc thực hành trải nghiệm:
Ví dụ: Khám phá về sự kì diệu của nam châm.
-  Mục tiêu:
         Cho trẻ biết nam châm có thể hút các vật làm từ kim loại, còn những vật
không làm bằng chất kim loại thì nam châm không hút.
-  Chuẩn bị:
          Cục nam châm,  cái đinh, cái kéo, thìa nhôm, thước nhựa, cái bát nhựa và
một số đồ dùng khác trong lớp.
- Tiến hành:
Cho trẻ quan sát những đồ dùng đã chuẩn bị gọi tên chúng và nêu chất
liệu của từng đồ dùng.
Mời 6 – 7 trẻ lên lấy 1 trong số những vật mà cô chuẩn bị hỏi trẻ:
ra giúp trẻ không bị nhàm chán lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hoá
các biểu tượng của mình.
           Giải pháp 5: Cho trẻ khám phá khoa học thông qua các trò chơi thực
nghiệm trong từng chủ đề..
 Bản  thân tôi   là  người yêu thích bộ môn khám phá nên  tôi  và đồng
nghiệp sưu tầm, sáng tạo trò chơi thực nghiệm, đặc biệt là các trò chơi thực
nghiệm giúp trẻ phát triển lành mạnh hơn cả về thể chất và tình yêu, sự hiểu biết
về sự vật hiện tượng, lòng nhân ái và khả năng tìm hiểu môi trường xung quanh.
Khi sáng tạo các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học, tôi luôn lưu
ý đến các yêu cầu đối với các trò chơi thử  nghiệm như: những thử nghiệm tiến
hành phải có sự thay đổi rõ ràng để giúp trẻ dễ nhận biết. Thử nghiệm không đòi
hỏi điều kiện đặc biệt, dễ thực hiện, là những hiện tượng diễn ra trong cuộc
sống. Những thử nghiệm không được gây thiệt hại cho vật làm thử nghiệm ( Ví
7dụ : Làm chết cây, chết con vật). Không chọn thử  nghiệm có thời gian quá lâu
vì trẻ dễ quên mất những gì xảy ra ban đầu. Phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong
quá trình thử nghiệm ( an toàn về dụng cụ, vật liệu).
Kết quả, tôi cùng đồng nghiệp, tổ chuyên môn khối 4-5 tuổi đã họp bàn và
tổ chức một số trò chơi thực nghiệm dựa theo bảng xây dựng kế hoạch các chủ
đề từ đầu năm học, giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn đề tài, chuẩn bị đồ dùng và
tổ chức hoạt động có hiệu quả. Cụ thể tôi đã sáng tạo và tổ chức một số trò chơi
thực nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học theo chủ đề như  sau:
1. Chủ đề : Bản thân
VD :  Trò chơi thử nghiệm : Truyền tin
* Mục đích:
- Trẻ biết được tác dụng của các giác quan thông qua trò chơi
- Trẻ biết phối hợp ăn ý với bạn trong nhóm
*Chuẩn bị:
- 2 quả bóng bay
- Một số tranh về các giác quan
 * Cách tiến hành:
- Cho trẻ đầu hàng lên nhìn bức tranh về các giác quan và về hàng truyền
tin bằng cách áp sát quả bóng bay vào tai bạn đứng thứ hai và cứ như vậy cho
tới trẻ cuối cùng, Trẻ cuối cùng sẽ đoán tên giác quan trong bức tranh mà cô yêu
cầu
*Giải thích và kết luận:
 Quả bóng bay khi thổi to lên sẽ có khí ở bên trong. Vì vậy khi áp tai vào
quả bóng bay sẽ nghe được tiếng vang của người nói ở bên vọng sang
2. Chủ đề :  Gia đình
VD: Trò chơi thử nghiệm : Vật chìm – vật nổi
* Mục đích: Trau dồi óc quan sát, khả năng dự đoán và phân loại, giúp 
trẻ nhận biết có những chất liệu nổi - chìm trong nước. 
*Giải thích và kết luận:
  Các nguyên liệu cát, vôi, xi măng khi trộn vào nước sẽ kết dính lại với
nhau để tạo thành hợp chất, có tác dụng kết nối các viên gạch lại với nhau để tạo
thành đồ vật theo ý muốn, có thể trang trí thành 1 bức tranh.
 4. Chủ đề:  Động vật
VD: Trò chơi thử nghiệm: Bóng hình các con vật
* Mục đích:
 - Trẻ nhận biết ánh sáng và bóng tối, các hình được tạo ra bởi ánh sáng
và bóng tối cùng kết hợp với các hoạt động từ ngón tay
8 - Rèn luyện sự khéo léo và các cơ nhỏ của các ngón tay
* Chuẩn bị:
- Khoảng trống và không gian trên tường
- Bóng đèn chiếu ánh sáng lên tường
 * Cách tiến hành:
- Cô chiếu ánh sáng lên tường và dùng các ngón tay tạo thành bóng hình
các con vật. Cô giáo động đậy các ngón tay để cho hình các con vật thêm sinh
động
- Cho trẻ tạo thành hình bóng các con vật và thi xem bạn nào tạo thành
nhiều hình các con vật nhất
* Cách tiến hành:
    - Trẻ tạo nhóm lấy hoa giấy ra gấp, xếp thành nụ hoa và thả vào chậu
nước xem có hiện tượng gì xảy ra.
 - Cho trẻ nêu ý kiến về các hiện tượng trẻ quan sát được.
* Giải thích và kết luận:
  Nụ hoa làm bằng giấy khi thả xuống nước, đợi một thời gian ngắn nước
sẽ ngấm vào trong làm các cánh hoa bung ra giống như nụ hoa đang nở thành
bông hoa
 6. Chủ đề:  Phương tiện giao thông
VD:  Trò chơi thử nghiệm: Đồ chơi chìm và nổi
* Mục đích:
- Giúp trẻ nhận biết và phân biệt được những đồ chơi chìm và nổi trên mặt
nước
- Nhận biết có những đồ chơi chìm – nổi trên mặt nước là tùy thuộc vào
chất liệu khác nhau
* Chuẩn bị:
 - Chậu đựng nước sạch
 - Thuyền gấp bằng giấy,  ô tô ( xe máy, xe đạp, xích lô) làm bằng sắt
* Cách tiến hành:
- Cho trẻ ngồi thành nhóm thả đồ chơi xuống chậu nước và xem có điều gì
xảy ra khi đồ chơi gặp nước
- Những đồ chơi làm bằng sắt có trọng lượng nặng nên khi thả vào nước
sẽ bị chìm xuống nước. Còn những đồ chơi làm bằng chất liệu là giấy, nhựa.. có
trọng lượng rất nhẹ nên khi thả vào nước sẽ nổi trên mặt nước một thời gian.
7. Chủ đề “Nước và mùa hè ” ( Các hiện tượng thiên nhiên, không khí,
ánh sáng)
VD: Trò chơi thử nghiệm: Những đồ vật bay và không bay
9* Mục đích:
- Giúp trẻ nhận biết  và phân biệt  được những thứ gió  thổi  bay và có
những thứ gió thổi không bay
- Nhận biết có những đồ vật bay được và không bay được tùy thuộc vào
chất liệu khác nhau
* Chuẩn bị: 
 - Quạt trần, quạt nan, quạt mo, quạt giấy
 - Các đồ dùng khác nhau: Giấy màu, vải kẹp ghim, kéo, xắc xô
* Cách tiến hành:
 - Đặt các đồ vật trên bàn, cho trẻ quan sát phỏng đoán “ Vật nào bay và
không bay  khi mở quạt hoặc thổi ”
-  Trẻ nêu ý kiến cá nhân và giải thích lý do tại sao?
- Cô mở quạt và quan sát xem vật nào bay và không bay
- Trẻ lí giải hiện tượng
* Giải thích và kết luận:
 Những vật thường bay khi gặp gió là những vật nhẹ như giấy, vải. Cũn
những vật như kẹp ghim, kéo được làm từ sắt nặng nên khi gặp gió thỡ khụng
bay được
7.4: Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng tại lớp 4 -5 tuổi trường Mầm
non. Sáng kiến này được các giáo viên và phụ huynh đánh giá cao.
Trong năm học 2020 - 2021: Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng
trong công tác giáo dục trẻ tại trường Mầm non. Khi áp dụng sáng kiến này,
kiến thức và kĩ năng khám phá khoa học của trẻ tiến bộ hơn rất nhiều, chất
lượng trẻ được nâng lên rõ rệt.
8. Những thông tin cần bảo mật.
     Không có.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Cơ sở vật chất: Tài liệu hướng dẫn phương pháp Tìm hiểu về môi trường
xung quanh cho trẻ qua hoạt động khám phá khoa học. Nhóm lớp có đủ đồ
dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học.
Môi trường sư phạm nhà trường.
Phụ huynh của trẻ  4 - 5 tuổi trong nhà trường.
Học sinh 4 – 5  tuổi các nhóm lớp trong nhà trường.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu.
10
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của
tác giả:
Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên vào hoạt động khám phá khoa học
cho trẻ 4 – 5 tuổi ở lớp mình phụ trách, tôi đã thu được kết quả như sau:
Trẻ cuối năm có tiến bộ rõ rệt so với đầu năm về khả năng quan sát, so
sánh hay phán đoán, suy luậncác trò chơi thực nghiệm đã gây được hứng thú,
thu hút trẻ vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức, trẻ háo hức được phát biểu ý
kiến của mình. Các trò chơi thực nghiệm đã cụ thể hóa, trực quan hóa các kiến
thức khoa học trừu tượng, giúp trẻ tiếp thu dễ dàng hơn. 
Như vậy, kết quả thực nghiệm của tôi thành công và tạo thêm cảm hứng
cho tôi thiết kế thêm những trò chơi thực nghiệm mới phục vụ cho việc giảng
dạy ngày một tốt hơn. 
Bảng kết quả khảo sát đầu năm (lần 2) phụ huynh đạt được các mức độ
Các bậc phụ huynh đã có nhận thức và quan tâm , hiểu biết hơn  đến hoạt
động khám phá khoa học của của trẻ, và sự ủng hộ nguyên vật liệu làm đồ dùng
đồ chơi của trẻ cũng được phụ huynh quan tâm và nhiệt tình cao hơn.
Bản thân tôi nhận được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ qua
các giờ học, các hoạt động, được ph

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_mau_giao_4_5_tu.pdf