SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 - 5 tuổi lớp chồi 1 Tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 - 5 tuổi lớp chồi 1 Tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang

Hỗ trợ:( Khen ngợi, Nhận xét, phê bình)

 Giáo viên đưa ra các hình thức giáo dục lễ giáo vào tiêu chuẩn bé ngoan của lớp. Sau mỗi tiết học đều có khen thưởng, cắm cờ nhận xét kịp thời sau mỗi buổi học. Nêu gương vào cuối tuần trẻ nào ngoan, thực hiện tốt tiêu chuẩn cô đưa ra sẽ được phiếu bé ngoan. Khi thực hiện phương pháp nêu gương cần chú trọng đến các hành vi tính cách của trẻ, những hành vi đúng sai cần nhắc nhở, tuyên dương kịp thời trước tập thể lớp.

 Khen ngợi nhận xét giúp trẻ hiểu thêm những hành động đúng sai, tốt xấu. Nhằm giúp trẻ hiểu thêm về cái tốt, cái chưa tốt để hoàn thịên mình. Khen ngợi nhằm động viên trẻ tích cực hơn trong các hành động đạo đức của mình, ngăn ngừa trẻ có những hành động chưa tốt với bản thân với mọi người xung quanh và với môi trường xã hội.

 

doc 18 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1246Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 - 5 tuổi lớp chồi 1 Tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang.
 3. Phạm vi nghiên cứu:
 - Nội dung nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo 
 - Đối tượng khảo sát: Học sinh 4-5 tuổi lớp chồi 1
 phân hiệu buôn dur 1 trường Mầm non Hoa Pơ Lang. Xã Dur Kmăn huyện Krông ana tỉnh Đăk Lăk
 - Thời gian nghiên cứu từ tháng 10 năm 2017 và đến tháng 10 năm 2018.
 2. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu
 - Qua công việc giáo dục lễ giáo giúp trẻ phát triển về mọi mặt. Đặc biệt phát triển về nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội.
 - Nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng về ngôn ngữ, cách ứng xử diễn đạt trong giao tiếp hằng ngày.
 - Giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
 - Giúp các bậc phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo
 Qua đó hình thành cho trẻ một số thói quen tốt, hành vi văn minh, trẻ biết kính trên nhường dưới, biết lễ phép vói mọi người. Từ đó trẻ nắm được một số nguyên tắc giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.
 Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận của vấn đề
 Giai đoạn trẻ từ 4-5 tuổi đang là giai đoạn của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hòa quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Trẻ còn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển nhanh về mọi mặt, trẻ cũng rất dễ tổn thương về tâm lý. Bởi thế muốn nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo ngay từ đầu cho trẻ phải tạo được môi trường thân thiện, an toàn để trẻ cảm nhận được mình được yêu mến, trẻ xem lớp học là ngôi nhà thứ hai của mình. Quan hệ của cô với trẻ gần gũi, yêu thương như quan hệ mẹ con. Vậy giáo viên mầm non phải linh hoạt, nhạy bén, kịp thời phải có sự sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phất triển của trẻ.
 Các hoạt động của giáo viên Mầm non phải có kế hoạch, định hướng, có mục đích để giáo dục, phát triển trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ. Vì thế nghệ thuật chủ yếu của cụ thể hiện ở chỗ biết hòa nhập vào thế giới của trẻ, biết quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn thu hút trẻ, như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô một cách thoải mái, vui vẻ. Từ đó giúp trẻ những hiểu biết nhận định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực kiến thức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn. Muốn thực hiện những mục tiêu trên thì vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ đạt kết quả cao.
 Về góc độ giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo đối với trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi, nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ thì sẽ không đưa lại hiệu quả cao hơn, tính chủ động tích cực sẽ không phát huy được khẳ năng sáng tạo đồng thời kết quả về mặt trí tuệ trẻ sẽ thấp, trẻ sẽ phát triển 1 cách thụ động.
 Vì vậy chỉ có đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ thì mới tạo ra được những cơ hội tốt cho trẻ phát huy khả năng chủ động, sáng tạo một cách triệt để. Nếu cô tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức, thông qua mọi hoạt đông hằng ngày ở mọi lúc, mọi nơithì việc nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ sẽ được thuần thục hơn, kết quả sẽ đạt cao hơn.
- Căn cứ thông tư số 28/2016/T-BGDĐT ngày 30/12/2016 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hàng kèm theo thông tư số 17/2009/TT BGDĐT ngày 27/7/2009 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo.
- Căn cứ thông tư 36/2011/TT-BGDĐT ban hàng chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non.
- Căn cứ nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018- 2019 của trường mầm non Hoa Pơ Lang. Bản thân tôi xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi, Lớp Chồi 1 phân hiệu buôn Dur 1 Trường Mầm non Hoa Pơ Lang bao gồm:
 + Giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi.
 + Giúp trẻ phát triển toàn diện về lĩnh vực tình cảm xã hội
 II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
 * Khảo sát đầu năm
 Tình hình của lớp
+ Tổng số học sinh của trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 phân hiệu buôn Dur 1 Mầm non Hoa Pơ Lang. Xã Dur Kmăn huyện Krông ana tỉnh Đăk Lăk trong năm học 2018-2019 là : 40 trẻ
 Nữ 18, 
 Dân tộc 30
 Nữ dân tộc 9
+ Giáo viên: (2 giáo viên đạt chuẩn)
Khảo sát trẻ từ tháng 10/2017 (Năm học 2017-2018) đây là bước đầu tiên nhằm xác định tình trạng của trẻ để giáo viên nắm rõ tình hình giáo dục lễ giáo cho trẻ, từ đó có biện pháp thay đổi phù hợp.
 + Kết quả khảo sát 
TT
Nội dung khảo sát
Kết quả đầu năm khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ
(%)
Số trẻ
Tỉ lệ
(%)
1
Trẻ biết chào hỏi cảm ơn, xin lỗi
10/30
25
30/10
75
2
Trẻ hay nói tục chưởi bậy
11/29
27,5
29/11
72,5
3
Trẻ phân biệt được đúng sai
10/30
25
30/10
75
4
Trẻ hòa nhã thân thiện với bạn bè cô giáo và mọi người xung quanh
12/28
30
28/12
70
5
Trẻ chủ động trong giao tiếp với cô giáo và các bạn
13/27
32,5
27/13
67,5
Qua kết quả khảo sát trên cho thấy số trẻ chưa có ý thức trong lễ giáo khá nhiều và dẫn đến quá trình học tập của cháu thấp, đã đặt ra một câu hỏi lớn cho bản thân tôi là phải làm sao để thay đổi tình trạng cấp bách này và việc cho trẻ làm quen với lễ giáo là một việc làm hết sức cần thiết, tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại rất khó, dạy trẻ làm quen với lễ giáo là dạy cái gì? dạy như thế nào? Trẻ làm quen với lễ giáo với tư cách là bộ môn khoa học hay với tư cách là một công cụ, một phương tiện giao tiếp, cách trả lời những câu hỏi trên sẽ liên quan tới việc lựa chọn nội dung, phương pháp cho trẻ tiếp cận, làm quen dần với việc giáo dục lễ giáo.
 * Ưu điểm:
 Được sự quan tâm lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ một số trang thiết bị ti vi, sách truyện
 Một số trẻ ngoan ngoãn lễ phép thích tham gia vào các hoạt động của lớp
 Lớp có 2 giáo viên trình độ đạt chuẩn
+Về bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn, tìm tòi, sáng tạo trong các tiết học, thường xuyên học hỏi các đồng nghiệp qua sự hướng dẫn chỉ đạo của lãnh đạo qua các buổi dự giờ hoạt động và tìm hiểu qua các loại sách báo đồng thời có kế hoạch sắp xếp hoạt động theo từng chủ đề nhằm tăng cường chất lượng giáo dục lễ giáo của trẻ.
* Tồn tại
 + Về học sinh do tôi phụ trách 75% số học sinh là trẻ đồng bào dân tộc thiểu số, một số trẻ vẫn còn nói ngọng, trẻ vẫn còn nhút nhát chưa mạnh dạn chưa tự tin thể hiện mình trong khi giao tiếp với các bạn và cô giáo. Vẫn còn một số ít trẻ quá hiếu động không tập chung chú ý. Một số trẻ do gia đình chiều chuộn nên tính tình còn ngang ngược so với mặt bằng chung của trẻ 4-5 tuổi.
+ Về phía phụ huynh 100% là nông dân, công việc thường bận rộn nên chưa thật sự quan tâm và đầu tư vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ , một số phụ huynh lại chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo nên việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong công tác truyên truyền gặp rất nhiều khó khăn.
 * Nguyên nhân chủ quan:
 - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học tập nhằm tăng cường giáo dục lễ giáo cho trẻ chưa phong phú.
	- Giáo viên trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Kĩ năng lễ giáo của một số trẻ chưa tốt, nhiều trẻ còn bị ngọng, số ít trẻ đồng bào chưa hiểu và nói thành thạo ngôn ngữ phổ thông. Nguy cơ lớn nhất là một số em chưa được sự quan tâm của gia đình
* Nguyên nhân khách quan: Vì là trường nằm trong vùng khó khăn nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho môn học còn hạn chế, đồ dùng đồ chơi trong ngoài lớp chưa đa dạng phong phú, diện tích lớp học chật hẹp, chưa đúng điều lệ quy định trường mầm non.
 Một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động trong giờ học.
Xuất phát từ thực trạng như vậy, bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng nhiều biện pháp nhằm đưa một số biện pháp nâng cao giáo dục lễ giáo cho trẻ tại trường. Sau đây là một số giải pháp mà tôi đã thực hiện.
 III.Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề	
Trong qua trình thực hiện đề tài bản thân tôi đã thực hiện những giải pháp như sau:
 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch theo hướng chỉ đạo của ban lãnh đạo nhà trường:
 + Biện pháp: Xây dựng theo hướng chỉ đạo của ban lãnh dạo nhà trường
 Ngay từ đầu năm học lãnh đạo trường tôi đã chỉ đạo cụ thể cho từng mảng công việc và thường xuyên tổ chức họp rút kinh nghiệm và trao đổi với giáo viên, lãnh đạo địa phương, phụ huynh học sinh. Nhằm giúp chúng tôi nắm vững những yêu cầu về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Lãnh đạo đã chỉ đạo và hướng dẫn cho giáo viên chủ nhiệm chúng tôi xây dựng những chuyên đề nằm trong kế hoạch. Đề ra những yêu cầu trọng tâm về nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho học sinh, đồng thời hướng dẫn cho giáo viên chúng tôi nghiên cứu thêm tài liệu về nội dung và hình thức, phương pháp dạy lồng ghép giáo dục lễ giáo qua các hoạt động.
 Đưa vào công tác thi đua chuyên đề giáo dục lễ giáo cho giáo viên, đánh giá qua các hoạt động. Ngoài ra Lãnh đạo trường chúng tôi còn phải đặt nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng đội ngũ sư phạm vững mạnh có phẩm chất đạo đức, có năng lực trí tuệ, là tấm gương cho học sinh noi theo.
 + Tôi đã xây dựng biện pháp theo hướng chỉ đạo của lãnh đạo vào lớp học
 Ở lứa tuổi này các khái niệm đạo đức bắt đầu được hình thành và phát triển về đặc điểm nhân cách và tình cảm đạo đức: Đứng, dáng đi, hành vi ứng xử với mọi người xung quanh và với bản thân, thông qua các hoạt động học tập vui chơi và giao tiếp với mọi người xung quanh. Do đó giáo dục lễ giáo cần tập trung vào các mặt bên trong và bên ngoài của nó. Mặt bên trong là tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức. Mặt bên ngoài là hành vi đạo đức. 
 Giáo viên chúng tôi cần giúp trẻ luyện tập những chuẩn mực đạo đức đơn giản, thông thường nhưng cần thiết đối với trẻ. Những thói quen hành vi đạo đức đó thông qua sự giáo dục của nhà trường và gia đình. Vì vậy cần có những biện pháp giáo dục lễ giáo giúp trẻ lĩnh hội tốt những chuẩn mực thói quen hành vi đạo đức. Đây là một vai trò rất quan trọng có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức cho trẻ.
 Giáo dục lễ giáo cho trẻ có nhiều biện pháp nhưng biện pháp thông qua việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học bằng những hình ảnh âm thanh sống động để trẻ cảm nhận và tiếp thu một cách có hiệu quả, trong nhữnh câu truyện dân gian trẻ như được lạc vào thế giới thần tiên, nơi đó có những ông bụt, cô tiên có tấm lòng nhân ái, giúp đỡ mọi người gặp hoạn nạn khó khăn, có những kẻ ác luôn bị trừng trị một cách thích đáng. Những tác phẩm này có tác động sâu sắc vào nhận thức của trẻ qua giọng đọc lời kể của cô.
 Giải pháp 2: Hình thành cho trẻ các thói quen lễ giáo thông qua môn làm quen văn học.
 + Biện pháp: Tạo hứng thú, tích cực cho trẻ trong việc giáo dục lễ giáo thông môn làm quen văn học.
 Qua bài thơ câu truyện, cô hình thành cho trẻ những cử chỉ điệu bộ, dáng đi đứng, tư thế ngồi. Đi đứng nhẹ nhàng, không chen lấn xô đẩy, không tranh giành lối đi của người khác. Biết chú ý nhìn trước nhìn sau để không làm ảnh hưởng đến người khác. Khi ngồi phải đúng tư thế, đúng vị trí, khi gặp người lớn phải cúi đầu chào. Cảm ơn khi nhận và đưa bằng hai tay, biết nhận xin lỗi khi mình mắc lỗi.
 Ví dụ: Rèn luyện cho trẻ thói quen biết chào hỏi thông qua các bài thơ như: Hoa bé ngoan, Mẹ yêu không nào, miệng xinh, Cháu chào ông ạ, Lời chào, cô dạy
 Ví dụ: Rèn cho trẻ đi đứng nhẹ nhàng, không chen lấn xô đẩy, không tranh giành lối đi của người khác và biết nhận lỗi khi mình sai như thông qua tiết truyện “Món quà của cô giáo”.
 + Cô đàm thoại cùng trẻ:
 Giờ xếp hàng vào lớp bạn nào đã làm Mèo Khoang bị ngã?
 Ai là người nhận lỗi với cô giáo?
 Nếu là con con phải học tập nhân vật nào?
 Giáo dục trẻ xếp hàng không xô đẩy nhau và biết nhận lỗi.
 Giải pháp 3: Lồng ghép giáo dục lễ giáo vào hoạt động tổ chức giáo dục cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
 + Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động thực tiễn:
 Phương pháp này gồm các hình thức luyện tập và thực hành các kỹ năng lễ giáo. Phương pháp hoạt động thực tiễn đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non. Khi cô kể chuyện và đọc thơ cho trẻ nghe xong cô tập cho trẻ đóng kịch, hoặc minh hoạ theo hành động của nhân vật hoặc theo nội dung bài thơ. 
 - Biện pháp giúp trẻ về hành vi, thói quen đạo đức, trong những giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động mọi lúc mọi nơi, đi thăm quan cô hướng dẫn trẻ sử dụng những thói quen tốt một cách nhuần nhuyễn để trở thành nề nếp cho trẻ.
 + Biện pháp 2: Tổ chức trò chuyện:
 Cô đàm thoại với trẻ về hành vi ứng xử của các nhân vật trong truyện, thơ và một số nội dung, hình ảnh của bài thơ. Qua đó trẻ sẽ lĩnh hội thêm một số kiến thức, những quy tắc, những hành vi của tập thể. Trẻ tập hành động theo các kỹ năng chuẩn mực của các nhân vật, thể hiện sự tôn trọng người lớn và các bạn, cùng nhau giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp. Cô đưa ra các tình huống và tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được rèn luyện các kỹ năng hành động đạo đức cho bản thân.
 + Biện pháp 3: Hỗ trợ:( Khen ngợi, Nhận xét, phê bình)
 Giáo viên đưa ra các hình thức giáo dục lễ giáo vào tiêu chuẩn bé ngoan của lớp. Sau mỗi tiết học đều có khen thưởng, cắm cờ nhận xét kịp thời sau mỗi buổi học. Nêu gương vào cuối tuần trẻ nào ngoan, thực hiện tốt tiêu chuẩn cô đưa ra sẽ được phiếu bé ngoan. Khi thực hiện phương pháp nêu gương cần chú trọng đến các hành vi tính cách của trẻ, những hành vi đúng sai cần nhắc nhở, tuyên dương kịp thời trước tập thể lớp.
 Khen ngợi nhận xét giúp trẻ hiểu thêm những hành động đúng sai, tốt xấu. Nhằm giúp trẻ hiểu thêm về cái tốt, cái chưa tốt để hoàn thịên mình. Khen ngợi nhằm động viên trẻ tích cực hơn trong các hành động đạo đức của mình, ngăn ngừa trẻ có những hành động chưa tốt với bản thân với mọi người xung quanh và với môi trường xã hội.
 Ví dụ: Cô khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, măc quần áo gọn gàng, đầu tóc gon gàng, sạch đẹp. Biết chào cô khi đến lớp, không khóc nhè, biết giúp dỡ cô và các bạn, thông qua các bài hát, bài thơ,câu chuyện và mọi lúc mọi nơi, cũng có thể giúp trẻ có thói quen nề nếp tốt hơn. Từ sự giúp đỡ của cô giáo mà tính nhõng nhẽo của trẻ mất đần. Được cô tạo điều kiện giúp đỡ, do được rèn luyện mà trẻ đã thực sự hòa nhập vào nề nếp, khuôn khổ của tập thể lớp một cách thoải mái, dễ dàng và tự tin.
 Nhận xét- phê bình là biện pháp giáo dục cần thiết nhằm giúp trẻ nhận thức và sửa chữa hành vi sai của mình. Nhận xét kịp thời khi trẻ sai phạm để trẻ dễ sửa chữa, phê bình những hành vi của trẻ lặp lại nhiều lần giúp trẻ sửa chữa từ từ những hành vi đó.
 Hệ thống các phương pháp giáo dục lễ giáo cần phải phối kết hợp hài hoà với nhau, phù hợp với độ tuổi của trẻ, trình độ tiếp thu, đặc thù cá nhân. Bên cạnh những công tác chỉ đạo nói trên ban lãnh đạo nhà trường cũng có kế hoạch thăm lớp, dự giờ nắm bắt các hoạt động của trẻ qua các hành vi đạo đức. Tạo điều kiện tốt cho giáo viên thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho trẻ qua các tác phẩm văn học trong nhà trường.
 Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong việc giúp trẻ giáo dục lễ giáo.
 Trong các lớp học ở trường mầm non có nhiều nhóm trẻ em, giáo viên cần phối hợp tốt với cả cha mẹ các trẻ em, để phối hợp tốt được với cha mẹ, trước hết giáo viên cần hiểu mối quan tâm của họ khi đưa con đến trường, con họ đến lớp sẽ học được những điều gì? Nên tôi thường tận dụng những buổi họp phụ huynh học sinh hay tổ chức cuộc họp bất ngờ vào giờ trả trẻ, cùng phụ huynh bàn luận về vai trò rất lớn về việc giáo dục lễ giáo cho trẻ. Động viên phụ huynh dành nhiều thời gian hơn cho các con của mình, cùng Cô giáo chủ nhiệm dạy cháu đối với các trẻ cá biệt phụ huynh có thể nhờ tới cô giáo hướng dẫn và dạy lại cho cháu, nhiều nhà phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn nên tôi chủ động tự bỏ tiền mua sách truyện gửi cho phụ huynh, để phụ huynh có thể về nhà đọc cho trẻ nghe nhưng câu chuyện có nội dung tốt xấu dể trẻ có thể rút ra bài học cho bản thân nhờ sự nhiệt tình của Cô nhiều phụ huynh học sinh rất vui và kết hợp với giáo viên rất tốt. 
 - Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ
 - Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của nhóm/lớp.
 - Cha mẹ tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục lễ giáo trẻ phù hợp với chương trình, cụ thể là:
 + Tạo môi trường gần gũi trẻ. Chăm sóc yêu thương trẻ
 + Chú ý lôi cuốn các thành viên trong gia đình, đặc biệt các thành viên là nam giới ông, bố, mẹ, anh, chị, chú, bác tham gia vào việc chăm sóc và dạy trẻ.
 + Khuyến khích cha mẹ các cháu người dân tộc thiểu số khi ở nhà cố gắng thường xuyên nói nhỏ nhẹ không quát nạt nói chưởi tục với các cháu, quan tâm hơn nữa tình học tập của con mình.
 IV. Tính mới của giải pháp
 - Trong công tác giáo dục lễ giáo cho trẻ chưa được chú trọng quan tâm từ những vấn đề đó trong năm nay tôi đã đưa ra những biện pháp nhằm mục đích trẻ hướng tới vấn đề lễ giáo, trẻ đã biết mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp lễ phép với cô giáo, bố mẹ, hòa nhã với bạn bè, đi học không nói tục chưởi bậy chuyên cần tích cực hơn tham gia nhiệt tình vào các hoạt động .Tôi đã áp dụng các biện pháp giáo dục lễ giáo vào năm học trước năm nay tôi đã nghiên cứu bổ sung thêm các biện pháp để có kết quả cao hơn.
 V. Hiệu quả của sáng kiến
 - Khi vận dụng linh hoạt sáng tạo các giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ vào các hoạt động giúp trẻ phát triển về các mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, một cách rõ rệt. Trẻ biết mạng dạn tự tin, hòa nhã thân thiện không nói tục chưởi bậy với các bạn, có mối quan hệ, gần gửi cởi mở với cô giáo. Lễ phép với ông bà bố mẹ mọi người xung quanh, trẻ nhận biết được tốt xấu, đúng sai từ đó hình thành ở trẻ thói quen lễ giáo
 * Kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài đó là
TT
Nội dung đánh giá
Khảo sát tháng 10/2017
Khảo sát tháng 10/2018
Đạt
Tỷ lệ%
Chưa đạt
Tỷ lệ %
Đạt
Tỷ lệ%
Chưa đạt
Tỷ lệ%
01
Trẻ biết chào hỏi cảm ơn, xin lỗi
10/30
25
30/10
75
40/40
100
0
0
02
Trẻ hay nói tục chưởi bậy
11/29
27,5
29/11
72,5
38/40
9,5
02/40
5
03
Trẻ phân biệt được đúng sai
10/30
25
30/10
75
38/40
87,5
02/40
5
04
Trẻ hòa nhã thân thiện với bạn bè cô giáo 
12/28
30
28/12
70
39/40
9,5
01/40
2,5
05
Trẻ chủ động trong giao tiếp với cô giáo và các bạn
13/27
32,5
27/13
67,5
40/40
100
0
0
	Qua bảng khảo sát tôi thấy chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ tăng lên rõ rệt, chứng tỏ việc vận dụng các, biện pháp trên có hiệu quả cao.
 	Đối với trẻ mạng dạn tự tin , hòa nhã thân thiện không nói tục chưởi bậy với các bạn, có mối quan hệ, gần gửi cởi mở với cô giáo. Lễ phép với ông bà bố mẹ mọi người xung quanh, trẻ nhận biết được tốt xấu, đúng sai, có khả năng thể hiện cảm xúc sáng tạo trong các hoạt động học, yêu thích hào hứng tham gia vào các hoạt động, thích tới trường đến lớp đồng thời trẻ nhanh nhẹn khỏe mạnh khóe léo ứng xử hoạt bát hơn.
 	Đối với cô có thêm kiến thức và nhiều kinh nghiệm giảng dạy, có sự linh hoạt sáng tạo trong các hoạt động, Khả năng giảng dạy chăm sóc các em được nâng cao, biết xây dựng kế hoạch tình hình thực tế, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
 	Đối với hụ huynh ngày càng tin tưởng giáo viên và nhận thấy được sự cần thiết phải giúp trẻ phát triển tốt về lĩnh vực tình cảm xã hội, thường xuyên trao đổi với cô giáo về cách chăm sóc giáo dục trẻ khi ở nhà để mang đến sự phát triển tốt nhất về khả năng lễ giáo cho trẻ.
 Phần thứ 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Từ những biện pháp tôi tìm tòi nghiên cứu và thực hiện, chất lượng dạy lễ giáo ở trẻ tăng lên rõ rệt, đó là điều làm tôi phấn khởi, giúp tôi càng yêu nghề hơn, giúp tôi càng có nghị lực trong công tác.Trẻ mạnh dạn, tự tin, ngoan hơn, lễ phép hơn. Không những trẻ nói thành thạo hơn, biết cảm ơn xin lổi, các bậc phụ huynh có những chuyển biến rõ rệt về phong cách và quan tâm ngày càng nhiều đến con em mình, bản thân tôi được trao đổi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ và dạy lễ giáo cho trẻ qua các môn học, các hoạt động được phụ huynh và các đồng nghiệp quý mến và tin yêu hơn, đây là những tiền đề cơ bản nhằm hình thàn

Tài liệu đính kèm:

  • docCao Thi Hanh.doc