SKKN Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng mềm chohọc sinh thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ở tiết sinh hoạt cuối tuần

SKKN Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng mềm chohọc sinh thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ở tiết sinh hoạt cuối tuần

Áp dụng đề tài nghiên cứu về “Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng mềm cho HS thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ở tiết sinh hoạt cuối tuần”đã góp phần tạo nên những kết quả đáng tự hào sau đây của lớp do chúng tôi làm công tác chủ nhiệm:

- Về hạnh kiểm: tất cả HS dù ở lớp đầu khá hay đại trà đều đạt hạnh kiểm loại tốt hoặc khá; không có HS vi phạm các lỗi lớn, bị nhà trường hạ hạnh kiểm như trèo tường, hút thuốc, gây gỗ, vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế thi,. Do đó, đa số HS có hạnh kiểm loại tốt, chỉ có một số ít xếp loại khá, không có HS xếp hạnh kiểm trung bình hay yếu. Tập thể lớp luôn đạt danh hiệu Tiên tiến xuất sắc (A2 khóa 21) hoặc Tiên tiến (A12 khóa 18).

- Về học lực: xuất phát từ việc có được nhận thức tốt về việc rèn luyện phẩm chất và kĩ năng mềm nên các em có ý thức, chí hướng phấn đấu, nổ lực trong học tập. Điều này thúc đẩy kết quả học lực của các lớp do chúng tôi chủ nhiệm có sự

vượt trội so với mặt bằng chung. Khi chúng tôi làm công tác chủ nhiệm ở lớp 12, kết quả thi tốt nghiệp của các em cũng luôn luôn đạt 100%.

- Những thành tích nổi bật của HS tại các lớp do chúng tôi làm công tác chủ nhiệm: Em Nguyễn Văn Thăng đạt giải Ba HS giỏi cấp tỉnh môn Toán và Hóa, em Trương Minh Anh đạt giải Nhì môn Toán, em Cao Thị Vân Anh đạt giải Ba môn Tiếng Anh. Trong kì thi THPT quốc gia, em Cao Thị Vân Anh có điểm thi khối D nằm trong tốp 10 toàn quốc năm học 2019. Em Nguyễn Văn Thăng, Nguyễn Thị Hằng được kết nạp Đảng khi đang ngồi trên ghế nhà trường,.

 

docx 81 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 349Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng mềm chohọc sinh thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ở tiết sinh hoạt cuối tuần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m việc nhóm, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng xác lập mục tiêu,
Khuyến khích HS tổ chức, tham gia các hoạt động trải nghiệm như hoạt động tình nguyện, nhân đạo, lao động công ích,
Giá trị lớn nhất của việc đa dạng các hoạt động giáo dục ở tiết sinh hoạt cuối tuần chính là góp phần định hướng, hình thành và phát triển các giá trị sống, các kĩ năng sống, trong đó có kĩ năng mềm. Từ khuôn viên lớp học, các em có thể tự tin, năng động, sáng tạo, có tinh thần đoàn kết, tương trợ, trách nhiệm cộng đồng khi bước chân ra ngoài cảnh cổng nhà trường với các kĩ năng mềm đã được tích lũy. Các hoạt động tình nguyện, nhân đạo, lao động công ích chính là một phần ở đó.
Là GVCN, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu đổi mới các hoạt động trải nghiệm như lao động, hoạt động tình nguyện hay lao động công ích,... Chẳng hạn, thay vì đơn thuần là lao động trong khuôn viên nhà trường, HS có thể tham gia các hoạt động lao động công ích do đoàn xã tổ chức hoặc GV đăng kí để HS vừa tham quan, vừa lao động vệ sinh các công trình văn hóa tại địa phương như Đền Cuông, Đền Hạc Linh, Nghĩa trang liệt sĩ huyện Diễn Châu, nghĩa trang liệt sĩ xã, Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ lao động, các em còn có cơ hội được tận mắt tham quan, tìm hiểu về các di tích, công trình văn hóa tại địa phương, góp phần giáo dục ý thức bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường và bồi đắp tình yêu quê hương.
Vào những đợt cao điểm tổ chức các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện của Nhà trường, Đoàn trường, đoàn xã, huyện đoàn và các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương phát động, chúng tôi động viên, phân tích để các em hiểu được giá trị nhân văn, trách nhiệm cộng đồng, tinh thần tương thân, đoàn kết,... Các em đã nhiệt tình, hăng hái tham gia các phong trào như Tiếp sức mùa thi, Mùa hè xanh, trực chốt kiểm soát Covid, nấu cơm cho các khu cách li Covid tại địa bàn các xã, Áo ấm cho em, Tết sum vầy,
Từ các buổi lao động công ích, tình nguyện, nhân đạo, góp phần giúp các em rèn giũa một số kĩ năng mềm như: kĩ năng hợp tác,kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng chia sẻ và cảm thông, kĩ năng học và tự học, kĩ năng quản lí bản thân và tinh thần tự tôn,
Tuy nhiên, khi tổ chức các hoạt động ở ngoài khuôn viên trường học, GVCN cần đảm bảo về mặt pháp lí cũng như sự an toàn trong suốt quá trình hoạt động.
GVCN phối hợp với gia đình trong việc rèn luyện kĩ năng mềm
Nhiệm vụ cơ bản trong công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình gồm:
Nâng cao nhận thức của cha mẹ HS.
Thống nhất kế hoạch phối hợp tác động đến HS.
Tổ chức phối hợp, quản lí và hỗ trợ học tập, rèn luyện của HS.
Thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của HS và xử lí thông tin phản hồi của cha mẹ HS.
Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường thông qua nhiều con đường, song quan hệ giữa cha mẹ HS và GVCN là gần gũi nhất. Để việc giáo dục HS lớp chủ nhiệm có kết quả cao, GVCN cần xây dựng mối quan hệ này thật vững chắc. Điều kiện công nghệ thông tin hiện nay là cơ sở thuận lợi cho công việc này.
Trước đây, việc gặp gỡ trao đổi giữa gia đình và GVCN chỉ thông qua 3 buổi họp phụ huynh cho một năm học, hoặc một số trường hợp bất thường. Khi có các sự việc có ảnh hưởng nhiều đến hạnh kiểm của HS, GVCN phải đích thân đến nhà để hai bên cùng tìm hướng giải quyết. Còn ngày nay, khi công nghệ thông tin hết sức phát triển, cha mẹ có thể biết đầy đủ quá trình học tập, rèn luyện của con mình vào bất cứ thời điểm nào, ở bất kì nơi đâu khi GVCN phối hợp với Hội Cha mẹ HS lập các nhóm zalo, mesenger, facebook, email,... Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, chúng tôi đã phát huy được tối đa sự tiện ích này. Cụ thể, sau khi có kế hoạch hoạt động giáo dục tổng thể cho cả năm học ở lớp chủ nhiệm, chúng tôi chuyển tải toàn bộ nội dung này bên cạnh các kế hoạch giáo dục của Nhà trường, Đoàn trường. Ngoài ra, chúng tôi cũng thông qua kế hoạch hoạt động tháng, kế hoạch tuần để phụ huynh biết, từ đó phối hợp cùng GVCN. Cha mẹ của HS cũng được thấy những hình ảnh, video về các chủ đề do con mình thực hiện.
Từ kế hoạch hoạt động đến quá trình triển khai và sau cùng là kết quả, phụ huynh nhận thấy một cách rõ ràng sự trưởng thành của con em mình. Các bậc sinh thành cũng thấy được vai trò quan trọng khi con em mình thực hiện các chủ đề ở tiết sinh hoạt cuối tuần cũng như tham gia các hoạt động giáo dục khác. Từ đó, cha mẹ và GVCN cùng nhìn về một hướng để rèn luyện nhân cách cũng như kĩ năng mềm cho các em.
Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả việc giáo dục đạo đức và kĩ năng mềm cho HS, GVCN cần có một số nguyên tắc và yêu cầu. Chẳng hạn như:
Nhắn tin, điện thoại tạo ra sự thuận lợi nhưng phải phát huy tối đa khi gặp mặt trực tiếp. GVCN cần có sự chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng cả về nội dung, phương pháp cho các buổi họp phụ huynh và các lần gặp mặt trực tiếp. Bên cạnh đó, khi chuyển tải các thông tin qua hình thức gián tiếp, GVCN cần đảm báo tính chính xác, chuẩn mực.
Cha mẹ cần biết quá trình học tập và rèn luyện của con mình ở lớp, ở trường nhưng không có nghĩa là bất cứ điều gì, GVCN cũng đưa lên nhóm lớp hay nhóm phụ huynh của lớp. Về nguyên tắc này, GVCN cần hết sức lưu ý: việc tốt thì
cần chia sẻ để lan tỏa, việc chưa tốt thì cần trao đổi riêng và cực kì tế nhị, cẩn trọng.
Ngoài các nhiệm vụ theo kế hoạch chung của nhà trường, khi tổ chức các chủ đề giáo dục tại lớp đòi hỏi về mặt thời gian, công sức hay kinh phí, GVCN cần thông qua nhóm Cha mẹ HS để có sự đồng thuận và cùng phối hợp,
Đội ngũ GVCN cùng phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm và đồng bộ trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở lớp chủ nhiệm
Mỗi GV được phân công làm công tác chủ nhiệm thì phụ trách mỗi lớp khác nhau. Từng tập thể lớp có những đặc thù nên GVCN ở từng lớp lại có những cách thức tiếp cận và phương pháp chủ nhiệm thích hợp. Từ quá trình này, có những cách làm hay, những phương pháp hiệu quả và cần được phổ biến, nhân rộng.
Nhận thấy sự cần thiết của việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, Ban giám hiệu Nhà trường đã lập nhóm kín zalo, messenger, email, của các GVCN. Việc trao đổi trực tiếp qua các buổi họp hội đồng chủ nhiệm cũng như qua các hội thi GVCN giỏi, báo cáo kinh nghiệm chủ nhiệm cũng đã được Nhà trường thường xuyên thực hiện. Hai hoặc nhiều lớp cùng phối hợp để tổ chức một chủ đề trong tiết sinh hoạt cuối tuần cũng là giải pháp mà trường chúng tôi đã tiến hành. Những hình thức này đã mang lại hiệu quả cao. Kết quả là, bốn năm học trở lại đây đã không có lớp nào xếp loại Trung bình hay Yếu về tổng hợp các mặt, số lớp đạt lớp Tiên tiến xuất sắc hoặc Tiên tiến được nâng lên. Các lớp cũng mạnh dạn đăng kí tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi, viết báo tường. Chất lượng của các hoạt động này càng ngày cũng càng có chiều sâu hơn. Một số tiết mục văn nghệ hấp dẫn, được dàn dựng công phu do sự kết hợp bởi nhiều tập thể lớp là một minh chứng.
Hiệu quả của đề tài
Phạm vi ứng dụng
Đề tài “Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng mềm cho HS thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ở tiết sinh hoạt cuối tuần” được chúng tôi áp dụng tại trường THPT Diễn Châu 5 cho đến nay đã được bốn năm học. Nói chung, sau khi được Hội đồng chủ nhiệm thẩm định, triển khai kế hoạch, các GVCN nắm bắt được tinh thần và hào hứng để thực hiện toàn bộ hoặc một phần kế hoạch. Tùy theo sự đặc thù của từng lớp nên việc thực hiện các chủ đề giáo dục được phê duyệt cũng rất đa dạng, song HS ở toàn thể các lớp đều nhiệt tình hưởng ứng và kết quả thu được rất khả quan.
Mức độ vận dụng
Đề tài được triển khai cho tất cả các đối tượng HS từ lớp 10, lớp 11 và lớp
Đề tài có thể được thực hiện từ mức độ đơn giản đến mức độ nâng cao, từ lí
thuyết đến thực hành và vận dụng sáng tạo. Tùy theo từng chủ đề mà việc thực hiện cũng có thể điều chỉnh về mặt thời gian cho thích hợp.
Đề tài có tính gợi mở hướng tiếp cận nhiều nội dung giáo dục khác trong nhà trường ngoài giáo dục kĩ năng mềm, như giáo dục đạo đức, tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tâm lí học đường, giáo dục giới tính, pháp luật, 
Hiệu quả
Khảo sát
Sau khi sử dụng đề tài vào thực nghiệm giáo dục, chúng tôi tiến hành khảo sát HStại một số lớp có sử dụng các giải pháp đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần và một số lớp chưa thực hiện với nội dung sau:
Phiếu khảo sát thái độ học tập của HS về các hoạt động giáo dục được tổ chức ở tiết sinh hoạt cuối tuần
Họ và tên HS: ............................................................................................
Lớp .....................................................................................................................
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em
Nội dung đánh giá

Thích

Không thích
Không thay đổi trong nhận thức và hành vi
Thay đổi tích cực trong nhận thức và hành vi
Cảm nhận của emvề các hoạt động giáo dục được tổ chức ở tiết sinh hoạt cuối tuần?




Kết quả thu được như sau:
Bảng khảo sát thái độ học tập của HS sau khi triển khai đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần
Trường THPT

Năm học

Lớp
Không sử dụng phương pháp
của đề tài

Lớp
Sử dụng phương pháp của đề
tài

Thích

Không thích

Không thay đổi trong nhận thức và hành vi

Thay đổi tích cực trong nhận thức và
hành vi

Thích

Không thích

Không thay đổi trong nhận thức và hành vi
Thay đổi tích cực trong nhận thức và hành vi

THPT
Diễn Châu 5
2020
- 2021
10
A1
10/43
23,3
%
33/43
76,7%
33/43
76,7%
10/43
23,3%
10
A2
41/41
100%
0/41
0%
1/41
2,4%
40/41
97,6%
THPT
Diễn Châu 5
2020
- 2021
11
A3
9/39
23,1
%
30/39
76,9%
30/39
76,9%
9/39
23,1%
11
A1
39/39
100%
0/39
0%
1/39
2,6%
38/39
97,4%
THPT
Diễn Châu 5
2020
- 2021
11
A9
15/42
35,7
%
27/42
64,3%
27/42
64,3%
15/42
35,7%
11
A6
41/41
100%
0/41
0%
2/41
5%
39/41
95%
THPT
Diễn Châu 5
2020
- 2021
12
A2
11/40
27,5
%
29/40
72,5%
29/44
72,5%
11/44
27,5%
12
A1
42/42
100%
0/42
0%
1/42
2,4%
41/42
97,6%
Khi tiến hành khảo sát GV, chúng tôi thực hiện với nội dung sau:
Phiếu khảo sát ý kiến của GVsau khi thực hiện đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần
H

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_ren_luyen_ki_nang_mem_chohoc_sinh_thon.docx
  • pdfThái Doãn Ân_ THPT Diễn Châu 5_ Chủ nhiệm.pdf