Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp hướng dẫn học sinh THPT thực hiện dự án kỹ thuật đạt hiệu quả cao trong cuộc thi KHKT

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp hướng dẫn học sinh THPT thực hiện dự án kỹ thuật đạt hiệu quả cao trong cuộc thi KHKT

1.2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

Tổ chức cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học là một trong những đổi mới về hình

thức dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh. Mục đích của cuộc thi là phát huy khả năng tƣ duy

logic, khơi gợi niềm đam mê khoa học, thúc đẩy khả năng tìm tòi, khám phá và sáng tạo của

các em. Giúp các em vận dụng các kiến thức đã học, tích hợp từ nhiều môn học khác nhau vào

giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống. NCKH là mô hình ứng dụng của giáo dục

STEM đang đƣợc nghiên cứu đƣa vào trong chƣơng trình giáo dục PT mới.

Tỉnh An Giang đã triển khai cuộc thi KHKT đƣợc sáu năm, nhìn chung số lƣợng và chất

lƣợng các đề tài tham dự Cuộc thi ngày càng nhiều và chất lƣợng hơn, đã đáp ứng đƣợc nhu

cầu cần có một sân chơi khoa học lý thú, hấp dẫn, đồng thời có tác động tích cực đến phong

trào NCKH trong các nhà trƣờng. Kỹ năng học tập, làm việc nhóm, lập luận, trình bày của

học sinh đƣợc cải thiện, góp phần thúc đẩy việc thay đổi phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích

cực hiện nay; tạo sân chơi mới lý thú, bổ ích, hấp dẫn; bồi dƣỡng cho học sinh kể cả giáo viên

kỹ năng phƣơng pháp NCKH; hỗ trợ tích cực cho hoạt động chuyên môn trong nhà trƣờng,

giúp học sinh biết vận dụng kiến thức trong sách vở vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc

sống. Cuộc thi còn góp phần đƣa giáo dục hội nhập tốt hơn và giúp chúng ta nhận rõ hơn điểm

yếu của học sinh từ đó có hƣớng bồi dƣỡng, hỗ trợ; là cơ hội huy động sự quan tâm, tham gia

mạnh mẽ từ các tổ chức xã hội, các cơ sở NCKH, các trƣờng Đại học đối với các trƣờng phổ

thông.

pdf 47 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1046Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp hướng dẫn học sinh THPT thực hiện dự án kỹ thuật đạt hiệu quả cao trong cuộc thi KHKT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cứu hoặc thí nghiệm của tôi". 
2.1.7. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn là nhóm các phƣơng pháp trực tiếp tác động 
vào đối tƣợng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và các quy luật vận động của các đối 
tƣợng ấy. Nhóm này có các phƣơng pháp cụ thể sau đây: 
2.1.7.1. Phương pháp quan sát 
Quan sát là phƣơng pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tƣợng, quá 
trình trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể 
đặc trƣng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tƣợng đó. 
Quan sát khoa học đƣợc tiến hành trong thời gian dài hay ngắn, không gian rộng hay hẹp, 
đối tƣợng nhiều hay ít tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu của các đề tài. Các tài liệu quan sát 
qua xử lý đặc biệt cho ta những kết luận đầy đủ, chính xác về đối tƣợng. 
 - 22 - 
Quan sát là một phƣơng pháp nghiên cứu khoa học quan trọng tuy nhiên chúng chƣa đạt 
tới trình độ nhận thức bản chất bên trong của đối tƣợng. Cần phải sử dụng phối hợp quan sát 
với các phƣơng pháp khác để đạt tới kết quả bản chất và khách quan. 
2.1.7.2. Phương pháp điều tra 
Điều tra là phƣơng pháp dùng những câu hỏi đồng loạt đặt ra cho một số lớn ngƣời nhằm 
thu đƣợc số những ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó. Đây là phƣơng pháp khảo sát 
một nhóm đối tƣợng trên một diện rộng nhằm phát hiện các quy luật phân bố, trình độ phát 
triển, những đặc điểm về mặt định tính và định hƣớng của các đối tƣợng cần nghiên cứu. Các 
tài liệu điều tra đƣợc sẽ là những thông tin quan trọng về đối tƣợng, cần cho các quá trình 
nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay thực tiễn. 
Điều tra là một phƣơng pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, một hoạt động có mục 
đích, có kế hoạch, đƣợc tiến hành một cách thận trọng. 
2.1.7.3. Phương pháp thực nghiệm khoa học 
Phƣơng pháp thực nghiệm là phƣơng pháp thu thập các sự kiện trong những điều kiện 
đƣợc tạo ra một cách đặc biệt đảm bảo việc tích cực, chủ động tạo lại các hiện tƣợng, quá trình 
cần nghiên cứu. Nói cách khác: là chủ động gây ra hiện tƣợng nghiên cứu trong những điều 
kiện khống chế, nhờ đó có thể lặp lại nhiều lần, tách bạch ra và thay đổi từng nhân tố tác động 
và đánh giá, đo đạc tỉ mỉ sự biến đổi của hiệu quả theo sự thay đổi tác động. 
Đây là một trong các phƣơng pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học, song chỉ đƣợc sử 
dụng khi và chỉ khi đặt ra bài toán làm sáng tỏ các mối liên hệ, sự phụ thuộc giữa các hiện 
tƣợng nghiên cứu và sự thể hiện các giả định, kiểm định các giả thuyết. 
2.1.7.4. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm 
Phƣơng pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phƣơng pháp nghiên cứu xem xét lại 
những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho 
khoa học. Tổng kết kinh nghiệm thƣờng hƣớng vào nghiên cứu diễn biến và nguyên nhân của 
các sự kiện và nghiên cứu các giải pháp thực tiễn đã áp dụng trong sản xuất hay trong hoạt 
động xã hội để tỉm ra các giải pháp hoàn hảo nhất. 
Tổng kết kinh nghiệm cũng còn nhằm phát hiện logic các bƣớc đi để giải một bài toán 
sáng tạo trên cơ sở phân tích một loạt các thông tin về một giải pháp, ví dụ nhƣ giải pháp trong 
lĩnh vực kĩ thuật. Đây chính là con đƣờng sáng tạo theo quy tắc algorithm. 
2.1.7.5. Phương pháp chuyên gia 
Là phƣơng pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao của một chuyên 
ngành để xem xét, nhận định bản chất một sự kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp, để tìm ra 
giải pháp tối ƣu cho các sự kiện đó hay phân tích, đánh giá một sản phẩm khoa học. Ý kiến của 
từng chuyên gia bổ sung cho nhau, kiểm tra lẫn nhau và các ý kiến giống nhau của đa số 
 - 23 - 
chuyên gia về một nhận định sẽ đƣợc coi là kết quả tƣ vấn, xem xét, nghiên cứu. Đây là 
phƣơng pháp rất kinh tế, tiết kiệm thời gian, sức lực và tài chính. Tuy nhiên nó chủ yếu dựa 
trên cơ sở trực cảm hay kinh nghiệm của chuyên gia, vì vậy nên sử dụng trong trƣờng hợp cần 
tƣ vấn và khi các phƣơng pháp khác không có điều kiện hay không thể thực hiện đƣợc. 
2.2. Những trãi nghiệm thực tế trong nghiên cứu 
2.2.1. Xây dựng và hình thành ý tưởng 
 Để tiến hành một dự án nghiên cứu khoa học nói chung và dự án kỹ thuật nói riêng, điều 
đầu tiên cần phải có là hình thành ý tƣởng nghiên cứu. Đây là bƣớc khó khăn nhất trong quá 
trình thực hiện một dự án. Một sở thích, một vấn đề mà ngƣời nghiên cứu quan tâm, một sự 
việc tình cờ xảy ra xung quanh cũng có thể hình thành nên ý tƣởng nghiên cứu. Điều quan 
trọng nhất là lựa chọn một vấn đề hoặc chủ đề không quá rộng và có thể đƣợc giải đáp dựa trên 
việc NCKH. Đối với HS trung học việc hình thành ý tƣởng nghiên cứu có thể từ phía các em 
nhƣ ý tƣởng nghiên cứu là các vấn đề nảy sinh ở môi trƣờng học tập, sinh hoạt, từ cuộc sống 
xung quanh. Ý tƣởng cũng có thể đƣợc gợi ý từ phía GV, từ những ngƣời có đam mê NCKH, 
từ ngƣời thân của các em 
Quan trọng là ý tƣởng phải xuất phát từ những tình huống có thật, phải có tính mới, sáng 
tạo và có tính khả thi cao. Tức là vấn đề mà các em định nghiên cứu chƣa có ngƣời nghiên cứu 
hoặc đã có nghiên cứu nhƣng chƣa đầy đủ, sâu sắc; các em có thể nghiên cứu một khía cạnh 
khác liên quan đến vấn đề hoặc nghiên cứu những hạn chế mà các nghiên cứu trƣớc chƣa thực 
hiện đƣợc; tiếp cận và giải quyết vấn đề bằng một phƣơng pháp mớiNói chung khi xây dựng 
ý tƣởng nghiên cứu thì tính mới bao giờ cũng đƣợc đặt lên hàng đầu bởi lẽ NCKH là một họat 
động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến 
thức, đạt đƣợc từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về 
thế giới tự nhiên và xã hội. 
Ý tƣởng nghiên cứu cần rõ ràng, nêu bật đƣợc vấn đề mình cần giải quyết. Phạm vi 
nghiên cứu phù hợp, không rộng quá cũng không hẹp quá. Ý tƣởng nghiên cứu phải phù hợp 
với trình độ kiến thức, sự hiểu biết và tƣ duy của các em vì chính các em là ngƣời thực hiện dự 
án. Thời gian nghiên cứu tối đa của một dự án là một năm tính đến ngày dự thi, vì thế ý tƣởng 
cần đƣợc thực thi trong thời gian này, tuy nhiên các em cần lƣu ý là thời gian chính của các em 
dành cho việc học chính khóa trên lớp, các em chỉ thực hiện đƣợc việc này vào những thời gian 
rãnh còn lại, vì vậy phải tính toán làm sao cho việc nghiên cứu không tốn quá nhiều thời gian 
làm ảnh hƣởng đến việc học của các em. 
 Ý tƣởng nghiên cứu cũng phải khả thi về mặt tài chính. Trƣớc khi tiến hành dự án cần 
phải dự trù nguồn kinh phí để thực hiện bao gồm tiền mua nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết, 
máy móc, dụng cụ thí nghiệm có đủ không, hay cần thuê ở các trƣờng đại học hay trung tâm 
 - 24 - 
nghiên cứu, với giá thuê cụ thể, sản phẩm tạo thành cần đo đạt những chỉ tiêu nào với giá thành 
bao nhiêu một mẫu cho một chỉ tiêu, 
 Một điều cần lƣu ý nữa là ý tƣởng nghiên cứu phải có ý nghĩa cho cộng đồng. Các em 
phải xác định đƣợc mình nghiên cứu vấn đề đó nhằm mục đích gì? Sản phẩm nghiên cứu đƣợc 
có tác dụng gì, có thể phục vụ cho mục đích gì trong cuộc sống, có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với 
đời sống và sản xuất. 
Thí dụ năm 2015-2016 Tôi có hƣớng dẫn hai em Lƣu Hồng Hạnh và Lý Cẩm Tú làm dự 
án về nhang muỗi thiên nhiên, ý tƣởng xuất phát từ bạn Hạnh, nhà bạn ấy có cháu nhỏ phải đốt 
nhang muỗi suốt kể cả ban ngày, đốt nhang muỗi bình thƣờng không đuổi hết muỗi, nên phải 
đốt nhang muỗi đen rất hiệu quả, em lên mạng tìm hiểu thì biết nhang muỗi này có nguồn gốc 
từ Trung Quốc với nhãn hiệu Kaiho, loại nhang này có chứa những chất có nguồn gốc không 
rõ ràng đã bị cấm lƣu hành trên thị trƣờng, thế nhƣng nó vẫn đƣợc âm thầm bày bán ở các chợ, 
xuất phát từ thực tế đó, em Hạnh có ý tƣởng tạo ra loại nhang muỗi có nguồn gốc từ các phế 
phẩm thiên nhiên, xua đƣợc muỗi nhƣng an toàn cho sức khỏe ngƣời dùng. Tôi nhận thấy ý 
tƣởng của em có thể thực hiện đƣợc ở điều kiện nhà trƣờng phổ thông, kinh phí thực hiện thấp, 
dụng cụ có thể tự chế, nguyên liệu thu gom đƣợc từ các phế phẩm nhƣ: vỏ quýt, đọt sả, bông 
vạn thọ khô, bông hoa trâm ổi, bã trà cùng với chất kết dính là bột vỏ cây ô đƣớc và bột lá gòn. 
Những nguyên liệu này vẫn còn có chứa tinh dầu khi đốt lên tạo khói có mùi hƣơng tạo cảm 
giác dễ chịu, đồng thời giúp muỗi tránh xa. Mà muỗi là tác nhân lây bệnh sốt xuất huyết, nhất 
là đối với trẻ em. Với dự án này, các em có thể tận dụng các thời gian rãnh lúc hè và các thời 
gian sau học để thu gom nguyên liệu và làm thực nghiệm. Nhƣ vậy từ ý tƣởng ban đầu, GVHD 
đã giúp các em định hƣớng phát triển thành dự án có tính khả thi cao và chƣa đƣợc ai thực hiện 
sản phẩm này trƣớc đó. 
2.2.2. Cách đặt tên dự án 
Đây là phần rất quan trọng, gây ấn tƣợng đầu tiên đối với ban giám giảm và ngƣời đọc. 
Tên dự án cần mang tính khoa học, tinh tế, bao hàm cả nội dung bài viết. Tên thể hiện đƣợc 
những gì bạn làm trong đề tài, không đƣợc rộng hơn phạm vi mình làm, cũng không hẹp hơn 
những gì mình thể hiện trong bài viết. Dùng từ ngữ rõ ràng, trong sáng, có tính khoa học. Tên 
dự án có thể là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh nào đó mang ý nghĩa chính trong dự án của 
mình. 
Thí dụ: Tên dự án “Khóa SIC là viết tắt của chữ “Safe – Intelligent – Conservatory nghĩa 
là “Bảo vệ - Thông minh – An toàn . Đây là dự án của hai bạn HS làm về thiết bị phát hiện khí 
gas, báo cháy và tự động mở cửa khi có cháy xảy ra thông qua điện thoại di động. Ta thấy tên 
ngắn gọn nhƣng có ý nghĩa rất sâu xa, thể hiện tính ƣu việt từ sản phẩm của dự án. 
 - 25 - 
Tên dự án cho ngƣời xem thấy đƣợc đối tƣợng bạn cần nghiên cứu, những vấn đề bạn đã 
giải quyết đƣợc, hay một giải pháp nào đó mà bạn đã thực hiện để làm tăng giá trị của một vật 
nào đó hay một thiết bị nào đó. Khi đọc đến tên đề tài, ngƣời xem có thể hình dung đƣợc bộ 
khung đề tài của bạn, hình dung đƣợc những việc bạn đã làm và kết quả bạn thu đƣợc. 
Thí dụ: tên dự án “Giải pháp giúp tăng hiệu quả sử dụng các phế phẩm từ thực vật bằng nấm 
trichoderma, giúp nhà nông tăng thu nhập và bảo vệ môi trƣờng . Đọc vào tên dự án, giám 
khảo và ngƣời đọc có thể nhận thấy vấn đề mà tác giả cần giải quyết là tăng giá trị sử dụng của 
các phế phẩm trong nông nghiệp bằng tác nhân là nấm trichoderma, tạo ra sản phẩm hữu ích 
nào đó, từ sản phẩm này giúp nhà nông tăng thu nhập, đồng thời giải quyết đƣợc lƣợng rác thải 
rắn, góp phần bảo vệ môi trƣờng. Đọc vào tên dự án này, ngƣời xem có thể hình dung đƣợc 
những việc bạn đã làm, cái khung sƣờn dự án của bạn. Họ sẽ thắc mắc cụ thể bạn làm nhƣ thế 
nào, sản phẩm bạn tạo ra là gì, có tác dụng nhƣ thế nào, tại sau giúp nhà nông tăng thu nhập, 
tạo tâm thế phấn khởi, háo hức muốn đƣợc đọc dự án của bạn. 
Tránh trƣờng hợp dùng những từ trừu tƣợng, không rõ nghĩa, không rõ đối tƣợng mình đang 
nghiên cứu. Tên dự án thì xét một lĩnh vực rất rộng, trong khi nội dung tác giả chỉ giải quyết 
một vấn đề nhỏ từ phạm vi đã đƣợc đƣa ra ở trên. 
Thí dụ: Dự án “Hệ thống tự động giám sát và điều chỉnh chất lƣợng môi trƣờng nƣớc trong 
hồ nuôi tôm ở các hồ nuôi thủ công . Vấn đề không đúng ở đây là: Tác giả “điều chỉnh chất 
lƣợng nƣớc trong hồ nuôi tôm , có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc nuôi tôm, 
nhƣng trong bài viết, tác giả chỉ khảo sát các yếu tố: nồng độ oxi hòa tan, độ pH, nhiệt độ 
nƣớc, độ đục. Những yếu tố này chƣa đủ để tạo nên chất lƣợng nƣớc, nhƣ vậy nội dung nghiên 
cứu quá hẹp so với tên dự án đã nêu. 
Hoặc trong một dự án khác, và đây cũng chính là sai lầm của chính bản thân tôi. Tôi hƣớng 
dẫn học sinh chiết xuất tinh dầu cây cứt lợn và xác định thành phần của chúng. Nhƣng lại đặt 
tên dự án “chiết xuất tinh dầu cây cỏ dại và xác định thành phần hóa học của nó . Cái sai ở đây 
là: mình đang NCKH thì tên phải đặt chính xác cho đối tƣợng mình nghiên cứu “Chiết xuất 
tinh dầu cây cứt lợn và xác định thành phần hóa học của tinh dầu thu đƣợc , chứ không đƣợc 
nói chung chung là cây cỏ dại. 
Nói tóm lại, tên dự án là phần gây ấn tƣợng đầu tiên cho ban giám khảo và ngƣời xem, nên 
GVHD cần định hƣớng cho các em đặt tên cho phù hợp với nội dung mà các em làm, dùng từ 
ngữ khoa học, chính xác, vừa thể hiện đƣợc đối tƣợng và cái khung của dự án, tuy nhiên cũng 
tạo tính tò mò, hứng thú cho ngƣời xem để họ cảm thấy thích khi đọc dự án của mình. 
2.2.3. Chọn lĩnh vực nghiên cứu 
Chúng ta có 22 lĩnh vực nghiên cứu nhƣ phần trình bày ở trên, tuy nhiên có 1 vài lĩnh vực 
chƣa có dự án tham gia nhƣ: sinh học tế bào và phân tử, năng lƣợng hóa học. 
 - 26 - 
Đây là công đoạn chúng ta cần thực hiện khi tiến hành nghiên cứu. Chúng ta cần hiểu rõ 
phạm vi và ý nghĩa của từng lĩnh vực, sau đó, xem dự án của ta nghiên cứu về vấn đề gì, liên 
quan đến những lĩnh vực nào, lĩnh vực nào chứa hàm lƣợng nhiều hơn, có tính mới nhiều hơn, 
có ý nghĩa hơn trong sản xuất và đời sống. Phần này GVHD cần định hƣớng cho HS lựa chọn, 
GV có thể tƣ vấn, gợi ý thêm cho các em khi cần thiết. 
Thí dụ: Dự án “Giải pháp giúp tăng hiệu quả sử dụng các phế phẩm từ thực vật bằng nấm 
trichoderma, giúp nhà nông tăng thu nhập và bảo vệ môi trƣờng . Trong dự án này, tác giả có 
sử dụng nấm trichoderma có thể chọn lĩnh vực “vi sinh , tuy nhiên nấm này đã đƣợc nông dân 
dùng nhiều, không có gì mới. Trong dự án, các em cũng nghiên cứu về nhiều loại thực vật, 
thành phần, dinh dƣỡng và sự tăng tƣởng của chúng, có thể chọn lĩnh vực “khoa học thực vật , 
nhƣng với nội dung này cũng không có gì mới, không có điểm nhấn. Vì thế, Tôi định hƣớng 
cho các em chọn lĩnh vực kỹ thuật môi trƣờng. Vì từ những điều đã có, đã làm, các em phát 
triển theo hƣớng bảo vệ môi trƣờng, điều này thì chƣa ai làm, đó là điểm mới, gây ấn tƣợng tốt 
cho ban giáo khảo. Nhƣ vậy, GVHD cần có sự hiểu biết rộng để định hƣớng cho các em có 
hƣớng đi tốt. 
2.2.4. Nghiên cứu tổng quan lý thuyết 
Học sinh cần phải tìm hiểu qua sách giáo khoa, tài liệu, sách báo ở thƣ viện, mạng 
internetvề vấn đề mà các em sắp nghiên cứu để xem vấn đề đó đã đƣợc nghiên cứu hay 
chƣa, nghiên cứu đến mức độ nào. Luôn luôn hỏi tại sao hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu Trên cơ 
sở nghiên cứu lí thuyết các em sẽ định hƣớng nghiên cứu cho đề tài nhằm đảm bảo tính mới, 
tính sáng tạo, không trùng lắp với những gì đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đó. Ngoài công cụ tìm 
kiếm thông tin thông thƣờng là google search, GVHD có thể gợi ý các trang web để học sinh 
tìm đọc các bài báo khoa học nhƣ: UAH library, google scholar,..... Nếu có khả năng học sinh 
nên tìm hiểu thông tin về vấn đề mình nghiên cứu cả bằng Tiếng Việt lẫn tiếng Anh bởi vì các 
thông tin về nghiên cứu khoa học viết bằng Tiếng Việt không nhiều. Chúng ta có thể sử dụng 
các công cụ dịch trên mạng hoặc nhờ giáo viên Tiếng Anh của trƣờng hỗ trợ trong việc tra cứu 
tài liệu bằng Tiếng Anh. Theo quy định của cuộc thi KHKT hiện nay, mỗi dự án phải có ít nhất 
06 tài liệu tham khảo. Hoặc chúng ta cũng có thể trao đổi với những chuyên gia trong lĩnh vực 
xoay quanh các vấn đề chúng ta cần làm. 
2.2.5. Xác định quy trình nghiên cứu 
 Để xác định quy trình nghiên cứu HS phải biết mình sẽ thực hiện một DAKT hay một 
dự án khoa học để chọn đúng quy trình. 
 Và trong bài viết này, Tôi chỉ thực hiện DAKT. Nhƣ phần trên Tôi đã trình bày lý 
thuyết chung về một DAKT, trong mục này, tôi xin nói chi tiết cụ thể quy trình mà Tôi đã thực 
hiện trong dự án của mình. 
 - 27 - 
Quy trình về nhang muỗi thiên nhiên: 
Khi xây dựng quy trình nghiên cứu nhƣ trên, chúng ta tiến hành thực nghiệm từng giai 
đoạn một. Sau khi gom đủ nguyên liệu, phơi khô và xay nhuyễn, thử trộn với chất kết dính, 
công đoạn này rất vất vả vì nếu trộn với quá nhiều chất kết dính sẽ làm nhang muỗi kết chặt lại 
với nhau rất dễ tạo hình nhƣng bù lại đốt lại không cháy, nếu dùng ít chất kết dính đốt dễ cháy 
nhƣng nguyên liệu kết dính không tốt, dễ bị gãy khi tạo hình. Bột lá gòn thì giữ nguyên liệu 
không đƣợc chặt, nếu tạo hình khuôn nhang muỗi thì dễ bị gãy nhƣng lại dễ cháy, nếu cho 
nhiều bột gòn sẽ làm giảm thành phần nguyên liệu chính, ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm. 
Bột vỏ cây ô đƣớc có độ kết dính rất tốt, nhang không bị gãy nhƣng đốt không cháy. Vấn đề 
Cho hỗn hợp trên vào khuôn tạo hình 
nhang muỗi. 
Phơi khô sản phẩm thu đƣợc nhang 
muỗi thành phẩm 
Sử dụng thử sản phẩm thu đƣợc, so sánh hiệu 
quả với nhang muỗi thị trƣờng 
Cho thêm nƣớc vào hỗn hợp bột trên 
trộn đều, tạo khối đồng nhất 
Vỏ quýt 
Hoa 
trâm ổi 
Bã trà 
Bông 
vạn thọ 
Đọt sả Thu gom và xay nhuyễn nguyên liệu 
Trộn các bột nguyên liệu theo tỉ lệ nhất định 
Trộn nguyên liệu với chất kết dính là 
bột lá gòn và bột vỏ cây ô đƣớc 
 - 28 - 
đặt ra là phối trộn hai loại bột này lại với nhau theo tỉ lệ thích hợp để tạo nhang vừa dễ cháy, lại 
không bị gãy. Từ mục tiêu đó, các em cần phải thực nghiệm rất nhiều lần mới tạo ra sản phẩm 
nhƣ mong muốn. 
Đây là quy trình nghiên cứu trong dự án “Giải pháp giúp tăng hiệu quả sử dụng các phế 
phẩm từ thực vật bằng nấm trichoderma, giúp nhà nông tăng thu nhập và bảo vệ môi trƣờng . 
Từ tên dự án, xem them quy trình thực nghiệm, ngƣời xem có thể nắm đƣợc hơn 80% công 
việc của bạn. 
Kiểm tra chất 
lƣợng 
Xử lí (sơ chế) 
Phối trộn, ủ 
Chế phẩm 
trichoderma 
Kiểm tra chất 
lƣợng 
Kiểm tra và 
đảo trộn 
Phân bón hữu cơ 
Nguyên liệu 
Kiểm tra chất 
lƣợng 
Đất tr ng 
th ng minh 
Đất vét ao 
Giá thể 
Thực nghiệm trên 
Cúc vạn thọ 
Cho nông 
dân bón thử 
bón hữu cơ 
Hƣớng dẫn 
ngƣời dân tự ủ 
bón hữu cơ 
Cỏ hôi 
Vỏ chuối 
 Lục bình 
Điên điển 
Phân bò 
GVHD có vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình thực nghiệm, giúp HS định hƣớng 
đƣợc đƣờng đi, giải quyết đƣợc các vấn đề phát sinh trong quá trình thực nghiệm, tạo động lực 
và niềm tin cho các em. HS không tiến hành một lần mà phải thực hiện nhiều lần để tìm đƣợc 
điều kiện tối ƣu cho sản phẩm, có đôi lúc các em sẽ nản chí, mất đi niềm tin, giáo viên cần 
truyền lửa để các em có đủ bản lĩnh và tự tin để đi tiếp. 
2.2.6. Lập kế hoạch nghiên cứu 
Sau khi xác định đƣợc quy trình thực hiện dự án, GVHD phải định hƣớng cho học sinh lập 
kế hoạch nghiên cứu. Kế hoạch nghiên cứu cần phải đƣợc xây dựng cụ thể, chi tiết trƣớc khi 
tiến hành nghiên cứu. Trong đó phải tính toán khối lƣợng công việc, thời gian dự kiến thực 
hiện, chi phí thực hiện và điều quan trọng là phải phân công công việc cụ thể, rõ ràng cho từng 
thành viên trong nhóm (nếu là dự án tập thể). 
 Kế hoạch nghiên cứu cần phải có đầy đủ các nội dung sau: 
a) Lí do chọn đề tài: Mô tả ngắn gọn tóm tắt cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu và 
 - 29 - 
giải thích tại sao vấn đề đó quan trọng trong khoa học. Nếu có thể, giải thích về bất kì tác 
động xã hội nào của vấn đề nghiên cứu. 
b) Xác định đƣợc vấn đề nghiên cứu, mục tiêu kĩ thuật, kết quả mong đợi. Chúng 
đƣợc dựa trên lí do đã mô tả ở trên nhƣ thế nào? 
c) Mô tả chi tiết phƣơng pháp nghiên cứu và các kết luận: Chỉ mô tả cho dự án của 
mình nghiên cứu, không bao gồm công việc đƣợc thực hiện bởi ngƣời hƣớng dẫn hay của 
những ngƣời khác. 
Thí dụ: Trong dự án tinh dầu cây cứt lợn: từ nguyên liệu là thân cây cứt lợn, tiến hành 
tách lấy tinh dầu từ nguyên liệu lá và hoa bằng phƣơng pháp chƣng cất hơi nƣớc và tẩm trích 
với dung môi hexan, tinh dầu thu đƣợc tiến hành làm khan, chạy phổ GC-MS để xác định 
thành phần hóa học, so sánh với các kết quả nghiên cứu trƣớc đây. Dựa vào thành phần có 
trong tinh dầu, thử hoạt tính kháng khuẩn đối với một số chủng vi khuẩn cơ bản. HS chỉ vạch 
ra kế hoạch tách lấy tinh dầu, còn bƣớc phân tích thành phần hóa học và thử hoạt tính kháng 
khuẩn là của các nhà khoa học, các em chƣa đủ trình độ để làm việc đó. Tuy nhiên, các em 
cần nắm rõ quy trình làm và phân tích đƣợc các kết quả từ các chuyên gia. 
- Rủi ro và an toàn: Xác định bất kì rủi ro tiềm năng nào có thể và những cảnh báo an 
toàn cần thiết. 
- Phân tích dữ liệu: Mô tả tiến trình sẽ sử dụng để phân tích kết quả để trả lời câu hỏi 
nghiên cứu hay vấn đề nghiên cứu. 
Thí dụ: trong dựa án tinh dầu lá bình bát nƣớc, vấn đ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_huong_dan_hoc_sinh_thpt_thuc.pdf