SKKN Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn

SKKN Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn

Dạy bồi dưỡng theo hướng phân hóa đối tượng học sinh. Dạy những kiến thức học sinh cần, phù hợp theo từng đối tượng, nhằm bổ sung những thiếu sót trong kiến thức cơ bản cho học sinh, đồng thời phát huy được tính sáng tạo, năng lực, khả năng tư duy của từng đối tượng học sinh, chứ không phải dạy cái mà thầy cô có.

Vì vậy đối với giáo viên được chọn dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường tổ chức chuyên đề để thống nhất: Quy trình (phương pháp) bồi dưỡng học sinh giỏi, chương trình bồi dưỡng, tài liệu bồi dưỡng, chế độ kiểm tra thường xuyên, thời gian và số lần kiểm định, sử dụng kết quả kiểm định (những vấn đề quy định chung cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên dạy phải thực hiện nghiêm túc và cơ sở cho công tác quản lí, chỉ đạo của nhà trường).

 

doc 24 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1168Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưỡng, chưa có kế hoạch cụ thể về chỉ đạo thống nhất trong nhà trường, đặc biệt chưa đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất đúng mức cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
Đa số các giáo viên không muốn tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi với các lý do như không có tài liệu, sức ép phải có học sinh giỏi luôn đè nặng trên vai và tâm trí của người Thầy khi tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, sự đầu tư chuyên môn và công sức bỏ ra rất tốn kém thời gian và trí lực.
Bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc Trung học cơ sở là một quá trình mang tính khoa học nghiêm túc, không thể giao khoán cho giáo viên dạy bồi dưỡng, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ một vài tháng làm được có kết quả, mà phải có tính chiến lược trong suốt cả bốn năm học ở bậc THCS. Vì vậy phải có sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường.
Trước những thực trạng trên, kết quả học sinh giỏi cấp huyện của nhà trường năm học 2014 - 2015 rất thấp.
Cụ thể:
 Học sinh giỏi VH cấp huyện: 
09 học sinh (02 KK; 07 công nhận)
 IOE cấp huyện:
08 học sinh (01 KK; 07 công nhận)
 Violympic Toán cấp huyện:
13 học sinh (01 giải ba; 03 KK; 03 công nhận) 
	Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả của học sinh giỏi thấp, trong cuộc họp chuyên môn đầu năm học, vào tháng 9 năm học 2015 – 2016. Tôi đã phát phiếu thăm dò đến 17 giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2015 – 2016, để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của giáo viên về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
PHIẾU THĂM DÒ
Câu hỏi
Trả lời
1. Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Đ/c có gặp khó khăn, vướng mắc gì không?
2. Đồng chí mong muốn gì đối với Ban giám hiệu về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi?
Qua kết quả thăm dò, tôi nhận thấy 13/17 giáo viên chưa tiếp cận được chương trình chuyên sâu bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, các giáo viên còn lại chưa thật sự nắm chắc các chuyên đề chuyên sâu.
Tài liệu cho giáo viên nghiên cứu, học sinh tự học, tự bồi dưỡng quá ít, một số học sinh chưa tin vào khả năng đạt giải nên không an tâm tham gia lớp bồi dưỡng.
Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, không có phòng để bồi dưỡng, kinh phí hỗ trợ cho giáo viên chưa thỏa đáng.
Giáo viên chưa biết cách tổ chức hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi như thế nào, chưa được sự quan tâm nhiều của nhà trường.
Qua những tâm tư nguyện vọng của giáo viên, tôi luôn trăn trở để tìm ra biện pháp giúp giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Như vậy để nhà trường nâng cao chất lượng học sinh giỏi là nhiệm vụ vô cùng khó khăn không đơn giản như tôi nghĩ, vì vậy với trăn trở đó tôi đã suy nghĩ tìm ra những biện pháp phù hợp nhất để giúp giáo viên lấy lại sự tự tin, giải quyết những vướng mắc mà giáo viên thắc mắc để rồi an tâm vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của giải pháp là giúp giáo viên trong quá trình tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao, phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh, bồi dưỡng sự lao động, làm việc sáng tạo, phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời. Nâng cao ý thức và khát vọng của học sinh về sự tự chịu trách nhiệm, khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong đóng góp xã hội. 
Nâng cao chất lượng học sinh giỏi của nhà trường đồng thời chỉ đạo tốt các tổ, các thành viên được phân công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
3.2.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và triển khai tới các giáo viên
Vào đầu năm học, trên cơ sở nhiệm vụ, kế hoạch chung của toàn ngành về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong kế hoạch cần xây dựng cụ thể, chi tiết về lựa chọn giáo viên bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng, xây dựng chương trình, quy trình bồi dưỡng và triển khai sớm cho toàn thể giáo viên trong nhà trường:
- Chỉ đạo công tác lựa chọn giáo viên bồi dưỡng
Để chuẩn bị tốt cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho năm học mới, tôi đã chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu kết quả học sinh giỏi của năm học vừa qua, đồng thời đánh giá chung về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để rút ra những kinh nghiệm quý báu trong quá trình bồi dưỡng, các tổ phải nhận xét đưa ra những ưu điểm và tồn tại của các thành viên được phân công bồi dưỡng. 
Trên cơ sơ đó lập danh sách dự kiến nhân sự cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi năm tới trên tinh thần có sự lựa chọn và tự nguyện nộp vào cuối năm học. 
Dựa vào danh sách dự kiến của các tổ đưa lên, tôi đã phân công chuyên môn một cách hợp lý, tương đối phù hợp với danh sách đăng kí, mục đích của việc phân công như vậy giúp cho giáo viện có tinh thần thoải mái, tự tin, khi giao công việc mà phù hợp giáo viên thì chắc chắn chất lượng sẽ cao hơn. Tuy nhiên phải có sự lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên nếu danh sách dự kiến của các tổ chưa phù hợp. Đây là vấn đề cốt lõi sẽ đem lại thành công hay thất bại của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của cả năm học.
Bên cạnh chúng ta cũng phải đặc biệt quan tâm đến đội ngũ giáo viên trẻ với nền tảng kiến thức tốt, tôi đã mạnh dạn phân công một số giáo viên trẻ của nhà trường tham gia vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cùng với giáo viên có nhiều kinh nghiệm để kèm cặp và phát huy hết khả năng cống hiến của tuổi trẻ, với sự mạnh dạn đó thì những năm vừa qua giáo viên trẻ cũng đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi các cấp của nhà trường.
- Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn.
Chỉ đạo các thành viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải xây dựng kế hoạch, thời khóa biểu với sự xác nhận của tổ chuyên môn để nhà trường theo dõi và kiểm tra.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, xây dựng những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học sinh giỏi của tổ chuyên môn, đồng thời chỉ đạo các tổ thường xuyên tổ chức các chuyên đề về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để giáo viên có cơ hội tham gia trao đổi với nhau, tìm ra những kinh nghiệm, những phương pháp tốt nhất cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp với đặc điểm của học sinh trường THCS Lê Quý Đôn.
Tham mưu với nhà trường thành lập ban chỉ đạo hoạt động công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để thường xuyên theo dõi, kiểm tra về thời gian bồi dưỡng, các vấn đề liên quan để có biện pháp xử lí kịp thời những vướng mắc.
Chuyên môn tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia tập huấn các chuyên đề do các cấp tổ chức.
- Công tác chỉ đạo xây dựng chương trình, quy trình bồi dưỡng, chế độ kiểm tra, số lần và thời gian kiểm định chất lượng, sử dụng kết quả kiểm tra, kiểm định chất lượng.
Để đạt hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên bồi dưỡng phải tuân thủ các quy định chung sau:
Ngay từ đầu năm giáo viên bồi dưỡng phải biên soạn chương trình bồi dưỡng của mình và được duyệt của tổ trưởng chuyên môn, nhưng chương trình bồi dưỡng không nhất thiết phải cứng nhắc mà có thể thay đổi sao cho phù hợp với đối tượng học sinh chứ không phải xây dựng như thế nào là làm y như vậy là không phù hợp.
Phải tiến hành phân loại đối tượng học sinh trong quá trình bồi dưỡng thông qua các bài kiểm tra với độ khó tăng dần, để tìm ra những em nào có tố chất thật sự để tiếp tục xây dựng phương pháp bồi dưỡng phù hợp có hiệu quả hơn.
Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phân hóa đối tượng học sinh. Dạy những kiến thức học sinh cần phù hợp theo năng lực, khả năng tư duy của từng đối tượng học sinh, chứ không phải dạy cái thầy có.
Trong suốt quá trình bồi dưỡng ngoài kì thi học sinh giỏi cấp trường do nhà trường tổ chức thì giáo viên có thể tổ chức kiểm tra nhiều lần để cho học sinh có kinh nghiệm làm bài, thể hiện tốt hơn về cách trình bày đồng thời tạo áp lực cho học sinh, để học sinh thấy được phải có sự cố gắng thì mới được tham gia các kì thi khác. Sự lựa chọn nhân sự cho đội tuyển tham gia kì thi là yếu tố quan trọng nếu không có sự cân nhắc kĩ lưỡng, không có những bài kiểm tra thì kết quả sẽ không cao.
3.2.2.Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giáo viên về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
- Nâng cao nhận thức của giáo viên về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Trong những năm học vừa qua tôi đã tham mưu cùng với nhà trường chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên như:
Chú trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cụ thể bằng các tiêu chí cụ thể hàng tháng, phối hợp với Công đoàn giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh đến giáo viên.
Quán triệt tất cả các văn bản chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đến giáo viên một các đầy đủ và nghiêm túc. Làm một giáo viên cần phải hiểu và thấy được uy tín của người giáo viên được khẳng định trước nhân dân, đồng nghiệp một phần là chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhận biết được việc bồi dưỡng học sinh giỏi là trách nhiệm mà nhà trường giao cho, từ đó giáo viên sẽ có ý thức về trách nhiệm của mình để có những kế hoạch và cách bồi dưỡng tốt nhất.
Đồng thời tôi tham mưu với Hội đồng thi đua khen thưởng đưa kết quả học sinh giỏi vào một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá thi đua của giáo viên cuối năm để giáo viên thấy được rằng sự cống hiến của mình đã và đang được Ban giám hiệu quan tâm và chia sẻ. 
Hội đồng thi đua sẽ xét duyệt phân loại giáo viên cuối năm khi hai giáo viên có trình độ chuyên môn như nhau tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường thì giáo viên nào có thêm học sinh giỏi các cấp thì sẽ xét trước để tạo sự công bằng trong thi đua, đồng thời để thúc đẩy những giáo viên khác phát huy hết khả năng của mình tạo ra sự thi đua trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, có như vậy mới thúc đẩy được chất lượng của nhà trường ngày càng đi lên. 
- Về đội ngũ giáo viên:
Trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhà trường phải chọn ra đội ngũ giáo viên có tâm huyết, say sưa với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tận tụy với học sinh, có trình độ chuyên môn để tham gia giảng dạy. Kiến thức để bồi dưỡng học sinh giỏi có tính chuyên sâu, độ khó cao, tính bao quát rộng, rất tốn kém thời gian nên phải có sự tham gia chỉ đạo, động viên kịp thời của lãnh đạo nhà trường cả về vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ giáo viên, để giảng dạy có chất lượng.
Giáo viên dạy học sinh giỏi phải tham khảo nhiều tài liệu một cách thường xuyên để cập nhật, bổ sung, phát triển chuyên đề (phải ứng dụng công nghệ thông tin một cách khoa học có hiệu quả nhất), giáo viên chủ động đi trước học sinh một bước, hướng dẫn và cùng tham gia giải bài tập với học sinh kể cả bài đã biết (có lời giải) lẫn chưa biết (chưa có lời giải).
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nhiệm vụ quan trọng của người thầy là phải dạy cho các em tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên, chủ động và sáng tạo, cụ thể là dạy cho các em cách tìm đến kiến thức, cách khai thác và vận dụng kiến thức, cách làm bài tập, cách đọc sách và tìm tài liệu, cách mở rộng kiến thức, cách chế tác và tổng quát hóa một bài tập, cách ôn tập cho một kỳ thi 
Người thầy phải luôn thắp sáng ngọn lửa mê say môn học mà học sinh đang theo đuổi, phải dạy cho các em biến ước mơ thành hiện thực, biết chấp nhận khó khăn để cố gắng vượt qua, biết rút kinh nghiệm sau những thất bại hay thành công trong từng giai đoạn mà mình phấn đấu, tự tin vào kiến thức mà mình đã có... 
Học sinh khi học bồi dưỡng, tham gia vào các đội tuyển phải chịu khá nhiều áp lực, do đó giáo viên khi giảng dạy phải lưu ý những điều như không được nhồi nhét kiến thức cho các em một cách thụ động mà dạy những kiến thức các em cần phù hợp theo từng đối tượng. Đừng hiểu nhầm học sinh giỏi, cái gì các em cũng biết, cái gì các em cũng dễ dàng tiếp thu, vì vậy giáo viên bồi dưỡng không nên giao cho các em những nhiệm vụ bất khả thi mà giao bài tập hay nhiệm vụ phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, để tạo niềm tin, say sưa, đam mê, hứng thú trong học tập cho các em.
 3.2.3. Chỉ đạo giáo viên tổ chức giảng dạy và hướng dẫn học tập cho học sinh.
- Chỉ đạo giáo viên tổ chức giảng dạy
Chúng ta lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học thông qua việc trao đổi với giáo viên giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp.
Lên kế hoạch bồi dưỡng ngay từ trong hè, qua đó lọc dần qua các cuộc thi cấp trường.
Thông qua giáo viên chủ nhiệm định hướng, sự thỏa thuận của giáo viên bồi dưỡng ở các đội tuyển để tránh tình trạng chồng chéo giữa môn này với môn kia. Không để tình trạng học sinh một lúc tham gia 2- 3 môn, không chuyên sâu ảnh hưởng đến kết quả thi của các em.
Khi đã lựa chọn, phát hiện được những học sinh có năng lực, năng khiếu để bồi dưỡng vào đội tuyển ở các khối của các môn thi. Tổ chức thi cấp trường, chọn ra đội tuyển để tiếp tục bồi dưỡng, phát hiện và loại dần trong quá trình dạy và bồi dưỡng để đến khi Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức chúng ta đã có đội hình chắc chắn để đi thi.
Trước hết theo quan điểm của tôi, mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi là cho các em có kiến thức khoa học cơ bản, hiện đại, tiên tiến. Có tính tự lập và khả năng nhận thức ở mức độ cao và có kỹ năng vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tế. Trong đó việc rèn luyện cho học sinh có tính tự lập và khả năng nhận thức ở mức độ cao là quan trọng và khó khăn nhất. 
Dạy bồi dưỡng theo hướng phân hóa đối tượng học sinh. Dạy những kiến thức học sinh cần, phù hợp theo từng đối tượng, nhằm bổ sung những thiếu sót trong kiến thức cơ bản cho học sinh, đồng thời phát huy được tính sáng tạo, năng lực, khả năng tư duy của từng đối tượng học sinh, chứ không phải dạy cái mà thầy cô có. 
Vì vậy đối với giáo viên được chọn dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường tổ chức chuyên đề để thống nhất: Quy trình (phương pháp) bồi dưỡng học sinh giỏi, chương trình bồi dưỡng, tài liệu bồi dưỡng, chế độ kiểm tra thường xuyên, thời gian và số lần kiểm định, sử dụng kết quả kiểm định (những vấn đề quy định chung cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên dạy phải thực hiện nghiêm túc và cơ sở cho công tác quản lí, chỉ đạo của nhà trường).
Đối với học sinh, giáo viên có thể phân chia việc tổ chức giảng dạy theo từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Giới thiệu chương trình, sách giáo khoa, các loại sách, tài liệu tham khảo dành riêng cho học sinh giỏi (chú ý nhà xuất bản, tên tác giả) và cách truy cập Internet để tìm tài liệu học tập. Hướng dẫn học sinh cách học, cách nghe giảng và ghi chép bài học. Hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức cơ bản của môn bồi dưỡng. Qua đó làm cho các em yêu thích môn học mà mình đã chọn.
- Giai đoạn 2: Giúp học sinh biết cách giải quyết, khai thác một đơn vị kiến thức, một bài tập hay vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra. Từ đó rèn luyện cho các em khả năng tư duy logic, tư duy độc lập sáng tạo và biết cách tương tự hóa, mở rộng hóa, tổng quát hóa một vấn đề của kiến thức.
- Giai đoạn 3: Sau khi các em đã học xong một số kiến thức cơ bản, cần tổ chức thi kiểm tra để phân loại mặt bằng học tập và giúp giáo viên dạy hiểu rõ từng đối tượng học sinh. Từ đó để có cách dạy phù hợp, sát đối tượng học sinh (thực hiện theo đúng các bước của một buổi bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường quy định).
- Giai đoạn 4: Hoàn thiện kiến thức, giáo dục cho các em tính chủ động, tự tin và sẵn sàng tham gia kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
Các giai đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong từng buổi bồi dưỡng và xuyên suốt cả quá trình bồi dưỡng để giáo viên dạy, bổ sung, điều chỉnh về nội dung và phương pháp bồi dưỡng phù hợp với đối tượng học sinh vừa để tạo hứng thú, đam mê học tập cho học sinh vừa để nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng.
Tổ chức và hướng dẫn học tập cho học sinh.
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi thì công tác tổ chức học tập của học sinh là một mắt xích rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của học sinh không chỉ trong phạm vi cấp học phổ thông mà kể cả việc học lên sau này của các em. Để làm tốt công tác này giáo viên cần thực hiện tốt những nội dung sau:
 Học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi ở các bộ môn, giáo viên phải quan tâm giáo dục ý thức tự giác trong học tập cho học sinh, các em phải tự rèn luyện mình. Ngoài việc học tập trên lớp các giờ chính khóa, học sinh phải tham gia đầy đủ các buổi học bồi dưỡng theo quy định của nhà trường và bồi dưỡng ngoài giờ của giáo viên, tham gia giải các bài tập trong sách giáo khoa, sách nâng cao, trong các tài liệu tham khảo và phải học bài cũ ở nhà một cách tự giác.
Giáo viên khi giảng dạy phải phân loại đối tượng học sinh. Từ đó giao cho các em tự nghiên cứu một số kiến thức cơ bản, phương pháp làm bài, tổ chức cho các em học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau và phải được giáo viên dạy kiểm tra, đánh giá cẩn thận, cụ thể. Việc làm này giúp học sinh có lòng say mê, tự tin trong học tập, có tác phong tự học, tự nghiên cứu. 
Mỗi học sinh phải có đầy đủ tài liệu theo yêu cầu giáo viên, trong đó bao gồm các bài tập hay, các đề thi cùng đáp án, các kiến thức tự tìm hiểu, đúc kết sau một quá trình học tập, những ghi chép này rất cần thiết cho việc học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức của học sinh giỏi.
Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như sinh hoạt Câu lạc bộ môn học, tham quan du lịch, giao lưu văn nghệ, thể thao, thi học sinh thân thiện, thi hùng biện... nhằm giảm áp lực trong học bồi dưỡng cho các em.
3.2.4. Cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Ngoài những đầu tư riêng của giáo viên, nhà trường cần xây dựng một tủ sách dành riêng cho việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trong đó bao gồm các tài liệu giảng dạy của giáo viên, tài liệu học tập của học sinh, các tài liệu tham khảo, các bộ đề thi để tham khảo. 
Quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình đòi hỏi người dạy, người học nhận thức ở trình độ cao và làm việc căng thẳng. Do đó môi trường học tập cần phải đầy đủ. Việc đầu tư kinh phí hoạt động cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thực chất là đầu tư xây dựng “thương hiệu” của một nhà trường trong thời đại hội nhập và phát triển, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân tài cho đất nước, là một điều tất yếu, chính đáng và thậm chí rất tốn kém. 
Kinh phí hoạt động được dùng chủ yếu cho các hoạt động sau:           
+ Phục vụ chuyên môn (tài liệu, giao lưu học hỏi, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức họp rút kinh nghiệm...)
3.2.5. Chỉ đạo các tổ chuyên môn đánh giá công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiêm túc đánh giá công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nêu lên những thành công mà các thành viên được phân công bồi dưỡng đạt được và hạn chế của những giáo viên chưa thực sự nhiệt tình trong công tác này, đồng thời đề nghị biểu dương những giáo viên có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
3.2.6. Công tác tham mưu các chế độ cho học sinh và giáo viên tham gia các kì thi học sinh giỏi.
- Chế độ cho học sinh.
Tham mưu với nhà trường hỗ trợ kịp thời kinh phí đi lại, ăn ở cho học sinh tham gia các kì thi học sinh giỏi theo chế độ quy định. Tham mưu với Hội cha mẹ học sinh hỗ trợ thêm cho các em để các em có đủ sức khỏe để tham gia kì thi.
Sau các kì thi tôi đã tham mưu với nhà trường trích kinh phí khen thưởng kịp thời những em đạt kết quả trong các kì thi học sinh giỏi trong những dịp như sơ kết cuối học kì, tổng kết cuối năm học. 
Trao giấy khen và phần thưởng cho các em đạt HSG cấp trường
- Chế độ cho giáo viên bồi dưỡng.
Để chất lượng học sinh giỏi hàng năm tăng lên thì hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên là việc làm hết sức quan trọng mà người làm chuyên môn như tôi luôn trăn trở và suy nghĩ, để có kết quả tốt thì phải có sự hỗ trợ tương xứng với những công sức mà họ bỏ ra do vậy với tiêu chí thì giáo viên tham gia bồi dưỡng có đạt kết quả hay không thì mức kinh phí hỗ trợ là như nhau. Tuy nhiên ngoài tiền hỗ trợ ra thì những giáo viên có học sinh giỏi đạt kết quả cao thì sẽ 

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUYEN_THI_THUONG - CONG TAC QUAN LY.doc