Sáng kiến kinh nghiệm Một số tình huống thường gặp khi làm thí nghiệm và cách làm sạch ống nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số tình huống thường gặp khi làm thí nghiệm và cách làm sạch ống nghiệm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, trong đó có nhiều khái niệm khó và

trừu tượng. Cho nên, một trong những định hướng đổi mới dạy học hóa học là: khai

thác đặc thù môn hóa học, tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú cho học

sinh trong tiết học. Cụ thể là tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học, các phương tiện

trực quan, phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học hóa học. Có thể nói việc sử

dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao hiệu

quả bài lên lớp và phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Thí nghiệm hóa học có

vai trò rất quan trọng vì chúng không chỉ là phương tiện, công cụ lao động của hoạt

động dạy học mà thông qua đó giúp cho quá trình khám phá, lĩnh hội tri thức khoa

học của học sinh trở nên sinh động và hiệu quả hơn.

Qua thí nghiệm hóa học, những kiến thức lý thuyết về hóa học trở thành hiện

thực. Thí nghiệm hóa học được sử dụng theo những cách khác nhau để giúp học sinh

thu thập và xử lý thông tin nhằm hình thành khái niệm, tính chất chung và tính chất

của các chất vô cơ, hữu cơ cụ thể.

pdf 15 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 483Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số tình huống thường gặp khi làm thí nghiệm và cách làm sạch ống nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iúp các em kiểm chứng được lý thuyết thông qua thực tế và từ đó các em có thể phát 
triển năng lực toàn diện. 
Trong chương trình Hoá học lớp 8 và lớp 9 có khá nhiều thí nghiệm thực hành, 
hoá chất, dụng cụ sẵn có phù hợp với khả năng làm việc của giáo viên và học sinh 
trong khuôn khổ một tiết học hoặc tiết thực hành. Tuy nhiên qua nhiều năm trực tiếp 
dạy tôi vẫn thấy có một số những bất cập hoặc các tình huống phát sinh không mong 
muốn xảy ra như một số thí nghiệm sau : 
PHẦN I: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP KHI LÀM THÍ NGHIỆM 
THỰC HÀNH HOÁ HỌC 
A. Hoá học lớp 8 
Sáng kiến kinh nghiệm môn Hoá học 
Năm học 2017 - 2018 4 
1. Thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh (Tiết 3,4 Hoá học lớp 8) 
Thí nghiệm này về mặt lý thuyết thì thực hiện rất dễ dàng và không tốn mấy thời 
gian, nhưng trong thực tế do nhiệt kế thuỷ ngân chỉ đo tối đa ghi là 110oC mà nhiệt độ 
nóng chảy thực tế của lưu huỳnh là trên 113o C, do đó khi làm thí nghiệm thường xảy 
ra nổ nhiệt kế, dẫn đến hiện tượng thuỷ ngân phóng ra ngoài vô cùng nguy hiểm trong 
khi vẫn chưa đo được nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh là bao nhiêu. Thực ra lúc đầu 
giáo viên làm thí nghiệm cũng không lường trước được tình huống này, sau vài thí 
nghiệm giáo viên mới nhận ra được sự bất cập của dụng cụ và yêu cầu của kiến thức 
nên phải dừng lại và đành mô tả thí nghiệm và thông báo kết quả cho học sinh (về sau 
chương trình có hướng dẫn giảm tải thí nghiệm này). 
2. Thí nghiệm chứng minh sự lan toả của Amoniac (NH3) – Bài thực hành 2. 
Thí nghiệm này nhằm mục đích chứng minh và cũng cố kiến thức về nguyên tử và 
phân tử, các nguyên tử và phân tử (hạt hợp thành của chất) dù ở trạng thái nào thì 
luôn luôn chuyển động đó là sự lan toả của chất 
Trong sách giáo khoa hướng dẫn là dùng giấy quỳ tím để làm thí nghiệm. Giấy quỳ 
tím ẩm đặt ở dưới đáy ống nghiệm, bông tẩm dung dịch NH3 để trên miệng ống 
nghiệm sau đó đậy nút ống nghiệm lại và quan sat. Tuy nhiên, sự chuyển màu của 
giấy quỳ tím diễn ra rất chậm và khó quan sát vì màu xanh của giấy quỳ khi có môi 
trường kiềm và màu tím nhạt của giấy quỳ tím vốn dĩ gần giống nhau. Mặt khác do 
dung dịch NH3 được hướng dẫn để trên miệng nên khí NH3 khó lan toả xuống phía 
dưới. 
Để thí nghiệm này thành công hơn, tôi đã thay giấy quỳ tím bằng dung dịch 
phenolphtalein không màu và thay đổi vị trí của bông tẩm dd NH3 như sau: cho một 
mẫu bông vào đáy ống nghiệm, từ từ nhỏ dung dịch NH3 cẩn thận xuống mẫu bông, 
sau đó cho một mẫu bông khác trên miệng ống nghiệm và nhỏ vài giọt dung dịch 
phenolphtalein vào cẩn thận để nó không bị rơi xuống đáy hoặc thành ống nghiệm. 
Đậy nút cao su và quan sát, chỉ trong vài ba phút sau đã thấy mẫu bông có thấm dung 
dịch phenolphtalein không màu chuyển dần sang màu hồng rất dễ quan sát. Từ đó 
giáo viên giải thích hiện tượng và chứng minh được sự lan toả của amoniac. 
Sáng kiến kinh nghiệm môn Hoá học 
Năm học 2017 - 2018 5 
3. Thí nghiệm hà hơi vào dung dịch nước vôi trong – Bài thực hành 3. 
Theo yêu cầu của thí nghiệm này là cho HS dùng ống hút thổi vào ống nghiệm đựng 
nước vôi trong và quan sát sẻ thấy dung dịch từ trong suốt sang vẫn đục chứng tỏ có 
phản ứng xảy ra, từ đó HS thấy được dấu hiệu của phản ứng này là xuất hiện chất rắn 
không tan (hay kết tủa). Tuy nhiên, khi học sinh làm thí nghiệm do thổi lâu nên một 
thời gian lại không thấy xuất hiện kết tủa nữa (dung dịch trong trở lại) dẫn đến việc 
giữa các nhóm làm thực hành kết quả không giống nhau và giải thích các hiện tượng 
cũng không khác nhau. Từ thực tế này, giáo viên nên lưu ý vấn đề này với các em 
trước khi tiến hành thí nghiệm. Còn trong khi các em làm thí nghiệm thì GV phải 
quan sát đều các nhóm, đồng thời yêu cầu các em dừng một thời điểm. Thông thường 
tôi cho 4 đại diện của 4 nhóm đứng một hàng và thổi để cùng quan sát và so sánh. 
Mặt khác, kỉ thuật thổi cũng phải hướng dẫn trước cho HS nếu không các em sẻ thổi 
trào ra ngoài hoặc hít ngược vào miệng. 
4. Thí nghiệm đốt khí H2 trong không khí – Bài “Tính chất và ứng dụng của 
hiđro”; Bài thực hành 5. 
Theo lý thuyết thì khi ta đốt khí H2 từ vòi dẫn khí bằng không khí thì tạo ra ngọn lửa 
màu xanh nhạt. Nhưng trong thực tế học sinh luôn quan sát thấy ngọn lửa có màu 
vàng nhạt. Vậy có phải đã làm sai thí nghiệm không hay khí đang đốt không phải là 
H2. Nhiều khi giáo viên cũng rất lúng túng với tình huống này. Qua một số lần làm thí 
nghiệm với sự thay đổi hoá chất và dụng cụ làm thực hành tôi đã thấy có sự khác 
nhau về ngọn lửa. Tôi đã rút ra được một số nguyên nhân làm cho ngọn lửa đốt khí 
H2 có màu vàng nhạt đó là: 
- Lượng khí H2 sinh ra không nhiều; 
- Tiết diện ống đốt lớn nên làm cho mật độ khí khi tiếp xúc với không khí ít; 
- Trong luồng khí H2 thoát ra còn có các tạp chất dạng khí và dạng hơi khác như hơi 
nước, khí HCl (nếu ta dùng dd axit HCl) nên hiệu suất của phản ứng đốt cháy này 
thấp và làm cho ngọn lửa không xanh mà chuyển sang màu vàng nhạt(điều này như 
trong thực tế ta đốt khí ga cũng thấy đôi khi ngọn lửa có màu vàng trong tình huống 
Sáng kiến kinh nghiệm môn Hoá học 
Năm học 2017 - 2018 6 
khí ga sắp hết hoặc do trào thức ăn, khí ga có lẫn tạp chất hoặc có nhiều hơi nước 
trong không khí) 
Để khắc phục vấn đề này ta có thể thay bằng dd H2SO4 nồng độ loãng phù hợp và tạo 
phản ứng với tốc độ mạnh để được nhiều H2, dùng ống vuốt có tiết diện nhỏ khi 
đốt ngọn lửa sẻ dài và xanh hơn nhiều. Nếu ta đốt trong bình khí oxi thu sẵn thì ngọn 
lửa rất xanh. 
B. Hoá học lớp 9 
Hoá học lớp 9 cũng có khá nhiều thí nghiệm khi ta tiến hành cũng phát sinh một số 
tình huống đặc biệt như 
1. Kim loại Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng – Bài “Một số axit quan 
trọng” 
Mục đích của thí nghiệm này là cho HS biết axit H2SO4 đặc (nóng) có phản ứng với 
kim loại Cu và đối chứng với thí nghiệm Cu không phản ứng với dd H2SO4 loãng. 
Theo mô tả trong hình 10. 1- SGK thì Cu tan và dung dịch từ không màu chuyển 
thành màu xanh lam, khí thoát ra là khí SO2. Tuy nhiên, khi làm thí nghiệm này, lúc 
đầu khi đang đun thì dung dịch chuyển từ không màu sang màu xanh lam nhưng sau 
đó lại chuyển dần thành màu đen, đặc biệt là ngay sau khi tắt đèn cồn dung dịch trở 
nên đen ngòm. Tại sao lại như vậy, qua một số lần tiến hành thí nghiệm này tôi đã 
nhận thấy khi cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc và đun nóng thì còn có khí H2S sinh ra. 
Khi tắt đèn cồn thì một lượng khí H2S không thoát ra được mà bị hút trở ngược vào 
ống nghiệm có chứa dung dịch CuSO4 (do áp suất trong ống nghiệm giảm xuống đột 
ngột) sinh ra phản ứng tạo CuS (kết tủa màu đen) làm cho dung dịch chuyển sang 
màu đen che mất màu xanh ban đầu của CuSO4. 
 CuSO4 + H2S  CuS + H2SO4 
Vậy khi tiến hành thí nghiệm này giáo viên cho HS quan sát và giải thích hiện tượng 
ngay khi có khí thoát ra và dung dịch chuyển thành màu xanh, để đèn cồn nhỏ lửa và 
còn đỏ thì tháo ngay vòi dẫn sẻ hạn chế được sự tác dụng ngược của H2S với dung 
dịch CuSO4. Mặt khác, qua đây cũng khắc sâu thêm hiện tượng đặc biệt của axit H2S 
Sáng kiến kinh nghiệm môn Hoá học 
Năm học 2017 - 2018 7 
với dung dịch muối đồng – axit yếu có thể tác dụng với dung dịch muối của axit 
mạnh (trường hợp ngoại lệ của tính chất axit với muối). 
2. Thí nghiệm cho dd BaCl2 vào dd NaHCO3 – đây là thí nghiệm khắc sâu và 
cũng cố thêm về tính chất của muối axit NaHCO3 
Theo lí thuyết thì 2 chất này không tác dụng được với nhau, tuy nhiên hoá chất có 
trong phòng thí nghiệm lại cho hiện tượng ngược lại đó là có xuất hiện kết tủa trắng. 
Khi tôi cho HS làm thí nghiệm nhận biết 1 số dung dịch có NaHCO3, học sinh luôn bị 
nhiễu và không thể nhận ra chính xác được NaHCO3 vì hiện tượng gần giống như 
Na2CO3. Qua tìm hiểu một số thí nghiệm tương tự, tôi nhận ra nguyên nhân là do hoá 
chất NaHCO3 không được tinh khiết mà có lẫn Na2CO3 nên khi cho dd BaCl2 vào sẻ 
tạo ra kết tủa. 
Để chứng minh không có phản ứng xảy ra giữa BaCl2 với NaHCO3 tôi đã tiến hành 
như sau: lấy một ít dung dịch NaHCO3 từ hoá chất trên, cho một giọt dung dịch 
phenolphtalein vào thấy dung dịch chuyển sang màu hồng (theo lý thuyết thì không 
có), sục đến dư khí CO2 vào thấy màu hồng sẻ nhạt dần và biến mất, nhỏ một ít giọt 
dung dịch BaCl2 vào thấy không xuất hiện kết tủa. Như vậy chứng minh được 
NaHCO3 không tác dụng với dung dịch BaCl2 và hoá chất NaHCO3 không tinh khiết. 
3. Thí nghiệm nung hỗn hợp bột Al và S sau đó cho nước vào sản phẩm sau phản 
ứng. 
Đây là thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học của nhôm với phi kim trong bài 
“Nhôm” 
Thông thường trong 2 thí nghiệm của Al với Cl2 và S thì ta chọn làm thí nghiệm này 
bởi vì S có sẵn trong phòng thí nghiệm (còn khí clo phải điều chế và tiến hành phức 
tạp và độc hơn). Giáo viên hướng dẫn HS trộn bột Al và bột S theo tỉ lệ thể tích phù 
hợp, cho hỗn hợp vào bát sứ và đun trên ngọn lửa đèn cồn (trên kiềng và lưới tản 
nhiệt) và quan sát. Khi nào hỗn hợp bùng cháy lên thì coi như phản ứng đã xảy ra và 
tạo ra sản phẩm là Al2S3. Sản phẩm này khi để ở trạng thái rắn thì nó tồn tại tuy nhiên 
khi HS cho nước vào thì có khí mùi trứng thối sinh ra. Đối với HS đây là hiện tượng 
khá bất ngờ với các em, vì các muối khác cho vào nước thì chúng tan hoặc không tan 
Sáng kiến kinh nghiệm môn Hoá học 
Năm học 2017 - 2018 8 
(hiện tượng vật lý) còn đây lại có phản ứng hoá học xảy ra. Trong tình huống này 
giáo viên sử dụng kiến thức trong bảng tính tan để giải thích và khắc sâu cho các em. 
Muối Al2S3 và một số muối khác là muối không tồn tại khi cho vào nước (có thể bị 
thuỷ phân) trong bảng tính tan đánh dấu (-) cho nên khi HS cho nước vào có phản 
ứng : Al2S3 + 6H2O  2Al(OH)3 + 3H2S 
Mùi trứng thối là mùi của khí H2S. 
Như vậy, qua đây giáo viên còn cũng cố và khắc sâu thêm một số tính chất đặc biệt 
của muối. HS được quan sát thực tế sẻ nhớ lâu và giải thích thêm được một số hiện 
tượng tương tự của muối khác như muối sắt(III) 
 4. Thí nghiệm đốt khí axetilen (C2H2) – Bài “Axetilen”; Bài thực hành 5. 
Thí nghiệm này tiến hành nhằm chứng minh tính chất hoá học của axetilen với oxi 
thuộc bài ‘Axetilen” và tiết thực hành rèn kĩ năng sau đó. Theo lí thuyết được mô tả 
trong bài học “Axetilen” và hình ảnh minh hoạ trong bài thực hành (trang 134 – SGK 
Hoá lớp 9) thì khí axetilen cháy trong không khí có ngọn lửa xanh, sáng, toả nhiều 
nhiệt và tạo ra hai sản phẩm là khí CO2 và H2O. 
 2C2H2 + 5O2 
0t 4CO2 + 2H2O 
Tuy nhiên, khi tiến hành làm thí nghiệm đốt khí C2H2 trong phòng thí nghiệm được 
điều chế từ CaC2 (đất đèn) thì ngọn lửa màu vàng, có mùi hắc và đặc biệt là khói đen 
(muội than) rất nhiều. Hiện tượng này rất nhiều em học sinh thắc mắc (đặc biệt là các 
em khá giỏi). Vậy tình huống này được giải thích như thế nào? Theo tôi, trong đất 
đèn (chủ yếu được mua ở tiệm hàn xì) có rất nhiều tạp chất nên khi cho vào nước, 
ngoài khí C2H2 còn có các khí khác trong đó có khí của nguyên tố lưu huỳnh, nên ta 
ngửi thấy mùi như mùi trứng thối các khí này được tạo ra cản trở quá trình phản 
ứng của C2H2 với oxi trong không khí, dẫn đến sự cháy xảy ra không hoàn toàn. Mặt 
khác một lượng hơi nước cũng được bốc hơi (do sôi rất mạnh), oxi trong không khí 
cũng không đủ để đốt cháy hết lượng khí C2H2 thoát ra ở đầu ống vuốt nhọn, dẫn đến 
hiện tượng ta quan sát được là ngọn lửa màu vàng, nhiều khói đen sinh ra. Điều này 
cũng giống như trong thực tế khi ta đun bếp ga, nếu ta cho lượng ga thoát ra nhiều thì 
Sáng kiến kinh nghiệm môn Hoá học 
Năm học 2017 - 2018 9 
ngọn lửa không xanh mà màu hơi vàng và đáy nồi có nhiều muội than bám vào, nếu 
có hơi nước trào ra trên ngọn lửa thì ngọn lửa cũng có màu vàng. 
PHẦN II. MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH ỐNG NGHIỆM SAU KHI LÀM THỰC 
HÀNH. 
Đối với giáo viên dạy thực hành môn hoá học, để chuẩn bị một tiết thực hành 
tốn rất nhiều công sức. Nếu trong một buổi có 2 tiết thực hành xen kẻ như 1,3 hoặc 2, 
4 thì giáo viên còn có thời gian chuẩn bị và chùi dọn những đồ dùng vừa thực hành 
xong. Còn nếu diễn ra liên tục thì quả là một áp lực và sự vất vả lại càng tăng lên rất 
nhiều. Chính vì thế kĩ năng chuẩn bị, sắp xếp, làm sạch đồ dùng, ống nghiệm sau mỗi 
giờ thực hành luôn là một yếu tố quan trọng giúp giáo viên triển khai thực hành 
nhanh, hiệu quả, tiết kiệm được hoá chất, bảo quả tốt các thiết bị và tạo hứng thú cho 
chính giáo viên khi tiến hành những tiết học vất vả này. Bên cạnh đó còn giáo dục 
cho học sinh biết lao động, ý thức bảo quả thiết bị, hoá chất, kĩ năng sắp xếp vệ sinh 
phòng thực hành sau mỗi tiết học ở phòng thí nghiệm. Cũng qua đây học sinh càng 
được trau dồi thêm kiến thức môn học và sự khéo léo trong mỗi thao tác thực hành thí 
nghiệm. 
Thực tế thì nhiều thí nghiệm sau khi làm xong chỉ cần dụng cụ đơn giản, nước sạch 
và dầu rửa bình thường là làm sạch được dụng cụ thuỷ tinh như cốc, ống nghiệm, lọ 
thuỷ tinh, thìa, muỗng 
Nhưng cũng có những thí nghiệm, đặc biệt là những thí nghiệm xảy ra sau khi đun 
hoặc nung ở nhiệt độ cao thì các thiết bị sau khi làm xong rất khó chùi rửa hoặc rất 
khó sạch như ban đầu, dẫn đến chúng ta thường phải loại các ống nghiệm hoặc thiết 
bị đó. Đây là điều không mong muốn vì thiết bị ngày càng đắt đỏ và tốn kém rất 
nhiều. Mặt khác, với một giáo viên dạy thực hành thì đây là điều không nên xảy ra. 
Qua những trăn trở như thế, dựa vào một số kinh nghiệm tích luỹ được trong rất 
nhiều tiết dạy thực hành, tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm làm sạch ống nghiệm 
ở một số thí nghiệm sau đây: 
Sáng kiến kinh nghiệm môn Hoá học 
Năm học 2017 - 2018 10
1. Làm sạch ống nghiệm sau khi đo nhiệt độ nóng chảy của Parafin (nến) – Bài 
thực hành 1 – Hoá học lớp 8 
Khi tiến hành thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy của nến (Parafin) giáo viên thường 
cho các nhóm làm vào ống nghiệm vì khi tiến hành trong ống nghiệm thì việc đo 
bằng nhiệt kế thực hiện dễ dàng hơn và cũng tốn ít Parafin hơn. Tuy nhiên khi làm 
xong thì rất khó làm sạch được ống nghiệm vì nến nóng chảy ở nhiệt độ thấp (khoảng 
trên 400C), do đó nó cũng dễ đông đặc khi nhiệt độ hạ xuống. Vì vậy rất khó để lấy 
được hết nến trong ống nghiệm khi mà nó cũng không tan trong nước hay tan trong 
các nước rửa thông thường. Tôi đã khắc phục bằng cách cho nước vào và đun nóng 
lên đồng thời dùng đũa khuấy để nó bong và chảy lỏng ra rồi đổ nhanh khi nước còn 
nóng. Phải thực hiện một số lần như vậy và kết hợp với nước rửa chén trong lần cuối 
cùng để làm trơn ống nghiệm và chùi bằng chổi thì nó mới sạch. Một cách khắc phục 
khác là ta có thể cho học sinh tiến hành trong cốc thuỷ tinh nhỏ thì việc chùi cũng 
tiến hành tương tự nhưng dễ làm hơn vì cốc thuỷ tinh thì tay ta có thể làm sạch dễ 
dàng. 
2. Làm sạch ống nghiệm sau khi điều chế khí oxi bằng cách nung thuốc tím 
(KMnO4) – Bài thực hành 3, Bài “Oxi”, Bài thực hành 4, Bài “Tính chất và 
ứng dụng của Hiđro”, Bài thực hành 5 – Hoá học lớp 8. 
Như vậy nung thuốc tím là một trong những thí nghiệm được tiến hành nhiều nhất 
trong chương trình Hoá học lớp 8. Ngoài ra, trong chương trình lớp 9 một số thực 
hành cũng cần điều chế khí oxi. Cho nên số lượng ống nghiệm hoặc thiết bị để nung 
thuốc tím cần rất nhiều. Tuy nhiên các ống nghiệm hoặc thiết bị sau khi làm thí 
nghiệm này xong rất khó làm sạch, hầu như nó luôn bị đen hoặc nâu phía dưới đáy 
ống nghiệm mà xử lý bằng dụng cụ thông thường thì không thể sạch được. Kết quả là 
nếu không có cách nào thì sau một năm học số ống nghiệm phải loại đi rất lớn vì nhìn 
nó bẩn và khó quan sát khi làm các thí nghiệm hoá học khác. Chưa nói đến việc nung 
thuốc tím và một số thí nghiệm nung và đun khác rất dễ làm vỡ ống nghiệm nếu 
không tiến hành đúng quy trình và chọn ống nghiệm chịu nhiệt tốt. Vậy cho nên, việc 
bảo quản và xử lý làm sạch nó càng cần thiết. Qua một thời gian dài làm thí nghiệm 
Sáng kiến kinh nghiệm môn Hoá học 
Năm học 2017 - 2018 11
và cũng trải qua không ít lần phải sử dụng lại ống nghiệm không sạch của thí nghiệm 
nung thuốc tím, tôi đã tìm hiểu được rằng, chất cặn bám vào ống nghiệm sau khi 
nung thuốc tím mà chùi bằng cách thông thường không sạch thì nó sẻ được làm sạch 
dễ dàng bằng dung dịch muối sắt (II) (xảy ra phản ứng hoá học giữa muối sắt (II) với 
các chất có tính oxi hoá trong chất rắn của phản ứng nung thuốc tím như KMnO4, 
K2MnO4, MnO2 có trong cặn bẩn). Trước khi làm thí nghiệm điều chế khí oxi bằng 
thuốc tím tôi luôn luôn điều chế sẵn một lọ dung dịch muối sắt(II), như sắt(II) clorua 
(FeCl2) bằng cách cho bột sắt dư vào dung dịch HCl hoặc vào dung dịch FeCl3 rồi lọc 
lấy dung dịch FeCl2 (màu vàng chanh). Ống nghiệm điều chế thuốc tím sau khi được 
xử lý giai đoạn đầu với nước, tôi cho vào đó một ít dung dịch muối FeCl2 và quan sát, 
chỉ trong một thời gian ngắn sau cặn bẩn tan sạch, chỉ chùi lại với nước là ống 
nghiệm mới như ban đầu. Đây là một cách khắc phục đơn giản và sử dụng lại được 
các ống nghiệm chịu nhiệt nên nó càng bền hơn. 
3. Làm sạch thiết bị sau khi thử tính chất của khí H2 với CuO – Bài “Tính chất và 
ứng dụng của H2”, Bài thực hành 5 – Hoá học lớp 8. 
Thí nghiệm này thường được tiến hành đơn giản nhờ ống thuỷ tinh chữ Z (loại nhỏ). 
Nhưng khi làm thí nghiệm xong thì rất khó làm sạch cặn sản phẩm bám trong thành 
ống thuỷ tinh vì nó rất bé và cong. Nếu không làm sạch thì ống thuỷ tinh đó chỉ dùng 
được 1 lần, vì màu của nó sẻ làm nhiễu kết quả của thí nghiệm sau. Tôi đã khắc phục 
bằng cách ngâm thiết bị này vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl (đây là 2 dung 
dịch sẵn có trong phòng thực hành) hoặc ngâm trong dung dịch HNO3. Một thời gian 
sau màu đỏ (Cu và một phần nhỏ Cu2O) ở phẩn cong của thiết bị tan dần do phản ứng 
hoá học xảy ra 
 Cu2O + 2HCl 2CuCl + H2O 
 hoặc Cu2O + 2HCl CuCl2 + Cu + H2O 
 3Cu + 8HCl + 2NaNO3  2NaCl + 3CuCl2 + 2NO + 4H2O 
Trong quá trình làm thực hành ngoài các kĩ năng và kinh nghiệm lau dọn, làm sạch 
đồ dùng sau khi thực hành xong thì một yếu tố cũng rất quan trọng làm cho giáo viên 
dạy bộ môn thực hành đỡ tốn thời gian trong khâu chuẩn bị và tìm kiếm hoá chất 
Sáng kiến kinh nghiệm môn Hoá học 
Năm học 2017 - 2018 12
dụng cụ đó là sắp xếp bố trí một cách khoa học kho hoá chất, tủ đổ dùng để khi chuẩn 
bị được nhanh và tiết kiệm tối đa thời gian, thậm chí giáo viên hướng dẫn cho HS có 
thể các em cũng làm được, nhất là khi mà ngày càng coi trọng các kĩ năng thực hành 
và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong phương pháp dạy học hiện đại. 
Bằng sự tìm tòi và tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình dạy thực hành thí nghiệm cho 
HS, trong một số năm lại đây tôi đã thấy mình yêu thích hơn công việc tưởng chừng 
rất trở ngại này, đó cũng là động lực để dạy tốt hơn và đưa lý thuyết ngày càng sát 
với thực tế. Qua đó tôi cũng đã truyền được cảm hứng thích tìm tòi khám phá cho 
nhiều em học sinh trong bộ môn Hoá học. Kết quả là ngày càng có nhiều em yêu 
thích bộ môn, số lượng học sinh khá giỏi cũng được tăng lên, kết quả của các đợt giao 
lưu học sinh giỏi các lớp, các đơn vị bạn rất khả quan. 
 Một số kết quả được khảo sát trong vài năm gần đây: 
 2014 - 2015 2015-2016 2016 -2017 
Khối 8 Loại TB 56% 42% 36% 
Loại khá 30% 31% 35% 
Loại giỏi 14% 27% 29% 
Khối 9 Loại TB 64% 51% 32% 
Loại khá 24% 28% 35% 
Loại giỏi 12% 21% 33% 
Ngoài chất lượng học tập của các em nâng lên, số học sinh giỏi tăng lên thì một vấn 
đề cũng đáng được lưu ý đó là tiết kiệm được khá nhiều ngân sách trong việc mua 
sắm thiết bị cho thực hành hoá học, giáo dục được các em học sinh trong việc tiết 
kiệm và bảo vệ của công. Tôi đã tổng kết được một số ưu điểm nổi bật từ khi tiến 
hành áp dụng những kinh nghiệm của bản thân vào dạy học trong thời gian qua : 
- Học sinh hứng thú học tập và chờ đợi được học tiết thực hành hơn nhiều. Đặc biệt 
qua tiết thực hành các em không chỉ chứng minh được lý thuyết, cũng cố được kiến 
Sáng kiến kinh nghiệm môn Hoá học 
Năm học 2017 - 2018 13
thức đã học mà còn mở rộng và giải thích thêm các hiện tượng mới phát sinh trong 
quá trình làm thực hành. 
- Học sinh được giáo dục cao 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tinh_huong_thuong_gap_khi_lam_t.pdf