Giải pháp Quản lý quá trình dạy học trong trường THPT số 1 Si Ma Cai

Giải pháp Quản lý quá trình dạy học trong trường THPT số 1 Si Ma Cai

- Thực trạng thực hiện kế hoạch dạy học ở trường THPT: Các trường THPT đã có nhiều cố gắng thực hiện kế hoạch dạy học với phân phối chương trình qui định nhưng thực tiễn vẫn còn lúng túng chưa đảm bảo thực hiện đủ như phân phối chương trình yêu cầu. Việc tổ chức dạy học phân hoá bằng kết hợp phân ban với dạy tự chọn còn nhiều bỡ ngỡ, việc chỉ đạo dạy học tự chọn có nhiều khó khăn, chưa đạt hiệu quả. Đặc biệt các bộ môn khoa học tự nhiên chưa đảm bảo thực hiện đủ các bài thí nghiệm thực hành qui định trong chương trình.

- Thực trạng về đội ngũ giáo viên THPT: Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

- Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, tăng cường năng lực tự học của học sinh được các trường THPT quan tâm nhưng tỷ lệ giáo viên chủ động vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học còn thấp. Vai trò quản lý còn hạn chế, đặc biệt chỉ đạo đổi mới phương pháp chưa đồng bộ với đổi mới hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá.

- Thực trạng về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học: Mặc dù có sự quan tâm nhưng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các trường THPT vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Thiết bị dạy học chưa đảm bảo chất lượng, các phòng máy vi tính, phòng thí nghiệm, thực hành, thư viên trường học, còn thiếu, không đồng bộ nên đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dạy học.

 

doc 26 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp Quản lý quá trình dạy học trong trường THPT số 1 Si Ma Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất lớn tới chất lượng dạy học.
1.3 Cơ sở pháp lí về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT
- Luật giáo dục 2005.
- Điều lệ trường trung học ban hành theo quyết định số 11/2011/QĐ-BGD&ĐT, ngày 28/3/2011.
- Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
- Hướng dẫn nhiệm vụ GDTrH năm học 2013-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phân phối chương trình kế hoạch giáo dục của Bộ GD&ĐT.
- Sách giáo khoa và hướng dẫn giảng dạy của môn học.
- Hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy theo văn bản số 508/SGD&ĐT-GDTrH ngày 13/5/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai.
2. Thực trạng về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT
. Đặc điểm tình hình
Trường THPT Số 1 Si Ma Cai Lào Cai nằm trên địa bàn trung tâm huyện Si Ma Cai của tỉnh Lào Cai. 
Nhà trường được thành lập năm 2003 đến nay đã được 10 năm nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Nhà trường được thành lập để phục vụ nhu cầu học tập của con em 13 xã của huyện Si Ma Cai. Đây là vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, đại đa số người dân nơi đây sống bằng nghề nông nghiệp, trình độ dân trí thấp.
Học sinh của nhà trường đại đa số là người dân tộc (dân tộc H’Mông chiếm khoảng 90%, dân tộc Kinh chỉ chiếm 2%, còn lại là các dân tộc khác). Khoảng 2/3 số học sinh của nhà trường có nhà ở cách xa trường nên phải ở nội trú tại trường hoặc thuê trọ ở nhà dân khu vực gần trường. Việc quản lý, hướng dẫn các em ăn, nghỉ, vệ sinh, đều do giáo viên của nhà trường đảm nhận nhưng nhà trường và các giáo viên không hề được hưởng một chế độ nào cả mà chỉ thực hiện công việc với lòng thương yêu học sinh, chia sẻ, thông cảm với các em.
Đội ngũ giáo viên của nhà trường rất trẻ, đều là các giáo viên mới ra trường được phân công về công tác. Đội ngũ CBQL cũng rất trẻ, có người chưa từng qua công tác quản lý trong trường học. 
Năm đầu thành lập, nhà trường có 03 lớp với 87 học sinh nhưng cho tới nay, nhà trường đã có 14 lớp với hơn 500 học sinh. Quá trình phát triển của nhà trường vẫn thường được ví là phát triển như Phù Đổng. Quá trình phát triển về số lượng lớp thì nhanh nhưng nhà trường lại không được đầu tư kịp thời về cơ sở vật chất. Nhà trường luôn thiếu phòng học, chưa có khu vực làm việc và phòng làm việc riêng cho Cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên. Từ ngày thành lập đến nay nhà trường chỉ được đầu tư xây dựng 02 dãy nhà 3 tầng gồm 10 phòng học, 03 phòng học bộ môn; 03 phòng( Lớp học) làm việc cho CBQL, giáo viên, nhân viên nên rất khó khăn và chật chội. Hiện tại nhà trường chưa có khu nhà hiệu bộ và nhà công vụ cho giáo viên nên cũng rất khó khăn trong việc bố trí phòng làm việc và chỗ ở cho giáo viên của đơn vị. Đặc biệt, trường lại đặt dưới khu thung lũng của trung tâm huyện, từ ngày thành lập đến nay chưa có hàng rào bao quanh trường nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ, bảo quản khuôn viên nhà trường, sân trường chưa được đổ bê tông hóa.
2.2 Một số kết quả đạt được về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT Số 1 Si Ma Cai 
2.2.1 Ba năm đầu khi nhà trường mới thành lập (từ năm học 2003-2004 đến 2005-2006)
Nhà trường được bố trí tạm ở khu vực nhà cấp 4 được dùng cho trường tiểu học hiện nay. Phòng học và phòng làm việc còn thiếu thốn, tạm bợ.
Giáo viên ban ngày lên lớp còn buổi tối tham gia trực và quản lí học sinh ở nội trú tại trường. Công tác chuyên môn của nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. 
Việc đánh giá học sinh mang nặng tính động viên khích lệ.
Việc thực hiện nền nếp chuyên môn phần lớn dựa vào sự nhiệt huyết của đội ngũ giáo viên trẻ và tính tự giác của mọi người. Quy chế chuyên môn chưa được xiết chặt.
Việc quản lý, điều hành quá trình dạy học phần lớn được thực hiện thông qua các cuộc họp.
Công tác giáo dục học sinh chú trọng vào việc giáo dục đạo đức và phát triển nhà trường thông qua các phong trào bề nổi như Văn nghệ, thể dục thể thao.
Qua ba năm thành lập thì nhà trường đã thực hiện được mục tiêu ban đầu là làm cho quy mô nhà trường phát triển một cách vượt bậc. Từ 3 lớp với 87 học sinh năm thứ nhất thành 8 lớp với 344 học sinh ở năm thứ ba. Đồng thời thành lập thêm 01 trường THPT số 2 Si Ma Cai từ năm học 2006-2007 đề phục vụ nhu cầu học tập của con em nhân dân địa phương.
2.2.2. Giai đoạn phát triển tiếp theo cho đến nay
Nhà trường đặt ra mục tiêu phát triển tiếp theo là vừa làm tốt công tác xã hội hoá (Làm thêm phòng ở bán trú và làm thêm phòng học tạm), vừa dần đưa nền nếp dạy và học vào khuôn khổ.
Các tiêu chí thi đua, đánh giá giáo viên được xây dựng và chỉnh sửa, bổ sung qua từng năm học. 
Các buổi ngoại khoá chuyên môn thường xuyên được tổ chức. 
Hội thi giáo viên giỏi cấp trường thu hút được đông đảo giáo viên tham gia. Công tác ôn luyện học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh cũng được chú trọng. Việc kiểm tra thực hiện nội dung chương trình được xiết chặt thông qua việc kiểm tra hồ sơ giáo viên, kiểm tra sổ đầu bài, lấy ý kiến học sinh,
Trong vấn đề tổ chức thực hiện dạy học phân hoá bằng kết hợp phân ban với dạy tự chọn: Bước đầu tổ chức thực hiện nhà trường có rất nhiều bỡ ngỡ và lúng túng. Nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, nhà trường đã thành lập một ban chỉ đạo thực hiện gồm:
- Hiệu trưởng - làm trưởng ban.
- Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn - làm phó ban.
- Thư ký hội đồng - làm thư ký.
- Các tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn và Đoàn thanh niên làm uỷ viên.
Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn chỉ đạo về việc tổ chức dạy học phân hoá; Căn cứ vào tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và đối tượng học sinh để lập kế hoạch dạy học dạy tự chọn cho phù hợp; Trình duyệt kế hoạch này với Sở Giáo dục đào tạo; Tuyên truyền về tinh thần phân ban và dạy học tự chọn đến tất cảc các giáo viên, học sinh trong nhà trường, phối kết hợp với chính quyền địa phương và Ban đại diện Cha mẹ học sinh của nhà trường để tuyên truyền đến nhân dân trong địa bàn. Vì vậy việc thực hiện kế hoạch phân ban và dạy học tự chọn của nhà trường đã diễn ra tương đối tốt (Nhà trường thực hiện dạy học theo ban Cơ bản, việc dạy học tự chọn tiến hành theo hình thức dạy tự chọn bám sát theo chương trình chuẩn).
Chất lượng học sinh dần được thắt chặt. Công tác tuyên truyền về cuộc vận động “Hai không” được thực hiện tương đối tốt. Cụ thể nhà trường đã thành lập ra ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Hai không”. Ban chỉ đạo bằng các hình thức tuyên truyền, biện pháp cụ thể đã làm cho cán bộ giáo viên trong trường hiểu và bước đầu thực hiện tương đối tốt. Đối với học sinh và phụ huynh học sinh phần lớn đã hiểu được chất lượng học sinh các năm gần đây giảm về số lượng học sinh Khá, Giỏi là một việc thiết thực, thể hiện việc đánh giá thực chất hơn; Chủ trương cuộc vận động của Bộ giáo dục và việc làm của nhà trường là dạy học và đánh giá đúng, nâng dần chất lượng trong các năm tiếp theo.
Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ được chú trọng. Nhà trường đã cho phép giáo viên đi học chuẩn hoá trình độ chuyên môn (môn Thể dục); CBQL, giáo viên đi học thạc sĩ (01 CBQL, 02 giáo viên).
Công tác quản lý được đổi mới một cách cơ bản. Phó hiệu trưởng và các Tổ trưởng được trao nhiều quyền lực hơn. Việc phân công, phân cấp rõ ràng hơn.
Qua đó, nền nếp dạy và học đã được hình thành và duy trì tương đối tốt, không còn hiện tượng dồn ép, cắt xén chương trình; Hiện tượng vào muộn, ra sớm, quên giờ, nhầm thời khoá biểu đã giảm nhiều,; Việc đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã được chú trọng. Đăc biệt, trong năm học 2013-2014 đã thực hiện nghiêm túc việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH. CBQL, giáo viên đã nhận thức rõ sự cần thiết phải đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Hoạt động đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH được thực hiện thường xuyên ở các tổ chuyên môn và tổ chức sinh hoạt theo cụm trường THPT trong huyện.
Trong ba năm gần đây, sự phát triển của nhà trường được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng thống kê số lượng và chất lượng đội ngũ
 Đội ngũ
 Năm học
Số lượng
Chất lượng
TS
Nữ
Chưa đạt chuẩn
Đạt chuẩn
Trên chuẩn
2011-2012
34
18
2
32
0
2012-2013
36
18
2
34
0
2013-2014
38
22
2
34
02
Bảng thống kê về cơ sở vật chất
Năm học
Số lớp
Số phòng lớp học
Phòng kiên cố
Phòng tạm
Phòng chức năng
Phòng thiết bị
Phòng máy tính
Phòng thí nghiệm thực hành
Thư viện
2011-2012
12
10
2
3
0
2
2
0
2012-2013
12
11
1
3
0
2
2
1
2013-2014
14
11
3
3
0
1
2
1
Bảng thống kê về chất lượng học sinh
Năm học
Số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 12
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
2011-2012
434
2
0.46%
48
11.06%
275
63.36%
107
24.65%
2
0.46%
122 /126
= 96,8 %
2012-2013
451
4
0.89%
77
17.07%
267
59.20%
102
22.6%
2
0.44%
93/118
= 78,81%
2013-2014
499
6
1,2%
142
28,5%
273
54,7%
76
15,2%
2
0,4%
2.3 Một số tồn tại trong quản lý quá trình dạy học trong trường THPT Số 1 Si Ma Cai 
- Nền nếp dạy học đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa tốt do một số nguyên nhân như: Do chưa có nhà công vụ cho giáo viên, đa số giáo viên phải thuê trọ ở ngoài ảnh hưởng đến việc lên lớp của giáo viên; Đội ngũ giáo viên trẻ nên đôi lúc còn tuỳ tiện trong việc thực hiện giờ giấc, quy chế chuyên môn, thực hiện phân phối chương trình; Giáo viên của nhà trường giới nữ chiếm đông mà lại đang trong độ tuổi sinh nở mà giáo viên của một số môn lại thiếu nhiều nên số tiết giảng dạy của các giáo viên trong năm vượt định mức quá nhiều do đó giáo viên không có thời gian đầu tư cho chuyên môn; Giáo viên mới ra trường, đa số là người của tỉnh khác và huyện khác đến công tác nên cũng ảnh hưởng đến nhiệt huyết nghề nghiệp và tính yên tâm công tác.
- Công tác lập kế hoạch chuyên môn chưa hợp lý: Kế hoạch năm học mang tính hình thức; Kế hoạch chuyên môn phần lớn được đưa ra theo từng tuần nên các bộ phận thực hiện rất bị động mà không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các thành viên trong Hội đồng Sư phạm.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa hiệu quả: Do giáo viên trẻ, thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy; Chất lượng đầu vào của học sinh hàng năm rất thấp. Động cơ học tập của học sinh chưa rõ ràng; Dân trí trong vùng còn thấp; Sự quan tâm của chính quyền địa phương và nhân dân đến việc học tập của con em mình là chưa cao, hầu như chỉ phó mặc cho nhà trường.
- Việc kiểm tra, đánh giá học sinh còn bất cập: Việc đánh giá học sinh còn tuỳ tiện, mang tính khích lệ, chưa thực chất.
	2.3. Một số vần đề cấp thiết đặt ra cần giải quyết trong quản lý quá trình dạy học trong trường THPT Số 1 Si Ma Cai 
Xuất phát từ những kết quả đã đạt được và các tồn tại đã nêu trên, chúng tôi nhận thấy có 4 vấn đề cấp thiết cần giải quyết.
Quản lý khâu lập kế hoạch chuyên môn trong năm học
Quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
Tổ chức, chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học
Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Nội dung và cách thức giải quyết các vấn đề trên sẽ được giải quyết trong mục 3.
3. Giải pháp thực hiện
3.1 Một số định hướng để quản lý quá trình dạy học trong trường THPT Số 1 Si Ma Cai 
Dựa trên nguyên tắc phù hợp với thực tiễn của nhà trường và địa phương.
Dựa trên tính khả thi.
Tính kế thừa và phát triển.
Tính truyền thống.
Tính khoa học.
3.2 Quản lý khâu lập kế hoạch chuyên môn trong năm học
Hiện nay, khâu lập kế hoạch của nhà trường THPT Số 1 Si Ma Cai chỉ được tiến hành theo hình thức: Hiệu trưởng lên kế hoạch và đưa ra phổ biến trong giao ban hàng tháng và hàng tuần. Kế hoạch năm học được lập hầu như chỉ dựa trên dựa trên tính chủ quan của Hiệu trưởng. Nội dung kế hoạch đó mang tính hình thức nhiều và không mấy ai biết đến. Vì vậy kế hoạch này thường làm cho các bộ phận bị động, không phát huy được tính sáng tạo, tinh thần làm việc tập thể của các thành viên trong hội đồng sư phạm của nhà trường.
Do đó, chúng tôi nhận thấy việc quản lý khâu lập kế hoạch trong nhà trường cần được đổi mới và điều chỉnh lại như sau:
Kế hoạch năm học hay các kế hoạch khác (trừ những kế hoạch đột xuất, tức thời) trong nhà trường khi lập ra phải là kết quả lao động trí tuệ của cả hội đồng sư phạm trong nhà trường. Kế hoạch đó (nếu không phải là kế hoạch phải giữ bí mật) phải được thông báo đến tất cả các đối tượng có liên quan và nếu có thể thì các kế hoạch này nên có sớm để các bộ phận thực hiện có thời gian lập kế hoạch chi tiết và chủ động thực hiện.
Trong nội dung đề tài này, tôi xin chỉ nêu ra việc đổi mới quản lý xây dựng kế hoạch chuyên môn trong năm học.
Trong Ban giám hiệu, có một phó hiệu trưởng được phân công phụ trách chuyên môn. Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng:
Dự thảo kế hoạch chỉ đạo chuyên môn.
Trực tiếp chỉ đạo hoạt động dạy và học trong nhà trường.
Chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên.
Tổ chức thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi.
Trong tháng 8, từ 1/8 đến 10/8 các tổ lên dự thảo kế hoạch hoạt động của tổ mình trong năm học và nêu các đề xuất, kiến nghị, biện pháp thực hiện, nộp cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn.
Từ 11/8 đến 20/8 Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn căn cứ và các kế hoạch dự thảo của các tổ nộp lên để lập kế hoạch chuyên môn cho năm học. Họp các tổ trưởng thống nhất tiến độ năm học và sắp xếp các hoạt động của từng tổ cho phù hợp, không để chồng chéo lên nhau và đảm bảo theo đúng chương trình, nhiệm vụ năm học.
Từ 21/8 đến 25/8 Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trình duyệt kế hoạch chuyên môn năm học với Hiệu trưởng và tiến hành lập biểu đồ tiến trình dạy và học trong năm học đó. Biểu đồ tiến trình dạy và học trong năm học được treo ở phòng Hội đồng để tất các các cán bộ giáo viên trong toàn trường được biết.
Từ 26/8 đến 30/8 các tổ chuyên môn căn cứ vào Biểu đồ tiến trình dạy và học trong năm học để lập kế hoạch chuyên môn cho tổ mình. Đồng thời các tổ cũng lập ra một biểu đồ tiến trình dạy và học của riêng tổ mình, một bản nộp cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, một bản treo trên bảng kế hoạch của tổ. Các giáo viên căn cứ vào Biểu đồ tiến trình dạy và học trong năm học của tổ mình để lập kế hoạch cá nhân.
Trong các cuộc họp giao ban hàng tuần các tổ trình duyệt kế hoạch chi tiết để thực hiện các nội dung đã đặt ra. Đồng thời căn cứ vào thực tế, Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn có thể đề xuất điều chỉnh, bổ xung kế hoạch cho phù hợp.
Tôi xin đưa ra một ví dụ (một phần của biểu đồ) về Biểu đồ tiến trình dạy và học của nhà trường như sau:
Tháng
Nội dung công việc
Thời gian thực hiện
Lực lượng tham gia
Kết quả điều chỉnh
9
- Hoàn thiện các đầu hồ sơ, sổ sách.
- Tuần 1
- Tổ trưởng và các Giáo viên.
- Khảo sát chất lượng đầu năm.
- Tuần 2
- BGH, các giáo viên
- Phân loại đối tượng học sinh.
- Tuần 3
- Các giáo viên bộ môn
- Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh Giỏi, phụ đạo học sinh Yếu, Kém.
- Tuần 4
- BGH, các tổ trưởng
10
- Chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho Hội giảng vòng 1
- Tuần 5
- BGH, các tổ trưởng
- Thi làm đồ dùng dạy học
- Tuần 6
- Ban tổ chức, các giáo viên
- Thi soạn giáo án
- Tuần 7
- Ban tổ chức, các giáo viên
- Kiểm tra hồ sơ giáo viên lần 1
- Tuần 8
- BGH, các tổ trưởng
.v.v.
	Kế hoạch tuần là kế hoạch chi tiết được thông báo trên Kế hoạch của nhà trường và của các tổ chuyên môn vào cuối giờ sáng thứ 2 (Sau buổi họp giao ban).
3.3 Quản lý việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
Do đặc thù học sinh của nhà trường có nhận thức chậm và điều kiện học tập rất khó khăn, đội ngũ giáo viên trẻ nên việc chỉ đạo đổi mới phương pháp phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
Với phương châm, dạy cho học sinh biết và hiểu những nội dung cơ bản nhất của chương trình để sau này có thể vận dụng chứ không phải là dạy toàn bộ kiến thức có trong sách giáo khoa theo hình thức nhồi nhét. Do đó phải tập trung vào chỉ đạo các tổ chuyên môn ngay trong hè phải phải căn cứ vào tài liệu về chuẩn kiến thức, kỹ năng THPT của môn học trong cả cấp học để thống nhất được nội dung trọng tâm của bộ môn trong toàn thể giáo viên của bộ môn đó. Việc xác định kiến thức trọng tâm được thực hiện theo hình thức trả lời một số câu hỏi như:
Câu hỏi 1: Sau khi học xong chương trình THPT học sinh phải nắm được kiến thức nào của bộ môn là chủ yếu ?.
Câu hỏi 2: Trong chương trình lớp 10 (lớp 11 hoặc lớp 12) học sinh phải nắm được kiến thức nào của bộ môn là kiến thức cơ bản ?.
.v.v.
Cứ như vậy các câu hỏi được đặt ra cho tới từng học kì, từng chương, từng bài cụ thể.
Căn cứ vào nội dung trọng tâm đã thống nhất, các tổ tiến hành trao đổi, thảo luận tìm tòi các phương pháp phù hợp với đặc trưng của bộ môn và đối tượng học sinh. Trao đổi, tổng hợp các kinh nghiệm hay, có hiệu quả trong việc tự học đối với bộ môn để phổ biến cho học sinh tham khảo và vận dụng.
Bình quân, mỗi tuần tổ trưởng lên kế hoạch dự giờ được 1 giáo viên trong tổ để trao đổi, rút kinh nghiệm, thống nhất, điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
Trong Ban giám hiệu phải có sự phân công nhiệm vụ cụ thể ai phụ trách nhóm môn nào để tiến hành lên kế hoạch dự giờ trọng điểm hay cùng với tổ trưởng dự giờ thăm lớp và rút kinh nghiệm, đóng góp ý kiến cho các giáo viên.
Trong năm học, tổ chức cho các nhóm môn có nhu cầu đi học hỏi kinh nghiệm ở các trường có bề dày kinh nghiệm trong công tác giảng dạy để học hỏi, rút kinh nghiệm.
Chú trọng vào việc nâng cao chất lượng của các buổi sinh hoạt chuyên môn ở các tổ. Phải biến các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn thành các cuộc trao đổi, thảo luận về các biện pháp, phương pháp đổi mới phù hợp với từng bài trong nhóm bộ môn, phù hợp với đối tượng học sinh. Trao đổi các cách thức hướng dẫn học sinh tự học có hiệu quả. Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy các bài khó. Trao đổi biện pháp động viên, khích lệ học sinh học tập có hiệu quả. Thống nhất, điều chỉnh các nội dung kiến thức trọng tâm của từng bài.v.v.
Trong qúa trình quản lý việc phân chia các lớp nên lấy theo điểm để các học sinh trong cùng một lớp có trình độ tương đối đồng đều thì khi giáo vên lên lớp thuận tiện hơn trong việc đưa ra các phương pháp giảng dạy.
Việc tổ chức chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện theo quy trình như sau:
3.3.1. Bước 1: Bước chuẩn bị
- Phối kết hợp với các tổ chức trong nhà trường đưa nội dung về tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học vào trong các biổi sinh hoạt chính trị, trong các cuộc họp của Chi bộ, họp Công đoàn, Để làm cho cán bộ giáo viên trong nhà trường thấm nhuần quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học. Từ đó các giáo viên có tâm tư thế sẵn sàng tham gia vào đổi mới phương pháp dạy học.
- Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên đặc biệt là về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và điều kiện bản thân để đổi mới phương pháp dạy học.
- Nghiên cứu đặc điểm đối tượng người học.
- Phân tích những mâu thuẫn thực tế trong quan hệ giữa dạy và học. Nguyên nhân tồn tại những phương pháp dạy học lỗi thời, những nhân tố tích cực về cách dạy, cách học theo tinh thần đổi mới đã có kết quả bước đầu.
- Dự thảo chương trình kế hoạch chỉ đạo. Tổ chức hội thảo, trao đổi chương trình kế hoạch trong tập thể sư phạm để thống nhất chương trình kế hoạch, ý chí và hành động.
3.3.2. Bước 2: Chỉ đạo điểm
- Định hướng thống nhất về chuẩn đánh giá các tiết dạy theo tinh thần mới. Qui trình tiến hành đánh giá.
- Định hướng thống nhất về cách thiết kế bài học (giáo án) theo tinh thần đổi mới.
- Chọn đối tượng thực nghiệm: Môn học, bài học, người học cụ thể.
- Tổ chức dạy thí điểm từ diện hẹp đến diện rộng.
- Dự giờ, kiểm tra đánh giá, xác định kết quả.
- Sơ kết rút ra bài học kinh nghiệm bước đầu để mở rộng đại trà.
3.3.3. Bước 3: Chỉ đạo đại trà
- Phát huy nội lực, tạo khí thế sôi nổi, hào hứng trong tập thể giáo viên và học sinh.
- Chỉ đạo thực hiện dạy học theo tinh thần đổi mới ở tất cả các môn học, ở tất cả các giáo viên.
- Theo dõi, quan sát thu thập xử lý thông tin đa chiều, điều hành, phối hợp hành động giữa các tổ chức và cá nhân.
- Kiểm tra đánh giá từng công đoạn, động viên khuyến khích, điều chỉnh sai lệch, thúc đẩy các hoạt động hướng đích.
3.3.4. Bước 4: Tổng kết, đánh giá
- Tổng kết đánh giá hàng năm, khen thưởng (trách phạt nếu cần).
- Tổ chức viết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_quan_ly_qua_trinh_day_hoc_trong_truong_thpt_so_1_s.doc
  • docBao cao tom tat hieu qua sang kie-Tinh.doc
  • docdang ki sang kien.doc
  • docDon de nghi cong nhan SK.doc