Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức một số hoạt động thư viện ở Trường THCS Lý Tự Trọng thành phố Tam Kỳ

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức một số hoạt động thư viện ở Trường THCS Lý Tự Trọng thành phố Tam Kỳ

Vì vậy, cần phải phát huy công tác thư viện nói chung và thư viện trường

học nói riêng để gắn kết bạn đọc đến với sách một cách vững chắt. Muốn vậy,

người phụ trách thư viện phải coi khâu “tổ chức hoạt động thư viện” là một

trong những công đoạn quan trọng hàng đầu trong tất cả các công đoạn chuyên

môn của mình. Thử hỏi, tại sao công đoạn này là quan trọng nhất trong các công

đoạn khác, như :bổ sung, xử lí nghiệp vụ hay bảo quản? Bởi lẻ, nổi trội hơn

trong các công đoạn của một quá trình thực hiện công tác thư viện là việc “tổ

chức hoạt động thư viện”. Và mục đích của việc tổ chức hoạt động thư viện là

công tác tuyên truyền, giới thiệu sách đến bạn đọc. Do đó, phải thực hiện biện

pháp cải tiến một số hoạt động thư viện là vấn đề quan tâm của tôi. Thiết nghĩ,

nếu một thư viện có đầy đủ sách, có cơ sở vật chất khang trang, có người xử lí

kỹ thuật giỏi giang hay bảo quản tốt thì liệu thư viện đó có thu hút đông đảo bạn

đọc không, có phát huy hết tiềm năng tri thức khoa học đến với bạn đọc không?

Nếu thư viện vừa được cập nhật những cuốn sách có giá trị thì liệu bạn đọc có

biết ngay không khi người phụ trách chưa giới thiệu?.Hay nếu thư viện chỉ

dừng lại ở hình thức, cấu tạo của nó thì có chăng thư viện đó cũng chỉ là một cái

kho chứa sách không hơn không kém ? .

Rõ ràng, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đưa bạn

đọc đến với sách chính là việc tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền,

giới thiệu và quảng bá sách. Đó là một trong những công đoạn quan trọng hàng

đầu trong các công đoạn của công tác thư viện trường học. Công đoạn này là

một trong những tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để đánh giá một thư viện

trường học có đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh hay

không.

Nhận thấy việc tổ chức hoạt động thư viện là một giai đoạn hết sức quan

trọng trong nhiệm vụ chung của người làm công tác thư viện. Do đó, tôi đã và

đang thực hiện đề tài “Biện pháp tổ chức một số hoạt động thư viện ở

Trường THCS Lý Tự Trọng thành phố Tam Kỳ” để hôm nay trao đổi cùng

các anh chị đồng nghiệp nhằm đem lại hiệu quả hơn trong công tác thư viện

trường học của mình. Đây là kinh nghiệm được thực hiện tại Trường THCS Lý

Tự Trọng trong nhiều năm qua, bắt đầu từ năm học 2012-2013 đến nay.

pdf 46 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 676Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức một số hoạt động thư viện ở Trường THCS Lý Tự Trọng thành phố Tam Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phục 100% học sinh tham gia lắng nghe hay chưa? Qua đó, từng bước sẽ 
có phương pháp tốt hơn. Đồng thời kiểm tra sự hiểu biết của các em có liên quan 
đến sách nhằm rèn luyện cho các em thói quen đọc sách để bồi bổ kiến thức. 
Một học sinh tham gia trả lời câu hỏi về sách trong buổi giới thiệu sách dưới cờ 
 - 10 - 
Trịnh Thị Thủy- CBTV Trường THCS Lý Tự Trọng- TP Tam Kỳ 
b.2. Trò chơi: 
Tùy vào thời gian và hình thức sinh hoạt mà tôi chuẩn bị trò chơi để tạo 
cho buổi tuyên truyền giới thiệu sách thêm sôi động và hấp dẫn. Tôi đã sử dụng 
các hình thức của trò chơi là : Trò chơi “Đối mặt”, “Rung chuông vàng” dành 
cho tập thể chung trong một nhóm học sinh hay “Trò chơi ô chữ”, “ Hái hoa dân 
chủ”,...dành cho hai đội chơi: Đội A và Đội B. Trò chơi cũng là những câu hỏi 
xoay quanh việc tìm hiểu sách, tìm hiểu về lịch sử các anh hùng dân tộc,... 
VD 1: Trò chơi “ Đối mặt” 
- Thể lệ: 15 em đại diện cho 15 lớp/ 1ca học xếp thành vòng tròn và lần 
lượt đưa ra một đáp án sau khi nghe câu hỏi từ CBTV. Học sinh nào đưa ra đáp 
án sai sẽ bị loại khỏi vòng chơi. Tùy theo điều kiện và thời gian mà sẽ thực hiện 
từ 1 đến 3 vòng chơi. Thường, tôi tổ chức 2 vòng chơi. Vòng 1: loại 10 em, 
vòng 2 loại 3 em, còn 2 em dành thắng cuộc. 
- Câu hỏi: Tuỳ theo chủ đề. 
Chẳng hạn: “Em hãy kể các tên sách tham khảo hiện có tại thư viện 
trường ta? Hoặc “ Em hãy kể các tên sách tham khảo về môn Toán hiện có tại 
thư viện trường ta?”,v.v...Đối với trò chơi này phải chuẩn bị thành lập Ban giám 
khảo đồng thời CBTV phải chuẩn bị trước các nội dung đến Ban giám khảo. 
Như vậy, trò chơi mới được công bằng, chính xác. Đây là hình thức giao lưu về 
sách rất thú vị, luôn tạo không khí sôi nổi, gây hứng thú, kích thích sự tò mò về 
sách của các em học sinh. 
Hình ảnh một hoạt động trong trò chơi “ Đối mặt” trong buổi giới thiệu sách. 
VD 2: Trò chơi ô chữ 
Tôi thường lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp với chủ đề vừa tạo 
tinh thần thỏa mái cho các em vui chơi vừa rèn luyện trí nhớ, đồng thời 
mục đích là để tạo cơ hội cho các em học tập và tự tìm hiểu những điều 
trong sách. Chẳng hạn, trong buổi ngoại khóa giới thiệu sách, tôi đã có trò 
 - 11 - 
Trịnh Thị Thủy- CBTV Trường THCS Lý Tự Trọng- TP Tam Kỳ 
chơi ô chữ dành cho tập thể là hai đội chơi và cá nhân là học sinh khán giả, 
như: 
1.LY TU TRỌNG có 9 ô chữ cái 
2. BA TRIÊU có 7 ô chữ cái 
 3. SACH có 4 ô chữ cái 
 4. ĐANG THUY TRÂM có 12 ô chữ cái 
 5. VO THI SAU có 8 ô chữ cái 
6.NGUYEN VAN TROI có 13 ô chữ cái 
 7. ME THU có 5 ô chữ cái 
 8. THU VIEN có 6 ô chữ cái 
 9. NGUYEN THI ĐINH có 13 ô chữ cái 
 10.NGUYEN THI DOAN có 13 ô chữ cái 
1. Tập thể: Đội A và Đội B 
2. Cá nhân: học sinh khán giả 
 3. Thể lệ trò chơi: 
Mỗi ký tự là một ô chữ sẽ được viết trên bảng từ. Có 10 ô chữ hàng 
ngang ứng với 10 câu hỏi (có danh sách các câu hỏi kèm theo)và 1 ô chữ 
hàng dọc sau khi đã giải mã 10 ô chữ hàng ngang hoặc dự đoán ô chữ hàng 
dọc khi 10 ô chữ hàng ngang chưa được giải mã. 
Hai đội chơi bốc thăm dành quyền ưu tiên chọn trước một ô chữ. 
Sau thời gian không quá 1 phút thì đội chọn ô chữ sẽ đưa ra đáp án 
của đội mình.Nếu đáp án đúng thì được ghi 10 điểm, nếu đáp án sai thì đội 
bạn được giành quyền đưa ra đáp án. Nếu đội bạn vẫn không đưa ra được 
đáp án đúng thì phần trả lời giải mã ô chữ sẽ giành cho khán giả. 
Trò chơi được tiếp tục diễn ra giành cho hai đội chơi và khán giả cho 
đến khi ô chữ hàng dọc được giải mã thì trò chơi kết thúc. 
 Hình ảnh một dãy ô chữ kẻ sẵn chuẩn bị cho trò chơi trong buổi ngoại khóa 
 - 12 - 
Trịnh Thị Thủy- CBTV Trường THCS Lý Tự Trọng- TP Tam Kỳ 
c.Nội dung 3. Chuẩn bị chương trình văn nghệ 
 Bên cạnh việc chuẩn bị câu hỏi đố vui hay trò chơi là chuẩn bị phần văn 
nghệ để tạo không khí vui tươi hơn trong buổi ngoại khóa. Để chuẩn bị tốt phần 
này, tôi đã tham mưu với lãnh đạo nhà trường, phối hợp với giáo viên tổng phụ 
trách Đội và giáo viên chủ nhiệm lớp để chọn những giọng hát hay và phối hợp 
với thiết bị, bảo vệ để chuẩn bị âm thanh máy móc. 
Hình thức các tiết mục văn nghệ có thể là đơn ca, song ca, hay tốp ca tùy 
theo chương trình và chủ đề thực hiện mà sẽ có tiết mục phù hợp. Và các tiết 
mục văn nghệ này sẽ được thông báo trước một tuần để học sinh chuẩn bị. 
Ngoài ra, có thể xen kẻ các tiết mục kể chuyện, kịch, hoặc hoạt cảnh khác nhằm 
phù hợp nội dung và thay đổi không khí, tăng tính hấp dẫn để đem lại hiệu quả 
cho buổi giới thiệu sách. 
Tiết mục đơn ca của cô giáo Đoan Thục trong một buổi giới thiệu sách dưới cờ 
d.Nội dung 4. Chuẩn bị phần thưởng 
 Khi thực hiện chương trình giới thiệu sách chỉ có văn nghệ xen kẻ, hay 
câu hỏi đố vui, kể chuyện, kịch, thì chưa đủ điều kiện để thuyết phục 100 % 
học sinh lắng nghe tìm đọc. Phần quan trọng và quyết định tính hấp dẫn, thu hút 
toàn thể học sinh tập trung lắng nghe thể hiện ở phần động viên, khen thưởng. 
Do đó, mỗi chương trình giới thiệu sách, tôi luôn chuẩn bị những phần quà xinh 
xắn, phù hợp với số lượng câu hỏi đặt ra để khuyến khích các em tham gia trả 
lời. 
 Mỗi phần thưởng của chương trình dành cho cá nhân hay tập thể sẽ khác 
nhau, có thể là một cái bút, một cái com pa, một quyển vở hay một gói kẹo 
nhỏ... để động viên tinh thần. Mỗi phần quà tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, nó sẽ 
có tác động trực tiếp và cảm hóa được tất cả các em kể cả các em học sinh cá 
biệt. Bởi lẽ, các em được khen, được khuyến khích trước toàn thể giáo viên và 
 - 13 - 
Trịnh Thị Thủy- CBTV Trường THCS Lý Tự Trọng- TP Tam Kỳ 
học sinh thì đó là một trong những nguồn động viên lớn nhất. Từ đó, các em 
cảm nhận được niềm vui, hứng thú khi đến với sách. 
Niềm vui của học sinh khi được nhận quà từ câu hỏi giao lưu về sách 
Bước 3: Thực hiện giới thiệu sách và điều hành chương trình trò chơi 
Tuỳ theo nội dung chương trình mà cán bộ thư viện hoặc nhờ sự trợ giúp 
của giáo viên Tổng phụ trách Đội để tham gia điều hành chương trình. 
 Phần giới thiệu sách rất quan trọng, đòi hỏi tính truyền đạt cao. Vì đây là 
phần chính nên cần phải có phong cách giới thiệu tự nhiên, tự tin, ngôn ngữ phát 
 - 14 - 
Trịnh Thị Thủy- CBTV Trường THCS Lý Tự Trọng- TP Tam Kỳ 
âm phải chuẩn, rõ ràng, mạch lạc. Ngữ điệu phải phù hợp, thể hiện rõ sự am 
hiểu về nội dung cuốn sách cũng như thể hiện những đồng cảm, những cảm xúc 
với nhân vật trong tác phẩm thì mới gây cảm xúc cho người nghe. 
Tùy theo chương trình giới thiệu và khả năng của người cán bộ thư viện, 
cũng như khả năng của học sinh mà có thể phân công thay đổi người giới thiệu 
cho phù hợp. (Không nhất thiết lúc nào cũng chỉ có người cán bộ thư viện mới 
giới thiệu sách). Đặc biệt, phần giới thiệu sách phải học thuộc lòng nội dung giới 
thiệu thì phong cách lúc giới thiệu mới tự tin, thuyết phục hơn. 
Về hình thức khi giới thiệu, để làm nổi bậc hình ảnh, nội dung của tác 
phẩm tôi thường phóng to hình bìa tác phẩm, tác giả hoặc một số hình ảnh liên 
quan để giới thiệu thêm trực quan hơn. 
VD: Khi giới thiệu tác phẩm “ Bác Hồ viết Di chúc và Di chúc của Bác 
Hồ” nhân dịp mừng sinh nhật Bác, tôi đã phóng to hình bìa sách và tác giả Vũ 
Kỳ- Thư ký của Bác Hồ. 
 CBTV thông qua chương trình giới thiệu sách 
Sau phần giới thiệu sách là câu hỏi giao lưu hay trò chơi. Trong phần đặt 
câu hỏi, người cán bộ thư viện đóng vai trò “ MC” nên rất khéo léo và thành 
thạo các thao tác: hỏi, mời học sinh trả lời, nhận xét, đánh giá câu trả lời, hay 
động viên,tạo sự tự tin, thỏa mái khi các em tham gia trả lờiNếu cán bộ, 
giáo viên thư viện cảm thấy không được tự tin để thực hiện phần này thì có thể 
phối hợp với giáo viên tổng phụ trách Đội hay cộng tác thư viện để thực hiện 
phần này có hiệu quả hơn. 
Đối với phần trò chơi Đối mặt, khi thực hiện để loại được các em trong 
trò chơi này một cách chính xác thì bản thân tôi - người làm điều hành phải am 
hiểu và nhớ chính xác các đáp án của câu hỏi đồng thời nhờ sự trợ giúp các thầy 
cô làm ban giám khảo để phát hiện đúng các đáp án trùng lắp nhằm đảm bảo 
tính công bằng và chính xác của trò chơi. 
 - 15 - 
Trịnh Thị Thủy- CBTV Trường THCS Lý Tự Trọng- TP Tam Kỳ 
Qua những trò chơi, câu hỏi giao lưu như thế sẽ tạo cho buổi tuyên 
truyền, giới thiệu sách của mình thêm sôi nổi, hấp dẫn và thu hút đựợc người 
nghe. Từ đó, sẽ tạo nhiều niềm vui, rèn luyện trí nhớ và gây sự chú ý về sách 
cho tất cả học sinh. 
 Thêm một số hình ảnh trong buổi ngoại khóa giới thiệu sách dưới cờ 
 Một hs tham gia trả lời câu hỏi giao lưu và được nhận quà 
Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Tấn Sĩ phát thưởng cho hai đội chơi trong Trò chơi ô chữ 
 với chủ đề về Phụ nữ Việt Nam 
 - 16 - 
Trịnh Thị Thủy- CBTV Trường THCS Lý Tự Trọng- TP Tam Kỳ 
Hình ảnh đội chơi trong buổi ngoại khóa giới thiệu sách nhân dịp chào mừng 104 năm ngày 
 Quốc tế PN 8.3 
Thầy Võ Tấn Đông –PHT phát thưởng cho hai đội chơi (Ca chiều) 
 - 17 - 
Trịnh Thị Thủy- CBTV Trường THCS Lý Tự Trọng- TP Tam Kỳ 
Thầy Võ Tấn Đông –PHT phát thưởng cho hai đội chơi (Ca sáng) 
5.1.2. Hình thức 2: Giới thiệu sách ở bảng 
 Bảng giới thiệu sách được đặt tại phòng đọc học sinh để giới thiệu sách 
thường xuyên theo chủ đề. Hầu hết tất cả các thư viện đều có bảng giới thiệu 
sách này, tuy nhiên việc giới thiệu như thế nào cho có hiệu quả thì cần phải biết 
chú trọng đến nó. Tại thư viện Trường THCS Lý Tự Trọng, tôi rất quan tâm đến 
việc giới sách ở hình thức này. Đó là: 
- Về nội dung giới thiệu: Tôi chọn những loại sách theo chủ đề về các ngày lễ 
lớn trong năm. Chuẩn bị đoạn viết ngắn gọn, cô đọng và canh độ dài văn bảng 
sao cho vừa với phần bảng viết. Nếu không cân nhắc thì độ dài của bảng sẽ 
không đủ chứa nội dung văn bản giới thiệu. 
- Về hình thức: 
 + Đối với phấn viết bảng: Chọn phấn có gam màu sáng ( màu hồng, màu 
vàng,...) để bảng giới thiệu sáng hơn, thu hút sự chú ý của độc giả hơn. 
 + Đối với chữ viết: Chữ viết cần phải rõ đẹp, phân tư duy tạo thẩm mỹ và 
sự tò mò của bạn đọc. Khi viết, phải phân biệt tiêu đề với bài giới thiệu bằng 
cách : Ghi tiêu đề bằng dòng chữ lớn có thể lớn gấp 20 lần chữ viết phần nội 
dung giới thiệu, đồng thời dùng kiểu chữ cũng khác nhau để tạo ấn tượng người 
đọc. Để thực hiện được chữ viết như thế đôi khi cũng không đơn giản chút nào 
bởi đối với người có năng khiếu về mỹ thuật thì rất thuận lợi còn nếu không thì 
tất nhiên sẽ khó thực hiện được. Tuy nhiên, bảng này không nhất thiết phải là 
người cán bộ thư viện viết mà có thể nhờ sự giúp đỡ của giáo viên có năng khiếu 
mỹ thuật. Đối với tôi, trước đây, mỗi khi viết bảng giới thiệu, tôi hoàn toàn đều 
nhờ vào sự trợ giúp của thầy Võ Văn Dũng - nguyên hiệu trưởng. Và tôi đã chú 
ý học tập cách viết của thầy nên sau khi thầy về hưu tôi đã tự tay viết nên. 
 - 18 - 
Trịnh Thị Thủy- CBTV Trường THCS Lý Tự Trọng- TP Tam Kỳ 
Thay vì kiểu viết “thông báo” bình thường, cách viết bảng như trên sẽ 
thẩm mỹ, ấn tượng hơn, từ đó sẽ dễ dàng thu hút bạn đọc hơn. 
 Bảng giới thiệu sách tại phòng đọc học sinh ở trường THCS Lý Tự Trọng 
 5.1.3.Hình thức 3: Giới thiệu sách mới 
 Đối với bảng giới thiệu sách tại phòng đọc học sinh tôi dùng để giới thiệu 
sách chủ đề là chính, đôi khi cũng dùng để giới thiệu sách mới. Tuy nhiên, tôi đã 
dành một bảng riêng để giới thiệu sách mới được đặt hành lang thư viện để giới 
thiệu rộng rãi đến CBGVNV và học sinh toàn trường. Mặc khác, tôi đã tham 
mưu với lãnh đạo nhà trường xây thêm một Tủ sách áp tường để giới thiệu sách 
mới và sách chuyên đề. 
 Bên cạnh đó, để giáo viên được cập nhật sách mới, tôi thường xuyên giới 
thiệu “thông báo” trên bảng ở phòng Hội đồng sư phạm, niêm yết danh mục 
sách mới ở bàn gương và tại phòng thư viện để CBGVNV kịp thời tìm đọc. 
 Ngoài ra, tôi còn dùng tập treo, tờ rời, hay mục lục để giới thiệu 
sách mới. Đồng thời thường xuyên trưng bày sách mới ở các kệ, tủ lưu động để 
“mời gọi” toàn thể giáo viên và học sinh đón đọc.Bạn đọc thường thích sách mới 
 - 19 - 
Trịnh Thị Thủy- CBTV Trường THCS Lý Tự Trọng- TP Tam Kỳ 
nên với nhiều hình thức giới thiệu sách mới như thế đã thu hút nhiều bạn đọc 
quan tâm hơn đến nguồn sách tại thư viện. 
5.1.4. Hình thức 4: Giới thiệu sách trên Website: 
 Sống trong thời đại công nghệ thông tin cần phải phát huy mặt tích cực 
của nó. Do đó, việc giới thiệu sách trên các trang web cũng được tôi quan tâm. 
Hằng tháng, tôi phải thực hiện việc giới thiệu sách qua các trang web của Tổ, 
Trường và của Phòng Giáo dục và Đào tạo. 
 Cách thực hiện: 
- Chọn sách phù hợp với chủ đề cần giới thiệu 
- Tập trung viết văn bản giới thiệu ( như bài giới thiệu sách dưới cờ) 
- Trình lãnh đạo trường hoặc lãnh đạo tổ chuyên dể duyệt nội dung 
- Chuyển qua trang web tổ Ngữ văn- Mĩ thuật- thư viện, trang web của 
trường và qua trang điều hành của Phòng Giáo dục và đào tạo Tp tam Kỳ 
 - 20 - 
Trịnh Thị Thủy- CBTV Trường THCS Lý Tự Trọng- TP Tam Kỳ 
Việc giới thiệu sách qua trang Weblog, Website là hình thức giới thiệu 
rộng rãi nên bản thân tôi hết sức chú ý đến văn phong và lỗi chính tả. 
 Cũng thông qua phương tiện giới thiệu này, các tài liệu tại thư viện được 
giới thiệu một cách rộng rãi hơn cho cả bạn đọc ngoài nhà trường. 
 Hình ảnh giới thiệu sách qua trang điều hành của PGD&ĐT TP Tam Kỳ 
 - 21 - 
Trịnh Thị Thủy- CBTV Trường THCS Lý Tự Trọng- TP Tam Kỳ 
5.1.5. Giới thiệu sách trong Hội đồng sư phạm: 
 Để được giới thiệu sách trong các buổi họp Hội đồng sư phạm là rất khó 
khăn vì thời gian không cho phép. Tuy nhiên, bản thân tôi cũng đã tranh thủ thời 
gian tham mưu với lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện để thư viện được giới thiệu 
sách đến toàn thể CBGVNV trong nhà trường. 
 Hình thức tôi đã sử dụng để giới thiệu trong hội đồng sư phạm là trình 
chiếu thông qua chương trình powerpoint. 
 Các bước tiến hành: chuẩn bị nội dung chu đáo, sau đó chuyển qua 
chương trình powerpoint. Ở hình thức giới thiệu này, ngoài việc tham mưu với 
lãnh đạo nhà trường về thời gian thực hiện còn phải phối hợp chặt chẽ với các 
giáo viên, bộ phận có liên quan như: thiết bị, máy tính xách tay, âm thanh,...thì 
mới thực hiện thành công ở hình thức này. 
 Hình ảnh trình chiếu powerpoint giới thiệu sách trong HĐSP 
 - 22 - 
Trịnh Thị Thủy- CBTV Trường THCS Lý Tự Trọng- TP Tam Kỳ 
5.1.6. Hình thức 6: Giới thiệu sách qua album sách chủ đề 
 Sau khi tất cá các bài giới thiệu sách được đăng tải dưới mọi hình thức, 
bản thân tôi đã thực hiện cập nhật vào album giới thiệu sách để lưu giữ. Album 
này được đặt tại phòng đọc học sinh để một lần nữa các em sẽ được đọc lại, 
nghe lại những cái hay, cái đích thực của tác phẩm đã giới thiệu để tìm đọc. 
 Cách thực hiện: 
Hình thức này rất dễ thực hiện, tuy nhiên tôi chưa thấy một thư viện nào 
thực hiện vấn đề này, nếu có chỉ là đóng thành một tập rời dành cho mỗi lần giới 
thiệu mà thôi. Ở đây, tôi đã thực hiện album bằng cách: 
- Sử dụng một album lớn để lưu thành nhiều tập giới thiệu qua từng tháng 
và từng năm học. 
 - Để tạo thẩm mỹ, khoa học, tôi đã sắp xếp trình tự theo các chủ đề : 
 1. Kỷ niệm ngày Quốc Khánh của đất nước 
 2. Kỷ niệm ngày TL Hội Liên Hiệp PNVN 20/10 
 3. Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 
 4. Kỷ niệm Ngày TL Quân đội nhân dân 22/12 
 5. Kỷ niệm Ngày học sinh-sinh viên 9/1 
 5. Các tác phẩm về quê hương, đất nước con người 
 6. Các tác phẩm giáo dục đạo đức cho học sinh 
 7. Các tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh 
 8. Kỷ niệm ngày TL Đảng Cộng sản Việt Nam 
 9. Kỷ niệm ngày Quốc tế Phu nữ 8/3 
 10. Kỷ niệm Ngày TL Đoàn TNCS HCM 
 12. Kỷ niệm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất 
nước,v.v... 
 Đây là thao tác giới thiệu dễ thực hiện, dễ thu hút bạn đọc và có khả năng 
lưu giữ lâu dài. 
 Album giới thiệu sách 
 23 
Trịnh Thị Thủy- CBTV Trường THCS Lý Tự Trọng- TP Tam Kỳ 
5.2. Biện pháp 2: TỔ CHỨC CÁC HỘI THI VỀ SÁCH 
Tổ chức hội thi về sách là một trong những hoạt động tuyên truyền giới 
thiệu sách tích cực nhất. Trong những năm học qua, tôi đã tham mưu với lãnh 
đạo nhà trường, phối hợp với chuyên môn, bộ phận liên quan để tổ chức tốt các 
hội thi có liên quan đến sách và đã đem lại kết quả cao. Đó là các hội thi như: 
“Thi giới thiệu sách”, “Thi kể chuyện theo sách” hay “Thi thuyết trình văn 
học”,v.v... 
5.2.1. Thứ nhất: Hội thi học sinh giới thiệu sách: 
Ngay từ năm học 2013-2014 tôi đã tham mưu với lãnh đạo nhà trường tổ 
chức “Hội thi học sinh giới thiệu sách” ở hai hình thức. Đó là giới thiệu sách 
trên weblog các lớp và thi giới thiệu sách dưới cờ. Mục đích của hội thi này 
nhằm vừa nhân rộng hình thức tuyên truyền giới thiệu sách theo phương pháp 
truyền thống vừa ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quảng bá, giới thiệu 
sách. 
 5.2.1.1. Học sinh giới thiệu sách dưới cờ: 
 a. Các bước thực hiện: 
 - Buớc 1: Tham mưu với lãnh đạo nhà truờng, phối hợp với giáo viên 
Tổng phụ trách đội, với giáo viên chủ nhiệm lớp để lập kế hoạch tổ chức Hội thi 
và đưa vào tiêu chí thi đua như các phong trào khác. 
 - Bước 2: Hướng dẫn học sinh chọn sách và viết bài dự thi 
 - Bước 3: Thành lập Ban giám khảo 
 - Bước 4: Chuẩn bị bảng điểm chấm chọn 
 - Bước 5: Chuẩn bị địa điểm,âm thanh,ánh sáng để các lớp sẵn sàng dự thi 
 - Bước 6: Chuẩn bị máy ảnh ghi hình, đưa tin về hội thi. 
 - Bước 7: Chấm thi 
 - Bước 8: Khen thưởng 
 b.Thời gian tổ chức dự thi cụ thể: 
 Vì thời gian sinh hoạt dưới cờ có hạn nên mỗi tuần chỉ có 5 lớp dự thi. Do 
đó, tôi đã lập kế hoạch tổ chức bốc thăm thứ tự dự thi theo tuần. Như vậy, trong 
một tuần sẽ có 10 lớp dự thi. Hội thi giới thiệu sách dưới cờ sẽ được thực hiện 
liên tục từ 3 đến 4 tuần. 
Hội thi có đưa vào trong tiêu chí thi đua nên được sự quan tâm của giáo 
viên chủ nhiệm lớp. Từ đó, nội dung và hình thức giới thiệu sách của các lớp 
được đầu tư. Vì thế, đây là công tác tuyên truyền, giới thiệu sách rất hiệu quả 
bởi chính các em giới thiệu cho các em những cuốn sách mà các em thích nhất. 
 c. Phần chấm chọn: 
 Tiêu chí chấm chọn: Lập tiêu chí và thang điểm chấm cụ thể, phù hợp với 
nội dung và hình thức giới thiệu dưới cờ để chấm chọn khách quan, chính xác. 
Mẫu bảng chấm điểm Hội thi Học sinh giới thiệu sách dưới cờ 
NỘI DUNG 
 4 điểm 
HÌNH THỨC 
6 điểm 
ST
T 
LỚP TÊN TÁC PHẨM 
GIỚI THIỆU 
Hay, văn phong 
đảm bảo: 3 điểm 
Chính tả: 
1 điểm 
Phong cách, chất 
giọng : 4 đ 
Minh họa 
 2 điểm 
 24 
Trịnh Thị Thủy- CBTV Trường THCS Lý Tự Trọng- TP Tam Kỳ 
d. Phần khen thưởng: 
Khen thưởng được thực hiện theo quy chế chung về việc khen thưởng 
phong trào học sinh trong nhà trường. Đó là khen thưởng nhất, nhì, ba,...theo 
từng khối lớp. 
Kết quả khen thưởng sẽ đưa vào tiêu chí thi đua của lớp nên Hội thi luôn 
được giáo viên chủ nhiệm quan tâm đầu tư và động viên các em dự thi nên các 
buổi dự thi của các em diễn ra sôi nổi, phong phú, thu hút sự chú ý của toàn thể 
học sinh. Thông qua từng tác phẩm do chính các em yêu thích và giới thiệu, học 
sinh sẽ thích thú hơn và hứng thú hơn với sách. Đây là một trong những hoạt 
động gây dựng thói quen đọc sách tốt nhất cho tất cả học sinh tại trường THCS 
Lý Tự Trọng của chúng tôi. 
Một vài hình ảnh học sinh thi giới thiệu sách dưới cờ 
 Lớp 9.6 giới thiệu tác phẩm “ Nhật ký Đặng Thùy Trâm” 
Em Khánh Quỳnh -9.2 với tác phẩm Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán 
 25 
Trịnh Thị Thủy- CBTV Trường THCS Lý Tự Trọng- TP Tam Kỳ 
5.2.1.2. Học sinh giới thiệu sách qua Weblog lớp: 
Hội thi học sinh giới thiệu sách trên Weblog được tổ chức trong vài năm 
gần đây từ khi mỗi lớp cho ra đời một trang Weblog của lớp mình. Đây là một 
trong những điều kiện thuận lợi cho tôi về công tác tuyên truyền, giới thiệu sách. 
Do đó, ngoài việc bản thân tôi giới thiệu sách qua các trang website của 
tổ, trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo, tôi đã tổ chức cho học sinh thi giới thiệu 
sách qua các trang weblog của chính lớp đó. Bởi Weblog lớp ở trường THCS Lý 
Tự Trọng ra đời cũng là nơi để các em trao đổi kinh nghiệm học tập, là nơi cập 
nhật thông tin bổ ích hằng ngày về trường, lớp đến với các em và các bậc phụ 
huynh. Vì vậy, tôi đã tham mưu v

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_to_chuc_mot_so_hoat_dong_thu.pdf