Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh đề tài

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh đề tài

I/. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Đặt vấn đề

Môn mĩ thuật ở cấp THCS là một trong những môn học có đặc thù rất riêng, nó

không nhằm đào tạo nên những họa sĩ tương lai, hay những người chuyên nghiệp

làm về công tác mĩ thuật. Mục đích chủ yếu của môn học là giúp học sinh biết cách

cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp để từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay trí óc của

mình nhằm phát huy óc sáng tạo, tính độc lập để tạo ra cái đẹp. Môn mĩ thuật đã

góp phần hỗ trợ các em trong các môn học khác giúp các em phát triển toàn diện

cả về Đức - Trí - Thể - Mĩ cùng các kỹ năng sống cơ bản.

Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy việc đào tạo con

người có một trình độ thẩm mĩ nhất định ngày càng quan trọng. Vì vậy trong những

năm qua giáo dục thẩm mĩ thông qua môn học môn học mĩ thuật của chương trình

giáo dục phổ thông, là một môn học độc lập với mục tiêu, chương trình sách giáo

khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo, kết

quả học tập của học sinh được theo dõi và kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc.

Trên thực tế chúng ta nhận thấy học sinh rất ham thích học vẽ. Nếu như chúng

ta xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt tạo ra không khí thoải mái khi học thì

sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Nhưng tùy theo từng trình độ nhận thức và năng

khiếu của từng em, từng độ tuổi khác nhau (từ lớp 6 tới lớp 9) mà giáo viên biết

quá trình nhận thức diễn ra ở từng em. Vậy không thể tác động đến quá trình nhận

thức của tất cả học sinh bằng một biện pháp như nhau. Có học sinh ta phải tác động

từ từ, có học sinh phải vừa trực tiếp và vừa gián tiếp ở nhiều phía mới nắm bắt

được. Có học sinh chỉ cần tác động ít lâu đã nắm bắt ngay được nội dung bài học.

Nếu như không có sự gợi mở gây hứng thú của giáo viên thì học sinh không có sự

ham thích tìm tòi học tập.

pdf 39 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1789Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh đề tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể 
học sinh hiểu và học tốt môn vẽ tranh đề tài? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến 
tình trạng trên như: các em chưa hiểu rõ được nội dung, yêu cầu của bài vẽ tranh; 
chưa nắm bắt được các câu hỏi gợi ý; chưa có sự tưởng tượng phong phú; chưa 
quan sát thực tế nhiều; chưa chịu khó thu thập thông tin bên ngoài; chưa biết cách 
đưa ý tưởng của người vẽ vào trong tranh vẽ của mình. 
2. Nguyên nhân 
- Một nguyên nhân quan trọng đầu tiên đó là: học sinh chưa vận dụng tốt kỹ 
năng thực hành của mình, không có ý tưởng cụ thể, lúng túng trong bài vẽ, thiếu sự 
tự tin khi làm bài, không mạnh dạn thể hiện nét vẽ trên giấy. Đặc biệt chưa khai 
thác hết năng lực của bản thân (năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực cảm nhận, đánh 
giá, năng lực làm việc theo nhóm). 
- Hình chính, phụ trong tranh chưa có được sự bổ trợ lẫn nhau. 
- Chưa đổi mới trong phương pháp học của bản thân, có quan niệm vẽ bài theo 
kiểu sao chép, copy trong tài liệu có sẵn, 
7 
- Nhiều em bị ảnh hưởng từ những hình ảnh truyện tranh của nước ngoài nên 
lối vẽ khô cứng mang nặng tính minh họa, 
- Với bậc phụ huynh chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho con em có được học 
cụ đầy đủ đáp ứng cho những môn học năng khiếu. 
3. Nội dung cần giải quyết 
3.1. Vai trò của giáo viên. 
- Luôn luôn động viên, khuyến khích các em mạnh dạn dám nghĩ, dám thể hiện 
bộc lộ tính cách của mình, thể hiện những cảm xúc của mình trong bài vẽ, là điều 
cần thiết với việc học vẽ tranh đề tài. 
- Tạo được niềm tin trong học sinh, từ đó các em sẽ tự tin vào bài của bản thân 
các em, tăng thêm tư duy về ý tưởng sáng tạo nghệ thuật, thị hiếu thẩm mĩ của học 
sinh để các em có thể tự mình sáng tạo nên những bức tranh đẹp, những sản phẩm 
có tính thẩm mĩ cao. 
- Có phương pháp học hợp lý trong phân môn vẽ tranh đề tài, tự ý thức nâng cao 
kỹ năng thực hành qua thời gian rèn luyện đạt hiệu quả cao nhất đối với sản phẩm 
của mình làm ra. 
- Sưu tầm nhiều tư liệu, dụng cụ phục vụ cho phân môn vẽ tranh: Tranh, ảnh, 
sách, họa phẩm, 
- Một phương pháp mới trong các tiết dạy học tương lai, vai trò của người thầy 
đối với sự chuẩn bị khi lên lớp là rất quan trọng. Muốn gây được hứng thú cho các 
em trong tiết học thầy cô giáo phải giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức điều 
khiển mọi hoạt động nói chung cũng như hoạt động nhận thức riêng của học sinh. 
Cho học sinh chủ động trong các hoạt động như từ tìm và chọn nội dung đề tài, 
cách vẽ, thực hành.Khuyến khích các em tìm ra những phương pháp mới, cách giải 
quyết vấn đề theo cách mới để tránh lối học chay, nhàm chán. Luôn tạo cho mình 
một tâm thế vững vàng, bình tĩnh tự tin. Muốn vậy tôi phải tập cho mình một tư thế 
8 
đĩnh đạc, tác phong nhanh nhẹn, giọng nói truyền cảm, đầy nhiệt huyết với nhiệm 
vụ cao cả là đưa các em bước vào một thế giới nghệ thuật của trí tưởng tượng, tính 
sáng tạo, thế giới của cái đẹp và tìm hiểu nó thông qua các bài học vẽ tranh đề tài. 
- Chuẩn bị nghiên cứu kỹ giáo án, tìm ra những phương pháp phù hợp cho từng 
bài dạy và từng khối lớp khác nhau. Áp dụng kiến thức liên môn với một số môn 
học khác để bài dạy được phong phú hơn. Bên cạnh đó, người giáo viên nên tự 
làm những đồ dùng dạy học, sưu tầm tài liệu, vẽ tranh phục vụ cho bài dạy của 
mình . 
Từ những điều trên tôi rút ra khinh nghiệm: Để có được một giờ dạy vẽ tranh đề 
tài tốt thì người thầy có một vai trò vô cùng quan trọng. Đó là làm thế nào để hát 
huy được tối đa những năng lực của học sinh. Đặc biệt là việc tạo ra sự thích thú, 
say mê, kích thích trí tưởng tượng của học sinh. 
3.2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học. 
Trong một tiết học muốn gây được hứng thú và sự say mê cũng như muốn cho 
học sinh đạt được một kết quả tốt thì việc chuẩn bị đồ dùng là rất quan trọng. Giáo 
viên phải đầu tư cho việc chuẩn bị đồ dùng, thích hợp đáp ứng yêu cầu bài dạy .Đồ 
dùng phải đáp ứng được tính thẩm mĩ không tùy tiện cẩu thả, đồ dùng phải phong 
phú và đa dạng . Bởi là giáo viên dạy cái đẹp thì người giáo viên cũng cần phải thể 
hiện được trình độ thẩm mĩ nhất định không những trong việc làm ra những đồ 
dùng dạy học tự làm, cách bày mẫu mà ngay cả cách ăn mặc, đi đứng, nói năng  
cũng là một điều cần thiết. 
VD: Khi dạy bài - Vẽ tranh đề tài học tập của mĩ thuật lớp 6, tôi chuẩn bị một số 
tranh vẽ có nội dung khác nhau ( quét sân, trường, tưới cây, lao động ). Cho học 
sinh quan sát nhận xét và rút ra kinh nghiệm cho bản thân: 
9 
 Hình 1: Một số tranh mẫu giáo viên cho học sinh quan sát. 
10 
 Hình 2: Một số tranh mẫu giáo viên cho học sinh quan sát. 
11 
 Hình 3: Một số tranh mẫu giáo viên cho học sinh quan sát. 
12 
Tranh vẽ của học sinh năm trước giúp các em học tập kinh nghiệm của các bạn 
và biến nó thành kinh nghiệm của bản thân. Khi vẽ tranh các em sẽ phát huy được 
những mặt tối đa và hạn chế những mặt chưa tốt trong cách sắp xếp bố cục và sử 
dụng màu sắc trong bài. 
- Giáo viên có thể vẽ thêm một số tranh phục vụ cho từng bài dạy và bằng 
những chất liệu khác nhau như bút xáp, màu nước, màu bột  
3.3. Phát triển các năng lực của học sinh trong tiết học. 
Mỗi giáo viên có một cách giảng dạy bài khác nhau, có thể cho các em khai thác 
trên tranh ảnh, hoặc đặt câu hỏi trả lời, hoặc có thể cho học sinh quan sát trên máy 
chiếu, qua các đoạn phim ngắn miêu tả về nội dung mà các em cần vẽ về đề tài đó. 
Ở mĩ thuật, phương pháp vấn đáp được sử dụng nhiều. Phương pháp vấn đáp 
kích thích được học sinh suy nghĩ, giúp học sinh hiểu, áp dụng vào bài vẽ của 
mình. 
VD: Bài “Vẽ tranh đề tài phong cảnh’’ ở mĩ thuật lớp 7, giáo viên cho học sinh 
quan sát một số bức tranh mẫu và đặt câu hỏi: 
Hình 4: Tranh của một học sinh được tham gia buổi học vẽ ngoài trời ở Hồ Tây. 
13 
 Hình 5: Tranh của học sinh tham gia buổi học vẽ ngoài trời ở Hồ Tây. 
14 
 Hình 6: Một số tranh mẫu giáo viên cho học sinh quan sát. 
15 
Hỏi: Em hãy nêu thế nào là tranh phong cảnh? 
Hỏi: Em hãy cho biết bức tranh vẽ phong cảnh gì? (Phong cảnh biển). 
Hỏi: Trong bức tranh có những hình ảnh gì? 
(Tranh có thuyền, núi, mây trời ) 
Hỏi: Hình ảnh chính trong bức tranh là gì? 
(Hình ảnh chính là thuyền, núi, nước) 
Hỏi: Em có nhận xét gì về màu sắc của bức tranh này? 
(Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh vật xung quanh em. Tranh phong cảnh vẽ 
cảnh là chính có thể điểm thêm người cho bức tranh thêm sinh động, màu sắc tươi 
vui) 
Giáo viên có thể cho học sinh so sánh hai đề tài tương đồng tranh phong cảnh và 
phong cảnh quê hương em có gì giống và khác nhau? 
Trong mỗi một bài vẽ tranh đề tài, người giáo viên cần tìm hiểu và đưa ra được 
hệ thống những câu hỏi vừa sát nội dung của bài lại vừa dễ hiểu ngắn gọn với học 
sinh? Để làm được điều này tôi đã suy nghĩ và chắt lọc ra những câu hỏi không 
phải chỉ xoay quanh nội dung bài học mà còn liên quan và thật gần gũi, quen thuộc 
với đời sống hàng ngày của các em. Điều này sẽ thôi thúc học sinh phải tư duy, nhớ 
lại những hoạt động đã và đang xảy ra xung quanh mình. 
Tuy nhiên người giáo viên cần lưu ý khi câu hỏi đưa ra không nên chỉ chú ý đến 
việc nêu câu hỏi mà không chú ý nghe câu hỏi ngược trở lại hoặc việc làm khác thì 
học sinh không còn hứng thú trả lời, các em sẽ thấy câu hỏi của mình không có giá 
trị và không muốn phát biểu nữa và giáo viên phải chú ý đến từng nhận thức của 
các em để khai thác nội dung bài. 
Để tránh tình trạng đó, người giáo viên phải tôn trọng câu trả lời cũng như những 
thắc mắc của học sinh, chăm chú thực sự khi nghe học sinh trả lời và có thái độ với 
16 
tất cả các câu trả lời dù đúng hay chưa đúng. Không nên chê bai hay phản đối câu 
trả lời của học sinh dù là câu trả lời sai chỉ nên động viên, khích lệ các em. Bởi khi 
học sinh trả lời các em đều nghĩ cả thầy cô và các bạn đang chờ đợi ý kiến của 
mình mà khi trả lời xong cô lại chê thì em đó sẽ xấu hổ, tự ti với lớp như vậy các 
em sẽ sợ phát biểu và gây ra kết quả không mong muốn. 
Việc tạo hứng thú cho học sinh trong thời gian thực hành cũng rất quan 
trọng. Trong khi làm bài giáo viên phải nắm vững tâm lý của học sinh để từ đó xây 
dựng kế hoạch và phương pháp tác động vào các em tạo ra được không khí cạnh 
tranh trong học tập (khen bạn vẽ đẹp), kích thích sự sáng tạo, xóa bỏ tư tưởng chán 
học không muốn học. Tạo ra một không gian học tập thú vị, thư thái ví dụ như: Khi 
học sinh thực hành có thể mở nhạc không lời cho học sinh nghe, hay từ một nhóm 
học sinh khá giáo viên có thể dùng làm hạt nhân kích thích gây ra một làn sóng lan 
truyền trong học tập 
Tạo hứng thú cho học sinh khi đánh giá kết quả học tập của các em. Khi đánh giá 
tranh vẽ của các em cần phải dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi, từ các khối 
lớp khác nhau giữa học sinh lớp 6 và lớp học sinh lớp 9. Cho học sinh tự nhận xét, 
đánh giá bài của nhau để từ đó rút ra kinh nghiệm trong cuộc sống. Điều này giáo 
viên nên lưu ý để tích hợp kiến thức liên môn, dần dần hình thành cho học sinh kỹ 
năng sống. Qua đó học sinh sẽ thấy môn học mĩ thuật không chỉ là những kiến thức 
lí thuyết mà còn rất thiết thực cho cuộc sống. 
Khi đánh giá, cần căn cứ vào yêu cầu của mỗi bài học, giáo viên luôn động viên 
khuyến khích các em sáng tạo. Đối với những học sinh yếu không nên chê bai quá 
nhiều, với những em chưa đạt mà chỉ nên nhắc nhở, động viên các em bài sau cố 
gắng vẽ tốt hơn. Như vậy mới tạo ra cho các em sự tìm tòi, hứng thú say mê và thể 
hiện cái mới sáng tạo trong bài vẽ của mình. 
Tạo hứng thú cho học sinh qua việc nhận xét bài của bạn. Cuối mỗi giờ học, 
giáo viên treo tranh của học sinh để học sinh tự nhận xét những bài vẽ tốt, qua đó 
17 
kích thích các em cố gắng trong bài học của mình còn những bài chưa đẹp các em 
có thể rút ra kinh nghiệm cho bài học sau. 
 3.4 .Phương pháp tổ chức lồng ghép các trò chơi, hội thi phù hợp 
 Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh được thực hiện ở tất 
cả các môn học. Đối với việc giảng dạy môn mĩ thuật càng yêu cầu vận dụng 
phương pháp này một cách hợp lý để phát huy tính sáng tạo của các em. 
 Môn mĩ thuật là một môn học nghệ thuật. Vì vậy giáo viên phải tổ chức sao 
cho giờ học nhẹ nhàng thoải mái mang tính nghệ thuật và có thể tổ chức bằng nhiều 
hình thức như lồng ghép trò chơi. Lồng ghép trò chơi không chỉ kích thích các em 
hoạt động mà còn giúp các em phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo thông qua 
việc tái tạo nội dung, hình tượng, tiếng kêu, tiếng động để xây dựng hình ảnh của 
bài vẽ. 
Nhưng khi sử dụng trò chơi giáo viên có thể áp dụng vào từng bài học khác 
nhau, không nhất thiết là bài học nào cũng lồng ghép trò chơi, có bài thì không 
cần. Việc lồng ghép trò chơi phải đúng chỗ, tùy từng nội dung của các bài học mà 
có thể ở phần mở bài, thực hành hay ở cuối bài học. 
VD: Bài vẽ tranh đề tài “An toàn giao thông – tiết 1” của lớp 7 
 Giáo viên có thể cho chơi trò chơi ngay ở phần đầu. Cho cả lớp quan sát một 
đoạn phim ngắn, yêu cầu học sinh nhanh mắt nhanh tay trả lời Sau đó giáo viên 
giới thiệu bài mới. Hoặc có những bài giáo viên có thể cho phần trò chơi dưới cuối 
bài để củng cố bài. Đặc biệt, thông qua bài vẽ tranh đề tài “An toàn giao thông”, 
học sinh không những học được cách vẽ một bức tranh đẹp mà qua đó người giáo 
viên còn cần nhấn mạnh khai thác triệt để bài dạy. Qua đó học sinh hiểu rõ hơn về 
luật giao thông, khi tham gia giao thông cần phải tuân thủ những gì 
18 
Hình 7: Một số tranh vẽ của học sinh năm trước 
19 
20 
VD: Bài vẽ tranh “đề tài mẹ của em”- mĩ thuật lớp 6. 
 Sau khi nhận xét xong bài của học sinh, cô giáo có thể cho các em chơi trò chơi. 
Thi tìm hiểu những bài hát nói về mẹ, các bạn nêu tên bài hát và hát một vài câu. 
Qua trò chơi giúp các em nhận biết và cảm thụ thêm và đây cũng là cách học thoải 
mái nhẹ nhàng. Các em vừa được học lại vừa chơi trò chơi, để sau khi học xong các 
em có cảm giác thoải mái, hứng thú, hưng phấn cho môn học sau. 
 Muốn học sinh yêu môn học và gây được hứng thú cho các em. Giáo viên phải 
tiếp tục cải tiến về phương pháp giảng dạy và một số biện pháp khác nữa để tổ 
chức điều khiển hoạt động học tập của học sinh một cách có hiệu quả. 
 Hình 8: Một số tranh mẫu của học sinh vẽ về đề tài “Mẹ của em”. 
21 
 Hình 9: Một số tranh mẫu của học sinh vẽ về đề tài “Mẹ của em”. 
3. Một số biện pháp 
 Là một trong những môn học năng khiếu vì vậy môn học mĩ thuật, có những 
phương pháp dạy học đặc thù riêng biệt. Trong đề tài này, tôi xin đưa ra một vài 
phương pháp cụ thể để các em tự tìm ra phương hướng khi học phân môn vẽ tranh 
đề tài. Để các phương pháp này phát huy một cách hiệu quả thì bản thân người học 
phải có sự tự tin với kỹ năng thực hành của chính mình. Muốn vậy, bản thân người 
giáo viên phải là người thể hiện được phong thái hoạt bát, tự tintừ đó truyền cảm 
hứng tới cho học sinh. 
Học mĩ thuật “phương pháp vấn đáp” được sử dụng nhiều. Phương pháp vấn đáp 
kích thích được học sinh suy nghĩ, giúp học sinh hiểu, áp dụng vào bài vẽ. Đây 
cũng chính là một trong những phương pháp quan trong khi vẽ tranh đề tài. Bởi 
thông qua các tình huống vấn đáp người thầy phải biết đặt ra nhiều tình huống để 
lôi cuốn được các em tránh áp đặt nội dung quá nặng nề và buồn chán. Đặc biệt, 
22 
với công nghệ thông tin được trang bị tương đối đầy đủ trong các lớp, người giáo 
viên ở phần hướng dẫn học sinh làm bài (cách vẽ) có thể chiếu các bước vẽ trên 
máy chiếu, phần tô màu như thế nào cho đẹp, phù hợp với yêu cầu của từng bài 
vẽ đều hết sức sinh động, nhanh gọn không mất nhiều thời gian như trước kia 
phải vẽ minh họa lên bảng. 
 Để hướng đến những mục tiêu cần đạt được thì người giáo viên phải chuẩn 
bị cho mình một hành trang “vững chắc về kiến thức”, khả năng “thực hành thông 
thạo, minh họa trực quan tốt”, “vừa giảng vừa phải kết hợp được kỷ năng minh 
họa đặc biệt nhanh, hiệu quả” . Và với công nghệ thông tin ngày càng phát triển, 
người giáo viên ngày càng phải tự hoàn thiện bản thân bằng cách tự học, rèn luyện, 
bồi dưỡng để có thể sử dụng thành thạo các phần mền phục vụ cho giảng dạy, làm 
chủ công nghệ thông tin  Ngoài ra còn phải đảm bảo khi hướng dẫn các em phải 
thu hút được sự chú ý, tập trung gây nên hứng thú khi học và thấu hiểu những nội 
dung cần thiết của học sinh muốn biết điều gì là trọng tâm. 
Với học sinh khi vẽ một tranh đề tài cần có sự chắt lọc ra những nội dung 
cần biết mà còn phải liên quan và thật gần gũi, quen thuộc với đời sống hàng ngày 
của chính bản thân mình. Điều này sẽ thôi thúc người học vẽ phải tư duy, nghĩ lại 
những hoạt động đã và đang xảy ra xung quanh mình một cách tự nhiên, những ấn 
tượng sâu đậm về điều mình đang tìm tòi sẽ hiện ra trong sự suy nghĩ, tưởng tượng 
đây là điểm quan trọng nhất trong bài vẽ tranh. 
VD: Bài “Vẽ tranh Ước mơ của em’’ mĩ thuật lớp 8. 
Tôi cho các em quan sát một đoạn phim ngắn có các hình ảnh thật và tranh 
của học sinh năm trước: 
23 
Hình 9: Một số tranh của học sinh quốc tế. 
24 
 Hình 10: Một số tranh của học sinh quốc tế. 
25 
Giáo viên đặt câu hỏi cụ thể như sau: 
 Em có ước mơ gì? 
Bức tranh miêu tả ước mơ gì? 
 (Đoạn phim nói về những ước mơ như: được thám hiểm đại dương, được 
bay, có những chiếc xe ô tô mơ ước). 
GV: Hình dáng, điệu bộ của người trong đoạn phim như thế nào? 
(Hình dáng: sinh động, mỗi người một tư thế, người khom lưng, người xoay 
ngang, ) 
GV: Nêu nhận xét gì về màu sắc trong bức tranh này? 
 ( Màu sắc tươi sáng, ấm áp tạo không khí tươi, hình chính, phụ phải có độ 
đậm nhạt sáng, tối) 
 Những câu hỏi vừa hợp lý vừa tạo được sự hưởng ứng phát biểu của học sinh 
do đó một việc không thể thiếu khi giáo viên biết khai thác nội dung và chú ý đến 
tinh thần học tập tích cực của các em tạo sự say mê và học tập tốt hơn nữa, giáo 
viên tận tình giúp đỡ, động viên Sau những câu trả lời của các em không được 
chê sẽ làm các em mất hứng thú và xấu hổ với bạn cùng lớp và dần dần sẽ lười phát 
biểu, mặc cảm, tự ti. 
Sau khi học sinh trả lời giáo viên phải chỉ vào những nơi, những hình ảnh mà 
học sinh nói tới trong bức tranh. Các em mới thấy rõ câu trả lời của mình đúng hay 
chưa đúng. Lúc đó giáo viên cần chốt và bổ xung lại cho học sinh nghe không quên 
lời khen nếu các em có ý hay trong câu trả lời. 
Trong bất kỳ một tiết học mĩ thuật nào, mục đích cuối cùng của người giáo 
viên đó chính là làm sao giúp học sinh hiểu được bài, làm tốt các bước vẽ, phát huy 
toàn diện tính sáng tạo, khả năng vẽ tranh để có được những bức tranh đẹp về nội 
26 
dung, phong phú về hình thức. Muốn vậy, trong mỗi tiết dạy, người giáo viên cần 
hướng dẫn các bước vẽ thật tốt. 
a. Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài 
Bằng một “phương pháp tạo tình huống” nội dung có thể phù hợp theo từng 
lớp để hướng dẫn các em chọn nội dung và đề tài như: trò chơi, câu chuyện ngắn, 
đoạn video clip,có những hình ảnh nói đến trong bài học. 
Phương pháp hướng dẫn khác: “phương pháp trực quan, quan sát, gợi mở, 
học nhóm,” 
 Giáo viên có thể cho học sinh xem tranh với những đề tài cụ thể, phù hợp. 
Cho học sinh xem và phân tích theo yêu cầu của từng bức tranh. 
VD: “vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian” ở lớp 7 thì giáo viên sẽ cho các em 
trực tiếp tham gia vào một số trò chơi dân gian, qua đó các em sẽ thấy rõ hơn về 
nội dung và hình ảnh ấy sẽ khắc sâu hơn và lôi cuốn hơn rất nhiều nếu giáo viên chỉ 
cho xem tranh, ảnh và cho các em nhận xét. Đồng thời cũng giúp các em có thêm 
phương pháp học tích cực “phương pháp tự khám phá, tìm tòi kiến thức mới” 
27 
 Hình 11 : Một số tranh mẫu của học sinh 
28 
 Hình 12: Tranh vẽ về đề tài lễ hội của họa sĩ. 
 b. Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
Với học sinh ngày nay, việc học vẽ có phần thụ động hơn, các em ngại tìm 
tòi, tưởng tượng mà chỉ chăm chăm vào những hình ảnh sẵn có (trên truyện tranh, 
sách báo, mạng internet, tivi). Điều này vô hình chung khiến các em trở thành 
những người thụ động. Bởi vậy ở bước hướng dẫn cách vẽ, giáo viên áp dụng triệt 
để “phương pháp minh hoạ trực quan và giải thích”. 
Với phương pháp này theo kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân đã vận 
dụng cách hướng dẫn minh họa trực tiếp cho học sinh thì tôi nhận thấy vẽ trực tiếp 
các thao tác từng bước lên trên bảng vẽ để học sinh quan sát trực quan nhưng khi 
hướng dẫn và vẽ thì không phải giáo viên ai cũng làm được có khi vẽ mà không 
29 
giải thích, cũng có khi giải thích mà ngừng vẽ liền mạch và giáo viên phải chú ý 
khi vẽ không được che khuất hình, vừa vẽ vừa giải thích theo trình tự bước vẽ để 
học sinh hiểu rõ hơn, nắm vững kiến thức cần có được khi ở vị trí người vẽ có thể 
đạt kết quả tốt, đặc sắc hơn, khác hẵn so với các bước minh họa do giáo viên chuẩn 
bị hình mẫu, làm trên máy tính,ở điểm này làm cho học sinh không chắc chắn, 
không yên tâm khi vẽ. 
 Một trong những phương pháp hay sử dụng nhất trong giảng dạy mĩ thuật đó 
là “phương pháp minh họa trực quan”, có thể nói bước đầu tiên để người giáo viên 
giúp học sinh tiếp cận với mĩ thuật đó là các hình ảnh trực quan, thông qua nó 
chúng ta tổ chức tiết học một cách hợp lý nhất để học sinh tiến hành các thao tác tư 
duy bao gồm : Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa. hình 
thành nên kiến thức hơn, hiểu sâu hơn, nhớ chính xác hơn. 
Phương pháp này quan trọng đến mức mà đôi khi người ta chỉ cần nhìn vào 
nó đã có thể đánh giá được tiết học đó “thành công” đến mức nào. Minh hoạ đẹp, 
phong phú, “phương pháp minh họa trực quan” sinh động sẽ làm tăng thêm tính 
hấp dẫn của tiết học và thuyết phục học sinh, nó có tác động quan trọng đến việc 
cảm nhận tác phẩm, hình thành nên nhận thức thẩm mỹ của các em, rèn luyện cho 
các em một trực giác nhạy bén, khả năng quan sát và phát hiện những vấn đề trong 
cuộc sống. 
c. Hướng dẫn học sinh thực hành 
 Ở những bước vẽ trên, người giáo viên chỉ cần hướng dẫn chung cho cả lớp, 
nhưng đến khi thực hành ngoài việc bao quát lớp xuyên suốt thời gian thực hành, 
thì người dạy cần động viên, khuyến khích tới từng em, tùy vào khả năng các em, 
tạo ra được không khí cạnh tranh trong học t

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_hoc_t.pdf