Sáng kiến kinh nghiệm Giúp các em học sinh học tốt môn Mỹ thuật Trung học Cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp các em học sinh học tốt môn Mỹ thuật Trung học Cơ sở

Trong học tập hay bất kì công việc gì thì hứng thú là một thái độ rất quan trọng, nó thúc đẩy tiến trình công việc hiệu quả hơn, năng suất và nhẹ nhàng hơn.

 Đã là hứng thú , nghĩa là hứng khởi và thích thú đối với môn học. Sự thích thú đó có thể do hình thức “sướng tai vui mắt” hay những ý nghĩa thi vị của nó trong đời sống. Những xúc cảm, thái độ chỉ có thể hình thành dưới sự dẫn dắt của người thầy mà kết quả của nó là hệ quả của rất nhiều yếu tố như: cách tổ chức tiến hành bài giảng, hình thức hoạt động, công cụ trực quan, phương tiện dạy học, giọng nói và cả khả năng khuấy động lớp học như một MC của giáo viên

 Tuy nhiên để có thể thực hiên, áp dụng nó vào bài dạy cụ thể thì trước hết chúng ta phải hiểu được con đường để hình thành nên sự hứng thú. Thứ nhất đó là sự hấp dẫn một cách tự phát không vì bất cứ lí do gì, trường hợp này trong quá trình giảng dạy Mỹ Thuật chúng ta có bắt gặp nhưng không nhiều, có lẽ là vì ngôn ngữ của Mỹ Thuật khá trừu tượng. Thứ hai đó là sự hấp dẫn về hình thức khiến người ta say mê khám phá dẫn đến nhận thức về bản chất của sự vật, cái này chúng ta thấy nhiều ở sinh viên các trường chuyên nghiệp. Thứ ba là từ chỗ hiểu được ý nghĩa của đối tượng mà dẫn đến bị hấp dẫn lôi cuốn , đây là trường hợp mà chúng ta bắt gặp nhiều nhất trong quá trình giảng dạy.

 Song nói gì thì nói kĩ thuật và phương pháp giảng dạy mới đặc biệt quan trọng. Trước đây , khi còn là sinh viên trong quá trình thực tập , chứng kiến một số bài dạy của giáo viên và sinh viên, mặc dù có sự chuẩn bị khá đầy đủ nhưng hiệu quả thì chưa phải là tốt nhất. Lí do là bởi các bạn không tìm cho mình một phương pháp riêng để lý giải một vấn đề mà hầu hết tất cả đều na ná giống nhau, một bài trình chiếu PowerPoint đẹp không có nghĩa là nó hiệu quả và gây được hứng thú khi mà các bạn cứ liền tù tì một mạch từ slide này sang slide khác và kết thúc bằng việc đưa giấy ra thực hành. Bởi với tôi mục đích của trình chiếu là để hỗ trợ người giáo viên làm sáng tỏ vấn đề để đưa đến một kết luận nào đấy, có những lúc các bạn phải dừng lại kết hợp với bảng để lí giải nó, mô phỏng nó. Cũng như không phải các bạn cứ đưa một số bức tranh ra với một loạt câu hỏi đại loại như: các bức tranh vẽ đề tài gì? Màu sắc ra sao? Bố cục như thế nào? và rồi đưa ra kết luận về đặc điểm của một trường phái nghệ thuật nào đó. Có rất nhiều cách thức để chúng ta thực hiện , một câu hỏi mang tính cách gợi mở của giáo viên thực tế sẽ khuấy động được tư duy của học sinh và không khí của lớp học. Nói gợi mở nghĩa là nó sẽ mở ra nhiều câu trả lời ,nhiều ý kiến khác nhau, định hướng và sắp xếp lại đó là công việc của người giáo viên.

 

docx 25 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 948Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp các em học sinh học tốt môn Mỹ thuật Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học vẽ tượng của chương trình mĩ thuật lớp 9, giáo viên không thể tự mình chuẩn bị tượng vì chi phí cao, nguồn mẫu vật khó tìm được nơi cung cấp và để vẽ được giáo viên chỉ còn cách là cho học sinh xem tranh ảnh vậy để vẽ được tượng theo yêu cầu bài đề ra thì theo tôi yêu cầu này đã vượt quá khả năng của giáo viên và học sinh. Tất nhiên là mức độ thành công đã bị hạn chế rất nhiều. Ông bà ta có câu" Trăm nghe không bằng một thấy" Tôi thấy nó đúng khi vận dụng vào dạy học môn mĩ thuật. Vậy câu hỏi đăt ra ở đây là gì? Người dạy, người học phải biết tận dụng tối đa những nguồn nguyên liệu sẵn có làm sinh động tiết học, người dạy phải gửi những yêu cầu cần thiết của mình lên cấp quản lí, đồng thời là sự quan tâm đáp ứng kịp thời của các cấp quản lí.
Trên đây là những vấn đề tồn tại trong thực tế giảng dạy, vì vậy tôi đã tìm ra một số phương hướng nhằm phát triển kĩ năng học phân môn thường thức mĩ thuật cho học sinh các khối 6,7,8,9 thêm yêu thích và tìm hiểu về lịch sử trong nước cũng như thế giới.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
- Các giải pháp, biện pháp phải đúng trọng tâm vấn đề nghiên cứu, ngắn gọn, xúc tích, phù hợp với các đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Học sinh nâng cao khả năng nhạy bén với những tình huống, đặc điểm của lịch sử mĩ thuật.
- Các giải pháp, biện pháp phải đúng trọng tâm vấn đề nghiên cứu, ngắn gọn, xúc tích, phù hợp với các đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Học sinh nâng cao khả năng nhạy bén với những tình huống, đặc điểm của lịch sử mĩ thuật.
b.Nội dung và cách thực hiện giải pháp
Xác dịnh mục tiêu bài học
- Kiến thức, kĩ năng cơ bản cần đạt được sau giờ học.
- Những kĩ năng hợp tác rèn luyện cho học sinh.
- Thái độ học tập của học sinh trong giờ học.
Các phương tiện dạy học
- Giáo án được soạn theo phương pháp dạy học mới.
- Tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tranh ảnh, sách báo tư liệu liên quan đến bài.
- Bảng phụ hoạt động nhóm, nam châm, phấn màu
Các phương pháp chuẩn bị 
Hướng dẫn cho các em cách chuẩn bị bài ở nhà
Ở tuổi các em việc tìm hiểu tài liệu tự học là việc làm rất cần thiết, tôi cung cấp cho các em tên một số đầu sách phù hợp với chương trình học của các em để các em tự tìm hiểu, để làm cơ sở cho các em tìm tòi, sưu tầm thông tin.
Đối với những em có điều kiện lên mạng, tôi cung cấp cho các em một số địa chỉ các trang web riêng của hội họa Việt Nam và nước ngoài để các em truy cập các thông tin cần thiết cho bài học của mình.
Giáo viên phải chuẩn bị bài kĩ lưỡng
Nếu như đối với những bài vẽ trang trí hoặc vẽ tranh đề tài, chúng ta có thể dựa vào năng khiếu bản thân để hướng dẫn các em thì thường thức mĩ thuật lại mang phong cách đặc trưng riêng. Đó là tài liệu và hình ảnh liên quan đến bài sẽ mang tính chất quyết định cho thành công của giờ học. Vì thế giáo viên cần phải sưu tầm những hình ảnh, những tình huống lịch sử liên quan đến bài từ nhiều nguồn khác nhau. Nắm rõ và đảm bảo độ tin cậy về thông tin. Đa số đồ dùng dạy học môn thường thức mĩ thuật đều tự tay chuẩn bị và làm ra. Nhất thiết phải có các loại tranh ảnh, các bức tranh tiêu biểu, liên quan đến kiến thức chính của bài bởi vì ở lứa tuổi THCS, các em vẫn còn rất hiếu động và tò mò. Khi giáo viên nêu ra một kiến thức nào đó mà có tranh ảnh kèm theo thì các em sẽ chú ý đến lời giảng của giáo viên hơn đồng thời các em cũng tin tưởng giáo viên hơn. Bên cạnh đó việc xen kẽ các hình ảnh vào trong giờ học sẽ giúp các em đỡ nhàm chán và mệt mỏi.
Xây dựng kế hoạch giờ học
- Xác định số lượng thành viên nhóm phù hợp với từng phương pháp dạy học khác nhau. Có thể 1 nhóm là một tổ, là 3-5 em hoặc thực hiện cá nhân. Khi lập nhóm thực hiện theo tiêu chí bốc thăm hoặc chia theo tổ.
- Tổ chức lớp học sao cho đạt được hiệu quả tiết học theo bài hoặc theo chủ đề.
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, trưởng nhóm, người báo cáo, thuyết trình, người viết bảng phụ.
- Điều khiển thực hiện hoạt động của các thành viên trong nhóm.
- Ngoài ra giáo viên cũng cần phải hình dung những tình huống xảy ra ngoài dự kiến như thế nào để có biện pháp xử lý.
Hướng dẫn tiến hành giờ học
- Giải thích các tiêu chí cần đạt được: 
- Giải thích nhiệm vụ học tập của học sinh
- Nâng cao hợp tác hoạt động giữa các nhóm.
Theo dõi và can thiệp
- Giáo viên đi một vòng quanh lớp để xem thử các em đã hiểu yêu cầu hoạt động và hướng thực hiện hoạt động chưa.
- Giáo viên có thể giải thích thêm nếu các nhóm thắc mắc.
Hoạt động của học sinh
- Hoạt động nhóm một cách tích cực, thảo luận về nội dung, kế hoạch trong học tập, vạch ra phương hướng thực hiện kế hoạch đó nhằm đạt kết quả cao nhất.
- Đoàn kết, lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm.
- Tuân thủ theo tín hiệu điều khiển của giáo viên cũng như thay phiên nhau làm nhóm trưởng, thư kí hoặc người báo cáo, thuyết trình.
- Có ý thức thái độ hoạt động nghiêm túc, tích cực.
Quy trình tiến hành các phương pháp dạy học tích cực vào trong các bài Thường thức mĩ thuật:
Hoạt động của Giáo viên:
Xác định mục tiêu bài học:
- Kiến thức, kĩ năng cơ bản cần đạt được sau giờ học.
- Những kĩ năng hợp tác rèn luyện cho học sinh.
- Thái độ học tập của học sinh trong giờ học.
Các phương tiện dạy học: 
- Giáo án được soạn theo phương pháp dạy học mới.
- Sử dụng đồ dùng dạy học là một phần quan trọng trong một tiết dạy. Vì ngôn ngữ của mĩ thuật là hình ảnh, là trực quan sinh động cụ thể. Do đó phát huy tối đa hiệu quả đồ dùng dạy học là một trong những phương pháp đổi mới tốt nhất.
- Bảng phụ hoạt động nhóm, nam châm, phấn màu
Kĩ năng hướng dẫn học sinh.
 	 Giới thiệu bài mới:
Vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong quá trình dạy
Đối với mỗi bài thường thức mĩ thuật, tôi lại áp dụng phương pháp dạy khác nhau để lôi cuốn các em. Và đặc điểm chung các phương pháp của tôi đưa ra là các em học sinh là những người tìm và thu thập thông tin còn tôi chỉ là người bổ sung và quyết định tính chính xác của thông tin đó. 
Khi vào bài giáo viên không nên cứ thế là vào đề ngay mà có nhiều cách để vào đề hấp dẫn nhằm dẫn dắt, lôi cuốn các em vào bài học.
- Cho học sinh quan sát một bức tranh không có tác giả hoặc tên tác phẩm sau đó yêu cầu học sinh đoán tên tác giả hoặc tên tranh
- Có thể cho các nhóm tự giới thiệu bức tranh mà nhóm mình sưu tầm được sau đó giáo viên động viên, khích lệ bằng cách cho điểm đối với những nhóm có câu trả lời hay, sáng tạo, có tinh thần sưu tầm tài liệu để phục vụ học tập.
- Trong những năm gần đây, giáo viên bộ môn Mĩ Thuật ở trường THCS đã đủ  vì thế việc hứng thú tự học, bài học là một việc rất cần thiết trong giờ học Mĩ Thuật.
      Nếu giáo viên gây hứng thú cho học sinh tốt thì sẽ gây cho học sinh đam mê học tập của mình. Vì việc hứng thú nó đem đến tình huống có vấn đề, sau đó học sinh sẽ quan tâm đến những vấn đề đó để giải quyết trong suốt quá trình của tiết học, nên việc gây hứng  thú tự cho học sinh học  Mĩ Thuật sẽ được nâng cao.
      Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Buruna nói : “Sự kích thích tốt nhất đối với học tập là hứng thú đối với tài liệu học tập”.
      Trong học tập hay bất kì công việc gì thì hứng thú là một thái độ rất quan trọng, nó thúc đẩy tiến trình công việc hiệu quả hơn, năng suất và nhẹ nhàng hơn.
      Đã là hứng thú , nghĩa là hứng khởi và thích thú đối với môn học. Sự thích thú đó có thể do hình thức “sướng tai vui mắt” hay những ý nghĩa thi vị của nó trong đời sống. Những xúc cảm, thái độ chỉ có thể hình thành dưới sự dẫn dắt của người thầy mà kết quả của nó là hệ quả của rất nhiều yếu tố như: cách tổ chức tiến hành bài giảng, hình thức hoạt động, công cụ trực quan, phương tiện dạy học, giọng nói và cả khả năng khuấy động lớp học như một MC của giáo viên
      Tuy nhiên để có thể thực hiên, áp dụng nó vào bài dạy cụ thể thì trước hết chúng ta phải hiểu được con đường để hình thành nên sự hứng thú. Thứ nhất đó là sự hấp dẫn một cách tự phát không vì bất cứ lí do gì, trường hợp này trong quá trình giảng dạy Mỹ Thuật chúng ta có bắt gặp nhưng không nhiều, có lẽ là vì ngôn ngữ của Mỹ Thuật khá trừu tượng. Thứ hai đó là sự hấp dẫn về hình thức khiến người ta say mê khám phá dẫn đến nhận thức về bản chất của sự vật, cái này chúng ta thấy nhiều ở sinh viên các trường chuyên nghiệp. Thứ ba là từ chỗ hiểu được ý nghĩa của đối tượng mà dẫn đến bị hấp dẫn lôi cuốn , đây là trường hợp mà chúng ta bắt gặp nhiều nhất trong quá trình giảng dạy.
       Song nói gì thì nói kĩ thuật và phương pháp giảng dạy mới đặc biệt quan trọng. Trước đây , khi còn là sinh viên trong quá trình thực tập , chứng kiến một số bài dạy của giáo viên và sinh viên, mặc dù có sự chuẩn bị khá đầy đủ nhưng hiệu quả thì chưa phải là tốt nhất. Lí do là bởi các bạn không tìm cho mình một phương pháp riêng để lý giải một vấn đề mà hầu hết tất cả đều na ná giống nhau, một bài trình chiếu PowerPoint đẹp không có nghĩa là nó hiệu quả và gây được hứng thú khi mà các bạn cứ liền tù tì một mạch từ slide này sang slide khác và kết thúc bằng việc đưa giấy ra thực hành. Bởi với tôi mục đích của trình chiếu là để hỗ trợ người giáo viên làm sáng tỏ vấn đề để đưa đến một kết luận nào đấy, có những lúc các bạn phải dừng lại kết hợp với bảng để lí giải nó, mô phỏng nó. Cũng như không phải các bạn cứ đưa một số bức tranh ra với một loạt câu hỏi đại loại như: các bức tranh vẽ đề tài gì? Màu sắc ra sao? Bố cục như thế nào?và rồi đưa ra kết luận về đặc điểm của một trường phái nghệ thuật nào đó. Có rất nhiều cách thức để chúng ta thực hiện , một câu hỏi mang tính cách gợi mở của giáo viên thực tế sẽ khuấy động được tư duy của học sinh và không khí của lớp học. Nói gợi mở nghĩa là nó sẽ mở ra nhiều câu trả lời ,nhiều ý kiến khác nhau, định hướng và sắp xếp lại đó là công việc của người giáo viên.
     Ví dụ 1: Dạy tiết 26 vẽ tranh đề tài “Ngày tết và mùa xuân”
      - Giáo viên phải dẫn dắt vào bài mới ngay từ đầu tiết cũng làm tăng tính hứng thú trong học tập của học sinh trong giờ học. Nếu dẫn dắt tốt thì sẽ gây hứng thú học tập của học sinh, có thể cho học sinh hát một bài về ngày tết và mùa xuân hoặc cho học sinh xem một đoạn clip về không khí ngày tết và mùa xuânVì  việc dẫn dắt vào bài nó đem đến tình huống có vấn đề sau đó học sinh quan tâm đến những vấn đề đó để giải quyết trong suốt quá trình của tiết học cũng như nhớ bài được lâu và được khắc sâu một cách có khoa học.
      - Việc sử dụng đồ dùng dạy học một cách có hiệu quả cũng làm tăng hứng thú của học sinh trong tiết học, đồ dùng phải đẹp, dễ nhìn, phù hợp với nội dung bài học và tình hình địa phương. Đồ dùng có thể là tranh ảnh về đề tài hoặc được trình chiếu trên máy chiếu đa năng để học sinh cảm nhận. Sau khi giới thiệu bài xong giáo viên cho học sinh quan sát tranh về đề tài khác nhau và cho học sinh tìm ra đề tài về ngày tết và mùa xuân thông qua hình thức thi đua giữa các nhóm với nhau.
        - Khi học sinh nhận biết tranh đúng đề  tài giáo viên cho học sinh  hoạt động theo nhóm để học sinh nhận biết về nội dung cần vẽ, hình ảnh, màu sắc Hoạt động nhóm trong giờ học để phù hợp với từng đối tượng học sinh ta có thể phân nhóm theo nhiều cách khác nhau, mỗi nhóm làm một nhiệm vụ phù hợp với năng lực của mình. Ví dụ: Những học sinh nào có hứng thú học tập cao thì cho nhóm ấy có nhiệm vụ tìm tòi, đòi hỏi độc lập, sáng tạo. Nhóm nào yếu thì có nhiệm vụ làm mẫu  hoặc căn cứ vào trình độ nhận thức ,trình độ học lực có thực của học sinh mà chung ta phân nhóm nhằm giúp học sinh tích cực học tập . Dựa vào học lực để giáo viên phân cho học sinh nhưng nhiệm vụ tương ứng . Tất cả những điều đó cũng gây được hứng thú của học sinh.
        - Tổ chức  trò chơi để gây hứng thú cho học sinh  bằng cách cho học sinh tìm ra những hình ảnh cần vẽ về đề tài ngày tết và mùa xuân nhóm nào tìm được nhiều sẽ có phần thưởng. Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. Trò chơi học tập không chỉ nhằm vui chơi giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kỹ năng học tập cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng của học sinh bớt đi vẻ khô khan, tăng thêm phần sinh động hấp dẫn.
       - Thực hành cũng cần tạo cho học sinh không khí thoải mái không gò ép học sinh theo khuôn mẫu, các em có thể thoải mái thể hiện ý tưởng của mình.
tư liệu lịch sử
        SGK mới còn tăng tranh ảnh minh hoạ cho bài học đặc biệt ở chương trình lớp hình ảnh minh hoạ rất nhiều và giáo viên khai thác tranh ảnh đó cũng là cách làm cho kiến thức bộ môn thêm phong phú và qua tranh ở những phần nội dung bài học, SGK mới còn nêu ra những câu hỏi nhỏ mang tính nâng cao sự hiểu biết của học sinh. Học sinh muốn trả lời được câu hỏi này buộc phải đọc toàn bộ nội dung trước đó mới có thể trả lời được. Giáo viên yêu cầu học sinh soạn bài trước ở nhà từ những câu hỏi nhỏ như vậy và điều này làm cho học sinh nhớ lâu và biết xâu chuỗi sự kiên.
      - Nguyên nhân của tình trạng học kém của học sinh có thể do giáo viên giảng dạy không sát đối tượng, do học sinh không tự giác tích cực, sự chuẩn bị bài ở nhà chưa tốt, đôi khi cũng do sự khiếm khuyết về trí tuệ và thể chất. Trong quá trình dạy học ở phương pháp mới thì học sinh phải chuẩn bị bài trước ở nhà theo câu hỏi của giáo viên đưa ra hoặc đọc trước nội dung bài học, trong tiết học giáo viên chủ yếu giải quyết những vấn đã nêu ra đồng thời đặc các tình huống để học sinh thảo luận trả lời.
       - Khi tiến hành  dạy học theo hình thức hoạt động cả lớp thường là giáo viên đưa ra vấn đề và đặt câu hỏi cho học sinh . Mục đích của việc đặt câu hỏi  cho học sinh  về hiện tượng, sự kiệncâu hỏi đòi hỏi nhớ lại kiến thức cũ có liên quan, đồng thời phải có những tình huống  có vấn đề đòi hỏi mức độ nhận thức cao hơn, tuy nhiên phải biết sắp xếp chúng từ dễ đến khó. Những câu hỏi dễ giáo viên gọi những học sinh trung bình, yếu trả lời không nên để có em thụ động.
      Lập tiến trình khoa học xây dựng kiến thức:
      Các nội dung cơ bản của tiến trình khoa học xây dựng kiến thức bao gồm: kiến thức cần dạy.     
Phương pháp quan sát
Giúp cho học sinh biết cách quan sát khi đứng trước một tác phẩm hay một đối tượng thẩm mĩ, quan sát từ tổng thể đến chi tiết. Trên cơ sở quan sát nhận biết tác phẩm về nội dung và hình thức thể hiện, các em biết phân tích cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Từ phân tích đến tổng hợp khái quát về tác phẩm và biết cách đánh giá tác phẩm đó, các em rút ra được bài học có thể áp dụng vào bài vẽ của mình.
Ví dụ: Khi xem tác phẩm “ Bữa cơm ngày mùa thắng lợi” của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh.
Học sinh quan sát tác phẩm để thấy được nội dung và hình thức thể hiện. Nội dung được phản ánh trong tác phẩm hết sức đơn giản, gần gũi với đời sống thường ngày. Một bữa cơm của một gia đình nông dân có vợ chồng con cái ngồi
quanh một mâm cơm, người vợ đang xới cơm cho con , người chồng và cô con gái đang ăn. Phía sau là một đống rơm lớn. Màu sắc trong tranh thật giản dị, bằng gam màu nâu vẽ trên lụa. Sau khi quan sát nhận biết những nét chính của tác phẩm học sinh biết phân tích nội dung được thể hiện thông qua hình thức của tác phẩm. Để có được sự phân tích này, kiến thức về bố cục, đường nét, hình mảng, màu sắc trong phân môn vẽ tranh  đề tài sẽ hỗ trợ để các em có thể nhận biết và phân tích. 
Ví dụ: Bố cục tranh cân đối và chặt chẽ, các nhân vật được thể hiện tự nhiên trong các tư thế khác nhau , người đang ăn, người đang gắp thức ăn, người đang chăm sóc con, các mảng phụ phía sau làm cho bức tranh thêm phần vững chắc . Màu sắc và bố cục, hình dáng các nhân vật cùng các chi tiết như nổi cơm trắng và đầy, mâm cơm có nhiều món ăn, mọi người ngồi ăn trong tư thế thư thái, đống rơm lớn, gam màu nâu ấm áp.
 Ngoài các yếu tố về bố cục, màu sắc, hình dáng giáo viên phải cho học sinh tìm hiểu và làm quen với chất liệu bởi chất liệu sẽ góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm. Tất cả những yếu tố đó toát lên nội dung chủ đề của tác phẩm “Bữa cơm ngày mùa thắng lợi”. Từ đó học sinh khái quát được, cảm nhận được không khí gia đình thật đầm ấm , no đủ, hạnh phúc và thấy được giá trị nghệ thuật của tác phẩm là tính chân thực, tính dân tộc sâu sắc. Qua phân tích tác phẩm các em có thể học tập cách sắp xếp bố cục, cách sử dụng đường nét, đậm nhạt, màu sắc trong bài vẽ của mình.
- Ngoài kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và áp dụng, cần hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng tự học, tự nghiên cứu SGK, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh
*Để phát triển kĩ năng này cần phải yêu cầu học sinh đọc SGK, sưu tầm tư liệu liên quan đến nội dung của bài trên báo, tạp chí,có thể đưa ra yêu cầu cụ thể bằng câu hỏi hoặc phiếu giao việc. Ví dụ:
+ Em hãy đọc, ghi tóm tắt nội dung giới thiệu về tác giả Trần Văn Cẩn, Bùi Xuân Phái,
+ Em hãy xem và cho biết ý kiến nhận xét của mình về nội dung, hình thức, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm “ Tát nước đồng chiêm”, những bức tranh về phố cổ Hà Nội, Em có thể học tập được gì trong những tác phẩm đó?
*Hay giáo viên có thể giao cho 4 nhóm những nội dung liên quan đến bài học, yêu cầu các em sưu tầm tranh ảnh rồi tạo thành những bài sưu tầm sau đó trình bày trước lớp
*Khi học sinh nêu nhận xét của mình về các tác phẩm có thể còn phiến diện, chưa cụ thể hoặc chưa đúng chúng ta đừng vội đưa ra kết luận của mình hoặc điều chỉnh ý kiến của học sinh mà nên khuyến khích các em phát biểu ý kiến nhận xét của mình. Như vậy, giáo viên sẽ thu được ý kiến của nhiều học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể phân tích khả năng tự nhận biết, kĩ năng của học sinh đến đâu và sau đó giáo viên cần cung cấp, bổ sung thêm kiến thức phát triển kĩ năng cho học sinh.Từ đó phần nào gây được hứng thú học tập cho học sinh đối với những bài thường thức mĩ thuật mà từ trước đến giờ các em cho là khô khan và khó tiếp thu nhất trong bộ môn mĩ thuật.
Ưu điểm:
Với những nhiệm vụ như vậy chúng ta dần dần hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng tự học, tự nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo. Vào giờ học, giáo viên tổ chức các hoạt động để học sinh thảo luận trong nhóm và trình bày những hiểu biết của mình về nội dung bài học đã chuẩn bị. Các em có thể nêu những thắc mắc hoặc câu hỏi để giáo viên giải thích những điều mà các em chưa rõ. Giờ học sẽ thật sôi nổi và thú vị nếu các em chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
Phương pháp vấn đáp
Học sinh:
- Dùng các câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời về nội dung bài học. Học sinh được suy nghĩ trước và dự đoán nội dung mà giáo viên sẽ giảng. Các em sẽ không bị động trong quá trình tiếp thu kiến thức. Qua đó kích thích suy nghĩ sự say mê tìm hiểu gợi mở để học sinh tự phát hiện những vấn đề mới, liên hệ kiến thức mới với kiến thức đã học và kinh nghiệm sống của bản thân, từ đó khắc sâu kiến thức đã học và ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- Hình thành ở các em tinh độc lập suy nghĩ tự tin phát huy tính tích cực và tương tác học tập. Tạo hứng thú học tập, phát triển kĩ năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô.
Giáo viên:
Thông qua vấn đáp giáo viên nắm bắt được khả năng mức độ nhận thức của học sinh để từ đó có hướng tạo điều kiện giúp đỡ nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đó còn nắm được kết quả của bài dạy để kịp thời điều chỉnh lại phương pháp dạy học cho phù hợp.
Vậy khi đặt câu hỏi giáo viên phải lưu ý đến cách đặt câu hỏi và cách hỏi. Dựa trên phép phân loại để đặt câu hỏi theo cấp độ nhận thức, câu hỏi cấp cao và cấp thấp bởi vì như trường của tôi đối tượng chủ yếu ở đây là đồng bào dân tộc thiểu số, ngôn ngữ của các em ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ thì các em bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ phổ thông trong trường học để thuận lợi cho việc truyền đạt văn hóa, nên việc tiếp thu của các em còn hơi chậm so với học sinh trường THCS khác nên tôi sử dụng các câu hỏi cần hợp lí và vừa với khả n

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giup_cac_em_hoc_sinh_hoc_tot_mon_my_th.docx