I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay trước tình hình dịch Covid - 19 đang diễn ra hết sức phức tạp trên
trên toàn thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng.
Ngoài việc đảm bảo các công tác phòng chống tốt dịch bệnh thì việc bảo vệ
môi trường sống của con người là một vấn đề đáng quan tâm. Có thể nói rằng
bảo vệ môi trường là những hoạt động mang tính chất cộng đồng rất cao. Để bảo
vệ môi trường một cách có hiệu quả nhất cần có sự chung tay góp sức của mỗi
cá nhân và toàn xã hội.
Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng
cũng chính con người trong quá trình tồn tại và phát triển đã khai thác cạn kiệt
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, làm ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hàng vạn người chết
vì các loại dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây
ra. Một trong các nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do thiếu hiểu
biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo
vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách,có tính chiến lược toàn cầu.
Chính vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ vô cùng quan
trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ
bậc học đầu tiên, đặc biệt đối với trẻ trong các trường mầm non.Giáo dục bảo vệ
môi truờng cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi
trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống
tích cực với môi trường. Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là hình thành
cho trẻ có thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn
gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc cây xanh và chăm
sóc con vật nuôi, hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, biết
được hành vi xấu như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bẩn lên tường, dẫm đạp
lên cây xanh. Bên cạnh đó giúp cho các bậc phụ huynh và cộng đồng có kiến
thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào các hoạt
động làm “ Xanh- sạch - đẹp” cho đất nước và cho thế hệ mai sau.
ện đề án: “Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kỹ năng sống”, trong đó có nội dung giáo dục kỹ năng tự lập (Giáo dục trẻ biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng, biết nhặt rác ỏ đúng nơi quy định....) tại lớp. - Phụ huynh luôn nhiệt tình ủng hộ kinh phí và ngày giờ công lao động giúp đỡ tạo điều kiện cho nhà trường có môi trường sạch đẹp thuận lợi cho các cháu đến trường. 5/15 - Trẻ ở cùng một độ tuổi. Một số trẻ đã có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không vất rác bừa bài ra trường, lớp. - Môi trường lớp học rộng, sạch sẽ, thoáng mát tạo điều kiện cho trẻ có một môi trường học tập tốt. Phần lớn các cháu thích đến lớp, đi học đều và tích cực tham gia vào các hoạt động. 2.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên tôi gặp không ít những khó khăn sau: - Về phía nhà trường, sân trường chưa có nhiều cây xanh, bóng mát nên việc quan sát thiên nhiên của trẻ còn hạn chế. - Phụ huynh đa số làm nghề nông và buôn bán nhỏ nên đời sống còn khó khăn, do đó một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ. - Một số phụ huynh chưa thật sự làm gương tốt cho trẻ trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, chưa có ý thức nhắc nhở trẻ gữi gìn vệ sinh trường lớp.Ở nhà cháu chưa thực sự được giáo dục và quan tâm về việc bảo vệ môi trường. - Công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh chưa thật sự đi vào chiều sâu, hình thức tuyên truyền chủ yếu là thông qua các biểu bảng tuyên truyền tại lớp. - Đa số trẻ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vứt rác bừa bãi. - Một số trẻ chưa có ý thức về bảo vệ môi trường nên việc truyền thụ kiến thức đến cho trẻ còn nhiều bất cập. - Đa số người dân địa phương chưa có ý thức giữ gìn nguồn nước còn xả rác thải và các loại thuốc bảo vệ thực vật một cách bừa bãi, chính những việc làm đó ảnh hưởng đến hành vi thói quen của trẻ. - Sau khi tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên bản thân tôi đã học hỏi rất nhiều qua sách báo, truyền thanh kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, tôi đã tìm ra cho mình một số nội dung và biện pháp giải quyết như sau. 2.3. Khảo sát điều tra ban đầu: - Để biết được thói quen, ý thức ban đầu của trẻ, vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát tại lớp, kết quả cụ thể như sau: - Bảng khảo sát đầu năm về thói quen, ý thức bảo vệ môi trường của trẻ. - Tổng số trẻ được khảo sát là 30 trẻ. NỘI DUNG TRẺ ĐẠT TỈ LỆ % TRẺ CĐ TỈ LỆ % 6/15 Biết chăm sóc bảo vệ cây 12 40 18 60 Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi qui định. 14 46 16 54 Không vứt rác ra trường, lớp, biết gom rác vào thùng rác. 10 33 20 67 Phân biện được những hành động đúng, sai đối với môi trường. 9 30 21 70 Qua cuộc khảo sát đầu năm học, tôi thấy rằng: Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. Tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mình phải làm gì và làm như thế nào để nâng cao kết giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, đồng thời nhắc nhở phụ huynh ý thức bảo vệ môi trường. Xuất phát từ đặc điểm chung của trường, lớp, từ nhu cầu thực tế của trẻ và tầm quan trọng của việc trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Từng bước tôi đã thực hiện các biện pháp sau: 3. Biện pháp thực hiện. 3.1. Biện pháp 1: Giáo dục trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua giờ đón, trả trẻ: - Tôi đến lớp sớm mở cửa vệ sinh lớp sạch sẽ, khi trẻ đến tôi nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, ăn uống biết bỏ rác vào thùng rác có nắp đậy. - Trò chuyện đầu giờ và cho trẻ xem những đoạn phim tài liệu, băng hình, tranh ảnh về môi trường, hoặc đọc thơ, kể chuyện về thiên nhiên, cây cỏ hoa láTôi trò chuyện với trẻ về địa chỉ nơi trẻ sống, những người hàng xóm và bạn bè xung quanh, cách sinh hoạt hàng ngày của mọi người trong gia đình: Nhà con ở đâu? Hàng ngày con được ăn những thức ăn như thế nào? Uống nước ở đâu? Khi đi ra ngoài đường thì con phải làm gì để bảo vệ môi trường? - Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Con Chuột chết” và cho trẻ xem clip về nội dung câu chuyện. Sau đó tôi hỏi trẻ: + Ai đã vứt con chuột chết ra đường? + Rồi xe cộ đi lại trên đường thì con chuột đó ra sao? + Mọi người ăn, uống ở ven đường cảm thấy thế nào? + Không khí ở gần xác con chuột đó như thế nào? + Nếu con chuột ấy mang mầm bệnh thì thế nào nhỉ?... + Qua câu chuyện này các con phải làm gì để bảo vệ môi trường? + Cô cho nhiều trẻ được nêu ý kiến của mình về bảo vệ môi trường. 7/15 Từ câu truyện trên, tôi đã từng bước giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn. - Đến giờ trả trẻ tôi động viên trẻ nhận xét các bạn trong lớp để phát hiện và khen ngợi những hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm nước. đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng những hành vi chưa có lợi cho môi trường. 3.2. Biện pháp 2: Giáo dục trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua trang trí lớp. Nắm bắt kịp thời những thông tin chỉ đạo của ngành, của đơn vị trường về chuyên đề “ Trường học xanh, lớp học xanh”. Ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch vận động phụ huynh mang cây xanh, cây hoa đến lớp để làm góc thiên nhiên cho các con tự chăm sóc. Trang trí một mảng tường với các hình ảnh về bảo vệ môi trường như: Trồng cây xanh, bỏ rác đúng nơi qui định, có ý thức bảo vệ môi trường bằng các hình ảnh dễ hiểu đối với trẻ ngay cửa lớp mang tên “ Lớp học xanh, sạch đẹp”. Từ những hình ảnh đó đã giúp trẻ nhận biết được hành vi, thái độ, ý thức để bảo vệ môi trường lớp học tốt hơn. Mặt khác, hàng ngày trẻ được chăm sóc cây trong góc thiên nhiên, tưới cây, nhổ cỏ, lau láTrẻ nhìn thấy cây phát triển hàng ngày, cây xanh tốt, ra hoa và trẻ rất thích thú với việc làm hàng ngày của trẻ đã góp phần tạo ra môi trường xanh, sạch, đẹp. 3.3. Biện pháp 3: Giáo dục trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động chung. Thông qua các môn học: Tạo hình, âm nhạc, làm quen văn học, khám phá khoa học, làm quen với toán, làm quen chữ viếtGiáo dục trẻ có kiến thức bảo vệ môi trường. Từ đó trẻ được thực hành những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng cắt xé dánthể hiện hiểu biết của mình về môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ con người. Ví dụ môn tạo hình: Hướng dẫn trẻ cắt, xé dán cây xanh, hoa cỏ bằng các nguyên vật liệu: giấy báo cũ, lá cây để tiết kiệm giấy, có thể tận dụng giấy vụn để làm cây xanh, vườn hoa, bãi cỏ, bằng các nguyên vật liệu, phế thải, đồng thời giải thích cho trẻ hiểu đó là việc làm có ý nghĩa bảo vệ môi trường. Khi trẻ thực hiện nhắc trẻ không nói to, không kéo bàn ghế tránh gây ra tiếng ồn và làm hư hỏng bàn ghế, giữ vệ sinh trong khi thực hiện. Sau khi trẻ làm xong các bức tranh, cô nhắc nhở trẻ cất đồ dùng và vật liệu gọn gàng đúng nơi quy định. Cuối tiết học giáo dục trẻ muốn có một môi trường xanh, sạch đẹp thì mỗi người chúng ta phải biết bảo vệ môi trường biển thật tốt. 8/15 Thông qua các giờ học trẻ có thêm những kiến thức bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi. 3.4. Biện pháp 4: Giáo dục trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt ngoài trời. Cô sưu tầm bài hát, bài thơ, câu đố, hò vè... về các loài cây để trẻ biết được ích lợi của cây đối với con người từ đó trẻ có thái độ yêu quí biết chăm sóc bảo vệ cây xanh.( không bứt lá, bẻ cành, lá, hoa, không giẫm lên cỏ, hoa...). Bên cạnh đó tôi mở rộng tìm những video về những cây thực vật sống trong lòng Đại Dương, biển, đảo cho trẻ tìm hiểu và cung cấp cho trẻ thấy được môi trường biển đang bị ô nhiễm do khai thác chặt phá cây trồng ven biển và các loại tảo, rong biển quá mức.. Các hoạt động giúp trẻ biết được sự phát triển của cây xanh, tận dụng các nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên làm một số đồ chơi: con trâu, chong chóng, đồng hồ... được làm từ lá đa, lá dừa Trẻ biết mối quan hệ cây xanh với môi trường sống, biết rừng là nơi có nhiều cây, giúp chắn gió, ngăn lũ là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật. Cho trẻ quan sát cảnh vật ngoài đường, quanh sân trường, chú ý hướng trẻ đến rác thải , khói bụi xung quanh và cho trẻ tự nhận xét về sân trường hôm nay sạch hay bẩn ? vì sao ? mỗi người cần làm gì để sân trường thêm sạch?... Cho trẻ chơi tự do theo nhóm: Nhóm chơi ghép hình con vật từ lá cây. Nhóm tạo thảm cỏ, vườn hoa bằng lá cây, cát, giấy vụn. Nhóm nhặt rác và chăm sóc cây trong sân trường. Nhóm tướí cây, nhóm lau lá , nhóm nhổ cỏ đồng thời gợi hỏi trẻ vì sao mình phải làm như vậy? và giải thích cho trẻ hiểu chăm sóc cây và nhặt rác sẽ làm cho sân trường thêm đẹp, cho môi trường thêm trong sạch Cho trẻ làm các thí nghiệm về sự phát triển của cây. Cho trẻ làm quen với việc xử lý các tình huống có liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường. Cho trẻ rửa tay sau khi đi dạo chơi. trước khi trẻ rửa tay tôi gợi hỏi trẻ : Khi rửa tay con làm thế nào để tiết kiệm nước?( trẻ trả lời: vặn vòi nước vừa phải, rửa tay xong vặn chặt vòi nước, rửa gọn gàng không làm nước vung ra ngoài). 3.5. Biện pháp 5: Giáo dục trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động góc. Tôi thường xuyên tổ chức các trò chơi cho trẻ: trò chơi đóng vai, trò chơi vận động, trò chơi có nội dung về bảo vệ môi trường như: “ Nhận biết động vật, thực vật, xếp tranh về qui trình sản xuất rau sạch, cắt dán tranh về các hoạt động thu gom rác, nhặt lá, làm sách, tranh về bảo vệ môi trường” 9/15 Để cho trẻ có những giờ chơi góc có hiệu quả. Tôi luôn tận dụng tất cả các nguyên vật liệu có thể sử dụng để làm đồ chơi như: Sách báo, lịch cũ, nõn giấy vệ sinh, chai nước gội đầu, non bia, và hộp sữa, xốp, vải vụn, lá khô để cô và trẻ cùng làm đồ chơi tự tạo cho trẻ hoạt động góc. Trong khi trẻ chơi tôi quan sát nhắc nhở trẻ giao tiếp với nhau nhưng không ồn ào, không vất, ném đồ chơi, biết sử dụng đồ chơi tự tạo do cô và trẻ cùng làm một cách có hiệu quả. Chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định để buổi sau còn dễ lấy, dễ sử dụng. Góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh, sắp xếp đồ dùng ngăn lắp hợp lý; Góc nghệ thuật: Múa hát những bài hát theo chủ đề, tạo những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu, dùng xong cất đúng nơi qui định... cô cũng có thể cho trẻ cùng trang trí cho thùng rác thật đẹp để khuyến khích các bạn nhỏ bỏ rác vào thùng. Trẻ cắt dán, vẽ tranh nhặt rác dán vào thùng, dán thùng rác có khuôn mặt cười ... Bé trang trí thùng đựng rác; Góc thiên nhiên: Bác làm vườn chăm sóc vườn cây, lau lá, nhổ cỏ, tưới cây, nhặt lá khô, trồng cây, gieo hạt, chơi với cát nước (chơi xong phải rửa tay, chân bằng xà phòng...); Góc văn học: Làm sách, tranh các hình ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên” 3.6. Biện pháp 6: Giáo dục trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua giờ ăn trưa. Tổ chức bữa ăn cho trẻ là một nội dung quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cơ thể trẻ nói chung và sự phát triển thể chất của trẻ nói riêng. Nhưng để trẻ có thói quen vệ sinh, văn hoá trong giờ ăn để có một môi trường sạch sẽ tôi phải giáo dục trẻ trong giờ ăn như: Tôi thường xuyên nhắc trẻ phải biết kê bàn ngay ngắn, biết lấy đĩa ( đựng cơm thừa, cơm rơi vãi và 1 đĩa để khăn ướt lau miệng ). Sau đó ra xếp hàng rửa tay bằng xà phòng theo qui trình 6 bước. 18 Trong khi ăn cô nhắc trẻ ăn ngon miệng, nhai kỹ, ăn hết suất, khi ho phải lấy tay che miệng, không nói chuyện trong khi ăn tạo những thói quen văn minh lịch sự trong khi ăn. Ăn xong biết xếp bát, thìa vào nơi quy định một cách gọn gàng, sau đó trẻ đi đánh răng, lau miệng, nhắc nhở trẻ tiết kiệm nước bằng cách lấy cốc hứng nước, không vặn vòi nước chảy liên tục khi đánh răng. Nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh phòng, nhóm sạch sẽ, đi vệ sinh phải đúng nơi quy định, đi xong để dép lên giá xếp ngay ngắn theo tổ, sau đó biết lấy gối đi ngủ, biết gấp quần áo và để đúng nơi quy định. 10/15 Giáo dục trẻ biết ăn hết suất, không để thừa hoăc rơi vãi thức ăn ra bàn, xuống sàn nhà tránh ruồi, muỗi. 3.7.Biện pháp 7: Giáo dục trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc phối kết hợp với phụ huynh. Biện pháp phối kết hợp với phu huynh là rất quan trọng vì phụ huynh là chiếc cầu nối giữa cô giáo và trẻ. Biết được điều đó nên ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch trao đổi động viên phụ huynh để trẻ có những hành vi và thái độ tốt trong việc bảo vệ môi trường, tôi luôn có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác tuyên truyền bằng các hình thức sau : Trong các buổi họp phụ huynh tôi chú trọng tuyên truyền những kiến thức về bảo vệ môi trường, và giáo dục bảo vệ môi trường cho phụ huynh đồng thời phối hợp với phụ huynh cách giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua góc tuyên truyền. Sau buổi họp tôi vận động phụ huynh thu gom những vật liệu, phế thải ủng hộ cho lớp để làm đồ dùng đồ chơi. Luôn nhắc nhở phụ huynh phải luôn là gương sáng trong việc bảo vệ môi trường xung quanh cho trẻ noi theo. 4. Hiệu quả SKKN. Qua thời gian tôi nghiên cứu, thực hiện và áp dụng các biện pháp trên vào lớp học, tôi thấy đạt hiệu quả rất tốt. các cháu thích thú tham gia váo các hoạt động vệ sinh môi trường, làm cho trường lớp trở nên sạch đẹp và gọn gàng hơn. Một số cháu trước đây còn lơ là, ỷ lại vào bạn nhưng bây giờ luôn tự giác tham gia lao động: Biết chăm sóc bảo vệ cây, biết giữ vệ sinh trường, lớp. biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi qui định, không vứt rác ra trường, lớp, biết gom rác vào thùng rác, phân biện được những hành động đúng, sai đối với môi trường. thích lau chùi, dọn dẹp đồ dùng đồ chơi ở lớp giúp cô và thường xuyên nhắc nhở nhau giữ gìn vệ sinh chung. Qua các hoạt động, tôi nhận thấy các cháu có sự chuyển biến rõ rệt, cháu thích quan sát cây xanh, quan sát các hiện tượng thiên nhiên, thích tìm tòi khám phá thiên nhiên, yêu thích các hoạt động lao động. cháu thường xuyên chăm sóc cây xanh như: Lau lá cây góc thiên nhiên, tưới cây, không ngắt lá, bẻ cành Ở nhà cháu bắt đầu có ý thức nhắc nhở người thân tham gia bảo vệ môi trường như phụ huynh Bảo Anh nói “ Cháu dạo này ngoan lắm biết giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, chơi xong là cất dọn ngay còn thường xuyên nhắc mọi người đừng vứt rác bừa bãi ra đường, xuống ao, hồ, sông, ngòi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường”, và một số cháu khác cũng có biểu hiện tốt trong 11/15 việc chăm sóc và bảo vệ môi trường cháu biết giúp đỡ bố mẹ quét dọn nhà cửa, chăm sóc con vật cho con vật ănTừ đó, tôi đã cảm nhận được một điều là học sinh lớp tôi đã có ý thức rất cao trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, các cháu còn rất mạnh dạn trong việc vận động những người thân cùng tham gia để giữ gìn môi trường bằng những việc làm hết sức cụ thể. Từ những hành vi đơn giản đó của trẻ mầm non, phụ huynh rất đồng tình ủng hộ. Ngoài ra, họ còn tích cực tuyên truyền với nhau ý thức giữ gìn vệ sinh chung khi đến trường lớp của con. Qua quá trình thực hiện một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non đã đạt kết quả trên trẻ như sau: * Khảo sát kết quả cụ thể. Nội Dung Trước khi áp dụng các BP (Đầu năm) Số trẻ : 30 Sau khi áp dụng các BP ( Cuối năm) Số trẻ: 30 Biết chăm sóc bảo vệ cây Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 12 18 27 3 40% 60% 90% 10% Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi qui định. 14 16 29 1 46% 54% 97% 3% Không vứt rác ra trường, lớp, biết gom rác vào thùng rác 10 20 30 0 33% 67% 100% 0 Phân biện được những hành động đúng, sai đối với môi trường. 9 21 28 2 30% 70% 94% 6% * Nhận xét kết quả khảo sát Trước khi sử dụng các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thì đa số trẻ trong lớp chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, còn vứt rác bừa bãi. Số trẻ có ý thức bảo vệ môi trường chỉ chiếm tỉ lệ cao. Sau khi áp dụng các biện pháp hầu hết các cháu trong lớp thích thú tham gia váo các hoạt động vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi ở sân trường, ở nhà, ở nơi công cộng.Số trẻ có ý thức bảo vệ môi trường đã rất cao. Qua bảng khảo sát tôi nhận thấy: Tiêu chí biết chăm sóc bảo vệ cây: Trước khi áp dụng các biện pháp trẻ đạt 40%, sau khi áp dụng các biện pháp trẻ đạt 90%. 12/15 Tiêu chí biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi qui định.: Trước khi áp dụng các biện pháp trẻ đạt 46%, sau khi áp dụng các biện pháp trẻ đạt 97%. Tiêu chí không vứt rác ra trường, lớp, biết gom rác vào thùng rác: Trước khi áp dụng các biện pháp trẻ đạt 33%, sau khi áp dụng các biện pháp trẻ đạt 100%. Tiêu chí phân biện được những hành động đúng, sai đối với môi trường: Trước khi áp dụng các biện pháp trẻ đạt 30%, sau khi áp dụng các biện pháp trẻ đạt 94%. Điều đó chứng minh rằng việc áp dụng các biện pháp mà tôi đề ra rất phù hợp. 13/15 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1.Ý nghĩa của sáng kiến Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục nhằm giúp con người trong cộng đồng nhận thức và quan tâm đến các vấn đề của môi trường, có hiểu biết về môi trường, có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và con người nói chúng, biết cách sống tích cực, thân thiện với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể, trí tuệ. Ý nghĩa của GDBVMT nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn, bảo tồn, sử dụng môi trường đảm bảo bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập và sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa môi trường, xóa đói nghèo, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa GDBVMT còn bao hàm cả việc đạt được những kĩ năng, có động lực và cam kết hành động để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh. Ngoài ra ý nghĩa của việc GDBVMT còn cung cấp cho trẻ mầm non những thói quen tốt: Biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc các con vật nuôiBên cạch đó giúp trẻ mầm non có những hiểu biết ban đầu về môi trường, bảo vệ môi trường từ đó giúp trẻ có hành vi, thói quen, thái độ ứng xử phù hợp hơn, sống thân thiện, hòa nhập với môi trường, giữ gìn và bảo vệ môi trường. Đồng thời giúp cho các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng có kiến thức cơ bản về GDBVMT và tích cực tham gia vào các hoạt động làm “Xanh- sạch- đẹp” môi trường và làm tấm gương cho trẻ, giáo dục trẻ có ý thức BVMT. 2. Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển sáng kiến. - Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non đã góp phần giáo dục trẻ tình yêu, lòng tự hào và ý thức bảo vệ môi trường quê hương đất nước. Phát triển nhân cách toàn diện, hài hòa cho trẻ. - Để giúp trẻ thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, trước hết giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ tìm tòi học hỏi những phương pháp mới để làm sao thu hút các cháu vào hoạt động một cách có hiệu quả. Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non có vai trò rất quan trọng, nội dung giáo dục không xây dựng một chương trình giáo dục riêng lẻ mà được lồng ghép vào 14/15 các nội dung của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong các hoạt động hàng ngày. Do đó giáo viên phải biết kết hợp nội dung bảo vệ môi trường với nội dung chăm sóc giáo dục trẻ một cách chặt chẽ thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ. - Mặt khác giúp trẻ có thái độ tốt khi thực hành bảo vệ môi trường thì giáo viên phải luôn gương mẫu trong mọi hành vi để trẻ làm theo, luôn dạy trẻ có ý thức tự giác thực hiện những việc làm hàng ngày kịp thời chấn chỉnh những hành vi sai trái làm ảnh hưởng đến môi trường. - Muốn trường mầm non luôn xanh sạch – đẹp thì mỗi thành viên trong trường phải có ý thức tham gia vào các hoạt động gữi gìn vệ sinh chung, sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng, cùng nhau thu gom và xử lý tốt rác thải . - Công tác bảo vệ môi trư
Tài liệu đính kèm: