Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm non

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta, suốt cuộc đời mình Người đã

hết lòng chăm lo cho thế hệ trẻ. Bác đã dành nhiều tâm huyết cho công tác giáo

dục, đặc biệt là tình cảm vô bờ mỗi lần đi thăm nhà trẻ, gặp gỡ các cô giáo nuôi

dạy trẻ Bác nói: "Muốn cho người mẹ sản xuất tốt, cần tổ chức những nơi

nuôi dạy trẻ - cũng như trồng cây non được tốt thì sau này các cháu thành

người tốt".

Lời dạy của Bác luôn nhắc nhở mỗi chúng ta, những người làm công tác

giáo dục phải hết mình chăm lo cho những thế hệ tương lai của đất nước- đó là

trẻ em.Trẻ em chính là những người kế tục sự nghiệp xây dựng đất nước, là chủ

nhân tương lai, là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội. Chính vì

vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ em không những ở gia đình, nhà trường mà còn

là còn là trách nhiệm của toàn xã hội.

Vì vậy, trong nghị quyết số 55/ QĐ ngày 03/02/1990 của Bộ giáo dục và

đào tạo về việc quy định mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trẻ, trường mẫu giáo

là phải chăm sóc trẻ: "Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà, cân

đối", hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu về nhân cách để giúp trẻ phát triển

toàn diện về "Đức, trí, thể, mỹ". Do vậy, trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như

được chăm sóc một cách hợp lý. Thế nhưng việc chăm sóc trẻ nếu không khoa

học thì sẽ dẫn đến trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Những trẻ này

sẽ kém hoạt động dẫn đến việc chậm phát triển cả về thể lực cũng như trí tuệ. Để

trẻ phát triển tốt về thể lực giúp trẻ hoạt động tích cực, thì không những cần đến

sự chăm sóc của các giáo viên mà phải có sự phối kết hợp giữa các cô nuôi. Ca

dao có câu:

“ Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Vì vậy, cô nuôi chính là những cánh tay đắc lực để cùng phối hợp với

giáo viên chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

pdf 21 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 2348Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn cho trẻ trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phòng dưới vòi nước 
chảy, rửa xong lau khô, day trẻ biết rửa tay khi tay bẩn; nhắc cha mẹ trẻ hàng 
6/20 
tuần căt móng tay, chân cho trẻ. Dạy trẻ biết giữ gìn vệ sinh ăn uống, ăn chín, 
uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống từ tốn, tránh rơi vãi cơm, ăn xong biết uống 
nước, súc miệng, chải răng sạch sẽ,. 
+ Vệ sinh môi trường: Đảm bảo có nước sạch khi dùng hàng ngày biết 
quét dọn bếp, sân trường, khơi thông cống rãnh, hố rác, hố xí phải có nắp đậy, 
xử lý rác thải hợp vệ sinh, định kỳ duyệt ruồi muỗi.., tủ lạnh phải lưu mẫu thức 
ăn sống và chín có nhãn mác rõ ràng. 
 - Như vậy chúng ta cần hiểu: Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? 
 Là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo 
quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm 
sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì 
vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều 
ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở 
chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng. 
 Do đó, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nhằm vào việc 
bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và sức khỏe của cộng đồng, hơn nữa nó còn bảo 
vệ an toàn cho công việc chế biến của bạn ở trường MN. 
Điều quan trọng là trước khi đưa thực phẩm vào cơ thể, chúng ta cần phải tiến 
hành chế biến nó. Việc chế biến thực phẩm như thế nào để đảm bào an toàn vệ 
sinh tuỳ thuộc vào nơi chế biến và cách chế biến của người đầu bếp. Chỉ coi 
trọng cách chế biến thực phẩm mà không quan tâm đến chế biến ở đâu sẽ là điều 
không thể chấp nhận được. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần tạo môi trường an toàn, 
phải cải thiện, sắp xếp và dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ khu vực sơ chế và chế biến 
thực phẩm. 
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: 
 Ở nước ta, qua việc nghiên cứu vấn đề tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường 
Mầm non mới được quan tâm mấy năm gần đây qua nghiên cứu: “ Khảo sát 
khẩu phần ăn trưa và bữa phụ” của tác giả Lê Thị Khánh Hoà ( 1983 ) có đưa ra 
khảo sát khẩu phần ăn trưa năng lượng của trẻ ở trường Mầm non. Kết qủa 
nghiên cứu cho thấy tình hình cung cấp năng lượng cho trẻ ở trường mầm non 
còn thấp so với tiêu chuẩn; tỉ lệ các chất chưa cân đối, chưa hợp lý, trong đó 
lượng Gluxit quá cao, lượng Lipit thì thấp. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra một 
nguyên nhân dẫn đến tình hình như: Bếp ăn mới được hình thành, cơ sở vật chất 
thiếu thốn, có nhiều quan niệm coi nhẹ việc nuôi nên các hình thức tổ chức cũng 
nghèo nàn.Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp: Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho 
các trường mầm non để đảm bảo cho việc tổ chức ăn cho trẻ; đào tạo đội ngũ cô 
nuôi có trình độ hiểu biết về dinh dưỡng cho trẻ. 
7/20 
 Do tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu và do yêu cầu thực tiễn nên yêu cầu 
“ Tổ chức nâng cao bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non” là cần thiết. 
 Trong cơ thể, vật chất bị tiêu hao và bị phân giải để cung cấp năng lượng 
cho hoạt động sống. Để bù vào phần vật chất đó bị tiêu hao, đồng thời để cơ thể 
luôn luôn đổi mới và phát triển cơ thể phải lấy chất dinh dưỡng từ bên ngoài và 
cơ thể dưới dạng thức ăn. Thức ăn gồm các chất có cấu trúc phức tạp, gồm 
những phân tử quá lớn nên cơ thể không thể sử dụng ngay mà phải qua hai quá 
trình biến đổi: Biến đổi về lý học và biến đổi về hoá học. 
 Vì vậy, trẻ em chỉ phát triển được hài hoà, cân đối khi mà được ăn uống 
đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu trẻ ăn uống thiếu thốn quá hay ăn uống không điều 
độ thì sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hoá, phá hoại quá trình trao đổi chất từ đó làm 
cho cơ thể trẻ yếu đi và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. 
 III/ THỰC TRẠNG: 
1/ Những thuận lợi và khó khăn. 
1.1/ Thuận lợi: 
 - Được sự chỉ đạo sát sao của BGH. 
 - Phụ huynh đã có nhận thức về công tác nuôi dưỡng. 
 - Nhân viên tổ nuôi đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt 
có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. 
 - 100% nhân viên đạt trình độ chuyên trên chuẩn, có nhiều kinh nghiệm trong 
công tác nuôi dưỡng. 
 - Nhà trường đã đầu tư và mua sắm trang thiết bị đồ dùng phục vụ nuôi dưỡng 
như: Một số biểu bảng trong và ngoài bếp, Có tủ lạnh bảo quản và lưu mẫu thức 
ăn, có tủ hấp sấy bát và một số dụng cụ đựng cơm, canh 
 - 100% trẻ ăn ngủ tại trường. 
1.2/ Khó khăn: 
 - Đầu năm số trẻ SDD, Thấp còi còn cao. SDD: 6%, TC: 8% 
 - Cơ sở vật chất, bếp ăn còn chật hẹp chưa xây dựng theo bếp một chiều. 
 - Còn một số phụ huynh chưa nhận thức rõ về công tác nuôi dưỡng. 
 - Trường còn nhiều điểm lẻ nên việc đưa cơm đến các khu gặp nhiều khó khăn. 
2/ Điều tra thực trạng: 
 - Vào đầu năm học 2020 – 2021 tôi đã khảo sát trẻ trong trường với tiêu chí 
như sau: 
8/20 
Nội dung Đầu năm Tỷ lệ% 
Tổng số học sinh 386 100 
 Cân nặng: 
Kênh bình thường 359 93 
Kênh SDD 16 4 
Cao hơn so với tuổi 11 3 
 Chiều cao: 
Kênh bình thường 368 95 
Kênh TC 18 5 
 Từ thực trạng trên, tôi đã áp dụng một số biện pháp khắc phục như sau . 
IV/ CÁC BIÊN PHÁP CHỦ YẾU : 
1/ Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nghiệp vụ: 
 -Việc bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho bản thân mình là một nhiệm vụ 
hết sức quan trọng. Xác định được điều này, tôi đã suy nghĩ và tìm đọc những tài 
liệu tham khảo, nghiên cứu các sách báo có hướng dẫn về việc chăm sóc nuôi 
dưỡng trẻ ở các độ tuổi khác nhau, đặc biệt qua các buổi tập huấn do phòng, 
cụm, nhà trường tổ chức. Luôn trao đổi, học tập các bạn đồng nghiệp để nâng 
cao tay nghề. Tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ. Qua các 
buổi chuyên môn tôi đã học tập được nhiều kinh nghiệm do tổ đề ra. 
 - Sinh hoạt chuyên môn là nhiệm vụ thường kỳ của tổ nuôi cứ hàng tháng 
là tổ nuôi sinh hoạt. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ trưởng thường chủ 
trì cuộc họp đưa ra ý kiến, nội dung họp của tháng. Trong buổi sinh hoạt đầu 
năm thì bao giờ cũng nhiều công việc như: Hướng dẫn hồ sơ sổ sách, xây dựng 
thực đơn, nội quy của trường, bếp với tất cả các nội dung trên thì nhân viên 
cùng nhau thảo luận, đi đến thống nhất. Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn, chúng 
tôi rút kinh nghiệm về thực đơn và những món ăn đã chế biến trong tuần. Cả tổ 
trao đổi, bàn bạc đưa ra các giải pháp để chế biến món ăn ngon, hợp vệ sinh sao 
cho các trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất của mình. 
Ví dụ: Xây dựng thực đơn mùa Đông, mùa Hè. Sau khi thực hiện thì thực 
đơn có một số món như: Món canh dưa nấu với thịt bò ở mùa đông, nhưng khi 
thời tiết giao mùa sang mùa xuân thì không còn dưa chúng tôi đã bổ xung, thay 
đổi sang món canh rau muống nấu thịt lợn. Tổ nuôi chúng tôi còn thống nhất về 
cách chế biến một số món ăn cho phù hợp với trẻ. 
 - Không những về thực đơn mà còn thống nhất về Hồ sơ sổ sách của tổ và 
đặc biệt là bộ chứng từ tài chính để tất cả các nhân viên đều biết làm khi tuần 
của mình làm bếp trưởng. 
9/20 
 - Ngoài ra, tôi luôn tìm tòi qua sách báo, các chương trình truyền hình 
chuyên đề về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Tôi cũng tìm hiểu qua mạng Internet 
về các nguồn thông tin mới liên quan tới dinh dưỡng. Trước mỗi thông tin mới 
về dinh dưỡng, những món mới sưu tầm được tôi ghi chép cẩn thận vào sổ tư 
liệu cá nhân của mình. Trước khi áp dụng những kiến thức đó vào việc nấu ăn ở 
trường, tôi luôn thử nấu ở gia đình mình, lấy ý kiến đánh giá của các thành viên 
trong gia đình, đặc biệt quan tâm tới ý kiến của các thành viên nhỏ tuổi. Qua đó, 
xem xét, điều chỉnh, cải tiến cách chế biến cho phù hợp khẩu vị của trẻ nhỏ. 
 2/ Biện pháp 2: Lựa chọn thực phẩm và xây dựng thực đơn. 
 2.1/ Lựa chọn thực phẩm: 
 Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng bữa ăn: 
Thức ăn có ngon không, bữa ăn có đủ đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng 
hay không đều phụ thuộc rất lớn vào khâu lựa chọn thực phẩm. Thực phẩm phải 
tươi, ngon, không bị dập nát, không bị thối rữa,... Khi lựa chọn thực phẩm tôi 
luôn chú ý những điều sau: 
 - Với thịt lợn: Miếng thịt nhìn tươi, ngon, thịt lợn khỏe mạnh thường có 
màu hồng nhạt đến đỏ thẫm, thịt săn chắc. Khi dùng ngón tay ấn mạnh vào thì 
miếng thịt đàn hồi trở lại, không rả dịch, chảy nhớt là miếng thịt đạt yêu cầu. 
Chúng ta cũng có thể khía tảng thịt đó ra từng miếng nhỏ để kiểm tra sẽ chắc 
chắn hơn tức là đường cắt mặt thịt khô ráo, thịt hơi rít, cơ hơi se lại; lớp bì mềm, 
mỡ màu trắng trong đến hơi ngà, khi ngửi không có mùi gắt dầu. Đó là thịt tươi 
và ngon. 
- Với thịt bò: Chúng ta dùng cách kiểm tra như cách chọn thịt lợn. Ngoài 
ra cần chú ý mỡ bò phải có màu vàng tươi, gân màu trắng và cứng khi ấn vào. 
Nếu như ấn tay lên thấy mỡ mềm thì đó không phải thịt bò ngon và chúng ta có 
thể ngửi để kiểm tra mùi thơm đặc trưng của thịt. 
- Với thịt gà: Chọn con to, béo, mình tròn, da vàng, chân nhỏ và xách lên 
chắc tay là gà ngon. 
- Với cá: Chọn con to, mình dày, đầu nhỏ và còn sống, chọn những con cá 
không chửa, Vảy cá xếp đều, không bong tróc, mang cá phải khép chặt, nếu lấy 
tay nâng mang cá lên xem sẽ thấy mang cá màu hồng tươi mà không phải màu 
tía, cá tươi thì mắt cá to, sáng trong, hơi lồi ra ngoài. chất nhờn trên mình phải 
trong, không có mùi lạ. Với trẻ mầm non, chúng tôi nấu cá trắm cho trẻ ăn là 
phổ biến. 
- Với Tôm: Chọn các con to, đều còn sống nhảy trong chậu, tôm có vỏ 
bóng và trơn, sống giữa thân tôm tươi và trong. 
10/20 
- Với cua: Nên chọn loại cua đồng có càng khỏe, luôn chĩa càng lên trực 
quắp nếu bạn động vào nó, chân còn đầy đủ, bò nhanh, mình to và mập, mai có 
màu xanh xanh, đặc biệt là chúng phải sủi bọt “ Nấu cơm” liên tục. Nếu là cua 
đồng chết không ăn được. 
- Với rau của quả: Rau củ tươi là rau củ không héo, màu xanh hoặc màu 
đặc trưng mà không bị biến dạng. Cánh lá cứng cáp, không mềm. Cầm cây rau 
lên thân cây rau sẽ nằm thẳng, không mềm rũ xuống là rau mới. Quan sát lá rau, 
lá rau không được vàng, không có lá đen. Cuống lá rau phải còn xanh, mập. Đối 
với các loại củ thì củ không được dập nát, ta nhìn tươi ngon là được. 
- Với gạo ngon: Gạo là thực phẩm dạng lương thực cung cấp chủ yếu chất 
tinh bột, tinh bột khi vào cơ thể, qua quá trình chuyển hóa sẽ cho chúng ta dạng 
đường đơn giản, đây là dạng năng lượng chủ yếu cho con người. Để biết được 
gạo có mới, tươi ngon hay không ta cần nhìn và sờ vào gạo. Gạo mới là gạo khô, 
không bị ẩm mốc, các hạt gạo đều nhau, hình tròn hay dài tuỳ giống lúa, trong, 
không đục, không xỉn, không có mạt cám, không có màu sắc biến đổi.Nếu cắn 
thử thấy hạt gạo giòn, không vỡ vụn hay bở bục. Ngửi mùi gạo có mùi thơm đặc 
trưng. Đó là gạo mới và ngon. Với trường Mầm non chúng tôi thường chọn loại 
gạo Bắc Hương cho trẻ ăn bởi vì loại gạo này dẻo trẻ dễ ăn. 
2.2/ Xây dựng thực đơn. 
 - Để đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ được tốt hơn, bản thân 
chúng tôi trong tổ bếp luôn cố gắng tạo nên các bữa ăn hợp lí, đầy đủ chất dinh 
dưỡng ngay từ khâu chọn nguyên liệu để xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn 
của trẻ. Nguyên liệu được chọn cần cân đối giữa thức ăn động vật và thức ăn 
thực vật, đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: 
- Nhóm cung cấp chất đạm (prôtit) như: thịt, tôm, cua, các loại đậu hạt, 
đậu tương. Chúng tạo khoáng để đặc biệt cho sự phát triển của các tế bào xây 
dựng cơ bắp khỏe, chắc. 
 - Nhóm cung cấp chất béo (lipit) như: dầu mỡ, đậu phộng, mè,.... Nhóm 
thức ăn vừa cung cấp năng lượng cao vừa làm tăng cảm giác ngon miệng giúp 
trẻ hấp thu các chất vitamin và chất béo. 
- Nhóm chất bột đường (gluxit) như: bột, cháo, cơm, mì, bún....nhóm 
cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bắp. 
 - Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất như: các loại rau quả, đặc biệt là 
các loại rau quả có màu xanh thẩm như rau ngót, rau dền, rau cải.....và các loại 
 quả có màu đỏ như xoài, đu đủ, cam, cà chua, gấc......nhóm cung cấp các loại vi 
 dưỡng chất đóng vai trò là chất xúc tác giữa các thành phần hóa học trong cơ 
 thể. 
11/20 
 - Khi chọn rau, thực phẩm tươi, ngon không có chất trừ sâu hay chất kích 
thích, xúc tác. Thức ăn chế biến phải chọn nơi có thương hiệu uy tín về chất 
lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các loại rau, quả phải rửa sạch trước 
khi sơ chế, xương thịt phải chần qua nước sôi trước khi sơ chế có như vậy mới 
giảm bớt các lượng độc tố có trong thực phẩm. 
 + Chọn các loại rau củ quả phù hợp theo mùa. 
 + Chế biến các món ăn cho trẻ theo từng độ tuổi 
 + Lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp để thay thế 
- Tổ nuôi chúng tôi luôn phối kết hợp cùng với kế toán và ban giám hiệu 
phụ trách nuôi dưỡng thường xuyên thay đổi thực đơn, xây dựng thực đơn cho 
trẻ theo mùa tháng, từng tuần, làm sao để cho các món trong thực đơn không 
trùng nhau, không lặp lại mà vẫn đủ chất dinh dưỡng, món ăn phong phú, hấp 
dẫn trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn hết khẩu phần ăn của mình. 
THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG CỦA TRẺ 
NĂM HỌC 2020-2021 
Tuần 1-3 
Thứ Bữa chính trưa 
( Nhà trẻ - mẫu giáo) 
Bữa chiều 
Phụ Mẫu giáo Chính nhà trẻ Phụ Nhà trẻ 
2 
- Hải sản xào thập cẩm 
- Canh rau thập cẩm nấu thịt 
- Phở gà 
- Chuối tiêu 
-Phở gà 
- Chuối tiêu 
 Uống sữa bột 
 3 - Thịt gà nấu cari 
- Bắp cải xào thịt 
- Canh củ quả nấu thịt 
-Bánh mỳ gối 
- Sữa chua 
- Cơm tẻ 
- Trứng xốt cà 
- Canh thịt nấu chua 
Uống sữa bột. 
4 
- Trứng cút kho tàu. 
- Canh bí xanh nấu tôm 
- Cháo vịt hạt sen 
- Uống sữa bột 
Cháo vịt hạt sen 
Uống sữa bột 
5 
- Bò hầm thập cẩm 
- Canh rau cải nấu thịt 
- Xôi gấc 
- Chuối tiêu 
- Xôi gấc 
- Chuối tiêu 
 Uống sữa bột. 
6 
- Cá sốt ngũ liễu. 
- Bầu xào tỏi 
- Canh rau cải cúc nấu thịt 
- Cháo sườn 
- Uống Sữa bột 
Cháo sườn 
Uống sữa bột 
7 
- Tôm om đậu phụ 
- Canh rau bắp cải nấu thịt 
- Uống sữa bột 
- Bánh bông lan. 
 Bánh bông lan. - Uống sữa 
bột. 
12/20 
Tuần 2-4 
Thứ Bữa chính trưa 
( Nhà trẻ - Mẫu giáo) 
Bữa chiều 
Phụ Mẫu giáo Chính nhà trẻ Phụ Nhà trẻ 
2 - Ngan xào nấm 
- Canh bầu nấu tôm 
- Cháo gà củ quả 
- Uống sữa bột 
 - Cháo gà củ quả Uống sữa bột 
3 - Tôm thịt rim mắm. 
- Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt 
lợn 
- Súp thập cẩm 
- Chuối tiêu 
Cơm tẻ 
Thịt gà rim mắm 
Canh bí xanh nấu 
thịt 
 - Uống sữa 
bột. 
4 - Trứng hấp vân. 
- Khoai tây xào. 
- Canh rau ngót nấu thịt lợn 
- Cháo chim câu đỗ 
xanh 
- Uống sữa bột 
Cháo chim câu đỗ 
xanh 
Uống sữa bột 
5 - Thịt bò kho thơm 
- Canh rau thập cẩm nấu cua 
 - Xôi ngô đỗ xanh 
- Sữa chua phù 
đổng 
 - Xôi ngô đỗ xanh 
- Sữa chua Phù 
đổng 
- Uống sữa 
bột. 
6 - Thịt gà om nấm. 
- Củ quả xào thịt 
- Canh rau cải nấu ngao 
- Uống sữa bột 
- Bánh bông lan. 
- Uống sữa bột 
- Bánh bông lan. 
- Uống sữa 
bột. 
7 - Thịt viên sốt cà chua 
 - Canh củ quả nấu thịt 
- Bún ngan 
- Uống sữa bột 
- Bún ngan - Uống sữa 
bột. 
3/ Biện pháp 3: Giao nhận thực phẩm và chế biến món ăn cho trẻ. 
 - Để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao bữa ăn cho trẻ, 
BGH đã chọn những cơ sở có tin cậy trên địa bàn để ký hợp đồng cam kết giữa 
chủ bán hàng với nhà trường và có bản cảm kết thoả thuận giữa đôi bên và được 
UBND xã xác nhận. Việc giao nhận thực phẩm là một khâu hết sức quan trọng. 
chính vì vậy, mà khi giao nhận thực phẩm cần có sự chứng kiến của các thành 
phần như: Đại diện BGH, kế toán, giáo viên, trưởng bếp. Thực phẩm hợp đồng 
với nhà trường phải tươi sống như: Rau, thịt được nhận vào mỗi buổi sáng và 
được kiểm tra đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng hàng ngày thì BGH, kế 
toán, giáo viên, trưởng bếp mới ký nhận và chế biến. Nếu thực phẩm không đảm 
bảo chất lượng như ẩm mốc, hôi thiu, kém chất lượng sẽ trả lại không nhận. 
- Đối với thực phẩm nấu chín thường xuyên lưu mẫu thức ăn trong tủ lạnh 
24 tiếng đồng hồ, trong quá trình sử dụng thực phẩm nếu chất lượng thực phẩm 
13/20 
không đảm bảo thì có biện pháp xử lý kịp thời không để tình trạng dùng thực 
phẩm kém chất lượng trước khi chế biến cho trẻ. 
- Sau khi đã thực hiện song khâu giao nhận thực phẩm thì chúng tôi bắt 
tay vào chế biến các món ăn cho trẻ. 
 - Đối với các loại canh ta chế biến theo mùa: 
 + Với các loại rau, loại bỏ các phần không ăn được, sau đó ngâm với nước 
trong vòng từ 15phút – 30 phút rồi rửa sạch, vớt ra để cho ráo nước. Với các loại 
rau khi đã sơ chế không nên để lâu mới cho vào nấu vì như vậy nó sẽ mất lượng 
vitamin. 
 Ví dụ: Với món canh rau muống, khi nấu cho me, muỗm vào ăn thì sẽ rất 
ngon miệng, nhưng thực chất thì chất axit trong quả chua này sẽ làm mất lượng 
vitamin trong rau khiến trẻ ăn ngon miệng nhưng lại không có chất dinh dưỡng. 
Để giữ vitamin, cần dùng rau quả rửa rồi mới gọt, thái và thái rồi cần nấu ngay, 
nấu nhanh và sau đó ăn ngay, cần nấu rau quả trong thời gian ngắn nhất có thể 
khi rau vừa chín là đủ, lâu quá sẽ khiến vitamin trong rau củ bay hết. 
 - Với các loại thịt: Đặc thù ở trường mầm non là các cháu nhỏ cho nên khi 
chế biến thành món ăn nào thì tất cả các loại thịt đều được băm, xay nhỏ, hoặc 
thái hạt lựu cho trẻ dễ ăn. 
 + Đối với thịt bò trẻ rất thích thú với món thịt bò hầm khoai tây cà rốt, với 
vị thơm đặc trưng của thịt bò làm cho trẻ rất dễ ăn. Để nổi bật vị thơm ngon của 
thịt bò, khi thit thái hạt lựu, xay hoặc băm nhỏ sau đó cho các loại gia vị vào 
ướp cho ngấm. Cách làm: cho dầu vào chảo đun dầu nóng già , cho tỏi vào phi 
vàng. Sau đó cho thịt bò đã ướp vào xào săn thịt tiếp đến cho nước nóng vào đun 
nhỏ lửa tới khi thịt chín mềm thì cho khoai tây , cà rốt đã đươc thái hạt lựu vào 
hầm tới khi tất cả đều chín mềm ta cho hành mùi vào rồi bắc xuống. 
 + Đối với tôm, trẻ rất hứng thú với món tôm xào ngũ sắc, có màu sắc hấp 
dẫn như màu đỏ của cà rốt, màu xanh của súp lơ, của su su và của su hào, màu 
trắng của hành tây, tất cả các nguyên liệu này đều thái hạt lựu, riêng tôm được 
bóc bỏ vỏ sau đó được thái hạt lựu đem ướp gia vị. Hành khô đập dập nhỏ cho 
vào mỡ phi thơm sau đó cho tôm và củ quả vào xào cho tới khi chín mềm cho 
hành hoa thái nhỏ vào. Nên cho trẻ ăn ngay sau khi xào xong vẫn còn nóng sốt 
và rất ngon. 
 + Đối với thịt gà: Món thịt gà om nấm Hương mọc nhĩ rất hợp khẩu vị với 
trẻ. Mùi vị đặc trưng của nấm hương cùng với thịt gà đã được hầm chín mềm 
khiến trẻ ăn rất ngon miệng. Thịt gà lọc bỏ xương, phần thịt thái, xay hoặc băm 
nhỏ như thịt lợn, nấm hương, mọc nhĩ rửa sạch ngâm nước cho nở ra sau đó băm 
nhỏ, nước ngâm nấm chắt sử dụng phần trong. Thịt gà cho gia vị, nấm hương và 
14/20 
nước ấm vào ướp cho ngấm và cuối cùng cho nước ấm ngập thịt đun sủi nhỏ lửa 
om cho tới khi thịt chin mềm. 
 + Đối với cá: Cá tươi đã được làm sạch cho cả con vào hấp lên đến khi 
chín bắc ra gỡ lấy phần thịt rồi cho vào rang ruốc, rim mắm. Riêng đối với món 
cá rán sốt cà chua thì cá được làm sạch cho vào rán sau đó gỡ lấy thịt rồi mới 
đem sốt cùng cà chua. Chính vì vậy, mà trong các hội thi tổ nuôi chúng tôi đã 
nghiên cứu và đưa vào áp dụng một số món ăn cho trẻ và được BGH đánh giá 
cao. 
4/ Biện pháp 4: Đảm bảo vệ sinh môi trường trong và ngoài bếp. 
 4.1/ Vệ sinh cá nhân: 
Cô nuôi, nhân viên nhà bếp phải được học và bồi dưỡng những kiến thức 
về vệ sinh an toàn thực phẩm, năm vững trách nhiệm của mình trong công tác 
nuôi dưỡng và an toàn. Cần phải thực hiện tốt khâu vệ sinh cá nhân trong quá 
trình chế biến, trang phục quần áo phải gọn gàng sạch sẽ mặc quần áo đồng 
phục , đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn, sạch sẽ, rửa tay bằng xà 
phong trước và sau khi chế biến thức ăn khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, qua 
mỗicông đoạn chế biến. Có khăn lau tay riêng. Phải tuân thủ thei quy định sử 
dụng chế biến theo cửa một chiều, không được ho khạc nhổ khi chế biến thức ăn 
cho trẻ, khi chia ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang, không dùng tay bốc, chia thức 
ăn, thực hiện cân đong chia thức ăn cho trẻ đảm bảo vệ sinh và đủ định lượng, 
cô nuôi sáu tháng một lần về sức khỏe 1 lần. 
4.2/ Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ nhà bếp : 
 - Xây dựng bếp theo quy định một chiều: Cửa đưa thực phẩm tươi sống- 
bàn sơ chế thực phẩm- tinh chế thực phẩm- phân chia thức ăn chín- cửa vận 
chuyển thức ăn chín đi các nhóm lớp.Thực hiện nguyên tắc bếp một chiều nhằm 
tránh thực phẩm sống và chín

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lua_chon_thuc_pham_va.pdf