Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở Trường Tiểu học Xuân Lâm

Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở Trường Tiểu học Xuân Lâm

Biện pháp 3: Thực hiện tốt vai trò chỉ đạo trong sinh hoạt tổ và phối hợp với các tổ chức khác trong nhà trường để nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn.

Muốn cho chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn được nâng lên thì người cán bộ quản lí phải kiên trì, không thể nóng vội, phải thực hiện dần dần từng chút một, mưa dầm thấm sâu chứ không thể đốt cháy giai đoạn, không thể làm cho năng lực của đội ngũ giáo viên ngay lập tức nâng cao ngay được. Phải tổ chức, hướng dẫn một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu kế hoạch đến nội dung thực hiện từng buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Quản lí cả về thời gian, thời lượng, quan tâm từ nội dung đến cách tiến hành và quan trọng nhất là kết quả cuối cùng thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh.

 Để thực hiện đổi mới công tác quản lí thì cần phải trao quyền chủ động cho tổ trưởng để tránh sự chỉ đạo chồng chéo làm giảm hiệu lực quản lí, xác định rõ trách nhiệm của tổ trưởng và những công việc cụ thể. Cung cấp cho tổ trưởng và giáo viên đủ các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn, tạo điều kiện để phát huy tính dân chủ trong nhà trường. Định hướng cho tổ trưởng nội dung sinh hoạt mà không áp đặt, càng không buông lỏng quản lí, tổ trưởng và giáo viên muốn thảo luận về vấn đề gì cũng được.

 Cần tạo ra không khí thi đua tích cực, thu hút mọi giáo viên tự giác tham gia và tham gia nhiệt tình, đó cũng là một biện pháp quản lí và có lẽ đó chính là biện pháp quản lí có hiệu quả cao nhất.

Thường xuyên có mặt trong các buổi sinh hoạt của tổ khối kịp thời nắm bắt thông tin, nắm bắt nhu cầu của giáo viên, các vướng mắc về chuyên môn để có biện pháp đáp ứng, giải đáp kịp thời. Nắm bắt được vấn đề này, tôi yêu cầu tổ khối chủ động đưa vấn đề ra bàn bạc thảo luận cách thực hiện trong buổi họp tổ, có thể tổ chức thành chuyên đề nhằm giúp giáo viên định hướng được các phương pháp giảng dạy phù hợp. Khơi gợi cho giáo viên mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. Đặt vấn đề giúp giáo viên động não tìm ra cách giải quyết. Mỗi giáo viên đều đưa ra cách giải quyết, nhiều giáo viên sẽ đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau, từ đó lựa chọn ra những cách thực hiện phù hợp nhất. Khi tham gia sinh hoạt tôi đóng vai trò là thành viên chứ không phải cán bộ quản lí đến giám sát. Để tạo không khí bình đẳng, dân chủ, thân thiện trong buổi sinh hoạt, tôi không áp đặt ý kiến của mình, không đánh giá ý kiến của người khác, lắng nghe ý kiến của mọi thành viên với thái độ trân trọng. Tôi cũng nhận một phần việc như các thành viên khác trong tổ. Trong quá trình dự sinh hoạt, tôi ghi chép các nội dung chính hoặc những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc, khi phát biểu đóng góp ý kiến không vội vã kết luận vấn đề một cách chủ quan phân tích tổng hợp các ý kiến rồi đưa ra quyết định để có sức thuyết phục.

 

doc 21 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 7787Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở Trường Tiểu học Xuân Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n môn như sau:
Năm học
Tổ trưởng
Tổ khối
Đạt giáo viên giỏi
2014 – 2015
Lê Thị Bình
Tổ 1,2,3
Là GV giỏi cấp huyện
Nguyễn Thị Hằng
Tổ 4,5
Là GV giỏi cấp huyện
2015 – 2016
Lê Thị Bình
Tổ 1,2,3
Là GV giỏi cấp huyện
Nguyễn Thị Hằng
Tổ 4,5
Là GV giỏi cấp huyện
2016 - 2017
Nguyễn Thị Hằng
Tổ 1,2,3
Là GV giỏi cấp Tỉnh
Lê Thị Hiền
Tổ 4,5
Là GV giỏi cấp Tỉnh
Qua việc lựa chọn Tổ trưởng chuyên môn phù hợp nên công tác chuyên môn nhà trường diễn ra thuận lợi, những khó khăn trong việc thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới VNEN đã được giải đáp kịp thời, việc thực hiện đánh giá nhận xét học sinh theo thông tư 30 ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ giáo dục và đào tạo được tất cả các giáo viên thực hiện đúng theo tinh thần của thông tư. 
Từ việc bố trí được những đồng chí có tay nghề vững vàng, biết điều hành công việc của Tổ chuyên môn. Tôi xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn VNEN theo từng tháng cụ thể như sau:
* Ví dụ: KÕ ho¹ch chuyªn m«n th¸ng 11 - n¨m häc 2015 - 2016
Công tác chuyên môn:
- Họp chuyên môn các lớp VNEN, các lớp báo các tình hình thực hiện việc triển khai các nội dung trong tháng 10.
- Tiếp tục xây dựng các nền nếp, trang trí lớp học, ôn tập kiến thức.
- Tuần 1,2,3: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở tổ đúng lịch với nội dung: Điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn học ở cả 2 Tổ. 
- Tuần thứ 4: Ngày 28 tháng 11 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở trường đúng lịch với nội dung: Điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn học 
Chọn Một GV Khối 4,5, một GV khối 2,3 dạy đề góp ý rút kinh nghiệm về nội dung Điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn học phù hợp với đơn vị trường.
* Lịch cụ thể:
Tuần
Ngày
Nội dung
Ghi chú
Tuần 1
7/11/2015
Sinh hoạt chuyên môn về nội dung Điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn học thông qua dự giờ với quy trình 4 Bước của Công văn 86.
Tổ 1,2,3: Chọn cử 1 GV dạy một tiết.
Tổ 4,5: Chọn cử một GV dạy một tiết.
Tuần 2
14/11/2015
Sinh hoạt chuyên môn về nội dung Điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn học thông qua dự giờ với quy trình 4 Bước của Công văn 86.
Tổ 1,2,3: Chọn cử 1 GV dạy một tiết.
Tổ 4,5: Chọn cử một GV dạy một tiết.
Tuần 3
21/11/2015
Sinh hoạt chuyên môn về nội dung Điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn học thông qua dự giờ với quy trình 4 Bước của Công văn 86.
Tổ 1,2,3: Chọn cử 1 GV dạy một tiết.
Tổ 4,5: Chọn cử một GV dạy một tiết.
Tuần 4
28/11/2015
- Dự giờ các lớp theo mô hình VNEN. Sinh hoạt về nội dung Điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn học.
-Thông qua dự giờ với quy trình 4 Bước của Công văn 86.
Tổ 1,2,3: Chọn cử 1 GV dạy một tiết.
Tổ 4,5: Chọn cử một GV dạy một tiết.
Kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt và thống nhất trong Ban giám hiệu. Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của chuyên môn nhà trường, các tổ xây dựng cụ thể kế hoạch của tổ mình và được tôi kiểm tra việc thực hiện sát sao theo kế hoạch đã đề ra.
Biện pháp 2: Quản lý nội dung sinh hoạt Tổ chuyên môn, định hướng các chuyên đề sinh hoạt tổ.
2.1. Các bước tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn:
- Công tác chuẩn bị: Dự kiến nội dung công việc, tiến trình hoạt động, thiết bị, thời gian.
- Điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn: 
+ Sinh hoạt tổ chuyên môn do Tổ trưởng tổ chuyên môn điều hành.
+ Sinh hoạt chuyên môn trường do Phó Hiệu trưởng chuyên môn điều hành.
+ Sinh hoạt chuyên môn cụm do Cụm trưởng điều hành.
Khi sinh hoạt chuyên môn cần xác định rõ mục tiêu buổi sinh hoạt, định hướng thảo luận, gợi ý thảo luận, lắng nghe thảo luận. Tất cả các thành viên đều được tham gia nội dung sinh hoạt.
- Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn: Người điều hành sẽ đánh giá những ưu điểm, phương hướng triển khai và vận dụng kết quả vào thực tế dạy học tại trường mình.
2.2. Định hướng các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn.
Căn cứ theo Công văn 86/GPE-VNEN V/V Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn ở các trường triển khai Mô hình VNEN ngày 18 tháng 3 năm 2014; quy định thời gian sinh hoạt chuyên môn 4 lần/tháng. Trong đó 3 lần sinh hoạt Tổ chuyên môn, 1 lần sinh hoạt chuyên môn trường và cứ 2 tháng thì sinh hoạt cụm trường (Từ 2 đến 4 trường tham gia) có các nội dung chuyên đề sinh hoạt chuyên môn sau: 
2.2.1. Sinh hoạt chuyên môn về phương pháp dạy học:
	SHCM về nội dung phương pháp dạy học được tổ chức thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài bài học. Quy trình gồm 4 bước sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị
Bước 2: Tổ chức dạy học minh họa, dự giờ và suy ngẫm
Bước 3: Thảo luận chung
Bước 4: Áp dụng vào thực tiễn dạy học
* Ví dụ nội dung một buổi sinh hoạt chuyên môn về Phương pháp dạy học:
	Sinh hoạt chuyên môn về nội dung phương pháp dạy học được tổ chức thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài bài học. Quy trình gồm 4 bước sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị nội dung.
 Xây dựng kế hoạch cần tập trung vào nội dung cụ thể mà giáo viên, cán bộ quản lý quan tâm, gặp vướng mắc, khó khăn cần được chia sẻ, hỗ trợ trong hoạt động dạy học. Trong kế hoạch cần nêu rõ: bài dạy minh họa, người dạy minh họa, thời gian và địa điểm dạy,... Khuyến khích các giáo viên tự nguyện đăng ký, lựa chọn bài học, chủ động sáng tạo chuẩn bị bài căn cứ vào mục đích cụ thể của buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Giáo viên dạy minh họa chuẩn bị bài dạy. Trong quá trình chuẩn bị, giáo viên nên trao đổi về kế hoạch bài dạy với các đồng nghiệp cùng tổ, cùng trường hoặc trường bạn. Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu bài học, đối chiếu mục tiêu bài học với trình độ học sinh, điều kiện trường lớp để dự kiến điều chỉnh nội dung dạy học, tiến trình diễn ra các hoạt động dạy học, phương tiện và đồ dùng dạy học cần thiết, ...
- Phân công giáo viên, tổ chuyên môn hoặc nhà trường hỗ trợ giáo viên dạy minh họa và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác. Lưu ý, không dạy trước cho học sinh bài sẽ dạy minh họa. Bố trí lớp dạy minh họa có đủ chỗ ngồi hoặc đứng cho người dự giờ thuận lợi khi quan sát. Có thể điều chỉnh số lượng người dự giờ phù hợp với không gian lớp học.
          Chính vì vậy ngay từ đầu năm chúng tôi đã xây dựng những tiết dạy chuyên đề, phân công giáo viên dạy minh họa. Với Mô hình Trường học mới, việc dự giờ của giáo viên cũng có nhiều thay đổi, giáo viên dự giờ không ngồi yên một chỗ, không chăm chăm quan sát người dạy mà quan sát chủ yếu là các hoạt động học tập và thái độ của học sinh, quan sát cách làm việc của Hội đồng tự quản lớp học và đội ngũ trưởng nhóm học tập, quan sát xem học sinh có tham gia hoạt động tích cực, có say sưa hứng thú với bài học hay không và sự hỗ trợ của giáo viên đối với học sinh xem có kịp thời hay khôngBên cạnh đó cũng đánh giá được lớp đã trang trí đủ các góc học tập chưa, các công cụ hỗ trợ cho việc học tập của học sinh đã hiệu quả hay chưa
Bên cạnh đó, cần tập trung cho giáo viên dạy minh họa, đảm bảo trong năm học tất cả giáo viên dạy VNEN đều được dạy minh họa, có trao đổi rút kinh nghiệm sau khi dạy. Chú trọng tới các nội dung sinh hoạt chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ năm học và điều kiện nhà trường như: Phương pháp giáo dục tích cực, phương pháp “Bàn tay nặn bột, phương pháp sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học, ...
Bước 2: Tổ chức dạy học minh họa, dự giờ và rút kinh nghiệm.
- Việc tổ chức dạy minh họa và dự giờ cần lưu ý không làm ảnh hưởng đến việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh.
- Khi dự giờ, người dự giờ phải chuyển đối tượng quan sát từ giáo viên sang học sinh, cần quan sát một cách tỉ mỉ thái độ, nét mặt, hành vi, lời nói, cử chỉ, sự quan tâm của học sinh với bài học, mối quan hệ giữa các học sinh, việc làm và sản phẩm học tập của học sinh. Người dự giờ cần chọn vị trí thuận lợi để có thể dễ dàng quan sát hoạt động học của học sinh (có thể đứng hai bên lớp, đứng gần học sinh/nhóm học sinh) nhằm trả lời các câu hỏi:
+ Học sinh có nắm được yêu cầu của các hoạt động học tập không?
+ Học sinh có thực sự tự học, có tích cực thực hiện các hoạt động học không?
+ Nhóm trưởng điều hành hoạt động học nhóm như thế nào? Các thành viên trong nhóm có tích cực, hợp tác khi học nhóm không?
+ Sản phẩm của từng nhóm/từng học sinh như thế nào?
+ Giáo viên có điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học không? Nếu có điều chỉnh thì điều chỉnh như thế nào?
+ Giáo viên giám sát, hỗ trợ hoạt động học của từng nhóm, từng học sinh như thế nào?
+ Hội đồng tự quản và các công cụ của lớp học (Góc học tập, góc thư viện, góc cộng đồng) được phát huy tác dụng như thế nào trong giờ học ? ...
- Nếu dự giờ có quay video, cần chú ý chọn vị trí đặt máy quay hợp lý để có thể bao quát toàn cảnh lớp học, có thể tập trung vào một số học sinh nhóm học sinh điển hình để có tư liệu chia sẻ và thảo luận. 
- Giáo viên dự giờ không ngồi yên một chỗ ghi chép mà có thể lựa chọn cho mình một vị trí thích hợp để quan sát học sinh và có thể kiểm tra ngay học sinh trong một hoạt động nào đó. Trong quá trình dự giờ người dự có thể ghi hình toàn bộ dễn biến của tiết dạy bằng máy quay hoặc điện thoại. Đây chính là hình thức dự giờ theo VNEN và cũng chính là một trong những hình thức đổi mới của sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Bước 3: Thảo luận chung
Các giáo viên cùng chia sẻ suy ngẫm của mình về bài học trên cơ sở lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau. Việc thảo luận không tập trung vào đánh giá xếp loại giáo viên, không xếp loại giờ dạy mà chủ yếu nhằm phân tích các tình huống quan sát được từ hoạt động học và kết quả học tập của học sinh trong giờ học. Trước hết, cần nhấn mạnh những điểm thành công của giờ học, bên cạnh đó, có thể chỉ ra nguyên nhân học sinh chưa tích cực hoặc chưa đạt được kết quả trong bài học và tìm giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng bài học nhằm tạo cơ hội cho mọi học sinh tham gia vào quá trình học tập.
 Cuối buổi thảo luận, người chủ trì tổng kết các vấn đề nổi bật qua thảo luận và gợi ý các vấn đề cần suy ngẫm để hoạt động học của học sinh được tốt hơn. Người tham dự có thể tự suy nghĩ và lựa chọn biện pháp áp dụng cho các giờ dạy của mình.
Bước 4: Áp dụng vào thực tiễn dạy học
Dựa trên kết quả thảo luận và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, các giáo viên (đối với sinh hoạt chuyên môn cấp tổ), các tổ chuyên môn (đối với SHCM cấp trường), các trường (đối với SHCM cấp cụm) nêu rõ phương hướng áp dụng để đổi mới hoạt động dạy và hoạt động học theo mô hình trường học mới vào thực tiễn dạy học ở lớp, trường mình.
2.2.2. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung đánh giá học sinh.
 Sinh hoạt chuyên môn về đánh giá học sinh:  Từ năm học 2014-2015 các trường học theo mô hình VNEN đánh giá HS theo thông tư 30 ngày 28 tháng 8 năm 2014. Năm học 2016 – 2017 để giải quyết những bất cập trong Đánh giá học sinh theo Thông tư 30, Bộ GD&ĐT đã Ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT. Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tất cả giáo viên đã hiện theo đúng tinh thần thông tư 22. Mỗi giáo viên cần thấy rõ trách nhiệm của bản thân. Sau khi dự giờ và quan sát tiết dạy, sau nội dung chia sẻ, để thấy được kĩ thuật đánh giá của giáo viên, khả năng tự đánh giá của HS, qua việc quan sát các hoạt động của học sinh giúp cho người dự biết được mức độ hoàn thành của học sinh và khả năng học sinh tự đánh giá lẫn nhau.  
Thông qua bài học, học sinh được đánh giá lẫn nhau, giáo viên đánh giá học sinh. Từ đó giúp học sinh biết được mình đã đạt được mục tiêu bài học đến đâu phần nào chưa hoàn thành sẽ tiếp tục thực hiện. 
	Đối với nội dung về đánh giá thường xuyên (ĐGTX) nên tổ chức SHCM thông qua hoạt động dự giờ. Đối với nội dung đánh giá định kỳ (ĐGĐK) nên tổ chức SHCM qua nghiên cứu đề kiểm tra, cách xây dựng ma trận đề kiểm tra, nội dung dạy học, kết quả học tập của học sinh,... Cần thực hiện theo quy trình sau: 
Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị.
Bước 2: Tổ chức triển khai
Bước 3: Thảo luận chung
Bước 4: Áp dụng vào đánh giá học sinh
Ví dụ: Minh hoạ tiết dạy trong sinh hoạt theo nội dung Đánh giá học sinh.
Trong bài 8A- môn Tiếng Việt - Lớp 4: Bạn sẽ làm gì nếu có phép lạ (Tiết 2)
6. Tìm hiểu cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
 Đọc các tên người, tên địa lí nước ngoài dưới đây.
 Tên người: Bạch Cư Dị, Khổng Tử, Thích Ca Mâu Ni, Tin-tin, Gioóc Ê- giê, An-đrây-ca, Tô-mát Ê- đi- xơn, An- be Anh-xtanh.
Tên địa lí: Hà Lan, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Cô-lôm-bi-a, Bru- nây, Niu Di-lân, Lốt Ăng-giơ-lét, Tô-ki-ô, A-ma-dôn, Đa-nuýp. 
 Em và bạn cùng bàn trao đổi, chia sẻ các câu hỏi sau: 
- Tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm theo âm Hán Việt gồm những từ nào?
- Tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt gồm một bộ phận là những từ nào?
- Tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp sang Tiếng Việt gồm hai bộ phận là những từ nào?
 Việc 1: Nhóm trưởng nêu ra các câu hỏi trên và cùng thảo luận, luậ thống nhất đưa đáp án để hoàn thiện phiếu học tập. 
 Việc 2: Thư kí tổng hợp, báo cáo kết quả.
 Việc 3: Ban học tập chia sẻ nội dung bài học.
GV chia sẻ, khắc sâu chốt kiến thức viết tên người và tên địa lí nước ngoài.
2.2.3. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung tổ chức lớp học.
Sinh hoạt chuyên môn về tổ chức lớp học có thể tổ chức dưới hình thức chuyên đề (đối với cấp tổ, cấp trường) hoặc tổ chức Hội thảo (đối với cấp cụm) thông qua quan sát hoạt động của Hội đồng tự quản và các công cụ thúc đẩy hoạt động của Hội đồng tự quản của một lóp học cụ thể.
Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị
Bước 2 : Tổ chức tham quan Hội đồng tự quản, các công cụ phục vụ Hội đồng tự quản của lớp học, giao lưu với học sinh
Bước 3 : Thảo luận chung
Bước 4 : Áp dụng
Sinh hoạt chuyên môn về nội dung tổ chức lớp học: Qua 5 năm thực hiện mô hình VNEN thì điều quan trọng nhất để tổ chức dạy học có hiệu quả là việc tổ chức lớp học. Chính vì vậy ngoài việc tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm, trường để cùng tham quan các lớp học của các trường bạn và cùng chia sẻ kinh nghiệm thì việc sinh hoạt chuyên môn trong tổ tại trường cũng là vấn đề mà chúng tôi quan tâm thường xuyên. Nhà trường đã rất quan tâm đến việc tổ chức lớp học, đầu năm học cùng với sự hỗ trợ của phụ huynh của nhà trường các lớp đã trang trí, bổ sung làm đẹp các góc, công cụ học tâp và tuyên truyền đến tất cả các em học sinh, phụ huynh để chuẩn bị cho công tác bầu Hội đồng tự quản. 
2.2.4. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung phụ huynh và cộng đồng tham gia vào giáo dục.
Sinh hoạt chuyên môn về nội dung đổi mới sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng vào giáo dục có thể tổ chức dưới hình thức chuyên đề (đối với cấp trường) hoặc tổ chức Hội thảo (đối với cấp cụm) thông qua các bước như sau :
Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị
Bước 2 : Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về nội dung phụ huynh, cộng đồng tham gia vào giáo dục, giao lưu với phụ huynh, đại diện cộng đồng
Bước 3 : Thảo luận chung
Bước 4 : Áp dụng
Trong buổi sinh hoạt chuyên môn với nội dung phụ huynh và cộng đồng tham gia vào giáo dục có các phụ huynh tham gia cùng dự giờ, chia sẻ. Từ đó tạo sự gắn kết giữa gia đình nhà trường và xã hội cùng tham gia giáo dục học sinh.
	2.2.5. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học, các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn và các tài liệu khác
	* Điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học
Sinh hoạt chuyên môn về nội dung điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học có thể tổ chức thông qua dưới hình thức chuyên đề (đối với cấp tổ, cấp trường) hoặc tổ chức hội thảo (đôi với câp cụm) thông qua các bước như sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị
Bước 2:Thảo luận, thống nhất nội dung và phương án điều chỉnh tài liệu
Bước 3: Tiến hành điều chỉnh tài liệu.
Bước 4 : Áp dụng 
* Ví dụ minh họa về điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học: Bài 23: Góc vuông, Góc không vuông. Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng Ê ke (Tiết 2 – HDH lớp 3).
 Được Tổ chuyên môn thống nhất, giáo viên đã điều chỉnh logo và chỉ dẫn cụ thể để học sinh dễ thực hiện. 
Nội dung phiếu điều chỉnh :
BÀI 23: GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG. 
THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG Ê KE ( Tiết 2)
I. Mục tiêu: - Biết sử dụng ê ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu).
II. Hoạt động học:
Hoạt động khởi động:
 Trò chơi: Ai nhanh ai đúng?
Việc 1: Trưởng ban văn nghệ phổ biến cách chơi, luật chơi.
Việc 2: Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
Việc 3: Kết thúc trò chơi, cả lớp lắng nghe cô giáo giới thiệu bài.
Cá nhân đọc và ghi tên bài vào vở.
Đọc mục tiêu, chia sẻ mục tiêu cặp đôi, chia sẻ trong nhóm.
Cả lớp cùng cô giáo thảo luận mục tiêu, nêu cách hiểu và thực hiện để đạt mục tiêu đó.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1 
Việc 1: Làm việc cá nhân: Dùng ê ke nhận biết góc vuông, góc không vuông trong hình vẽ dưới đây:
 A M X
 O B P N O Y 
 C
 K S
D
 T Q H 
 E G 
Việc 2: Hai và bạn bên cạnh chia sẻ nội dung :
- Nêu tên đỉnh và các cạnh của góc vuông trong hình vẽ trên. 
- Nêu tên đỉnh và các cạnh của góc không vuông trong hình vẽ trên. 
Việc 3: Nhóm trưởng mời 1 bạn trình bầy kết quả, các bạn khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Việc 4: Ban học tập chia sẻ kết quả trước lớp.
 M N
 Q P
 Hoạt động 2
Việc 1: Làm việc cá nhân: Em dùng ê ke kiểm tra các góc trong hình tứ giác MNPQ xem góc nào là góc vuông, góc nào là góc không vuông. 
Việc 2: Em và bạn cùng bàn thảo luận, thống nhất kết quả và đánh dấu góc vuông (theo mẫu)
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân: Dùng ê ke vẽ góc vuông biết đỉnh và một cạnh cho trước
 a) b)
.
 B
.
 X Y A 
- GV mời 1 học sinh lên vẽ góc vuông và trình bầy cách vẽ. 
 Sau khi nghiên cứu kĩ tài liệu và căn cứ trên tình hình thực tế học sinh của lớp, Giáo viên thông qua phương án điều chỉnh với Tổ chuyên môn và được Tổ thống nhất cách điều chỉnh. Từ việc điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn học tập học sinh làm việc dễ dàng hơn, nhóm trưởng điều hành làm việc hiệu quả hơn. 
2.2.6. Chỉ đạo sinh hoạt sinh hoạt chuyên môn cập nhật các chuyên đề đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cấp trên.
Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị
Bước 2 :Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về nội dung đổi mới cần triển khai.
Bước 3 : Thảo luận chung
Bước 4 : Áp dụng
Ví dụ: Chỉ đạo tập huấn đánh giá học sinh theo TT 22:
 Năm học 2014 – 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT Ngày 28 tháng 8 năm 2014 về Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Năm học 2016 – 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT Ngày 22 tháng 9 năm 2016 (gọi tắt là TT 22) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 (gọi tắt là TT 30) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Chuyên môn nhà trường đã sát sao nắm bắt các nội dung, xây dựng kế hoạch, triển khai chuyên đề kịp thời nên hầu hết các giáo viên đã nghiên cứu và thực hiện tốt các nội dung đã triển khai. Qua việc thực hiện Thông tư 30, Thông tư 22, Ra đề kiểm tra định kì theo Thông tư 22, ...Tất cả cán bộ, giáo viên đã đạt được kết quả sau: 
- Nắm bắt được điểm mới ở TT 22, điểm khác nhau với TT 30.
- Thực hiện đánh giá đúng và đảm bảo được sự tiến bộ của học sinh.
Ngoài ra, chuyên môn nhà trường còn chỉ đạo tốt việc ra đề kiểm tra định kì theo TT 22 và qua đó giáo viên đều biết cách ra đề theo 4 mức độ ở các môn học bằng việc thực hành tự ra đề kiểm tra, kiểm nghiệm có đánh giá cụ thể. Chia sẻ những sáng kiến kinh nghiệm hay của các giáo viên, tổ chuyên môn, các trường tiểu học để tổ chức sinh hoạt chuyên môn qua chuyên đề (hoặc Hội thảo). Việc phổ biến, nhân rộng những sáng kiến kinh nghiệm cần tổ chức qua hoạt động thực tiễn dạy và học.
Biện pháp 3: Thực hiện tốt vai trò chỉ đạo trong sinh hoạt tổ và phối hợp với các tổ chức khác trong nhà trường để nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn.
Muốn cho chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn được nâng lên thì người cán bộ quản lí phải kiên trì, không thể nóng vội, phải thực hiện dần dần từng chút một, mưa dầm thấm sâu chứ không thể đốt cháy giai đoạn, không thể làm cho năng lực của đội ngũ giáo viên ngay lập tức nâng cao ngay được. Phải tổ chức, hướng dẫn một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu kế hoạch đến nội dung thực hiện từng buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Quản lí cả về thời gian, thời lượng, quan tâm từ nội dung đến cách tiến hành và quan trọng nhất là kết quả cuối cùng thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh.
	Để thực hiện đổi mới công tác quản lí thì cần phải trao quyền chủ động cho tổ trưởng để trán

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_moi_sinh_hoat_chuyen_mon_o_truong_tieu_hoc_986_2045775.doc