SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non Ea Tung

SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non Ea Tung

Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và nhân viên nuôi dưỡng:

* Đối với cô nuôi

Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về nuôi dưỡng cho 100% số cô nuôi qua các đợt học kiến thức về an toàn thực phẩm, chuyên đề, do trung tâm y tế huện tổ chức.

Hướng dẫn cô nuôi xây dựng thực đơn theo mùa, thay đổi thực đơn theo một đến hai tháng một lần nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng và các chất dih dưỡng cần thiết cho trẻ.

Hướng dẫn cách thay thế thực phẩm phù hợp theo mùa. Hướng dẫn cách tính chi tiết khẩu phần ăn qua các buổi họp chuyên môn tổ nuôi, điều chỉnh các chất dinh dưỡng nói chung và tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong ngày cho thích hợp với thực tế, nguồn thực phẩm có sẵn ở địa phương, đảm bảo cân đối đủ chất.

 Nhà trường tổ chức các cuộc thi như: Thi cô nuôi giỏi cấp trường với các món ăn tự chọn, món ăn bữa phụ, chế biến bằng các nguồn thực phẩm có sẵn ở địa phương, theo mùa. Nhằm nâng cao trình độ nấu ăn của các cô nuôi và từ đó khơi gợi niềm đam mê, sáng tạo nhiều món ăn khác nhau của cô nuôi để bữa ăn của trẻ ngày một phong phú hơn.

 

doc 36 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1742Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non Ea Tung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh nghiệm còn ít, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên tuy đã đạt chuẩn nhưng không đồng đều, xây dựng kế hoạch còn chung, chưa nhiệt tình trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng còn phó thác cho nhà trường.
Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao hiện nay.
Việc quản lý, chỉ đạo đội ngũ “Vừa hồng vừa chuyên” để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là vấn đề rất quan trọng và là nhiệm vụ mũi nhọn mà nhà trường chúng tôi đặt ra hiện nay. 
Là Hiệu trưởng, quản lý, chỉ đạo công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, bản thân tôi luôn suy nghĩ phải làm sao để tập thể hội đồng sư phạm thực hiện được câu nói: “ Yêu nghề, mến trẻ, cháu khỏe, cô vui”
	1.3 Giải pháp, biện pháp:
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 
Nhằm quản lý, chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên, thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, tại trường vì họ là lực lượng nòng cốt, lực lượng quyết định đến toàn bộ sự nghiệp Giáo dục mầm non, là những người đặt nền móng cho sự nghiệp Giáo dục. Điều 9 điều lệ trường Mầm non đã chỉ rõ: “ Giáo viên nhận nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ do Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công tác của mình”. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là nguồn lực lớn lao nhất ở trường Mầm non, đó là nguồn lực con người. Những con người làm một nghề có nghiệp vụ cao, tinh tế chứ không phải là nghề phổ thông (bài nói của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 21 tháng 02 năm 1998), chính họ và chỉ có họ mới là những người có đủ tư cách pháp nhân đứng trên bục giảng, chăm sóc, giáo dục trẻ, Hiệu trưởng không thể làm thay công việc này ở tất cả các lớp trong trường Mầm non. Vì vậy, bất kỳ một Hiệu trưởng nào cũng phải chăm lo, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên để họ hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Giáo dục mầm non nói chung và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trường Mầm non EaTung (nói riêng) đã đề ra.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Qua khảo sát chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và theo dõi sức khỏe trẻ đầu năm học tại trường Mầm non EaTung còn thấp so với chỉ tiêu đề ra. Trước tình hình thực trạng trên, tôi suy nghĩ tìm ra những giải pháp để, quản lý chỉ đạo, công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả hơn.
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch
Xây dựng kế hoạch là một việc làm quan trọng đối với những người làm công tác quản lý, xây dựng kế hoạch là sự sắp xếp có tính toán trước một cách khoa học, trình tự tiến hành các công việc cũng như việc phân công con người và bố trí vật lực hợp lý để công việc đó tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất, tôi đã thực hiện như sau:
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, trình độ năng lực của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên để phân công, công việc cho từng đồng chí một cách hợp lý. Ai giỏi việc nào phân công làm việc đó tùy vào nội dung công việc của từng tháng, từng tuần để có kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí. 
Thời gian
Nội dung công việc
Biện pháp thực hiện
Ghi chú
Tháng 8
Phân công nhiệm vụ cho CBVC. Khảo sát bổ sung cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng.
Lên kế hoạch trang bị cho 100% trẻ có đồ dùng cá nhân, có ký hiệu riêng
Chỉ đạo xây dựng thực đơn,
Chỉ đạo bộ phận Y tế lên kế hoạch mua thuốc..bổ sung  
Họp và ký kết hợp đồng với các nhà cung ứng thực phẩm sạch có đầy đủ tính pháp nhân.
 Duyệt thực đơn mới. Chỉ đạo Phó hiệu trưởng xây dựng thực đơn theo mức tiền ăn của trẻ
Ra quyết định thành lập tổ nuôi dưỡng .
Chỉ đạo y tế tổng hợp kết quả báo cáo 
Chỉ đạo y tế giáo viên cho trẻ rửa tay theo các bước quy định.
Phân công Phó hiệu trưởng Tống Thị Huyền Trâm phụ trách công tác cơ sở vật chất, công tác bán trú kê khai các đồ dùng còn thiếu báo cáo về nhà trường bằng văn bản
Xây dựng thực đơn trình hiệu trưởng duyệt 
Giao cho y tế kiểm tra rà soát các loại thuốc thông thường ở tủ thuốc của nhà trường và các nhóm lớp.
Gửi giấy mời đến từng chủ hàng thực phẩm và lên kế hoạch nội dung họp
 Phó hiệu trưởng, kế toán xây dựng thực đơn theo mức tiền ăn của trẻ, và các loại thực phẩm đã đặt hàng để đảm bảo cân đối giữa các chất, tỷ lệ sáng chiều.
Cán bộ, giáo viê, nhân viên
Trang bị đầy đủ túi đựng và xà phòng cho các nhóm lớp.
 Thực hiện nề nếp rửa tay bằng xà phòng cho trẻ
Tháng 9
Chỉ đạo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng giai đoạn 1
Chỉ đạo kiểm tra bếp ăn, tổ chức ăn, tổ chức ngủ trên lớp.
Kiểm tra vệ sinh sau giờ ăn
Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn do nhà trường, phòng Giáo dục tổ chức
Ban giám hiệu phối hợp cùng các đoàn thể, giáo viên, nhân viển tổ chức “Ngày hội trăng rằm cho trẻ”
Giáo viên tổ chức cân đo theo dõi sức khỏe trẻ giai đoạn 1, báo cáo về nhà trường tổng hợp.
Kiểm tra, định kỳ, đột xuất.
Kiểm tra đột xuất hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại bếp ăn, quy trình tổ chức ăn, ngủ, vệ sinh nhóm lớp.
Sắp xếp thời gian tham gia đầy đủ các buổi họp chuyên môn
Chỉ đạo giáo viên, nhân viên phối kết hợp tham gia tổ chức “Ngày hội trăng rằm”
Tháng 10
Xây dựng các bài tuyên truyền về cách phòng chống các loại dịch bệnh như chân tay miệng, cúm AH1N1
Chỉ đạo các nhóm lớp rèn thói quen, hành vi vệ sinh văn minh cho trẻ.
Thành lập tổ kiểm tra nhà bếp, chế độ ăn của trẻ
Chỉ đạo y tế két hợp với giáo viên tuyên truyền trước 1 tuần để học sinh đi học đầy đủ.
Sưu tầm các bài báo có nội dung phòng chống dịch và chỉ đạo y tế thường xuyên thông báo.
Kiểm tra quy trình chế biến, nấu thức ăn, tổ chức cho trẻ ăn trên lớp của giáo viên
Tháng 11
Chỉ đạo y tế theo dõi cân nặng của trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân
Tổ chức chuyên đề nuôi dưỡng cho cô nuôi tại trường
Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt giờ ăn, ngủ cho trẻ.
Xây dựng thực đơn mùa đông.
 Kiểm tra, định kỳ, đột xuất.
Đảm bảo đủ nước uống cho trẻ theo nhu cầu.
Chỉ đạo giáo viên nhắc nhở trẻ uống đủ nước trong ngày
Y tế kết hợp với giáo viên thực hiện theo lịch
 Chỉ đạo Phó hiệu trưởng, kế toán kết hợp với cô nuôi thực hiện
 Nhắc giáo viên, phụ huynh chuẩn bị đầy đủ: Gối, chăn
Chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú, kế toán lựa chọn thực phẩm mùa đông để xây dựng thực đơn. 
Lên kế hoạch kiểm tra
Tháng 12
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh.
Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh theo mùa
Chỉ đạo y tế liên hệ với trung tâm y tế huyện khám sức khỏe cho học sinh theo đúng kế hoạch.
Thường xuyên kiểm tra giờ đón trả trẻ và bảng tuyên truyền các lớp.
Tháng 1
Thực hiện nghiêm túc các quy trình rửa tay bằng xà phòng.
Đảm bảo giữ ấm cho trẻ trong mùa đông.
Thực hiện nghiêm túc quy trình chế biến thực phẩm vệ sinh an toàn cho trẻ.
Vệ sinh toàn bộ đồ dùng chăn gối của trẻ.
Chỉ đạo kiểm tra kho cuối tháng.
Sưu tầm các bài báo, các tranh ảnh có nội dung phòng dịch phát đến từng phụ huynh học sinh. Phòng chống rét cho trẻ.
 Trang bị đầy đủ đồ dùng phục vụ tổ chức giờ trên lớp.
Kiểm tra việc thực hiện chế biến thực phẩm, vệ sinh nhà bếp, đồ dùng.
Kiểm tra kiến thức phòng chống dịch của giáo viên, nhân viên. Chiều thứ 6 hàng tuần giáo viên tổng vệ sinh nhóm lớp.
Tháng 2
Đảm bảo nề nếp trước và sau tết.
Tổ chức tốt quy trình ăn tại lớp.
Chỉ đạo kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng ở các phân hiệu.
Tăng cường kiểm tra các hoạt động chăm sóc trẻ của giáo viên.
Kiểm tra đột xuất, theo kế hoạch.
Tháng 3
Tổ chức theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ giai đoạn 2. Kiểm tra sổ sức khỏe nhóm lớp và theo dõi biểu đồ chính xác 
Chỉ đạo công tác sơ cấp cứu ban đầu.
Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh
Bổ sung các loại thuốc thông thường cho các nhóm lớp.
Thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống của trẻ.
Thông báo cho giáo viên chuẩn bị đầy đủ biểu đồ theo dõi sức khỏe của trẻ, vào kênh chính xác và tổng hợp số liệu về nhà trường.
Tổ chức thực hành về sơ cấp cứu tại trường
Nhắc nhở giáo viên tích cực sưu tầm các bài phòng chống dịch bệnh.
Nhắc nhở y tế kiểm tra các loại thuốc trong tủ nhóm lớp. 
Tổ chức thi thực hành tổ nuôi
Tháng 4
 Xây dựng thực đơn mùa hè.
Đảm bảo bữa ăn cho trẻ đầy đủ thành phần và định lượng đã tính trong khẩu phần ăn.
Khảo sát lại tiêu chí trường học an toàn xin cấp chứng nhận của UBND Huyện.
 Kiểm tra việc thực hiện, quy trình chế biến thực phẩm và tổ chức chia thức ăn tại bếp, trên lớp.
Tháng 5
Tuyên truyền chăm sóc sức khỏe trong dịp hè. Các bệnh mùa hè thường gặp.
Thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ.
Thông báo trên loa của trường. 
Y tế nhắc nhở giáo viên thực hiện đúng.
Sinh hoạt tổ nuôi trao đổi cùng đóng góp ý kiến xây dựng. Họp phụ huynh cuối năm 
Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở mọi lúc, mọi nơi thông qua các hoạt động trong ngày
Trẻ đến trường mầm non được lĩnh hội các kỹ năng sống, phát triển tình cảm, những kinh nghiệm xã hội, nuôi dưỡng sự phát triển trí tuệ và lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng sống. Trẻ ăn, uống, vận động, sinh hoạt như thế nào để đảm bảo cả chất và lượng tất cả đều phụ thuộc vào từng lứa tuổi và sự chăm sóc nuôi dưỡng của giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
* Đối với giáo viên
 Trong suốt thời gian trẻ đến trường được các cô giáo chăm sóc và tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, rèn nề nếp một cách nhịp nhàng, phù hợp. Chính vì vậy, việc nâng cao công tác chăm sóc trẻ cho giáo viên rất quan trọng và cần thiết, đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Muốn như vậy, người giáo viên mầm non phải có trình độ, tâm huyết với nghề, yêu trẻ như con và điều đó được thể hiện ở công việc chăm sóc trẻ mọi lúc, mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày của trẻ, vì thế cần chỉ đạo cụ thể như sau:
Giờ đón, trả trẻ giáo viên phải có trách nhiệm và quan tâm đến sức khoẻ của các cháu, cập nhật những thông tin về sức khoẻ của các cháu với phụ huynh thường xuyên bằng quyển sổ nhật ký đón trả trẻ hàng ngày, nhất là trong những thời điểm dịch bệnh bùng phát. Để ý, quan tâm tới sức khoẻ cả ngày cho các cháu, nếu phát hiện những cháu có dấu hiệu bất thường thì phải báo ngay cho Ban giám hiệu, nhân viên y tế và phụ huynh trẻ để trẻ được chăm sóc một cách kịp thời. Với những trường hợp sốt, ốm, giáo viên có trách nhiệm cập nhật vào sổ nhật ký đón, trả trẻ để tiện cho việc theo dõi và chăm sóc trẻ ngày một tốt hơn, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ
Chăm sóc trẻ qua các hoạt động học trong ngày: Trẻ tới trường mầm non được học tập và vui chơi thông qua rất nhiều hoạt động khác nhau. Trẻ rất hiếu động, chính vì vậy giáo viên phải có được những kinh nghiệm vững vàng trong công tác chăm sóc trẻ, phải gần gũi trẻ và hiểu được tâm sinh lý của từng trẻ. Giáo viên lồng ghép công tác chăm sóc trẻ qua các hoạt động trong ngày, trong các giờ học hay hoạt động, cô luôn có sự khuyến khích động viên trẻ kịp thời, xử lý khéo léo các tình huống xảy ra để trẻ luôn cảm thấy mình được chăm sóc tốt nhất.
Chăm sóc trẻ trong giờ ăn: Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ trong trường mầm non giờ ăn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giáo viên phải luôn động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất. Kiên trì tập cho trẻ ăn dần các loại thức ăn khác nhau một cách thoải mái. Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, các cô giáo cần giải thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn đầy đủ sẽ làm cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào trắng, đẹp, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gày còm ốm yếu, xấu.
Chăm sóc trẻ qua giờ ngủ: Trong giờ ngủ giáo viên giữ vai trò rất quan trọng, nhất là đối với những trẻ nhỏ, trẻ mới đi học. Cô giáo luôn tạo ra những không khí vui vẻ để trẻ cảm thấy gần gũi và nhanh hoà đồng với môi trường lớp học. Điều đó được thể hiện qua các giờ ngủ của các cháu, cô giáo luôn tìm hiểu những bài hát ru thật êm đềm, tình cảm, mượt mà để hát ru cho các cháu, đưa các cháu vào những giấc ngủ thật say bằng những tình cảm chân thành của mình đối với các cháu.
Chăm sóc trẻ qua các hoạt động vệ sinh: Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường rất quan trọng, trong đó không thể không kể đến công việc chăm sóc vệ sinh cá nhân của trẻ. Cô giáo luôn dạy trẻ những thói quen vệ sinh các nhân tự phục vụ như tự mặc quần áo, rửa tay đúng cách, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh đối với trẻ mẫu giáo nhỡ - lớn, còn đối với những trẻ mẫu giáo bé và nhà trẻ cô giáo luôn hướng dẫn cách chăm sóc vệ sinh cho bản thân, cụ thể như: Cô rửa mặt, rửa tay cho trẻ, hướng dẫn trẻ cách cầm cốc uống nước, hướng dẫn trẻ xúc miệng nước muối mỗi khi ăn xong
* Đối với cô nuôi
Nấu ăn là một việc làm thường ngày của các cô nuôi. Trong trường mầm non nấu như thế nào để đảm bảo chất dinh dưỡng hợp lý thì điều này thật không dễ, nó luôn đòi hỏi cô nuôi phải có những hiểu biết về nhu cầu cần và đủ của trẻ trong từng lứa tuổi. Vì vậy xây dựng thực đơn, thay đổi thực đơn theo mùa cho trẻ là một việc làm cần thiết trong chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ nuôi, các cô nuôi luôn đưa ra những ý kiến về các món ăn hợp khẩu vị, những món không hợp khẩu vị của trẻ để Ban giám hiệu cùng các nhân viên tổ nuôi đóng góp ý kiến và đưa ra những món ăn phù hợp với trẻ, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cân đối giữa các tỷ lệ P:L:G, thực đơn đã được xây dựng và áp dụng tại trường mầm non. Các cô nuôi bằng những tình cảm chân thành của mình, họ đã nấu những món ăn cho trẻ hàng ngày rất thơm ngon, có màu sắc hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào bữa ăn thật ngon, đảm bảo trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.
Ngoài ra tôi còn cung cấp thêm kiến thức cho các cô nuôi biết cách lập thực đơn phù hợp theo mùa và tính khẩu phần ăn cân đối đảm bảo tỷ lệ P:L:G
* Phối kết hợp với giáo viên và cô nuôi
Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, sự kết hợp giữa giáo viên và cô nuôi là vô cùng quan trọng, bởi hiện nay các trường mầm non có những trường không thể tránh khỏi tình trạng thất thoát thực phẩm. Thức ăn được nấu đảm bảo tránh hao hụt tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là rất tốt. Nhưng một yếu tố quan trọng nữa là lượng thức ăn đó phải được đưa hết, đầy đủ vào trong cơ thể trẻ hàng ngày. Chính vì nhận biết được điều đó nên các bữa ăn ở trường tôi luôn có sự phối kết hợp giữa cô nuôi với các đồng chí giáo viên trên lớp, khuyến khích trẻ ăn hết xuất. Trong mỗi giờ ăn của trẻ, ngoài những công việc thường ngày của mình là nấu những món ăn thật ngon, cô nuôi còn luôn đi lên lớp quan sát xem các cháu ăn có ngon miệng, hết suất không? Đối với các cháu nhà trẻ, mẫu giáo bé cô nuôi có thể kết hợp với giáo viên để động viên giúp trẻ ăn ngon, ăn hết suất ăn của mình.
Chính vì áp dụng tốt biện pháp trên nên trong các bữa ăn ở trường trẻ luôn hết suất và không còn thức ăn dư thừa lại.
Giải pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và nhân viên nuôi dưỡng:
* Đối với cô nuôi
Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về nuôi dưỡng cho 100% số cô nuôi qua các đợt học kiến thức về an toàn thực phẩm, chuyên đề, do trung tâm y tế huện tổ chức.
Hướng dẫn cô nuôi xây dựng thực đơn theo mùa, thay đổi thực đơn theo một đến hai tháng một lần nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng và các chất dih dưỡng cần thiết cho trẻ.
Hướng dẫn cách thay thế thực phẩm phù hợp theo mùa. Hướng dẫn cách tính chi tiết khẩu phần ăn qua các buổi họp chuyên môn tổ nuôi, điều chỉnh các chất dinh dưỡng nói chung và tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong ngày cho thích hợp với thực tế, nguồn thực phẩm có sẵn ở địa phương, đảm bảo cân đối đủ chất.
 Nhà trường tổ chức các cuộc thi như: Thi cô nuôi giỏi cấp trường với các món ăn tự chọn, món ăn bữa phụ, chế biến bằng các nguồn thực phẩm có sẵn ở địa phương, theo mùa. Nhằm nâng cao trình độ nấu ăn của các cô nuôi và từ đó khơi gợi niềm đam mê, sáng tạo nhiều món ăn khác nhau của cô nuôi để bữa ăn của trẻ ngày một phong phú hơn.
* Đối với giáo viên
Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên những kiến thức, kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học và nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo đổi mới giáo dục Mầm non, tham dự các lớp tập huấn do Phòng Giáo dục tổ chức.
Bồi dưỡng kiến thức lồng ghép, giáo dục dinh dưỡng thông qua các môn học và hoạt động, thông qua các bữa ăn trong lớp nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ, nâng cao nhận biết về dinh dưỡng cho trẻ.
Có thể nói, biện pháp bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua, tổ chức các hội thi, hội giảng thường xuyên sẽ giúp giáo viên, nhân viên mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin khi tham gia phong trào. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi người giáo viên, nhân viên phải trau dồi năng lực, phải chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, bạn bèTừ đó trình độ chuyên môn chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nâng lên. Phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ làm cho khí thế thi đua trong nhà trường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh.
. Giải pháp 4: Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
 Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đóng vai trò quan trọng, chất lượng thực phẩm quyết định chất lượng bữa ăn, tác động đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ, nhà trường đã thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt nguồn thực phẩm cung cấp cho trẻ hàng ngày và qui định những thực phẩm chính như thịt, trứng, cá, đậu, rau xanh. đều phải ký hợp đồng cung cấp chặt chẽ, đảm bảo an toàn thực phẩm 1 lần/ 1năm.
Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến, cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, trong ăn uống cho trẻ. Thông qua các đợt tập huấn chuyên môn cho giáo viên, nhân viên với những nội dung quan trọng là công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Thực hiện tốt công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm: Nhân viên nhà bếp khi tiếp nhận thực phẩm có sổ sách ghi chép đầy đủ định lượng và tình trạng thực phẩm, các thực phẩm không đảm bảo không được tiếp nhận, khi giao nhận thực phẩm hai bên cùng phải ký nhận, cùng chứng kiến của ban giám hiệu nhà trường, của giáo viên trên lớp hoặc ban thanh tra nhân dân( thanh tra đột xuất), khâu bảo quản tại kho của thủ kho phải đảm bảo vệ sinh, không để thực phẩm quá hạn, ẩm mốc, kém chất lượng...
Giao nhận thực phẩm buổi sáng
Phải đảm bảo đúng nguyên tắc giao nhận thực phẩm đã được ký kết thực thẩm phải đủ số lượng, chất lượng, đúng giờ. 
Thực hiện tốt khâu chế biến và bảo quản thực phẩm: Chế biến thực phẩm phải đảm bảo chất lượng ngon, hấp dẫn phù hợp với trẻ, đảm bảo an toàn. Thức ăn phải được chế biến nấu chín kỹ, nấu xong cho trẻ ăn ngay, thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mẫu thức ăn.
Tăng cường các hoạt động giáo dục vệ sinh đối với cô nuôi, nhân viên nhà bếp, giáo viên, cô phụ tại bếp và vệ sinh cá nhân cho trẻ, cụ thể như:
Cô nuôi phải được học và bồi dưỡng những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, nắm vững trách nhiệm của mình trong công tác nuôi dưỡng và an toàn. Cô nuôi thực hiện tốt khâu vệ sinh cá nhân trong quá trình chế biến món ăn cho trẻ.
Giáo viên khi chia ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang, thực hiện cân, đong, chia thức ăn cho trẻ đảm bảo vệ sinh và đủ định lượng. Khi tổ chức cho trẻ ăn phải kê bàn ghế đầy đủ, phải có khăn ướt cho trẻ lau tay và có đĩa đựng cơm rơi vãi.
Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày phù hợp với từng độ tuổi, chú trọng công tác chăm sóc nuôi dưỡng và các thời điểm vệ sinh cho trẻ, trước khi ăn cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, xả xong lau tay khô. 
Qua thực hiện biện pháp trên, đội ngũ giáo viên, nhân viên trường mầm non EaTung đã thực hiện rất tốt trong khâu sơ chế, chế biến cũng như đã đi sâu vào việc thực hiện quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ hàng ngày. Đảm bảo 100% trẻ khoẻ mạnh, không có trường hợp nào ở trường bị ngộ độc thức ăn. Bởi vậy, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở bếp ăn luôn được các đoàn kiểm tra y tế báo trước cũng như đột xuất của trạm y tế xã, trung tâm y tế Huyện Krông Na kiểm tra đánh giá cao.
Giải pháp 5: Quản lý theo dõi sức khoẻ trẻ đúng quy định
Sức khỏe là vô cùng quan trọng với con người nói chung và đặc biệt là trẻ em lứa tuổi mầm non. Đây là lứa tuổi mà dịch bệnh có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể nhiều nhất. Chính vì vây, khám sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là vô cùng quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm nhà trường liên hệ với trạm y tế khám sức khỏe định kỳ c

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - XUYẾN.doc