Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng trường học hạnh phúc thông qua thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ tại trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng trường học hạnh phúc thông qua thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ tại trường mầm non

1. Lý do chọn đề tài

“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng mà

bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một

ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Vậy “Trường học hạnh

phúc” là gì?

Trường học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích

thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ

huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ

cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học hạnh phúc với

sự phát triển và thành công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn

khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đội

ngũ giáo viên chung tay xây dựng trường học hạnh phúc một cách có hiệu quả.

Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ

chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn.Xuất phát từ những lý

do trên, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm xây dựng trường học hạnh phúc

thông qua thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ tại trường mầm non”

pdf 11 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 4108Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng trường học hạnh phúc thông qua thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạch nghiên cứu: Năm học 2020 – 2021. Thời gian bắt đầu từ tháng
9/2020 đến hết tháng 3/2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu, phương pháp quan sát, phương pháp đánh giá,
phương pháp giám sát, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp..
 1/11
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
 Thực tế cho thấy việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non đã tạo ra một
không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy, trẻ được học trong một
môi trường tốt sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần để thể hiện
hết bản thân của mình. Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” chính
là điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo môi trường phát triển an
toàn, đảm bảo sự phát triển bền vững.Để có một môi trường thân thiện thì việc tạo
cảnh quan sư phạm trong trường sao cho phù hợp với cấp học là điều cần thiết.
Ngôi trường có cảnh quan sư phạm đẹp sẽ kích thích mọi người phấn khởi, hứng
thú, thoải mái ngay khi bước chân đầu tiên tới trường. Khi trẻ thích thú, thoải mái
nghĩa là trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, trẻ hạnh phúc thì cô giáo cũng hạnh phúc,
trường học sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc.
2. Thực trạng vấn đề
2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt của tổ
Mầm non về việc tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề, các buổi hội thảo trường
học hạnh phúc.
- Cảnh quan sư phạm của nhà trường khang trang, sạch đẹp, cơ sở vật chất và
trang thiết bị dạy học đầy đủ, đồng bộ. 
- Nhà trưởng đã và đang duy trì tốt các mô hình chăm sóc và bảo vê thiên
nhiên trong học đường sau khi đạt giải B cấp quốc gia cuộc thi “Mô hình tiêu biểu
về bảo vệ thiên nhiên trong học đường” khu vực miền Bắc năm 2018.
- Được sự hỗ trợ tích cực, nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh,của
phụ huynh, các đoàn thể.
2.2. Khó khăn
Việc thực hiện xây dựng trường học hạnh phúc tại Trường Mầm non Tràng
An vẫn tồn tại nhiều bất cập. Giáo viên chưa có sự đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi, ngại
đổi mới, ngại sáng tạo trong việc xây dựng trường học hạnh phúc nên hiệu quả
chưa cao.
- Trường có nhiều giáo viên mới trẻ mới vào nghề nên kinh nghiệm về
chuyên môn chưa có nhiều và việc thiết kế môi trường lớp học cho trẻ hoạt động
còn hạn chế về hình ảnh trang trí lớp và nội dung các góc chơi mở chưa có nhiều
đồ dung đồ chơi tự tạo, các nguyên liệu cho trẻ hoạt động chưa đa dạng, phong
 2/11
phúnên chưa gây được nhiều hứng thú khi trẻ tham gia hoạt động, chưa phát huy
tính sang tạo của trẻ.
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về thực trang trên, tôi đã tìm và áp
dụng một số kinh nghiêm nhằm đổi mới môi trường cảnh quan sư phạm của nhà
trường tốt hơn.
 3. Một số kinh nghiệm đã tiến hành
3.1. Chỉ đạo tổ chuyên môn tiên phong nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức về
hạnh phúc và cách thức tiếp cận
 Để xây dựng được ngôi trường thật sự hạnh phúc thì chúng ta phải hiểu
hạnh phúc là gì? Hạnh phúc bắt đầu từ đâu? Tôi thực hiên như sau:
- Cung cấp tài liệu liên quan đến hạnh phúc và về trường lớp mầm non hạnh
phúc do phòng giáo dục cấp, sưu tầm, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn.
- Tôi chỉ đạo tổ chuyên môn tiên phong nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức về hạnh
phúc và cách tiếp cận các buổi hội thảo tại trường về quan điểm hạnh phúc của mỗi
người. Tại buổi hội thào này mọi người cùng nhau chia sẻ quan điểm hạnh phúc của
mình, chia sẻ cách tìm kiếm hạnh phúc của riêng mình trong gia đình, tìm thấy hạnh phúc
trong nghề khi nào và như thế nào? Trên con đường tìm kiếm hạnh phúc có gặp những
thuận lợi và khó khăn gì? Từ đó biết được những nhu cầu gì của họ đã được thỏa mãn và
những nhu cầu gì họ cần ban giám hiệu hỗ trợ để cảm thấy thoải mái và hạnh phúc trong
công việc và trong cuộc sống. Từ đó chất lượng công việc của họ đạt được kết quả tốt
hơn, hứng thú trong công việc hơn, hăng say vì nghề hơn.
3.2. Thiết kế môi trường cảnh quan sư phạm toàn trường
Xây dựng cảnh quan sư phạm là mối quan tâm hàng đầu trong các trường
học, công đồng và xã hội. Xây dụng cảnh quan sư phạm tạo môi trường “Sáng –
xanh – sạh – đẹp” chính là cụ thể hóa ý tưởng: “Trường ra trường, lớp ra lớp” của
cố thủ tường Phạm Văn Đồng. Vì vậy làm tốt công tác này sẽ nâng cao chất lượng
giáo dụctoàn diện, tạo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, sẽ làm cho trẻ cảm
thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Việc học tập của trẻ sẽ hứng thú hơn,
dạy học của giáo viên sẽ hiệu quả hơn. Chính vì vậy, việc thiết kế môi trường cảnh
quan sư phạm toàn trường là một trong những công việc mà tôi bắt tay vào làm nay
từ đầu năm học. Sau đây là cá nội dung mà tôi đã tiến hành:
3.2.1. Duy trì và thay đổi sáng tạo mô hình chăm sóc và bảo vệ thiên
nhiên trong học đường khu vực miền Bắc năm học 2018 
Saukhi đã tìm hiểu, tham khảo tài liệu sách báo về việc tạo cảnh quan thiên
nhiên phù hợp với môi trường sư phạm và sự góp ý, chỉ đạo của cấp trên về việc
 3/11
xây dựng môi trường, tôi thay đổi, cải tiến mô hình này bằng cách quy hoạch gọn
theo khu tạo điểm nhấn, sáng tạo hơn về cảnh quan sư phạm. Tôi tham mưu, đề
xuất ý tưởng và được đồng chí hiệu trưởng phê duyệt. Tôi bắt đầu tiến hành họp tổ
chuyên môm, phân công rõ người, rõ việc theo từng khu vực, từng khối theo kế
hoạch có biểu tiến độ thực hiện cụ thể. Để công việc đạt hiệu quả thì việc kiểm tra,
giám sát phải sát sao, đồng thời tôi luôn đông hành, động viên, khích lệ kịp thời các
bộ phận để công việc đạt kết quả và đúng tiến độ đã đề ra. 
Chính vì vậy, phụ huynh học sinh nhận thấy trường mầm non Tràng An là
một ngôi trường có cảnh quan sạch, đẹp và rất gần gũi với thiên nhiên.
3.2.2. Thiết kế, xây dựng các góc, khu vui chơi trải nghiệm cho trẻ hoạt động
Để thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm” thì môi trường giáo dục có vai trò hết sức quan trọng tạo nên sự thành công
của chuyên đề. Môi trường cho trẻ hoạt động rất quan trọng đến việc dạy và học
của cô và trẻ. Trẻ sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi khác nhau tùy
thuộc vào môi trường mà trẻ đang hoạt động. Vì vậy trẻ cần có cơ hội để chơi và
học ở môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học nhằm giúp trẻ phát
triển toàn diện về mọi mặt.
Theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu phát triển trẻ em của
trường Đại học Harvard thì: Không phải cứ kích thích bộ não phát triển thì trí sáng
tạo của trẻ sẽ phát triển, mà điều quan trọng là luôn đặt trẻ vào môi trường cần sự
sáng tạo.
Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp tôi đã xây
dựng thiết kế một số góc và khu vui chơi tại trường mầm non Tràng An như sau: 
3.2.2.1. Thiết kế, xây dựng góc sáng tạo
Đây là không gian cho trẻ thỏa sức sáng tạo nghệ thuật theo hiểu biết, trí
tưởng tượng của mình. Với góc này cần có khoảng không mở nhưng đòi hỏi phải
có sự yên tĩnh, không ồn ào để trẻ hoạt động và phát huy được trí tưởng tượng, óc
sang tạo.
Với góc sáng tạo, tôi chỉ đạo tổ chuyên môn phải tìm hiểu tài liệu trên nhiều
kênh thông tin để tìm ra những chất liệu, nguyên liệu mới lạ nhằm kích thích sự tò
mò, thích khám phá điều mới lạ khi trẻ hoạt động tại góc này.
Vì vậy, khi hoat động ở góc này đã thật sự phát huy được tính sáng tạọ của
trẻ, điều đó được thể hiện rõ trên những sản phẩm mà trẻ tạo ra.
 4/11
3.2.2.2. Xây dưng, thiết kế góc dân gian
Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nó còn chứa
đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo. Trò chơi dân gian không những nâng
cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn giúp
em hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nướcTrò chơi dân gian trẻ em
có ý nghĩa luyện kỹ năng. Nó góp phần phát triển toàn diện cho trẻ về các mặt: Đức
- trí - lao - thể - mỹ.
Ở góc chơi này, tôi yêu cầu tổ chuyên môn phải xác định rõ mục đích, kỹ
năng, luật chơi, cách chơi, đồ dùng đồ chơi, nguyên liệu của từng trò chơi cụ thể
hợp. Từ đó, đưa từng trò chơi vào phù hợpvới các lứa tuổi khác nhau mới phát huy
được khả tư duy, sáng tạo, khéo léo của trẻ
Mỗi khi chơi những trò chơi dân gian, trẻ rất chăm chú, thích thú khi được
tham gia chơi tại góc dân gian. Qua những trò chơi đời thường, giản dị đó, không
những giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà trẻ cũng sẽ học hỏi
được để có thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ giữa con người với con người,
giữa con người và thiên nhiên
3.2.2.3.Xây dưng, thiết kế khu chợ quê
Với mục đích duy trì và phát triển giá trị văn hoá dân tộc, khu chợ quê được
tái hiện ngay tại sân trường một không gian mộc mạc mà thân thương đây là nơi
cho trẻ hoạt động trải nghiệm sáng tạo về với nét đẹp văn hóa của người Việt, được
truyền từ đời này qua đời khác. 
Với khu chợ quê, tôi chỉ đạo tổ chuyên môn đưa các sản phẩm của các nghề
truyền thống của dân tộc, đặc biệt là của địa phương cho trẻ trải nghiệm thực hành,
trưng bày, bán ở khu chợ quê phù hợp theo chủ đề, sự kiện của từng tuần, từng tháng.
Khi chơi ở khu chợ quê, trẻ được cô giáo giải thích ý nghĩa về từng nghề,
từng sản phẩm trong các gian hàng. Cô dạy trẻ, cho trẻ trải nghiêm làm và đóng
làm người bán hàng trong một không gian chợ quê mộc mạc, yên bình. Tác dụng
giáo dục ở đây không chỉ mang ý nghĩa giải trí mà còn là một trải nghiệm thực tế
có tác dụng rèn luyện kĩ năng sống, rèn sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, giáo dục
trẻ hướng về cội nguồn, biết yêu thương và trân trọng những giọt mồ hôi của người
lao động, 
3.2.2.4. Xây dưng, thiết kế khu vui chơi trải nghiệm
Hoạt động vui chơi, trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, một
phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục dựa
vào trải nghiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân.
 5/11
Vi vậy, khi thiết kế khu vui chơi trải ngiệm cho trẻ, tôi luôn băn khoăn, lưu ý trả
lời các câu hỏi: môi trường học tập và các nguyên vật liệu chúng ta cung cấp có đáp ứng
đúng nhu cầu của trẻ và mong muốn của cha mẹ trẻ? Nguyên vật liệu có hồ trợ tốt cho
tất cả các dạng hoạt động cũng như các mặt phát triển của trẻ hay không? Khu vui chơi
có đủ bóng mát, môi trường vật chất và đồ dùng đồ chơi có luôn sẵn sàng, đa dạng và
phù hợp với mục tiêu phát triển của trẻ? Nên khi thiết kế môi trường khu vui chơi, trải
nghiệm tôi phải đáp ứng phần lớn các yếu tố sau:
* Không gian khu vui chơi:
- Khu vui chơi có nhiều loại cây, không chỉ cây thân mềm, thân bụi mà còn
cây thân gỗ che bóng mát.
- Những khoản sân chứa cát, bởi trẻ em luôn thích thú với cát luồn qua kẽ tay
hay tạo hình cùng cát và nước
- Những gốc cây, khúc gỗ, đá, sỏi luôn đem đến cho trẻ nhiều cảm hứng
cũng như những ý tưởng sáng tạo.
- Hoa lá, cỏ cây không chỉ đem đến cho trẻ nhiều cảm xúc mà còn là môi
trường thu hút nhiều loài côn trùng thú vịđể trẻ quan sát, tìm hiểu.
- Toàn bộ khu vui chơi được trải thảm cỏ nhân tạo tạo cảm giác thoải mái,
êm nhẹ khi trẻ chạy nhảy vui chơi tại đây.
* Nguyên học liệu và môi trường vui chơi:
- Mời ý kiến đóng góp của trẻ và gia đình trẻ, của tổ chuyên môn bởi nó
phản ánh nhu cầu và hứng thú của trẻ;
- Môi trường phù hợp với hứng thú, khả năng của mỗi trẻ; tạo cơ hội cho trẻ
thể hiện cá nhân, chia sẻ kinh nghiệm cũng như hỗ trợ tất cả các mặt học tập, hợp
tác của trẻ em;
- Phù hợp với khả năng và cách thức học tập khác nhau của trẻ;
- Đáp ứng tiêu chí “mời gọi trẻ tham gia khám phá và kết nối với thiên
nhiên” cũng như chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra;
- Nuôi dưỡng ý thức tôn trọng môi trường tự nhiên, làm nền tảng phát triển
nhận thức và giáo dục môi trường.
- Đồ dung đồ chơi, nguyên liệu cần phải đa dang, phong phú về nguyên liệu,
chất liệu, chủng loại, màu sắc.để khi trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm trẻ sẽ sử
dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi) để có thể tăng khả năng
lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. 
 6/11
- Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp
phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin.
Thực tế cho thấy, khu vui chơi đã đáp ứng nhu cầu của trẻ là được vui chơi,
chạy nhảy, nô đùa, tha hồ cười nói thỏa thích Đúng như mong đợi ban đầu của
tôi, khu vui chơi trải nghiệm đã khiến trẻ được “chơi mà học – học mà chơi”, nâng
cao hiểu biết và nhận thức của trẻ, hỗ trợ trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể
chất, tinh thần, tình cảm và nhiều kĩ năng xã hội. Hoạt động trải nghiệm giúp cho
việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy.
3.2.2.5. Thiết kế, xây dựng khu “CLUB FITNESS & YOGA”
Hiện nay, nhiều gia đình người Việt chú trọng cho con học tập, giáo dục tri
thức trong những môi trường toàn diện. Tuy nhiên việc rèn luyện thể chất cho trẻ
mầm non nhiều khi lại bị các bậc phụ huynh lãng quên, đặc biệt là đối với trẻ ở độ
tuổi 3 – 6.
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non mang nhiều ý nghĩa vì khi ấy trẻ đang ở
những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng
như suy nghĩ sau này của trẻ. Nên việc tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao
giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể
thao. Hơn thế nữa, việc tiếp xúc nhiều với các môn thể thao sẽ tạo điều kiện cho sự
phát triển về thể lực của trẻ, là tiền đề để phát triển trí lực. Bởi có sức khoẻ tốt thì
trẻ mới có thể học tập tốt được. Tôi thiết kế khu “CLUB FITNESS & YOGA” bởi vì:
- Xây dựng môi trường khu “CLUB FITNESS & YOGA” cho trẻ mầm non
gắn với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập.
- Việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ luyện tập có thể tạo ra các tình huống,
phương án, phức tạp hóa điều kiện thực hiện các bài tập thể dục khác nhau, giúp trẻ
có sự nhận thức rõ ràng về vận động, về phương pháp thực hiện với các đồ dùng,
dụng cụ luyện tập.
- Các dụng cụ luyện tập thể dục giúp nâng cao hứng thú thực hiện các nhiệm
vụ vận động trong những điều kiện khác nhau, giúp thỏa mãn nhu cầu vận động,
ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, thể chất và tâm thần của trẻ, hình thành cho trẻ thói
quen rèn luyện thân thể thường xuyên.
- Các dụng cụ luyện tập thể dục kích thích sự lĩnh hội kĩ năng vận động
nhanh, chính xác.
Đây chính là một trong những đổi mới căn bản trong việc phát triển thể chất
thể chất cho trẻ tại trường Mầm non Tràng An. Phụ huynh học sinh rất hứng thú và
quan tâm nhiều hơn đến việc rèn luyện thể chất cho trẻ. Trẻ thích thú tham gia các
 7/11
buổi tập luyện cùng với sự hướng dẫn của cô giáo. Sức khỏe, sự nhanh nhẹn, độ
bền, dẻo dai và khéo léo của trẻ ngày càng tốt hơn. 
Sau khi thiết kế và xây dựng xong các góc và các khu vui chơi bên ngoài,
cảnh quan sư phạm của nhà trường như được đánh bóng hơn, khoác trên mình
chiếc áo đẹp hơn và ngày càng thu hút được sự quan tâm, tin tưởng của các bậc phụ
huynh gửi con tại trường. 
3.2.3. Chỉ đạo giáo viên xây dựng cảnh quan sư phạm của các lớp trên
tiêu chí trường học hạnh phúc.
Song song với việc xây dựng mô trường cảnh quan toàn trường, tôi luôn chú
trọng đến cảnh quan sư phạm của các lớp. Đây là năm đầu tiên thực hiện chuyên đề
“Trường lớp mầm non hạnh phúc”. Để xây dựng được trường học hạnh phúc không
thể không xây dựng lớp học hạnh phúc. 
Vào đầu năm học, tôi chỉ đạo cho giáo viên trang trí lớp theo quan điểm:
“Lấy trẻ làm trung tâm” và bám sát theo tiêu chí của trường học hạnh phúc. Trang
trí lớp sao cho vừa tầm với trẻ, các hình ảnh trang trí ở các góc phải gần gũi, màu
sắc nhẹ nhàng phù hợp với độ tuổi mầm non.
Để làm tốt nhiệm vụ này, tôi đã thực hiện các nôi dung sau:
- Tạo cơ hội cho giáo viên đi tham quan thực tế tại các trường điểm trong quận.
- Động viên khuyến khích giáo viên tự liên hệ với đồng nghiệp ở các trường khác
trong và ngoài quận để học hỏi kinh ngiệm trang trí môi trường lớp học hạnh phúc. Khi
áp dụng cần phải phù hợp với đặc điểm, tình hình của trường và lớp mình.
- Ngay đầu năm, tôi tham mưu với hiệu trưởng về việc đầu tư cơ sở vật chất, đồ
dùng đồ chơi, các nguyên liệu cơ bản, cần thiết để trang trí môi trường lớp học như:
Giấy màu, đề can, thảm dạ màu, màu vẽ 
- Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc việc đưa nội dung về các tiêu chí
trường học hạnh phúc để chia sẻ, tìm hiểu trong các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ
hàng tháng.
- Tổ chức hội thi trang trí môi trường lớp học theo tiêu chí trường học hạnh
phúc.Hội thi áp dụng các tiêu chí chấm về cả môi trường trang trí về hình ảnh, đồ dùng
đồ chơi tự tạo, nguyên liệu mở cho trẻ trải nghiệm, sáng tạo,Môi trường giáo dục về
kỹ năng của trẻ trong các hoạt động, sự mạnh dạn, tự tin, lễ phép và sự phát triển tình
cảm và kỹ năng xã hội của trẻ đạt được theo lứa tuổi. Các lớp sẽ tiến hành ghi lại một
số hoạt động của trẻ trong ngày hoạt động qua một đoạn video, thời gian 15 phút. Khi
nhận được video của các lớp, ban giám khảo tiến hành xem và chấm điểm lần 1. Điểm
lần 2 là do bình chọn của phụ huynnh học sinh trên trang fanpage của nhà trường. Tổng
 8/11
điểm sẽ là điểm trung bình cộng của 2 lần điểm trên. Tham gia cuộc thi giáo viên đã có
sự đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi, đổi mới, phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên và tạo
được sự tin tưởng của phụ huynnh nhà trường.
3.2.4. Xây dựng và bồi dưỡng môi trường bên trong để mang lại hạnh phúc
cho trẻ
Sau khi đã xây dựng tốt môi trường cảnh quan trong và ngoài lớp học, thì
việc thiết kế, xây dựng cho trẻ môi trường hoạt động bên trong là rất quan trọng.
- Chỉ đạo giáo viên tích cực giao lưu tình cảm với trẻ qua các thông điệp yêu
thương vào đầu giờ sáng và thực hiện xuyên suốt các hoạt động trong ngày tại lớp. 
- Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng thiết kế các trò chơi, hoạt động mới lạ
theo các chủ đề. Xây dựng cụ thể, chi tiết trong kế hoạch giáo dục của tưng khối,
từng lớp phù hợp với đặc điểm lưa tuổi của trẻ. Đồng thời đổi mới, sáng tạo hình
thức tổ chức cá hoạt động để trẻ hứng thú tham gia, phát huy tính tò mò, ham hiểu
biết và tư sáng tạo của trẻ.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết về các hoạt động tập thể, ngày hội ngày
lẽ cho trẻ thông qua các hoạt động giao lưu, trò chơiTạo sân chơi bổ ích, phát
triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ cho trẻ.
Việc xây dựng và bồi dưỡng môi trường bên trong qua các hoạt động, những
giờ học, giờ chơi, những trải nghiêm bổ ích cho trẻ và đã thực sự mang lại hạnh
phúc cho trẻ.
4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm
Sau gần một năm học, vừa thực hiện, vừa tổng hợp đánh giá kết quả để diều
chỉnh và bổ sung kế hoạch thực hiện chuyên đề “Trường, lớp mầm non hạnh phúc”.
Một số kinh nghiệm xây dựng trường học hạnh phúc thông qua thiết kế môi trường
hoạt động cho trẻ tại trường mầm non Tràng an đã đạt được kết quả như mong đợi.
- Cảnh quan sư phạm toàn trường đạt tiêu chí “Sáng – xanh- sạch – đẹp” và
đã nhận được sự đánh giá cao của các cấp lãnh đạo và của phụ huynh học sinh.
- Môi trường bên trong các lớp đạt tiêu chí theo quan điểm “Xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và tiêu chí “Trường học hạnh phúc”. Trẻ có
một môi trường an toàn về cả thể chất và trí lực. Trẻ được “chơi mà học – học mà
chơi” một cách tự nhiên và thoải mái. 
- Cán bộ giáo viên nhân được làm việc trong một môi trường sư phạm lý tưởng
để phát huy hết khả năng của từng cá nhân, hăng say trong sự nghiệp trồng người.
 9/11
- Các bậc phụ huynh ngày càng tin tưởng nhà trường, gửi con em mình đến
lớp đều đặn hơn, không còn tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện. Số lượng trẻ đến
với trường mầm non Tràng An ngày càng phát triển hơn.
PHẦN III. KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm tôi chính là việc thực hiện một số kinh nghiệm xây
dựng trường học hạnh phúc thông qua thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ tại
trường mầm non dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm thực tế về xây dựng trường học
hạnh phúc thông qua thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ tại trường mầm non,
trong công tác quản lý, chỉ đạo giáo viên xây dựng cảnh quan sư phạm các lớp theo
quan điểm ‘Lấy trẻ làm trung tâm” và trên tiêu chí trường học hạnh phúc. 
2. Áp dụng sáng kiến kinh ng

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_truong_hoc.pdf