Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ mầm non tại phân hiệu Buôn Drai vùng DTTS

Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ mầm non tại phân hiệu Buôn Drai vùng DTTS

Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.

Được Đảng và Nhà nước quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục, nhất là giáo dục Mầm non, ưu đãi cho cán bộ giáo viên, học sinh, Buôn đặc biệt khó khăn, đảm bảo chế độ kịp thời, đầy đủ như .( NĐ 116/ 2010/NĐ/CP; NĐ 06/ 2018/NĐ/CP, chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ mẫu giáo và đối với giáo viên mầm non;

Đảng ủy, Ủy ban, Phòng Giáo dục và đào tạo Krông Ana quan tâm chỉ đạo sát xao mọi hoạt động trong nhà trường.

Ban giám hiệu kịp thời nắm bắt sự chỉ đạo của các cấp, áp dụng thực tế của trường, phân hiệu Buôn Drai để linh hoạt, sáng tạo, chỉ đạo“Xây dựng môi trường tiếng Việt Buôn Drai vùng DTTS” phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

Đội ngũ giáo viên đã đạt chuẩn và trên chuẩn nhận thức được tầm quan trọng của bậc học Mầm non, tự giác nhiệt tình trong công tác xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm.

 

doc 10 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 727Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ mầm non tại phân hiệu Buôn Drai vùng DTTS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
	I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
Họ và tên: NGUYỄN THỊ XUYẾN; Năm sinh: 1967
	Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học
	Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Hiệu trưởng
	Đơn vị công tác: Mầm non Ea Tung
	II. NỘI DUNG
1. Tên giải pháp: “Xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ mầm non tại phân hiệu Buôn Drai vùng DTTS”.
2. Thực trạng 
- Tổng số CBVC : 24 đồng chí, dân tộc 06, nữ dân tộc 06 đồng chí.
+ BGH : 03 đồng chí
+ Giáo viên : 16 đồng chí; Nữ : 16; Dân tộc : 05; NDT: 05
+ Nhân viên : 05 đồng chí; Nữ : 03; Dân tộc : 01; NDT: 01
- Tổng số học sinh : 222 trẻ/ 08 lớp ; Nữ: 210 trẻ; Dân tộc: 71 trẻ; Nữ dân tộc: 27 trẻ. 
Trường Mầm non EaTung có 3 phân hiệu nằm ở 3 địa điểm khác nhau, trong đó có một phân hiệu Buôn Drai đóng trên địa bàn Buôn Drai, xã EaNa, Huyện Krông Ana phân hiệu thuộc Buôn đặc biệt khó khăn; 100% nhân dân ở đây là người đồng bào dân tộc Ê đê. Nghề nghiệp đa số là làm nông ( trồng cây ca cao, lúa , bắp, đậu, làm nghề đánh bắt cá nhưng họ vẫn giữ vững truyền thống bản sắc đặc trưng của người đồng bào dân tộc Ê đê như các tập tục, dệt vải, săn bắt, tổ chức các lễ hội...
Phân hiệu Buôn Drai có hai lớp một lớp Lá và 01 lớp Chồi với tổng số 68 trẻ; Nữ 23 trẻ ; dân tộc 68 trẻ. Giáo viên 04, dân tộc 01. 
Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo, được các cấp, cấp cho một số đồ dùng, đồ chơi như đu quay, cầu trượt nhưng đến nay đã xuống cấp một số đồ dùng đồ chơi không sử dụng được.
Trước tình hình đó ngay từ đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch “Xây dựng môi trường tiếng Việt Buôn Drai vùng DTTS” để trẻ hoạt động trải nghiệm, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại điểm trường Buôn đặc biệt khó khăn này.
	3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
Được Đảng và Nhà nước quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục, nhất là giáo dục Mầm non, ưu đãi cho cán bộ giáo viên, học sinh, Buôn đặc biệt khó khăn, đảm bảo chế độ kịp thời, đầy đủ như .( NĐ 116/ 2010/NĐ/CP; NĐ 06/ 2018/NĐ/CP, chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ mẫu giáo và đối với giáo viên mầm non;
Đảng ủy, Ủy ban, Phòng Giáo dục và đào tạo Krông Ana quan tâm chỉ đạo sát xao mọi hoạt động trong nhà trường.
Ban giám hiệu kịp thời nắm bắt sự chỉ đạo của các cấp, áp dụng thực tế của trường, phân hiệu Buôn Drai để linh hoạt, sáng tạo, chỉ đạo“Xây dựng môi trường tiếng Việt Buôn Drai vùng DTTS” phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Đội ngũ giáo viên đã đạt chuẩn và trên chuẩn nhận thức được tầm quan trọng của bậc học Mầm non, tự giác nhiệt tình trong công tác xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm. 
Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phân hiệu Buôn Drai chưa phong phú, một số đồ dùng đồ chơi tự tạo ít.
Một số giáo viên trẻ, giáo viên lớn tuổi chưa nhiệt tình, xây dựng môi trường làm đồ dùng , đồ chơi cho trẻ trải nghiệm khám phá, còn làm đối phó.
Việc chỉ đạo xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm là nhiệm vụ mũi nhọn mà nhà trường chúng tôi đặt ra ngay đầu năm học. 
Là Hiệu trưởng, quản lý, chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường, nhất là công tác chỉ đạo chuyên môn, xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm ra các giải pháp, động viên giáo viên có những ý tưởng hay, sáng tạo, tích cực, xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm, tăng cường tiếng Viêt cho trẻ Buôn Drai, làm sao để mỗi giáo viên thấy được tầm quan trọng, trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm để trẻ được phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm thế tốt nhất vào học ở các giai đoạn tiếp theo. 
	4. Các Giải pháp quản lý.
Giải pháp1 : Xây dựng kế hoạch 
Xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm, địa lý, thực tế, nhân dân, học sinh, tại phân hiệu Buôn Drai . Phát huy được tính sáng tạo, nhiệt huyết của giáo viên tham gia xây dựng trường mầm non LTLTT, tăng cường tiếng Việt vùng dân tộc thiếu số.
Chọn những đồng chí có năng khiếu, thẩm mỹ, khéo tay về làm đồ dùng đồ chơi để xây dựng trường mầm non LTLTT, tăng cường tiếng Việt cho trẻ tại phân hiệu Buôn Drai. Thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí phối kết hợp thực hiện. 
Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau, phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.
Môi trường giáo dục mang tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng.
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nâng cao nhận thức và năng lực về quản lý, tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tăng cường tiếng Việt, phù hợp điều kiện cụ thể của trường, phân hiệu, lớp.
Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số.
Giải pháp 2 : Phân công nhiệm vụ cụ thể 
Môi trường trong lớp : Giáo viên chủ nhiệm đối chiếu các tiêu chí XDMT tăng cường tiếng Việt tự bổ sung trang trí cho phù hợp.
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời : Đc Hóa, Tính, Lộc, Rưn..
Chữ viết ký hiệu: Tên các đồ dùng, đồ chơi ( Tiếng việt )
Sắc màu Buôn Drai; Bé thích đọc sách; Bé yêu các chơi trò chơi Buôn làng bé; Bé yêu thiên nhiên: Vườn rau của bé, vườn hoa lớp lá 2.Tìm, làm bổ sung trang trí những chỗ nào cho phù hợp
Góc thư viện : Đ/c Hóa, Tính, Lộc
Trang trí, chuẩn bị sách tranh ảnh.
Góc thiên nhiên: Đ/c Tuyền, Tốt, Ngọc 
Trồng, chăm sóc rau lớp Lá 2, cây hoa, cây cảnh 
Góc trò chơi dân gian: Đ/c Út, Thơm
Tìm làm bổ sung đồ dùng, đồ chơi, trò chơi dân gian ( Chơi chuyền, ô ăn quan ).
Sắp xếp, luân chuyển ĐD-ĐC, làm cùng các đồng chí trên: Toàn , Bình,
Bảo vệ, vệ sinh: Đ/c Nhung.
Giải pháp 3: Tiến hành thực hiện 
Có kế hoạch, bảng phân công nhiệm vụ cụ thể các dồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên đã nhiệt tình, tự giác lên rừng chặt tre, xuống suối lấy đá, sưu tầm nhiều nguyên vật liệu phế thải khác nhau để tái hiện lại một khuôn viên thu nhỏ Buôn Drai, phản ánh đầy đủ cuộc sống sinh hoạt của nhân dân nơi đây như : Nhà cộng đồng, khu nhà sàn, cây nêu, dòng sông Sê rê Pok, máng nước.để giáo viên, trẻ, phụ huynh trải nghiệm tăng cường tiếng Việt cho trẻ mọi lúc mọi nơi. 
5. Minh chứng kèm theo giải pháp.
Dựa vào địa lý, nghề nghiệp, bản sắc người đồng bào Buôn Drai các cô giáo đã kết hợp với phụ huynh, trẻ, xây dựng môi trường trong lớp, môi trường ngoài lớp học, cho trẻ trải nghiệm “Học bằng chơi, chơi mà học” nhằm giúp trẻ phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội, tăng cường tiếng Việt, chuẩn bị tâm thể tốt nhất cho trẻ vào học ở giai đoạn tiếp theo.
Đối với môi trường trong lớp : Các góc/khu vực hoạt động được bố trí khoa học phù hợp với điều kiện thực tế; đảm bảo các điều kiện về ánh sáng, an toàn, thuận tiện với trẻ như Góc XD, góc học tập, góc thư viện. Có đủ phương tiện dạy học, đồ dùng, đồ chơi như máy tính, loa đài phục vụ cho hoạt động của cô và trẻ. Có đồ dùng, đồ chơi gần gũi gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của trẻ như cái gùi người phụ nữ thường dùng để mang trên vai khi đi nương rẫy, cái rổ, quả bầu nước thường dùng để đựng nước uống và một số đồ dùng khác đặc trưng của địa phương 
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời: “ Thư viện của bé” . Giúp trẻ hứng thú học, đọc, các cô kết hợp với phụ huynh chuẩn bị cho trẻ chỗ ngồi, sách, tranh, truyện, chữ cái, chữ số để trẻ xem, đọcnhằm giúp trẻ biết nhiều hơn về Tiếng việt, phát triển ngôn ngữ, giao tiếp giữa trẻ với trẻ. 
Với các trò chơi dân gian: Các cô bố trí như trò chơi “ Chơi chuyền” bộ que chuyền có 10 que và một quả , trò chơi “ Ô ăn quan”, trò chơi “ Múa sạp” 
Khu phát triển vận động: Để tăng cường thể lực cho trẻ ngoài những đồ chơi công nghiệp, cầu trượt đu quaycác cô giáo kết hợp với phụ huynh tận dụng những lốp xe hư, sơn màu làm cổng chui, thang cho trẻ, bò, trèo thi nhau trẻ rất thích. 
Khu vực cho trẻ trải nghiệm trồng rau, hoa.. .các cô đã tận dụng khu đát cạnh bờ rào, chậu hoa, can nhựa bỏ đi đẻ tạo một vườn rau cho trẻ trồng và chăm sóc trẻ rất hứng thú với công việc hàng ngày của bố mẹ trẻ ở nhà
Khu Bản săc Buôn làng em: Đây là những đồ dùng được lưu truyền qua các thế hệ mà vẫn giữ nguyên đậm đà bẳn sắc dân tộc như: cái cối giã gạo tất nhiên cối thì phải đi đôi với chày, khi xưa những người phụ nữ Ê đê thường thức dậy từ sớm tinh mơ, chuẩn bị lúa thóc và giã cho kịp trời sáng rồi chuẩn bị đi lên rẫy. Người phụ nữ sẽ mang gùi trên vai, còn người nam giới thì vác cái rựa hay còn gọi là (cái xà gạc), họ tỉa lúa, bắp bằng dụng cụ tỉa lúa đó là: cái cây có đầu nhọn để chọc lỗ những ống tre nứa để bỏ hạt giống và tỉa xuống đất. Một đồ dùng không thể thiếu của người Ê đê đó là khung dệt để tạo ra những trang phục truyền thống, những cái giỏ đeo, và những tấm mền thổ cẩm cùng với những hoa văn Trong các lễ hội cúng bến nước, cúng lúa mới hay những lễ hội quan trọng khác, người Ê đê thường dùng âm nhạc để thể hiện niềm vui của mình, đó là những bộ chiêng tre, chiêng đồng, đàn t’rưng
Với khuôn viên Buôn làng của em đã được các cô giáo kết hợp với các phụ huynh tái tạo lại bản sắc Buôn Drai thu nhỏ.
Đây là 1 bạn trai và 1 bạn gái các cô đã dùng lốp xe, sơn vẽ để dạy trẻ, trẻ phân biệt bạn trai, bạn gái, bên trái, bên phải. Tiếp theo là nhà văn hóa cộng đồng là nơi diễn ra các cuộc họp, sinh hoạt, tổ chức lễ hội của Buôn và đây là cây nêu được làm bằng cây tre, chóe rượu cần, đống lửa để tổ chức lễ vào mùaTiếp theo là chợ để mọi người đến mua, bán trao đổi hàng, sản phẩm làm ra: Những mặt hàng nông sản (quả ca cao, hạt ca cao, quả điều, hạt điều, quả cà phê, hạt cà phê), các loại rau, cà đắng Tiếp theo chiếc cầu treo bắc qua sông Sê rê Pok : Hiện nay hàng ngày nhân dân phải đi đò qua sông sang bên kia làm nương, rẫy nên đã mơ ước có một chiếc cầu bắc qua sông để đi lại cho thuân tiện và đây là con ếch, con rùa, được các cô dùng lốp xe hư, sơn làm cho trẻ chơi, học chủ đề thế giới động vật trẻ rất thích, còn đấy một số gia đình làm nghề chài lưới đánh bắt cá ở dưới sông; đây là chiếc thuyền, lưới..dùng để bắt cá và những đồ dùng để bắt cá như dram,kđuôn
Mùa khô ở đây đa số giếng nước đã bị cạn kiệt, người đồng bào Ê đê đã sáng tạo làm ra những máng nước bằng cây tre, nứa, lồ ô để lấy nước từ con sông hiền hòa dẫn nước về nơi sinh hoạt. Các cô giáo và phụ huynh đã lên rừng chặt tre, lồ ô kết hợp làm tái hiện lại máng nước bằng những đoạn cây lồ ô chẻ đôi ra và nối lại với nhau thành thác nước chảy lấy về dùng, tưới cây, tưới hoa.
Kết quả : Phân hiệu Buôn Drai trường MN Ea Tung đã xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ trải nghiệm “ Chơi mà học”. Trong quá trình thực hiện chúng tôi đạt đực những kết quả như sau: 
Đối với trẻ: Trẻ hứng thú với môi trường các cô và phụ huynh, trẻ, xây dựng, tích cực tham gia vào các hoạt động, tăng vốn từ tiếng Việt, kỹ năng sống, tự tin giao tiếp, yêu trường, lớp, cô giáo, bạn bè, giữ gìn bản sắc dân tộc: 
Đối với các cô giáo: Sáng tạo trong cách làm đồ dùng, sử dụng linh hoạt đồ dùng, đồ chơi..thực hiện tốt kế hoạch.
Đối với phụ huynh: Đã nhận thức hơn về vai trò trách nhiệm của mình, kết hợp với nhà trường trong việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động và chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao hơn. Tham gia Hội thi “Xây dựng môi trường tiếng Việt trong các trường MN vùng DTTS” cấp huyện đạt kết quả tốt. 
6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
Tiếp tục duy trì kế hoạch, thực hiện xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng môi trường tiếng Việt tại đơn vị để bổ sung đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trải nghiệm, khám phá, nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học” ,“ Mẫu giáo tốt, mở đầu nền giáo dục tốt”. 
Trên đây là báo cáo giải pháp “Xây dựng môi trường tiếng Việt trong các trường MN vùng DTTS” tại trường Mầm non Ea Tung. Rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học để bản thân có thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo./. 
 Ea Na, ngày 15 tháng 04 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Nguyễn Thị Hóa
 NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
 Nguyễn Thị Xuyến 
XÁC NHẬN UBND HUYỆN
XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND HUYỆN KRÔNG ANA 
TRƯỜNG MẦM NON EA TUNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 25 /BB-ET
BIÊN BẢN
Họp triển khai giải pháp công tác quản lý
I. Thời gian: Ngày 22 tháng 04 năm 2019
II. Địa điểm: Trường Mẩm non Ea Tung
III. Thành phần:
1. Nguyễn Thị Xuyến - Hiệu trưởng 
2. Nguyễn Thị Hóa - Phó Hiệu trưởng 
3. Nguyễn Thị Kim Châu - Phó Hiệu trưởng 
4. Nguyễn Thị Thủy – Thư ký 
Cùng các đồng chí trong hội dồng thi đua nhà trường. Tổng số 9/9.Vắng 0
IV. Nội dung: 
Triển khai Báo cáo giải pháp công tác chỉ đạo “ Xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ mầm non tại phân hiệu Buôn Drai vùng DTTS”.
	Căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức; 
Căn cứ Nghị định 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09 /06/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Công văn số 1434/SNV-CCVC ngày 07/12/2015 của Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk về xét duyệt sáng kiến trong đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Đồng chí Nguyễn Thị Xuyến thông qua giải pháp “Xây dựng môi trường tiếng Việt trong các trường MN vùng DTTS” 
	Ý kiến đánh giá của các thành viên Hội đồng.
Đồng chí Nguyễn Thị Xuyến xây dựng kế hoạch xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ hoạt động trải ghiệm thực tế phù hợp với tình hình đại phương. Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thường xuyên đôn đốc tham gia động viên tinh thần mọi người hưởng ứng tích cực. Có những ý tưởng sáng tạo, khoa học, đẹp, xây dựng thành công môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị. 
Ý kiến phản biện của cá nhân xây dựng báo cáo. Đồng ý với nhận xét của các đồng chí trong hội đồng thi đua.
Biểu quyết 100% thành viên thống nhất ý kiến đề nghị Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trình cấp trên xem xét thẩm định và ban hành quyết định công nhận sáng kiến giải pháp để phục vụ công tác đánh giá, phân loại công chức năm học 2018 - 2019.
Biên bản kết thúc vào lúc 16 giờ cùng ngày./.
THƯ KÝ 
Nguyễn Thị Thủy
 CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
 Phó hiệu trưởng
 Nguyễn Thị Hóa 
UBND HUYỆN KRÔNG ANA 
TRƯỜNG MẦM NON EA TUNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 26/TTr-ET
 Krông Ana, ngày 22 tháng 04 năm 2019
TỜ TRÌNH
Về việc xét duyệt sáng kiến trong đánh giá, phân loại cán bộ, công chức
	Căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức; 
Căn cứ Nghị định 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09 /06/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Công văn số 1434/SNV-CCVC ngày 07/12/2015 của Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk về xét duyệt sáng kiến trong đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
	Theo quy đinh tại Điểm h, Khoản 1, Điều 18 và Điểm đ, Khoản 1, Điều 25 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, nay tôi làm tờ trình kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến của huyện xét duyệt công nhận giải pháp “ Xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ mầm non tại phân hiệu Buôn Drai vùng DTTS” là sáng kiến để làm cơ sở đánh giá xếp loại công chức (viên chức) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2018 – 2019.
Nơi nhận:
Hội đồng sáng kiến huyện;
Thường trực TĐKT huyện;
 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Nguyễn Thị Xuyến 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAO_CAO_GIAI_PHAP_(_thay_SKKN)_2019.doc
  • docBB báo cáo _GIAI_PHAP_2019_2.doc
  • docTỜ TRÌNH _GIAI_PHAP_2019_2_2.doc