II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Tình hình địa phương
Như đã đề cập ở trên, học sinh trong các nhà trường trên địa bàn nội thành
hiện nay ở nhiều địa bàn dân cư rất thiếu không gian, hình thức vui chơi giải trí .
Nhiều học sinh ngoài giờ học, chỉ tự do vui chơi trong không gian nhỏ hẹp của
gia đình. Do vậy, dẫn đến hiện tượng các em sa vào những thú vui không lành
mạnh Thêm nữa, một số phụ huynh do còn mải mưu sinh nên ít có thời gian
để quan tâm đến việc học hành, vui chơi của con em mình.
2. Đặc điểm nhà trường
Ngôi trường tôi gắn bó trên hai mươi năm có một bề dày thành tích đáng tự
hào. Mười lăm năm học liên tục, nhà trường đạt danh hiệu “Trường Tiên tiến xuất
sắc cấp Thành phố”. Cơ sở vật chất được cấp trên đầu tư, sửa sang, nâng cấp nên có
đủ phòng học. Song năm học này, do kế hoạch xây mới một dãy nhà chưa hoàn tất
nên không gian vui chơi, hoạt động tập thể cho học sinh còn hạn chế
không thể thiếu trong hoạt động giáo dục chung của nhà trường. Nó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. 3.2. Việc thực hiện hoạt động GDNGLL của giáo viên Trong những năm học gần đây, đại bộ phận giáo viên đã thực sự nhận thức được vai trò và tác dụng to lớn của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được giáo viên cải tiến về nội dung và hình thức, thu hút được học sinh tham gia. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, vẫn còn tình trạng học sinh không có ý thức tự nguyện, tự giác, tích cực khi tham gia hoạt động. Có em còn tham gia lấy lệ, chưa phát huy hết năng lực sở trường của bản thân, chưa thể hiện được bản lĩnh của mình trước tập thể. Vì thế chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 1. Nắm vững mục tiêu và chương trình giáo dục của Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 1.1. Mục tiêu của Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Nội dung chương trình phần bắt buộc ở lớp 6 có tính chất nền tảng cho chương trình cấp THCS. Còn các nội dung hoạt động ở lớp 9 lại tập trung chủ yếu vào việc khắc sâu nhiệm vụ trọng tâm của năm học cuối cấp là học tập: học trên lớp, học ngoài xã hội trên các lĩnh vực khác nhau để giúp học sinh tích luỹ được nhiều kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử, chuẩn bị cho việc phân luồng sau cấp THCS. Trước hết, giáo viên cần hiểu rõ: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” nhằm giúp học sinh: - Tích luỹ thêm những hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội có tác động đến thái độ, nhu cầu, nguyện vọng, quyền và nghĩa vụ của học sinh sau khi học xong chương trình cấp THCS. - Khẳng định được những kĩ năng cơ bản mà học sinh cấp THCS nói chung cần phải đạt. Bồi dưỡng đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" thông qua HĐGDNGLL 11/27 - Khẳng định được thái độ, xu hướng tích cực của học sinh trong các hoạt động tập thể, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cấp THPT. 1.2. Nội dung chương trình Không chỉ nắm vững các chủ điểm, gợi ý nội dung và hình thức hoạt động trong chương trình ở hai khối lớp đi sâu nghiên cứu , giáo viên chủ nhiệm cần nghiên cứu để nắm vững chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của tất cả các khối lớp. Như vậy, giáo viên mới thực hiện tiếp nối các hoạt động của một cách có hiệu quả thông qua phương pháp tích hợp trong tổ chức hoạt động cho học sinh. 2. Giúp học sinh nhận thức sâu sắc về đạo lý “Uồng nước nhớ nguồn” Trước hết, muốn bồi dưỡng nét đẹp đạo lý nhớ nguồn cho học sinh, bản thân giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức được một cách sâu sắc về nét đẹp ấy để từ đó truyền cho học sinh nhận thức thông qua các hoạt động tự chọn. Tôi đã giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm với chủ đề thảo luận: Tục ngữ xưa có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Em hiểu gì về lời dạy đó? Sau đó, tổ chức thảo luận để giúp các em hiểu được: 2.1. Nội dung của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” - Nghĩa đen: “Nguồn” là nơi khởi đầu, khai sinh dòng nước. Được uống dòng nước trong mát ngọt ngào, phải nhớ đến “nguồn” là nơi phát sinh ra dòng nước. - Nghĩa bóng: Câu tục ngữ còn có nội dung khái quát rất cao: “Nguồn” bao gồm tất cả mọi của cải vật chất và tinh thần, là truyền thống, núi sông, tổ quốc, quê hương Tất cả đều là kết quả của mồ hôi, nước mắt, máu xương của người lao động, của thế hệ đi trước, là sản phẩm của tài năng trí tuệ, sức sáng tạo, sự gần gũi của bao thế hệ. Như vậy, câu tục ngữ là một lời khuyên thấm thía, quý giá: người được hưởng thành quả lao động phải biết ơn những người đã tạo ra nó – những người đã mang lại ấm no hạnh phúc cho ta, thế hệ sau phải biết ơn thế hệ đi trước. 2.2. Ý nghĩa của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” - Câu tục ngữ đã nêu lên một thái độ đạo đức đẹp đẽ, thể hiện đạo lý làm người của nhân dân Việt Nam. Bởi biết ơn là biểu hiện của lương tri, của tình người. Bồi dưỡng đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" thông qua HĐGDNGLL 12/27 - Biết ơn thể hiện sự nhận thức, sự hiểu biết của con người trước những điều tốt đẹp mà mình được hưởng và muốn đền đáp nó. Kẻ vô tình, bội bạc, quên điều ơn nghĩa, lấy oán trả ơn là những kẻ thiếu lương tri. - Từ xa xưa, ông cha ta đã luôn đề cao lòng biết ơn đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người đã cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ mình. Điều đó đã tạo nên truyền thống nhân hậu của dân tộc, tạo nên sức mạnh cho dân tộc để chiến thắng kẻ thù, xây dựng và bảo vệ đất nước. Vì vậy, chúng ta có trách nhiệm kế thừa và phát huy nét đẹp này. - Lòng biết ơn còn có tác dụng khích lệ, cổ vũ mỗi người, nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo của họ trong cuộc sống. 2.3. Cách thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” - Trước hết, phải hiểu được cội nguồn phúc lợi ta hưởng do đâu mà có, hiểu được giá trị cao cả của chúng: bát cơm chúng ta ăn, manh áo chúng ta mặc, cuộc sống độc lập tự do mà chúng ta được hưởng đều là kết quả của sự nhọc nhằn vất vả, sự hi sinh của biết bao thế hệ cha ông. - Từ đó, cần có thái độ trân trọng, gìn giữ và bảo vệ những thành quả được hưởng. Chẳng những không xa hoa lãng phí mà phải sử dụng có hiệu quả nhất và phải phát huy, làm giàu thêm. Nói rộng ra là phải góp phần làm cho gia đình ngày càng ấm no hạnh phúc, nhân dân đất nước ngày càng giàu mạnh. - Cần phải trân trọng, biết ơn nhân dân lao động, những người trồng cây cho hôm nay và mai sau, biết ơn cuộc đời nhân hậu đã ban tặng cho chúng ta nhiều điều quí giá. - Nhưng điều quan trọng cần giáo dục học sinh chính là thể hiện lòng biết ơn không phải là nói suông mà phải bằng những hành động cụ thể. Học sinh là những người “uống nước” và tổ tiên ta từ bao đời, các anh hùng liệt sĩ, thầy cô, cha mẹ là “nguồn”. Cần có thái độ, cử chỉ, hành động làm vui lòng cha mẹ, thầy cô bằng sự quan tâm chăm sóc yêu thương, quyết tâm phấn đấu học tập và rèn luyện để đạt kết quả cao nhất. Tuyệt đối tránh thái độ vô lễ, vô ơn trong từng lời nói, cử chỉ, hành vi dù nhỏ và phải biết phê phán những biểu hiện ấy. Cần tích cực tham gia công tác Trần Quốc Toản, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, những người có công với đất nước 3. Phát huy trí lực của học sinh nhằm khích lệ các em tham gia hoạt động và cách thức tổ chức hoạt động Muốn đạt được hiệu quả giáo dục cao, giáo viên chủ nhiệm phải lôi cuốn được sự tham gia tích cực của các em. Vì vậy, cần chú ý đến những nội dung sau: Bồi dưỡng đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" thông qua HĐGDNGLL 13/27 3.1. Học sinh được bàn bạc lựa chọn nội dung và hình thức hoạt động Với học sinh cấp THCS, nội dung chương trình học tập các môn văn hoá còn khá nặng, thời gian và môi trường để các em vui chơi lành mạnh bổ ích lại thiếu thốn nên có khi các em rơi vào trạng thái căng thẳng. Vì vậy, để giúp các em có được những phút giây thư giãn “học mà chơi, chơi mà học”, việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiệu quả lại càng là điều cần thiết. Thông thường, giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động này ở lớp mình phụ trách. Một trong những phương pháp tổ chức hoạt động có hiệu quả là giao cho học sinh hoàn toàn tự quản hoạt động với sự cố vấn của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên là người định hướng và gợi ý nội dung hoạt động. Đội viên được cùng nhau bàn bạc, xây dựng, thiết kế hoạt động. Tuy nhiên, giáo viên cần tinh tế phát hiện năng lực của học sinh ở các mặt để giao nhiệm vụ cho cá nhân hoặc từng nhóm sao cho có hiệu quả. Giáo viên chủ nhiệm cần tích cực giúp học sinh điều chỉnh để hoàn thiện hoạt động. Điều này rất có ý nghĩa vì nó hoàn toàn phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thiếu niên: không thích bị áp đặt. Ở mỗi chủ điểm giáo dục bắt buộc cũng như nội dung tự chọn, giáo viên chỉ nêu chủ điểm và để học sinh tự do thảo luận, lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động. Thực tế cho thấy, khi được thầy cô giao nhiệm vụ, đặt niềm tin, các em rất phấn chấn, nỗ lực xây dựng nội dung hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm và điều kiện của lớp mình. Với bất kì chủ điểm nào, tôi cũng dựa vào phần gợi ý về nội dung và hình thức hoạt động trong Sách giáo viên và căn cứ vào thực tế để điều chỉnh cho phù hợp rồi bàn bạc cùng các em, lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp nhất rồi phân công các em chuẩn bị. Với từng hoạt động, có thể luân phiên phân công cho các tổ, từng nhóm để tiến tới học sinh nào cũng được trực tiếp hoạt động. Điều đó cũng tạo ra một không khí thi đua rất lành mạnh, sôi nổi giữa các tổ và các cá nhân. 3.2. Học sinh được chủ động thực hiện hoạt động Người thầy cần tuân thủ các bước thực hiện hoạt động giáo dục. Ở bất kì bước nào, giáo viên chủ nhiệm cần tôn trọng và phát huy vai trò của học sinh. Cụ thể, học sinh phải được chủ động trong các khâu: 3.2.1. Đặt tên hoạt động Từ chủ điểm trong tháng, căn cứ vào thời lượng, và điều quan trọng nhất là căn cứ vào thực tế, tôi cho các em được lựa chọn tên gọi cho hoạt động. Bởi tên gọi của hoạt động sẽ hàm chứa nội dung và cách tiến hành hoạt động. Việc đặt tên cho hoạt động phải rõ về mục tiêu, hình thức hoạt động, cụ thể về nội dung có định hướng Tất cả học sinh đều được thảo luận theo tổ để thống nhất tên Bồi dưỡng đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" thông qua HĐGDNGLL 14/27 gọi cho hoạt động. Thực tế cho thấy chọn được một cái tên cho hoạt động một cách ý nghĩa là học sinh đã phần nào thấm nhuần chủ điểm đó. Các em đã có những ý tưởng rất độc đáo trong cách đặt tên hoạt động Ví dụ: “Tự hào về mái trường mang tên người anh hùng”, “Trường của em, hai mươi tư tuổi hồng” (chủ điểm: Truyền thống nhà trường); “Nhớ nguồn”, “Người lái đò” (Chủ điểm: Tôn sư trọng đạo); “Đền ơn đáp nghĩa”, “Nhớ nguồn” (Chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn); “Vui ca hát mừng 86 mùa xuân của Đảng” (Chủ điểm: Mừng Đảng, mừng xuân); “Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” (Chủ điểm: Tiến bước lên Đoàn); “Nắm tay nhau vì một thế giới ngày mai” (Chủ điểm: Hoà bình và hữu nghị) Ở một số tình huống, nếu thấy tên gọi hoạt động do các em đặt chưa thật rõ nét ý nghĩa, giáo viên chỉ nên đề xuất như một ý kiến đóng góp vào việc lựa chọn và khéo léo định hướng để các em tự lựa chọn và điều chỉnh. Tuyệt đối tránh tỏ thái độ phủ định áp đặt để tránh tình trạng các em mất tự tin dẫn đến không hứng thú trong hoạt động. 3.2.2. Xác định yêu cầu của hoạt động Bất cứ hoạt động nào cũng cần được xác định yêu cầu một cách cụ thể để từ đó giáo viên phụ chủ nhiệm cùng các học sinh thực hiện được yêu cầu đã đặt ra. Ví dụ: Ở chủ điểm đầu tiên của năm học (Truyền thống nhà trường – tháng 9), tôi hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động. Từ đó có sự thống nhất về các yêu cầu để học sinh cùng xác định: - Về nhận thức: Hoạt động đó nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết, thông tin gì? - Về thái độ: Hoạt động đó nhằm giáo dục cho học sinh tình cảm, thái độ gì? (yêu, ghét, hăng hái, tích cực, noi gương, phê phán) - Về kĩ năng: Qua hoạt động, nhằm bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng gì? - Về định hướng phát triển năng lực: Qua hoạt động, học sinh được phát triển năng lực gì? 3.3. Chuẩn bị hoạt động (là bước quan trọng quyết định kết quả của hoạt động) 3.3.1. Về phương tiện Năm học 2015-2016 là năm học tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy – học. Điều đáng mừng là từ năm học 2012-2013, nhà trường đã được Ủy ban nhân dân quận trang bị những phương tiện dạy học hiện đại cho toàn bộ các phòng học như máy vi tính, máy projector Đây là một thuận lợi lớn cho cả thầy và trò để khai thác hiệu quả phương tiện dạy học hiện đại. Tuy nhiên, tôi vẫn tích cực huy động học sinh tham gia chuẩn bị cho Bồi dưỡng đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" thông qua HĐGDNGLL 15/27 hoạt động bằng nhiều hình thức. Ví dụ: với hoạt động “Em là nhà khoa học” (Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi), các em lựa chọn hình thức bắt thăm hỏi đáp. Tôi đã phân công các em làm phiếu ghi câu hỏi dưới hình thức bông hoa năm cánh. Những bông hoa đó được gắn lên một cây cảnh của lớp trông rất bắt mắt (mỗi đội chơi có một màu hoa riêng). Các em học sinh vốn rất năng động, khéo léo nên nếu biết khích lệ, sẽ rất nhiệt tình chuẩn bị những phương tiện hoạt động rất hiệu quả như: vẽ tranh, ghép hình Các em còn góp phần tích cực trong việc sưu tầm những bài toán vui, những câu đố có nội dung khoa học, một số hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên Các em còn được bàn bạc về đáp án và thang điểm dành cho Ban giám khảo. Ngoài ra, các em tự chọn và luyện tập một số tiết mục văn nghệ xen kẽ phù hợp với từng chủ đề. Điều này khiến các em rất thích thú vì ca hát là sở thích của thế hệ trẻ. Và vì thế, giờ học bao giờ cũng trở nên sôi nổi hơn 3.2.2. Về cách thức phân công chuẩn bị Người thầy cần để cho các em được nêu đề xuất của mình về hình thức hoạt động, nguồn lư liệu Ví dụ, với hoạt động “Em là nhà khoa học” nói trên, tôi để các tổ tự lựa chọn ba nhóm “Các nhà khoa học trẻ”, mỗi nhóm năm thành viên của mỗi môn học: Toán, Lý, Sinh Với hoạt động thảo luận về chủ đề “Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc”, tôi để cán bộ lớp phân công mỗi tổ tìm hiểu truyền thống cách mạng thuộc một giai đoạn lịch sử cụ thể: trong kháng chiến chống thực dân Pháp, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay Tiếp đó, các em tự xây dựng chương trình hoạt động cho lớp mình. Do được cô giáo khích lệ và tạo thói quen thực hiện hoạt động này nên với phần đông các em, xây dựng chương trình hoạt động đã trở thành kĩ năng. Nhiều khi các em còn tạo được những kịch bản khá bất ngờ và hiệu quả. Các em đã tự chọn người điều khiển cho phù hợp. Tuy nhiên, tôi cũng hướng cho các em nên luân phiên để các bạn có điều kiện phát huy sở trường của mình và có cơ hội tự thể hiện mình. Trong mỗi năm học, tôi đã lựa chọn và bồi dưỡng được nhiều em có khả năng điều khiển chương trình Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp. Các em tỏ ra mạnh dạn, hồn nhiên và rất tự tin trong vai trò dẫn chương trình của mình. Chính vì vậy, những gì học sinh thể hiện đã thấm nhuần vào tư tưởng, tình cảm của chính các em, lan tỏa qua bè bạn và khắc sâu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đối với những con người, những nhân vật qua từng chủ điểm. Ở mỗi hoạt động cụ thể, các học sinh được tự chọn cách trang trí lớp cho thật ý nghĩa nhưng tránh quá cầu kì. Tôi chỉ đóng vai trò là một cố vấn. Khi nào các em đề nghị duyệt chương trình, muốn thay đổi chi tiết, nội dung nào, tôi không áp đặt cho học sinh mà khéo léo đưa ra Bồi dưỡng đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" thông qua HĐGDNGLL 16/27 một phương án tối ưu hơn để các em cùng xem xét, lựa chọn. Tôi luôn khuyến khích học sinh phát huy ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác để tạo ra tâm thế phấn khởi cho tất cả các em, tuyệt đối tránh thái độ thờ ơ, làm cho xong việc hoặc ỷ lại, dựa dẫm vào một số bạn tích cực. Tôi nhận thấy phần lớn các em đã tự giác tham gia. 3.4. Tổ chức thực hiện hoạt động trên lớp Giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn người điều khiển thực hiện phần khởi động có tác dụng tạo tâm thế, gây sự tập trung chú ý của các bạn vào hoạt động. Các em có thể bắt đầu bằng một bài hát tập thể, chơi một trò chơi tập thể hoặc một hoạt động của nhóm, cá nhân nào đó. Từ năm học 2008-2009, ngôi trường của chúng tôi là một trong những trường trên địa bàn thành phố được công nhận là “Trường học thân thiện – học sinh tích cực”. Vì thế, tôi thường khuyến khích các em lồng ghép những trò chơi dân gian, những bài đồng dao đã được học để các em thêm hứng thú. Mục tiêu thứ hai của phần khởi động là nêu ra được vấn đề, xác định được mục tiêu, yêu cầu, chương trình của hoạt động để mỗi người tham gia chuẩn bị sẵn sàng. Người điều khiển tuyên bố lý do, nêu kế hoạch hoạt động, giới thiệu đại biểu và phổ biến các luật lệ cần thiết. Sau đó, người điều khiển sẽ lôi cuốn sự tham gia của cả lớp vào các nội dung hoạt động cụ thể theo thời gian quy định. Các em được hoàn toàn chủ động thực hiện các hoạt động này. 3.5. Kết thúc hoạt động (đánh giá kết quả thực hiện của học sinh) Hoạt động của học sinh phải được đánh giá kịp thời, công bằng, công khai để góp phần động viên, kích thích hứng thú và tính tích cực hoạt động của các em. Trước hết, người thầy cần tuân thủ nội dung đánh giá đã được hướng dẫn cụ thể. Cần tập trung vào yêu cầu nâng cao nhận thức, rèn luyện các kĩ năng cơ bản của học sinh THCS và bồi dưỡng thái độ, hứng thú, nhu cầu hoạt động của các em. Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh theo bốn mức độ: tốt, khá, trung bình và yếu. Tuy nhiên, điều quan trọng là giáo viên phải lựa chọn cách thức đánh giá sao cho vừa hiệu quả, vừa phát huy được vai trò, năng lực của các em. Có thể áp dụng một số hình thức như: Bằng câu hỏi để kiểm tra mức độ thu hoạch về nhận thức các vấn đề của học sinh (Ví dụ: Qua hoạt động giao lưu với đoàn viên ưu tú, em có cảm nhận như thế nào?); học sinh viết bản thu hoạch về các hoạt động mà mình đã tham gia, trong đó nêu rõ mức độ tham gia của bản thân, tự đánh giá thái độ tham gia và kết quả đạt được (Ví dụ: Viết bản thu hoạch về việc tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở trường, ở địa phương em); đánh giá thông qua kết quả đánh giá của Ban giám khảo với các hoạt động Bồi dưỡng đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" thông qua HĐGDNGLL 17/27 tổ chức dưới dạng hội thi văn nghệ, làm thơ, thảo luận nhóm Ngay trong cách đánh giá, tôi cũng hướng dẫn học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí của bốn mức độ đánh giá kết quả hoạt động nêu trên. Trường hợp hoạt động theo nhóm thì có thể cho nhóm đánh giá, xếp loại từng thành viên của mình hoặc cả nhóm đánh giá chéo nhau. Cuối cùng, giáo viên phụ chủ nhiệm căn cứ vào việc tự đánh giá của học sinh, của tổ để đánh giá, xếp loại. 4. Phối kết hợp các chủ điểm giáo dục với nội dung tự chọn để bồi dưỡng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn ” Theo tôi, bồi dưỡng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cho các em không phải là việc làm trong một sớm một chiều. Cần kiên trì trong tất cả các khối lớp để bồi đắp dần cho các em nét đẹp đạo lý này. Ví dụ: ở lớp 6, lớp 7, lớp 8, học sinh đã được thực hiện chủ đề này ở các nội dung: Rèn luyện theo gương các nữ anh hùng dân tộc, những người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà; Tìm hiểu truyền thống cách mạng ở quê hương; Tìm hiểu về gương các anh chị đoàn viên tiêu biểu. Ở lớp 9, các em sẽ thực hiện chủ điểm này ở mức cao hơn: Toạ đàm về vai trò của Đoàn và lý tưởng của thanh niên hiện nay; Giao lưu với đoàn viên ưu tú; Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày thành lập Đoàn 26-3. Nhưng nếu chỉ thông qua một chủ điểm cụ thể thì việc khơi dậy đạo lý trong các em chắc chắn sẽ không đạt được hiệu quả cao. Cần phải lồng ghép mục tiêu này trong cả một quá trình, lồng ghép trong một số chủ điểm giáo dục bắt buộc và nội dung tự chọn. Với vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp 9 năm học 2014-2015 và chủ nhiệm lớp 6 năm học 2015-2016, tôi đã thực hiện ý tưởng khơi dậy trong các em lối sống đẹp “Uống nước nhớ nguồn” qua một số hoạt động sau: 4.1. Với các chủ điểm giáo dục theo từng tháng 4.1.1. Chủ điểm “Truyền thống trường” (tháng 9) Tôi đã chú trọng cho học sinh tìm hiểu về cuộc đời, chiến công vẻ vang của anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót, người anh hùng mái trường chúng tôi vinh dự được mang tên; quá trình trưởng thành, những thành tích của trường THCS Phan Đình Giót trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành để khơi dậy trong các em niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của nhà trường, ghi nhớ công ơn của các thầy cô và quyết tâm nói gương các thế hệ học sinh đi trước, làm rạng rỡ truyền thống đáng tự hào ấy. 4.1.2. Chủ điểm “Tôn sư trọng đạo” (tháng 11) Giúp học sinh nhận thức sâu sắc ý nghĩa của Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, biết kính trọng và bi
Tài liệu đính kèm: