Báo cáo biện pháp Giáo dục kỹ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp

Báo cáo biện pháp Giáo dục kỹ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp

Trường THPT số 1 Sa Pa là một ngôi trường có bề dày truyền thống và thành tích về công tác giảng dạy và giáo dục. Học sinh của trường đa số xuất thân từ gia đình làm nghề nông, đời sống tuy còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đa số các em có ý thức học tập và rèn luyện rất tốt, luôn nhiệt tình trong các hoạt động tập thể và công tác xã hội .

Trong nhiều năm liền, trường THPT số 1 Sa Pa là một trong những đơn vị dẫn đầu của Ngành giáo dục , trường luôn đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến. Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, luôn kịp thời hỗ trợ quan tâm giúp đỡ.

Trong những năm trước đây, công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng đã có sự quan tâm của nhà trường. Thể hiện ở chỗ nhà trường cũng đã quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho các em thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, hoạt động đoàn thể: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường xanh – sạch - đẹp; xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực

 

doc 17 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 538Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Giáo dục kỹ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cực khi tương tác với người  khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt  thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi  năng lực tâm lý xã hội này”.
(*) Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi  trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến  thức, thái độ và hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức  (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng  vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào).
(*): trích dẫn trong sách Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên – tác giả  Nguyễn Thị Oanh – Nhà xuất bản Trẻ
Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sống tích cực trong xã hội hiện đại).
Về bản chất thì rèn luyện kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức (qua kiến thức và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực)
Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về chương trình; về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc xao nhãng. Đứng trước thực tế xã hội những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã nhận thấy việc giáo dục (rèn luyện) kỹ năng sống cho học sinh là việc cấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt với học sinh THPT vì:
Ở lứa tuổi này:
- Các em cần tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ không phân biệt nó là tốt hay xấu.
- Đây là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí dẫn đến các quan hệ không dúng mực trong quan hệ khác giới.
- Chịu áp lực lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần.
- Các em cần lựa chọn nghề nghiêp phù hợp với năng lực của mình cần đưa ra quyết định đúng đắn.
- Thích bộc lộ cái tôi.
Năm học 2010 – 2011 là năm đầu tiên Bộ GD - ĐT đưa KNS vào giảng dạy đại trà trong các trường học, bậc học qua nhiều hình tức khác nhau. Với HS THPT thì cần rèn luyện kĩ năng gì?
	1.2. Kỹ năng cần thiết cho học sinh THPT:
Theo Thạc sĩ giảng viên tâm lý học Nguyễn Hữu Long, 10 nhóm kỹ năng  sống cần thiết cho khối học sinh THPT là:
	 Kỹ năng tự phục vụ bản thân
	 Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời
	 Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
	 Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
	 Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
	 Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
	 Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
	 Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
	 Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống
	 Kỹ năng đánh giá người khác.
Việc giáo dục kỹ năng sống nhằm xây dựng cho học sinh 12 giá trị của cuộc sống là: tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết.
	2. Thực trạng của vấn đề:
Trường THPT số 1 Sa Pa là một ngôi trường có bề dày truyền thống và thành tích về công tác giảng dạy và giáo dục. Học sinh của trường đa số xuất thân từ gia đình làm nghề nông, đời sống tuy còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đa số các em có ý thức học tập và rèn luyện rất tốt, luôn nhiệt tình trong các hoạt động tập thể và công tác xã hội . 
Trong nhiều năm liền, trường THPT số 1 Sa Pa là một trong những đơn vị dẫn đầu của Ngành giáo dục , trường luôn đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến. Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, luôn kịp thời hỗ trợ quan tâm giúp đỡ.
Trong những năm trước đây, công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng đã có sự quan tâm của nhà trường. Thể hiện ở chỗ nhà trường cũng đã quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho các em thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, hoạt động đoàn thể: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường xanh – sạch - đẹp; xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị xã hội vốn được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay đang dần bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ sở giao thoa giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau. Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái của gia đình cũng có những biến đổi nhất định. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn là một thực tế không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập. Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp lực đối với học sinh. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập xã hội. Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy là do nhận thức, ý thức và về cơ bản vẫn là do các em thiếu kỹ năng sống. Đây là vấn đề được nhà trường rất quan tâm , nhưng việc thực hiện vẫn còn gặp nhiều thách thức lớn. Để đáp ứng được với những biến đổi nhanh chóng của xã hội thì nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ hiện nay là một việc làm cần thiết. 
Trường THPT số 1 Sa Pa có truyền thống đi đầu trong công tác triển khai thực hiện các mục tiêu giáo dục, các phong trào thi đua của Bộ của Ngành. Do đó ngay từ đầu năm học 2008-2009, khi Bộ giáo dục phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường tôi đã áp dụng rộng rãi. Công tác giáo dục kỹ năng sống được triển khai thông qua các hoạt động lồng ghép vào chương trình học, các môn học và các hoạt động của nhà trường như:
	Giáo dục lồng ghép thông qua các môn học như: Giáo dục công dân, Văn học, Sử học, Sinh học, Thể dục...
	Giáo dục chuyên đề thông qua các hoạt động giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ như: Nói chuyện, thuyết trình, tham luận, thi tìm hiểu...
	Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện tôi nhận ra rằng, việc giáo dục kỹ năng sống của nhà trường và việc rèn luyện kỹ năng sống của các em vẫn còn nhiều hạn chế, đó là: 
	Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học vẫn chưa được làm thường xuyên, do yêu cầu kiến thức bài học nên giáo viên đôi lúc ngại đưa chương trình kỹ năng sống vào.
	Ngay từ đầu năm học 2013-2014, trong nhiệm vụ năm học, Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ “...Triển khai tài liệu hướng dẫn giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục. Phổ cập kỹ năng bơi an toàn và chống đuối nước cho học sinh. Ngăn chặn các tác động tiêu cực của Internet, đặc biệt là trò chơi điện tử trực tuyến (game online) đối với học sinh. Có các giải pháp phối hợp tích cực ngăn chặn hiện tượng học sinh đánh nhau. Tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội trong nhà trường...”. Từ nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra, dưới sự chỉ đạo của ngành giáo dục, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Ngoài việc truyền tải giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học chính khóa thì hoạt động sinh hoạt lớp là hoạt động nòng cốt trong việc giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống nhằm thực hiện công tác giáo dục toàn diện của nhà trường.
	3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
3.1. Nội dung giáo dục kỹ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp:
Việc đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy trong nhà  trường phổ thông đã được đưa ra bàn bạc trước đây và theo như nội  dung cuộc trao đổi giữa Tiến sĩ Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác  học sinh, sinh viên Bộ GD-ĐT và giới báo chí thì: "Bộ đã triển khai nhiều phong trào vào trường học như sức khỏe, an  toàn giao thông, kỹ năng sống... đặc biệt, phong trào “trường học thân  thiện, học sinh tích cực” đã được các thầy cô giáo, học sinh hưởng ứng  tích cực đã giảm được phần nào tình trạng trên. Năm học tới Bộ sẽ đưa  kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy trong nhà trường."
	"Để đưa kỹ năng sống vào giảng dạy trong trường học, Bộ GD-ĐT đã  phải xác định, nếu đưa vào giảng dạy đại trà thì kỹ năng sống gồm những nội dung gì? Đưa vào như thế nào? Người dạy và thời gian như thế  nào?.
Tuy nhiên, về vấn đề đưa như thế nào, trong 3 phương án, thứ 1, là  lồng ghép vào chương trình học, các môn học, các hoạt động trong nhà  trường; thứ 2 đưa vào thành một môn và dạy giống các môn học khác;  thứ 3, đưa vào tất cả các môn, môn nào cũng vận dụng. Bộ đã chọn  phương án thứ nhất là lồng ghép vào chương trình học, các môn học,  các hoạt động trong nhà trường."
Vấn đề là chọn nội dung nào và lồng ghép ra sao thì có vẻ như còn nhiều  lúng túng.
	Đối với Trường THPT bao gồm các nhóm kỹ năng sau :
	 Nhóm kỹ năng tự nhận thức bản thân (   Tôi là ai?, Tôi có những điểm mạnh và điểm yếu gì?, Ước mơ của tôi?, Mục đích của cuộc đời tôi?, Người khác đánh giá về tôi như thế nào?, Tư duy tích cực...)
	 Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử (cách giao tiếp trong môi trường học  đường, với bố mẹ, người lớn tuổi).
	 Kỹ năng hợp tác và chia sẻ (kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết  xung đột trong học đường).
	 Nhóm kỹ năng phân biệt hành vi hợp lý và chưa hợp lý (phân biệt hành vi  dũng cảm và liều mạng, hành vi yêu thương và lạm dụng tình dục...).
	3.2. Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt lớp:
Trong những năm học trước, việc thực hiện sinh hoạt chủ nhiệm thường theo một kịch  bản cũ:
	Giáo viên chủ nhiệm tổng kết hoạt động tuần qua, xem xét qua các lỗi vi  phạm của học sinh, chấn chỉnh những sai phạm, cảnh cáo và ghi nhận  những trường hợp tái phạm của học sinh.
	Sau đó là thông báo các hoạt động trong tuần sắp tới, nhắc nhở và phân  công học sinh thực hiện theo kế hoạch.
	Lớp trưởng đọc thông báo chung cho cả lớp và sau đó tổ chức văn nghệ  hoặc các nội dung cần làm cho tuần sau.
	Phần thêm: GVCN kể hoặc đọc những câu chuyện mang tính giáo dục cho cả lớp nghe và từ đó học sinh rút ra được những kiến thức cần thiết.	Theo kịch bản như trên chỉ thích hợp với các lớp ngoan, ít vi phạm còn đối  với các lớp thường xuyên có vi phạm thì giờ sinh hoạt lớp sẽ nhàm chán  năng nề vì học sinh trong lớp cho rằng phải đối phó với những sai phạm trong  tuần qua và tâm lý chung sẽ là mắc cỡ, e ngại,... riêng với những em thường  xuyên vi phạm thì tình hình còn có thể bi đát hơn: tâm lý bất cần sẽ nảy sinh.
	GVCN sẽ mất cảm hứng để tiếp tục phần thêm khi lớp có nhiều học sinh vi  phạm, Thầy cô sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái bực tức, nóng nảy và chắc chắn sẽ kéo dài thời gian rầy la cả lớp một cách không có chủ đích rõ ràng.
	Trước tình hình đó, để lồng ghép chương trình giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt lớp,cho tăng tính chủ động  của học sinh nhiều hơn nữa, nâng cao vai trò của tập thể lớp chứ không phải vai trò của giáo viên chủ nhiệm hay 1 lớp trưởng, đội trưởng .
	Về phân phối chương trình sinh hoạt, Ban giám hiệu đã quy định thời khóa biểu tiết sinh hoạt lớp vào tiết 5 tuần thứ 7 hàng tuần đánh giá công tác chủ nhiệm.
	Mục đích là biến giờ sinh hoạt lớp thành một buổi vui chơi với nhiều trò chơi khác  nhau mà nội dung được giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị trước. Các trò chơi này phải được lựa chọn và có chủ đích nhằm giáo dục kỹ năng  tương ứng cho học sinh. Việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt chủ yếu với cách làm sao cho tăng tính chủ động của học sinh trong lớp, phát huy khả năng từng cá  nhân và nhấn mạnh trò của tập thể, để học sinh thấy được và luôn phát huy khả năng phối hợp của nhóm trong khi giải quyết các vấn đề chung, không nên sa đà vào việc tổ chức các trò chơi mang tính giải trí đơn thuần,  sẽ làm sai lệch mục đích của việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống  trong giờ sinh hoạt.
	Có thể kể ra một số hoạt động, trò chơi được áp dụng trong giờ sinh hoạt của lớp :
	Trò chơi 1 : Xếp hình 
Trước buổi sinh hoạt, cắt và chọn ra một số các hình khác nhau, số hình này  tương đương với 1/2 số học sinh. Cắt những hình này ra làm đôi.
Trong giờ sinh hoạt, phân phát một nửa của hình đó cho mỗi học sinh một  cách ngẫu nhiên.
Cho các học sinh đi lại quanh phòng và ghép lại với người có nửa hình còn  lại phù hợp.
Khi mà một học sinh đã tìm ra được người có nửa hình còn lại của mình thì  học sinh phải phỏng vấn nhanh người đó. Tìm hiểu về người bạn của mình  theo những yêu cầu mà giáo viên đã yêu cầu trước. (những việc làm tốt và  chưa tốt trong tuần qua)
Sau khoảng 10 phút, mỗi học sinh sẽ trình bày ngắn gọn về những hoạt động  của người có một nửa hình ghép phù hợp với mình cho cả nhóm học sinh  hoặc cả lớp.
	Trò chơi 2: “Mong muốn”- Hy vọng và mối quan tâm về môn học nào đó 
Yêu cầu các học sinh lấy ra một mảnh giấy và trong một vài phút viết ra những  mong muốn riêng của mình về một môn học hoặc một hoạt động nào đó, nói  lên những điều mình hy vọng sẽ đạt được, và cả những điều mà mình có  quan tâm đến.
Thu lại tất cả những mảnh giấy này để vào lẫn một hộp, sau đó yêu cầu mỗi học sinh chọn ra một mảnh giấy trong hộp và đọc lên những mong muốn / hy  vọng/ quan tâm cho cả nhóm học sinh nghe. Thầy, Cô hoặc một học sinh xung  phong viết ra những thông tin đó lên giấy khổ lớn.Hoặc
 Chia học sinh ra thành các nhóm nhỏ (4 hoặc 5), phân chia bảng thành các  phần tương ứng cho các nhóm và yêu cầu các học sinh cùng nhau quyết định  đưa ra những mong muốn, hy vọng và quan tâm đối trong thời gian tới. Sau  đó ghi lại những phản hồi của từng cá nhân lên bảng, hoặc là thu lại những mảnh giấy của nhóm nhỏ và dán lên cho mọi người trong phòng đều thấy  được.
	Tổng hợp lại những mong muốn của các học sinh, nêu ra điểm giống  nhau về suy nghĩ, mong muốn của học sinh trong lớp.
	Thông báo cho học sinh biết được những nội dung cần làm trong tuần tới.  Nhấn mạnh những việc cần đạt được và học sinh phải được biết rằng  mức độ yêu cầu đạt được của mỗi học sinh khác nhau do vậy yêu cầu  các em phải phấn đấu để đạt mức cao nhất.
 	Trò chơi 3: Lắng nghe
Số lượng: từ 5 em trở lên, có thể chơi trong nhóm nhỏ trước và mở rộng cho cả  lớp
Luật chơi: Mỗi bạn sẽ được phát 1 cây viết và 1 tờ giấy. Trong vòng 1 phút, các bạn sẽ ghi lại tất cả những tiếng động xung quanh mình, ai ghi nhiều hơn,  người đó sẽ thắng.
Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm rèn luyện kĩ năng lắng nghe, một trong những kĩ  năng quan trọng nhất để làm việc nhóm hiệu quả, phản ánh sự tôn trọng hay  xây dựng ý kiến lẫn nhau giữa các thành viên. Khi chịu lắng nghe, chắc chắn  bạn sẽ có nhiều thông tin để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Trò chơi 4: 180 độ...xoay!
Số lượng: Lý tưởng nhất là 6 - 8 bạn
Luật chơi: Người chơi xếp thành hình tròn, quay mặt ra ngoài, tay nắm tay.  Sau đó tìm cách đổi chỗ cho nhau, sao cho tất cả thành viên đều quay mặt  vào trong hình tròn mà không được chéo tay nhau (trong quá trình đổi vị trí  không được buông tay ra).
Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm trang bị cho các em kĩ năng "giải quyết vấn  đề". Lúc đầu, có thể những người tham gia trò chơi này sẽ "bó tay" và cho rằng đây là công việc không thể thực hiện được. Nhưng khi được thảo luận, các bạn sẽ tìm ra giải pháp và thực hiện rất thành công. "Khi gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống, nếu tham khảo ý kiến của nhiều người, chắc chắn sẽ  tìm ra được giải pháp tốt"- một bạn học sinh đã nói về "công dụng" của trò  chơi mà bạn học được.
Trò chơi 5:  Chuyền bóng
Số lượng: 10 bạn là tốt nhất.
Luật chơi: Người chơi xếp thành hình tròn với yêu cầu là phải biết tên của  nhau. Lần lượt người chơi sẽ chuyền bóng cho người đối diện, rồi người  tiếp theo (theo chiều kim đồng hồ) cho đến hết vòng tròn. Khi chuyền bóng  cho người nào, bạn phải gọi tên người đó. Lúc đầu, chỉ cần 1 trái bóng, sau  đó tăng thêm 2, thêm 3, thêm 4 để gia tăng độ khó cũng như tốc độ chuyền.  Trò chơi sẽ kết thúc khi bóng chạm đất. Trò chơi này có thể có 2 - 3 nhóm  tham gia, nhóm nào giữ bóng lâu chạm đất nhất sẽ giành phần thắng.
Ý nghĩa: Khi có 1 trái bóng, công việc của người chơi xem ra khá dễ dàng. Nhưng khi có nhiều trái bóng thì tình hình sẽ khác. Điều này cho thấy, với những vấn đề đơn giản, bạn có thể giải quyết một cách dễ dàng. Nhưng với vấn đề phức tạp, rắc rối hoặc cùng lúc xuất hiện nhiều vấn đề thì bạn cần biết ưu tiên giải quyết vấn đề nào trước, vấn đề nào sau, tránh để xảy ra tình trạng  "ùn tắc", dễ dẫn bạn đến thất bại. Ngoài ra, sự bình tĩnh cũng là điều quan  trọng khi đối mặt với những tình huống như vậy.
(Trích từ Báo Tuổi Trẻ và tài liệu tập huấn kỹ năng sống của Unicef)
Trò chơi 6: Truyền tin
Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng và ngoài trời, khoảng  08 người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác các cử điệu từ người khác.
Giáo dục: Tương trợ nhau, phải có sự nhanh nhẹn và hiểu ý nhau trong lời nói và hành động.
Luật chơi: Đứng thành từng đội và mỗi đội cử 01 người đến quản trò nhận bản tin,  rồi trở về đứng cách những người của đội mình 1,5m và truyền lại bản tin đó bằng cử điệu mà không được nói, cũng như không được nhép miệng. Đội  nào nhận được bản tin và thực hiện theo bản tin trước là thắng.
 Mục đích: Gây bầu không khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó.
Vật dụng: Các vật dụng của các bản tin.
Lưu ý: Không nên nói những lời khó hiểu và khó thực hiện.
 	 Những khó khăn trong việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh  hoạt và những điểm cần khắc phục
	Lớp ồn ào, gây ảnh hưởng lớp kế bên. Ban giám hiệu cần tổ chức tiến  hành sinh hoạt đồng thời tất cả các lớp và hãy chấp nhận sự ồn ào có  định hướng chứ không phải ồn ào mất trật tự.
	 Các trò chơi lặp đi lặp lại gây nhàm chán: giáo viên chủ nhiệm phải chuẩn bị trước và tham khảo  thêm các trò chơi cho phù hợp, thay đổi nội dung sinh hoạt, không hẳn cứ sinh hoạt là chơi trò chơi.
	4. Hiệu quả của sáng kiến:
	Trong quá trình thực hiện, tôi xác định rằng kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng sống cho HS bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, rất gần gũi với các em, đây là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập trong học tập, vui chơi giải trí và sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống cần phải có quy trình, có thời gian và theo kiểu “mưa dầm thấm đất”, chứ không thể có kết quả ngay trong một thời gian ngắn.
 	Qua việc đưa giáo dục kỹ năng sống trong giò sinh hoạt lớp tôi đã bước đầu giúp đỡ học sinh rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát biểu trước đám đông, kỹ năng ứng xử, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe....Các em đã có ý thức tốt hơn trong hoạt động nhóm, đã giúp các em tiến bộ về kỹ năng hợp tác, lắng nghe, đánh giácó trách nhiệm, có kỹ năng quản lý về thời gian trong học tập tốt hơn.... bước đầu các em đã biết vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, giải thích các hiện tượng thực tiễn, biết giúp đỡ, đoàn kết, duy trì cuộc sống an toàn, biết vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo hơn
Và quan trọng hơn, giáo dục kĩ năng sống thông qua giờ sinh hoạt lớp trở nên phong phú hơn, thu hút được các em nhiều hơn. Đặc biệt, đa số các em đã có ý thức hơn trong việc tự rèn luyện kỹ năng sống nhằm tự hoàn thiện mình.
Kết quả cụ thể:
Vào tháng 11 năm 2013, tháng 3 năm 2014 qua khảo sát 26 học sinh lớp chủ nhiệm tôi đã thu được một số kết quả về nhận thức của các em đối với chương trình như sau:
a. Nhận thức về chương trình giáo dục kỹ năng sống thông qua giờ sinh hoạt lớp.
95 % các em nhận thấy rằng việc giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường là quan trọng
78 % các em tự nhận thấy mình còn thiếu kĩ năng sống.
80 % các em nhận thấy rằng thiếu kỹ năng sống là do chưa được giáo dục nhiều về kỹ năng sống.
92 % các em nhận thấy rằng bản thân cần thiết phải rèn luyện kỹ năng sống.
85 % các em nhận thấy việc tự rèn luyện kỹ năng sống là phương pháp hiệu quả nhất để hình thành kỹ năng sống cho bản thân.
85 % các em cảm thấy hứng thú khi tham gia các hoạt động giáo dục kỹ 

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_qua_gio_sinh_hoat_lo.doc
  • docbia Thanh Sinh.doc