SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy kỹ thuật sử dụng súng AK và súng trường CKC cho học sinh 11 THPT

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy kỹ thuật sử dụng súng AK và súng trường CKC cho học sinh 11 THPT

Ứng dụng CNTT thiết kế nội dung giảng dạy cấu tạo của đạn.

Phương pháp giảng dạy thông thường giáo viên cần có tranh ảnh kỹ thuật về các loại đạn cắt bổ hoặc đạn cắt bổ để giới thiệu cấu tạo của đạn, song phương pháp này có nhược điểm số lượng đạn cắt bổ ít, tranh kỹ thuật về đạn không có, mất nhiều thời gian để vẽ tranh, quản lý sử dụng thiết bị chưa thuận tiện cho giảng dạy.

Ứng dụng CNTT vẫn khai thác đầy đủ các thiết bị dạy học nêu trên, kết hợp với hình ảnh mầu, hiệu ứng đa chiều, kết hợp âm thanh và dễ dàng tìm kiếm nhiều các tư liệu giúp cho việc thiết kế bài dạy phong phú, đang dạng và hiệu quả, tạo sự hứng thú cho học sinh.

VD: cậu tạo đạn K56 gồm: Vỏ đạn , Đầu đạn, hạt lửa , thuốc phóng

- Đạn thường: Chóp đầu đạn không sơn mầu.

- Đạn vạch đường: Chóp đầu đạn sơn mầu xanh lá cây.

 

doc 33 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy kỹ thuật sử dụng súng AK và súng trường CKC cho học sinh 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n các nội dung tiến hành kiểm tra với ý thức chỉ cần trên điểm trung bình nên sự hiểu biết về các nội dung học tập chưa sâu sắc, có thái độ thờ ơ trước tình hình của đất nước. Thông qua các năm học và năm học 2012-2013 tôi đã có kết quả khảo sát như sau:
Về phía giáo viên: Còn một bộ phận giáo viên coi đây là một môn phụ nên ít nhận được sự quan tâm, chưa động viên khích lệ giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cách tiếp cận CNTT trong giảng dạy còn hạn chế, cũng chính vì vậy việc khai thác, tìm tòi thông tin để thiết kế bài giảng chưa trở nên phổ biến, làm hạn chế khả năng sáng tạo phát huy hiệu quả trong các tiết dạy, nên chất lượng hiệu quả giáo dục chưa được nâng cao đối với bộ môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh.
Về cơ sở vật chất: Môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh là môn học liên quan nhiều đến các loại tranh ảnh kỹ thuật như súng, đạn, lựu đạn, các mô hình học cụ khác, các loại bản đồ... song hiện tại các các mô hình học cụ trên phần thì còn thiếu, phần không đáp ứng được các yêu cầu giảng dạy môn học, các phòng học máy chiếu còn hạn chế ít trường có phòng học riêng, số lượng máy chiếu có hạn, số lượng giáo viên có như cầu giảng dạy máy chiếu nhiều nên có phần hạn chế đến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Qua thực tế đó, để đạt được hiệu quả trong giảng dạy Giáo dục Quốc phòng - An ninh việc vận dụng CNTT sẽ tối ưu hóa và đáp ứng được mọi yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục được hiện tượng thiếu các loại đồ dùng trực quan sinh động, tạo nên sự hứng thú trong học tập, khắc sâu được kiến thức cho người học. Từ đó xây dựng được niềm tin tỉnh cảm của học sinh đối với môn học đồng thời học sinh nhận thức đầy đủ ý nghĩa, trách nhiệm của công dân về quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng lòng tự hào dân tộc biết chân trọng truyền thống, có thái độ nghiêm túc với sự nghiệp bảo vệ chủ quyên biên giới quốc gia, bảo vệ biển đảo, có kiến thức quân sự cơ bản săn sàng thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Để đạt được sự thay đổi đó, thì trước hết người giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh phải có thái độ nghiêm túc, không ngừng trau dồi kiến thức, tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên tiếp cận CNTT, khai thát thông tin và thiết kế bài giảng, tích cực đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học, tạo sự phấn khởi, hứng thú hấp dẫn gây được sự chú ý, say mê ham muốn tìm hiểu kiến thức môn học một cách tích cực và chủ động. Thiết kế bài giảng theo những mục tiêu cụ thể, tổ chức chỉ đạo hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động một cách có hiệu quả, biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, kết hợp cả phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại một cách hợp lý. Tạo điều kiện để học sinh vận dụng nhiều kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, để phân tích đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn.
Chương 2: Các giải pháp thực hiện. 
2. Bài giới thiệu súng AK và súng trường CKC.
2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế nội dung giới thiệu tác dụng, tính năng chiến đấu súng AK.
Khi giảng dạy giới thiệu các loại súng AK: Gồm có 3 loại súng AK47 – AKM – AKMS. 3 loại súng trên đều là súng AK song tác dụng, cấu tạo, tính năng chiến đấu của mỗi loại khác nhau, khối lượng cho 3 loại súng trên cũng khác nhau. Vì vậy khi giảng dạy không áp dụng CNTT giáo viên cần chuẩn bị súng AK cắt bổ hoặc súng nhựa conposite làm mô hình giới thiệu để học sinh nhận biết hình dáng, cấu trúc bên ngoài như vậy học sinh chỉ nhận biết loại súng AK47, còn súng AKM và AKMS không có vì vậy học sinh không hình dung được hình dáng và những loại súng có ưu việt thế nào để so sánh. Buộc giáo viên phải mô phỏng và giải thích bằng lời để học sinh hình dung do đó có những hạn chế nhất định, chưa tạo ra sự hứng thú.
Còn khi ứng dụng CNTT: Giáo viên hoàn toàn có thể sưu tầm các loại súng trên trên mạng Interrnet, sau khi giới thiếu tác dụng tính năng, cấu tạo của các loại súng, giáo viên có thể cho học sinh xem các hình ảnh, các đoạn VIDEO clip về sự khác nhau của súng. Như vậy học sinh dễ dàng nhận biết, học sinh tự biết so sánh những ưu việt khác nhau của từng loại súng.
VD như các hình ảnh dưới đây.
Các loại súng AK được trang bị cho từng người nhằm tiêu diệt sinh lực địch, súng tự động nạp đạn theo nguyên lý trích khí thuốc qua thành nòng súng, súng có thể bắn liên thanh và bắn phát một.
Súng AK-47: Tầm ngắn ghi trên thước ngắm 800m – tốc độ của đầu đạn khi ra khỏi nòng súng là 710m/s – Khối lượng súng 3,8kg (Khi nạp đủ đạn khối lượng tăng thêm 0,5g), hộp tiếp đạn của súng chứa 30 viên đạn.
Súng AKM: Tầm ngắn ghi trên thước ngắm 1000m – tốc độ của đầu đạn khi ra khỏi nòng súng là 715m/s – Khối lượng súng 3,1kg (Khi nạp đủ đạn khối lượng tăng thêm 0,5g), hộp tiếp đạn của súng chứa 30 viên đạn.
Súng AKMS: Tầm ngắn ghi trên thước ngắm 1000m – tốc độ của đầu đạn khi ra khỏi nòng súng là 715m/s – Khối lượng súng 3,3kg (Khi nạp đủ đạn khối lượng tăng thêm 0,5g), hộp tiếp đạn của súng chứa 30 viên đạn. Riêng súng AKMS báng gập có ưu điểm gọn nhẹ, cơ động khi hành quân chiến đấu.
Qua đó giáo viên đặt các câu hỏi cho học sinh trả lời về khối lượng các loại súng, sự khác nhau về tốc độ bay của đầu đạn, về tầm bắn của các loại súng... với cách thiết kế bài giảng có cung cấp thông tin, có câu hỏi phát vấn và kết luận vấn đề sẽ nhanh chóng giúp học sinh nhận biệt và khắc sâu, tạo sự hưng phấn cho học sinh tiếp thu và tự biết đánh giá.
2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế nội dung cấu tạo súng AK.
Khi giảng dạy bằng phương pháp thông thường buộc giáo viên phải tháo từng bộ phận của súng để giới thiệu, trong đó có nhiều chi tiết của súng không thể tháo rời, hoặc các chi tiết của bộ phận trên súng rất nhỏ khó khăn cho việc quan sát của học sinh nên sự nhận biết thiếu rõ ràng và chưa tạo ra sự hứng thú cho học sinh học tập.
Thiết kế nội dung trình chiếu powerpoint để giới thiệu 11 bộ phận chính của súng AK vừa giới thiệu được các chi tiết của các bộ phận của súng, vừa giúp học sinh quan sát được rõ các bộ phận.
- Đồng bộ của súng : Dây súng, túi đựng hộp tiêp đạn, đầu để bắn đạn hơi, thông nòng, ống đựng phụ tùng và hộp phụ tùng các loại.
1. Nòng súng:
2. Bộ phận ngắm.
3.Hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng.
Lỗ chứa mấu nắp hộp khoá nòng
Cửa thoát vỏ đạn
Sống tăng độ cứng
4. Bệ khoá nòng và thoi đẩy.
5. Khóa nòng.
 Lò xo búa
6. Bộ phận cò. 
Búa
 Tay cò 
 Cần định cách bắn và khóa an toànCÇn ®Þnh c¸ch b¾n vµ khãa an toµn 
7. Bộ phận đẩy về.
8. Ống dẫn thoi và ốp lót tay.
9. Báng súng và tay cầm.
10. Hộp tiếp đạn. 	
11. Lê:
2.3. Ứng dụng CNTT thiết kế nội dung giảng dạy cấu tạo của đạn.
Phương pháp giảng dạy thông thường giáo viên cần có tranh ảnh kỹ thuật về các loại đạn cắt bổ hoặc đạn cắt bổ để giới thiệu cấu tạo của đạn, song phương pháp này có nhược điểm số lượng đạn cắt bổ ít, tranh kỹ thuật về đạn không có, mất nhiều thời gian để vẽ tranh, quản lý sử dụng thiết bị chưa thuận tiện cho giảng dạy.
Ứng dụng CNTT vẫn khai thác đầy đủ các thiết bị dạy học nêu trên, kết hợp với hình ảnh mầu, hiệu ứng đa chiều, kết hợp âm thanh và dễ dàng tìm kiếm nhiều các tư liệu giúp cho việc thiết kế bài dạy phong phú, đang dạng và hiệu quả, tạo sự hứng thú cho học sinh.
VD: cậu tạo đạn K56 gồm: Vỏ đạn , Đầu đạn, hạt lửa , thuốc phóng
Đầu đạn 
Vỏ đạn 
Thuốc phóng
Hạt lửa
- Đạn thường: Chóp đầu đạn không sơn mầu.
- Đạn vạch đường: Chóp đầu đạn sơn mầu xanh lá cây.
- Đạn cháy và xuyên cháy: Chóp đầu đạn sơn mầu đỏ hoặc đen.
 Đạn cháy Đạn xuyên cháy Đạn vạch đường Đạn thường 
2.4. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn.
Gạt  cần  định  cách bắn về vị trí bắn, kéo tay khéo bệ khóa nòng về sau, buông ra để lên đạn.
Giáo viên thiết kế bài giảng trên powerpoint, đưa bản plat các nguyên lý chuyển động của súng khi bắn để học sinh quan sát, giáo viên chỉ cho học sinh nhận biết cách nạp đạn vào buồng đạn, khi bóp có búa đạp vào kim hỏa, kim hỏa chọc vào hạt lửa, đạn nổ đẩy đầu đạn vào nòng súng. 
Khi  đầu đạn  qua lỗ trích  khí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ truyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng lùi,  hất vỏ đạn ra ngoài.
Khi  bệ khoá nòng lùi hết cỡ, bộ phận  đẩy về giãn ra đẩy  bệ khoá nòng và  khoá nòng tiến, đưa  viên đạn tiếp theo vào buồng đạn.
2.5. Cách lắp và tháo đạn.
* Lắp đạn:
Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải cầm viên đạn, đầu đạn quay sang phải. Đặt viên đạn vào cửa tiếp đạn rồi ấn xuống, đáy vỏ đạn phải sát thành sau của hộp tiếp đạn.
* Tháo đạn:Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải dùng đầu ngón tay cái đẩy đáy vỏ đạn về trước, cứ như vạy cho đến khi hết đạn.
2.6. Tác dụng, tính năng chiến đấu súng trường CKC.
- Súng trường CKC được trang bị cho từng người để tiêu diệt sinh lực địch.
- Súng trường CKC chỉ bắn được phát 1 và có lê để đánh gần.
- Tầm bắn của súng :
+ Tầm bắn ghi trên thước ngắm 1.000m.
+ Tầm bắn thẳng (mục tiêu cao 0,5m: 350m, mục tiêu cao 1.5 m :525m)
+ Tầm bắn hiệu quả: 400 m. Hỏa lực tập trung 800, Bắn máy bay và quân nhảy dù trong vòng 500m.
- Tốc độ của đầu đạn: 735m/s.
- Tốc độ bắn chiến đấu 35-40 phát /1phút.
- Khối lượng của súng: 3,75kg. có đủ đạn 3,9 kg.
- Súng sử dụng đạn kiểu 1943(đạn k56) với các loại đầu đạn khác nhau nhau như : đầu đạn thường, đạn vạch đường đạn xuyên cháy, đạn cháy.
- Ơ cự li 1500m đầu đạn còn đủ sức gây sát thương.
2.7. Cấu tạo của súng (Súng CKC có 12 bộ phận chính ):
1. Nòng súng.                           	 7. Bộ phận cò.
2. Bộp phận ngắm                     	8. Thoi đẩy, cần đẩy, lò xo cần đẩy.
3. Hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng.	9. Ống dẫn thoi và ốp lót tay
4. Bệ khóa nòng.                     	10. Báng súng
5. Khoá nòng.                        	 11. Hộp tiếp đạn.                    
6. Bộ phận đẩy về.                                            12. Lê                
2.8. Sơ lược chuyển động của súng CKC khi bắn:
          Mở khoá an toàn, lên đạn, bóp co, búa đập vào kim hỏa, đạn nổ. Khi đầu đạn đi qua khâu truyền khí thuốc, một phần khí thuốc làm thoi đẩy bệ khóa nòng lùi, mở khóa nòng. Khóa nòng lùi kéo theo vỏ đạn hất ra ngoài. Búa ngả về sau, lò xo đẩy về bị ép lại. Khi bệ khóa nòng, khóa nòng lùi hết cỡ, lò xo đẩy về dãn ra làm cho bệ khóa nòng, khóa nòng tiến, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng khóa nòng, búa ở thế giương, súng ở tư thế sẵn sàng bắn.
2.10.Cách lắp và tháo đạn.
 	* Lắp đạn:
          Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải cầm viên đạn đặt viên đạn vào kẹp đạn sao cho gờ đáy vỏ đạn khớp gờ 2 thành kẹp. Sau đó lắp kẹp đạn vào súng
 	Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải lấy từng viên đạn ra khỏi kẹp đạn.
3. Một số nội dung về lý thuyết bắn súng. 
3.1. Khái niệm. 
Ngắm bắn là xác định góc bắn và hướng bắn cho súng để đưa quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu.
3.2. Định nghĩa về ngắm bắn.
* Đường ngắm cơ bản: 
Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên khe ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm.
* Điểm ngắm đúng: 
Điểm ngắm đúng là điểm ngắm đã được xác định từ trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu.
* Đường ngắm đúng. Là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm đã được xác định với điều kiện mặt súng phải thăng bằng.
Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm thấp (hoặc cao) hơn điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ thấp (hoặc cao) hơn điểm định bắn trúng.
3.3. ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn.
* Đường ngắm cơ bản sai lệch.
Công thức tính độ sai lệnh của đường ngắn: 
ĐSL: Độ sai lệch
ĐSLĐNCB: Độ sai lệch đường ngắm cơ bản.
D: Cự ly bắn.
ĐNG: Đường ngắm gốc.
Ví dụ: Khi bắn súng tiểu liên AK ở cự ly 100m vào mục tiêu bia số 4A, nếu điểm chính giữa đỉnh đầu ngắm thấp hơn điểm chính giữa mép trên khe ngắm 1mm thì độ sai lệch đường ngắm cơ bản là:
Như vậy độ sai lệch trên mục tiêu tỷ lệ thuận với độ sai lệch đường ngắm cơ bản và tỷ lệ nghịch với đường ngắm gốc.
Loại súng
Mức sai lệch đường ngắm cơ bản (mm)
Cự ly bắn (m)
Độ sai lệch của đạn (m)
Cự ly bắn (m)
Độ sai lệch của đạn (m)
AK
1
200
0,53
300
0,79
CKC
1
200
0,42
300
0,63
RPD
1
200
0,33
300
0,67
Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm lệch sang trái (hoặc phải) so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ lệch sang trái (hoặc phải) điểm định bắn trúng.
Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm vừa cao vừa lệch sang phải (hoặc trái) so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ vừa cao vừa lệch sang phải (hoặc trái) điểm định bắn trúng.
Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm vừa thấp vừa lệch sang trái (hoặc phải) so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ vừa thấp vừa lệch sang trái (hoặc phải) điểm định bắn trúng.
* Điểm ngắm sai.
Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác, mặt súng thăng bằng, nếu điểm ngắm sai lệch so với điểm ngắm đúng bao nhiêu thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ sai lệch so với điểm định bắn trúng bấy nhiêu.
* Mặt súng không thăng bằng.
Nếu đường ngắm cơ bản đúng, có điểm ngắm đúng nhưng mặt súng nghiêng về bên nào thì điểm trạm trên mục tiêu sẽ lệch và thấp về bên ấy.
4. Ứng dụng CNTT thiết kế nội dung giảng dạy bằng phần mềm powerpoit.
Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng những đoạn phim minh họa với hình ảnh, âm thanh sống động, bài giảng của giáo viên có thể thu hút sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Trong quá trình thực hiện, việc đánh giá và đưa ra mô hình ứng dụng và nguyên tắc khai thác tư liệu để đạt hiệu quả trong giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng – An Ninh Giáo viên có nhiều thuận lợi hơn trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Tuy nhiên, để có được một tiết học với 45 phút như vậy, người giáo viên phải tâm huyết, say mê sáng tạo tìm tòi, có những ý tưởng độc đáo nhằm thiết kế một bài giảng đạt mức chuẩn, sinh động, kích thích được học sinh vào hoạt động nhận thức một cách chủ động thì giáo viên thường phải bắt đầu từ ý tưởng bài giảng, phải thiết kế hình ảnh, các đoạn clip, các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh phù hợp trong bài giảng, phải đảm bảo qui trình soạn giảng và sử dụng thủ pháp truyền thông đa phương tiện theo mô hình của bài giảng dưới đây.
* Bước 1: Xác định mục tiêu bài học: 
- Kiến Thức: Nhận biết được súng AK và súng trường CKC, biết được tính năng cấu tạo và nguyên lý chuyển động của súng, đồng thời biết lấy đường ngắm cơ bản, đường ngắm đúng, biết cách bắn trúng mục tiêu cố định.
- Kỹ Năng: Biết tháo lắp bảo quản súng, biết lấy đường ngắm cơ bản, đường ngắm đúng. 
- Thái độ: Rèn luyện tính tỉ mỉ, kiên nhẫn, nâng cao trình độ ngắm bắn, đảm bảo độ chính xác nhanh chóng đáp ứng yêu cầu bài bắn.
* Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản	
Cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn Cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài.
Xác định trọng tâm kiến thức bài học: Nhận biết súng tiểu liên AK và súng trường CKC, các bộ phận chính của súng, cấu tạo tính năng của đạn, nguyên lý chuyển động của súng. Biết cách tháo lắp và bảo quản giữ gìn vũ khí trang bị 
Các loại tranh, ảnh, hình vẽ về Súng AK và súng trường CKC, các bộ phận chính của súng. Các đoạn clip về chuyển động của súng khi bắn, cách ứng dụng thực tế của súng AK – CKC trong chiến đấu. Nhằm chuyển tải các kiến thức cơ bản của bài giảng một cách sinh động, dễ hiểu, khắc sâu kiến thức về nhận biết, cấu tạo, tính năng chiến đấu của súng AK – CKC.
* Bước 3: Xây dựng kịch bản dạy học. 
Xác định cấu trúc của kịch bản.
Chi tiết hóa cấu trúc của kịch bản:
	+ Xác định các bước của quá trình dạy học
	+ Xác định quá trình tương tác giữa thầy, trò và các đối tượng khác (phim, ảnh, text) – hoạt động của thầy, trò và công cụ hỗ trợ.
	+ Xác định các câu hỏi, phản hồi trong các hoạt động
	+ Hình dung (lắp ghép) thành tiến trình dạy học.
Chuẩn bị kho tư liệu cần thiết cho giáo án: Giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi và nội dung cần thiết cho các hoạt động. Phần kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng. Khi soạn giáo án điện tử đó là nên hết sức thận trọng trong việc chọn lựa Font chữ, màu chữ, cỡ chữ, màu nền của Slide Hình ảnh (tĩnh và động), âm thanh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu, các file flash  sử dụng để minh họa hay theo hướng nguồn tri thức để giúp học sinh thực hiện hoạt động học tập. Bước này xem như là bước lập dàn ý, giáo viên dễ dàng biến nó thành bài soạn, các ý tưởng của bài dạy được trình bày dưới dạng các trang (slide) Việc xây dựng dàn ý bài dạy dưới dạng các slide, điều quan trọng là luôn luôn vạch ra được mối liên hệ hữu cơ về nội dung giữa các slide. Nếu không chú ý điều này, giáo án điện tử dễ trở thành một tập các ảnh và chữ hơn là một bài soạn. Các tư liệu có thể được tìm ở nhiều nguồn khác nhau, chúng ta có thể khai thác các đoạn phim này trên các trang web (gdqp.edu.vn; thư viện điện tử; https://vi.wikipedia.org) trên các trang web chúng ta có thể dễ dàng khai thác các thông tin và hỉnh ảnh, clip phục vụ cho việc thiết kế bài giảng. Trong quá trình sưu tập tư liệu hình ảnh, âm thanh cần xác định mục đích sử dụng của từng hình ảnh hoặc ngữ liệu văn bản mà chúng ta định đưa vào các slide. Một điều lưu ý là hình ảnh và âm thanh đưa vào bài giảng nhất thiết phù hợp với mục tiêu học tập mà học sinh cần đạt, hướng đến trọng tâm kiến thức của bài. Việc lạm dụng hoặc sự thiếu chọn lọc hình ảnh, âm thanh trong khi biên soạn sẽ gây nhiễu cho quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh. Khi cần sử dụng vào bài dạy giáo viên chỉ cần một đoạn phim ngắn khoảng một vài phút. Vậy giáo viên cần xử lí bằng cách nào? Lúc này ta phải dùng phần mềm trên máy vi tính để cắt đoạn phim ấy. Giáo viên có thể dùng một trong các phần mềm sau để cắt đoạn phim. Đối với hình ảnh sử dụng vào bài dạy cần phải đẹp mắt, rõ nét, tránh các hình ảnh bị nhòe khó quan sát và giảm sự hấp dẫn, lôi cuốn của hình ảnh. Để có hình ảnh rõ nét, ảnh đẹp giáo viên cần ứng dụng các phần mềm Photoshop hoặc phần mềm Paint để cắt dán hình ảnh.
Bước 4: Xác định tư liệu cho các hoạt động
Phim (video), ảnh (image), hoạt cảnh (animation)...
Tìm kiếm tư liệu
Xử lý tư liệu
Phân phối tư liệu cho mỗi hoạt động
* Bước 5: Lựa chọn phần mềm công cụ và số hóa kịch bản dạy học
+ Lựa chọn phần mềm công cụ thích hợp
+ Cài đặt (số hóa) nội dung
Tạo hiệu ứng trong các tương tác Tạo hiệu ứng, liên kết các trang (slide)  Tạo hiệu ứng cho câu hỏi, đáp án, nội dung bài học, hình ảnh và tạo hiệu ứng cho các trang Hiệu ứng các nội dung vừa phải, hợp lý, tránh việc lạm dụng gây mất tập trung và tốn thời gian không cần thiết. Để tạo hiệu ứng theo ý muốn, giáo viên làm như sau: Chọn đối tượng trên màn hình, vào chế độ Slide Layuot, Custom Animation Trong Custom Animation, giáo viên tiếp tục chọn mục Add Effect, gồm có các chế độ hiệu ứng : Entrace : Các kiểu hiệu ứng xuất hiện Emphasis : Các kiểu hiệu ứng đổi màu đối tượng Exit : Các kiểu hiệu ứng biến mất đối tượng Moon path: Các kiểu hiệu ứng chuyển động của đối tượng, Giáo viên có thể lựa chọn các hiệu ứng khác nhau. Nếu không phù hợp thì tiếp tục chọn lại theo ý thích nhưng phải hài hòa phù hợp với việc giảng dạy, không nên tạo hiệu ứng gây mất sự chú ý của học sinh. 
Liên kết nội dung, các trang trong giáo án: Việc liên kết khá đơn giản nhưng có ý nghĩa rất quan trọng vì liên kết giúp giáo viên tích hợp các nội dung giúp tiết kiệm diện tích trang khi soạn cũng như khi trình chiếu. Liên kết các trang của giáo án giúp bài giảng chặt hơn, bài giảng có tính liên tục. Ngoài ra, liên kết giúp giáo viên khỏi phải quay lại trang trước khi đang dạy. Liên kết giúp giáo viên chủ động về nội dung, giảm tải bài giảng, chủ động được thời gian tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_giang_day_ky_thuat_su.doc