Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của
giáo dục, đăc̣ biêt l ̣ à chất lươṇ g, cùng vớ i sự phát triển ngày càng cao của con
người về đức dục, trí duc, th ̣ ể duc̣ thì mỹ duc c ̣ ũng không ngừ ng phát triển và
dần có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con ngườ i và nhất là thế hê ̣trẻ.
Da
ỵ - hoc Mĩ ̣ thuật ở trường THCS không phải nhằm đào tao h ̣ oa sĩ hay ̣
người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thi ̣hiếu thẩm mỹ cho các em. Chủ yếu
ta
̣
o điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưở ng thứ c cái đep, t ̣ âp t ̣ ao ra ̣
cái đẹp, vận dụng cái đep v ̣ ào trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng hoc̣ sinh muốn
có những cảm nhâṇ , những cái nhìn đúng không lêch l ̣ ac th ̣ ì cần truyền đat v ̣ ốn
kiến thứ c bổ ích.
Có một câu nói rằng: “Dù đã dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó
uống nước được”. Vấn đề học tập của trẻ cũng vậy. Dù có bắt được chúng ngồi
ngay ngắn học tập nhưng nếu không thích thú, trẻ không thể học tốt được. Chính
vì vậy ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh của người thầy, chúng tôi
nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực
sự nhẹ nhàng, sinh động. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không
gượng ép.
Vậy làm sao để học sinh thêm hứng thú học tập bộ môn này nên tôi đã
nghiên cứu và làm đề tài: “Áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn
trong môn Mỹ thuật để nâng cao hiệu quả chất lượng môn học”.
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Căn cứ vào công văn 3711/BGDĐT-GDTrH ngày 24/08/2018 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019 một trong những nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện đó là sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời. Vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ năm học, giáo viên phải thực hiện rà soát, bổ sung các đồ dùng dạy học phục vụ giảng dạy. Theo văn bản này, ngày 1/9/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 5842/BGDĐT-VP về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế của nhà trường. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có mối liên hệ vào quá trình giảng dạy các môn như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông vào các môn học như: Địa lí, Hóa học, Giáo dục công dân, Anh văn, Ngữ văn, Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật 6 Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức có sự tương đồng đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học đi học lại nhiều lần một nội dung kiến thức ở nhiều môn học không giống nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể sắp xếp dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn còn lại. Nội dung mang tính thực tiễn khách quan hơn giúp cho bài học trở nên sinh động, thu hút với các em, không gây nhàm chán mà tạo động lực để các em sáng tạo, tự tư duy theo cách suy nghĩ của bản thân. Những kiến thức được các em vận dụng ngay vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, ít học vẹt. Những nội dung đã tích hợp còn tiết kiệm thời gian học cho các em tìm hiểu những kiến thức khác vì các em không phải học đi học lại một nội dung ở những môn khác nhau nữa mà các em có thể tiếp cận được kiến thức của khối lớp lớn hơn tạo được sự tò mò muốn tìm hiểu của các em. Điều đó không tạo quá nhiều áp lực, gây tẻ nhạt trong việc học, làm chậm khả năng tư duy của các em, biến bộ não thành những cỗ máy lập trình sẵn nữa mà thay vào đó làm tăng khả năng tự giác, chủ động trong học tập, giúp các em tìm lại niềm hứng thú. II. Cơ sở thực tiễn. 1. Thuận lợi Trường THCS Vạn Phúc nơi tôi công tác là một ngôi trường có bề dày thành tích trong công tác dạy và học. Nhà trường có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiện, vững về chuyên môn luôn chú trọng tìm tòi để đổi mới nâng cao chất lượng dạy và học. Nhìn chung học sinh của trường ngoan có ý thức và tinh thần vươn lên trong học tập. Bên cạnh đó phụ huynh luôn quan tâm đến việc học của con em mình. Không những thế BGH nhà trường rất quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cả về vật chất, tinh thần cho việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh. 2. Khó khăn Trường THCS Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội là một trường ngoại thành vùng bãi ven sông Hồng, người dân sống chủ yếu bằng việc sản xuất nông nghiệp nên điều kiện kinh tế của phụ huynh còn khó khăn. Vì vậy học sinh còn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp xúc với các môn nghệ thuật đặc biệt là môn Mỹ thuật. Vậy làm sao để học sinh có hứng thú, yêu thích môn học đó là vấn đề mà nhiều giáo viên trăn trở và không ngừng tìm tòi áp dụng nhiều phương pháp dạy học để đạt hiệu quả cao nhất. Hiện nay, ở các nhà trường giáo viên đã tích cực tìm tòi áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để giờ dạy trên lớp đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, các phương dạy học đó còn chưa tích hợp được nhiều nội dung giáo dục, 7 chưa kết nốt được kiên thức giữa các môn học, chưa phát huy được sự tích cực chủ động sáng tạo của học sinh nên chưa tạo được sự yêu thích, say mê hứng thú học tập của học sinh đối với môn học. Vai trò của phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học là một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong quy trình dạy học: Phương pháp dạy học chính là phương tiện có khả năng tối ưu hoá quá trình dạy học. Vai trò của phương pháp dạy học góp phần đem lại sự sáng tạo và hứng thú học tập cho học sinh. - Góp phần hướng dẫn và đẩy mạnh hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh nhận thức bài học nhanh. - Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh, phát triển trí tuệ, tư duy của học sinh. - Giáo dục nhân cách học sinh. - Giáo dục về lòng tự hào dân tộc và tình yêu thương con người, tình yêu quê hương đất nước. - Giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường. Trước khi thực hiện giải pháp, giáo viên đã tiến hành phát phiếu điều tra đối với học sinh khối 8 của trường về sự yêu thích đối với môn học và kết quả thu được như sau: (Bảng điều tra học sinh khối 8 về học Mỹ thuật) Tổng số % cả khối HS yêu thích 47 19 HS không yêu thích 161 65,2 HS có năng khiếu 39 15,8 8 Kết quả điều tra cho thấy việc áp dụng phương pháp dạy tích hợp liên môn là việc làm hết sức cần thiết của giáo viên để có thể tạo sự tò mò, tạo hứng thú và sự chủ động trong học tập của học sinh. Từ những lý do trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong môn Mỹ thuật để nâng cao hiệu quả chất lượng môn học”. III. Các bước thực hiện giải pháp việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn. 1. Quy trình áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn. - Lựa chọn bài học. - Lựa chọn nội dung giáo dục cần tích hợp. - Chuẩn bị về kiến thức, tài liệu mở rộng bám sát theo chủ đề để thực hiện sáng kiến. - Trao đổi với tổ nhóm chuyên môn về việc tích hợp kiến thức liên môn và áp dụng sáng kiến. 2. Vận dụng quy trình áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn vào trong bài học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mỹ thuật. 2.1. Lựa chọn bài học: Ví dụ: Dạy học theo hướng tích hợp liên môm trong bài Mỹ thuật 8: “Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975” - Yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 để lựa chọn bài học phù hợp. Thống nhất chọn tiết 14: Tìm hiểu sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 với mục tiêu của bài là: + Biết được sơ lược về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 + Biết được sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 qua tìm hiểu một số tác giả tác phẩm. + Học sinh có ý thức giữ gìn , học tập và trân trọng giá trị nghệ thuật. + Củng cố lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. - Để đạt được mục tiêu của bài học, học sinh có thể thông qua việc xem video, tranh ảnh hoặc sách báo viết về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi thấy còn một số hạn chế như: + Tranh ảnh, sách báo, tài liệu về mỹ thuật trong thư viện của nhà trường không có vì vậy học sinh còn khó khăn trong tìm kiến thông tin tuy có thể tìm kiếm trên mạng nhưng học sinh chưa biết chắc lọc tìm kiếm thông tin chính thống. 9 + Địa phương còn khó khăm cách xa trung tâm thành phố không thuận tiện tổ chức cho học sinh thăm viện bảo tàng, thăm các triển lãm nghệ thuật, thăm các di tích lịch sử văn hóa. 2.2 Lựa chọn nội dung giáo dục cần tích hợp: Trong tiết dạy: Tìm hiểu sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 có thể tích hợp được nhiều kiến thức các môn học: - Tích hợp với kiến thức môn Âm nhạc - Tích hợp với môn Lịch sử lớp 9 - Tích hợp với môn Vật lý lớp 9 - Tích hợp với môn Hóa học lớp 9 - Tích hợp với môn Ngữ văn lớp 7, 8, 9 - Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân lớp 6, 7, 9 2.3. Thiết kế bài dạy theo hướng tích hợp. Tích hợp với kiến thức môn Âm nhạc: - Lớp 7: Tiết 10 - Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Đỗ Nhuận với bài hát “Hành quân xa” - Lớp 8: Tiết 21- Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn với bài hát “Biết ơn Võ Thị Sáu” Học sinh thấy được các ca khúc cách mạng cùng đồng hành với những tác phẩm hội họa tạo nên những trang sử hào hùng của ông cha ta. Tích hợp với môn Lịch sử lớp 9: - Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1975) - Bài 29: Cả nước trực tiếp đấu tranh chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975. - Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 1973-1975 Học sinh nắm được những sự kiện lịch sử theo hướng tích hợp liên môn Mỹ thuật phục vụ cho việc học tập môn Lịch sử Tích hợp với môn Vật lý lớp 9: - Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu - Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu - Bài 55: Màu sắc các vật dưới áng sáng trắng và ánh sáng màu - Bài 56: Tác dụng của ánh sáng Học sinh hiểu được nhờ có ánh sáng mà con mắt chúng ta tiếp nhận được hình dáng và màu sắc của giới tự nhiên. Từ đó biết nhận xét về màu sắc và ánh sáng trong tranh. Tích hợp với môn Hóa học lớp 9: - Bài 15: Tính chất vật lý của kim loại 10 - Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại - Bài 21: Sự ăn mòn của kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn Qua việc tìm hiểu chất liệu sơn mài trong tranh vẽ học sinh có thể biết được các chất liệu sử dụng trong tranh như: Vàng, bạc, thiếc, vỏ trứng, vỏ trai...và tính chất hóa học cũng như cách bảo quản tranh sơn mài. Tích hợp với môn Ngữ văn Lớp 7: - Bài 13: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Học sinh vận dụng kiến thức về văn biểu cảm để phát biểu cảm nghĩ về các tác phẩm nghệ thuật. Lớp 8: - Bài 15: Thuyết minh về một thể loại văn học. Học sinh vận dụng kỹ năng nói, thuyết minh khi giới thiệu trình bày thảo luận những nội dung đã tìm hiểu hoạt động nhóm Lớp 9 - Bài 11: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật - Bài 14: Lặng lẽ Sa Pa (trích) – Nguyễn Thành Long - Bài 15: Chiếc lược ngà (trích) – Nguyễn Quang Sáng - Tiết 56: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm - Bài 27: Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê Học sinh hiểu được về diễn biến lịch sử, về cuộc sống, sự hy sinh gian khổ cả trong chiến đấu và cuộc sống riêng của những con người cũng như những chiến sĩ bộ đội trong giai đoạn 1954-1975. Thông qua sự miêu tả bằng hình ảnh, tranh vẽ chân thật của các chiến sĩ là họa sĩ yêu nước. Từ những kiến thức về mỹ thuật học sinh có thể tưởng tượng vẽ lại những hình ảnh trong các tác phẩm văn học. Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân Lớp 6: Bài 6 - Biết ơn Lớp 7: Bài 5 - Yêu thương con người. Lớp 9: Bài 17 - Nghĩa vụ bảo vệ đất nước. Học sinh từ việc quan sát tranh ảnh về giai đoạn 1954-1975 mà thêm yêu mến biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã dũng cảm hy sinh để dành lại độc lập tự do cho dân tộc. Từ đó hình thành nên trách nhiệm và nghĩa vũ của học sinh đối với đất nước. 11 2.4. Trao đổi với tổ nhóm chuyên môn về việc thực hiện đề tài: Sau khi chuẩn bị tài liệu, tranh ảnh, sách giáo khoa, giáo viên trình bày ý tưởng với tổ Năng khiếu, tổ Văn- Sử- GDCD nhóm Vật Lý, Hóa Học để tổ nhóm góp ý và hỗ trợ chuẩn bị cho tiết dạy. - Tổ Văn - Sử - GDCD tham gia góp ý về kiến thức tích hợp đối với kiến thức các môn Văn - Sử - GDCD. - Nhóm Vật lý góp ý hỗ trợ về kiến thức phần tích hợp môn Lý. - Nhóm Hóa góp ý hỗ trợ về kiến thức tích hợp môn Hóa. - Nhóm Nhạc góp ý hỗ trợ về kiến thức tích hợp môn Nhạc. 2.5. Giáo viên và học sinh chuẩn bị cho tiết học: - Giáo viên cần trang bị thêm kiến thức của các môn tích hợp trong tiết dạy nhưng bản chất vẫn là dạy học môn học mà mình giảng dạy. Mặt khác, trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. - Vấn đề bây giờ là phải vận dụng những kiến thức đó để xây dựng tiết dạy, xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề tiết dạy, thiết kế tiến trình dạy học, tổ chức hoạt động học sao cho hợp lý nhất. 2.6. Các bước thực hiện: Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử Tích hợp kiến thức môn Âm nhạc: - Bài hát “Hành quân xa” - Bài hát “Biết ơn Võ Thị Sáu” Tích hợp kiến thức môn Lịch sử - Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1963) - Bài 29: Cả nước trực tiếp đấu tranh chống Mỹ cứu nước 1954-1975. - Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 1973- 1975 Tích hợp kiến kiến thức môn Giáo dục công dân - Lớp 6: Bài 6 - Biết ơn - Lớp 9: Bài 17 - Nghĩa vụ bảo vệ đất nước Học sinh hiểu được thời kì này đất nước ta bị chia cắt làm 2 miền: Miền Bắc xây XHCN, miền Nam dưới chế độ Mỹ - Ngụy. Cả nước hướng về miền Nam ruột thịt theo lời kêu gọi của Bác Hồ: Vừa xây dựng miền Bắc, vữa đấu tranh giải phóng miền Nam. Từ đó học sinh biết ơn các thế hệ đi trước và có nghĩa vụ đối với tổ quốc. 12 Hoạt động 2: Tìm hiểu về chất liệu và đề tài sáng tác Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm, lớp chia làm 6 nhóm: Nhóm 1: Tìm hiểu về tranh sơn mài Nhóm 2: Tìm hiểu về tranh lụa. Nhóm 3: Tìm hiểu về tranh khắc gỗ. Nhóm 4: Tìm hiêu về tranh sơn dầu. Nhóm 5: Tìm hiểu về tranh bột màu. Nhóm 6: Tìm hiểu về điêu khắc. Trong phần này giáo viên tích hợp về kiến thức môn Văn để học sinh thuyết trình phần thảo luận nhóm, biết cảm nhận được một tác phẩm và qua các tác phẩm văn học học sinh có thể thấy được cuộc sống cũng như những khó khăn hy sinh gian khổ trong giai đoạn 1954 -1975 . Trong phần tìm hiểu về tranh sơn mài giáo viên tích hợp với kiến thức môn Vật lý 9 và Hóa học 9 để học sinh biết được tính chất Vật lý, Hóa học của các kim loại sử dụng trong tranh, biết được cách diễn tả cảnh vật dưới ánh sáng qua các bức tranh sơn mài tiêu biểu của giai đoạn 1954-1975. Tát nước đồng chiêm Nhớ một chiều Tây Bắc Tre Tổ đổi công cấy lúa 13 Tích hợp về kiến thức Vật lý 9 - Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu - Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu - Bài 55: Màu sắc các vật dưới áng sáng trắng và ánh sáng màu - Bài 56: Tác dụng của ánh sáng Học sinh hiểu được nhờ có ánh sáng mà con mắt chúng ta tiếp nhận được hình dáng và màu sắc của giới tự nhiên. Học sinh hiểu màu sắc của các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu. Từ đó biết nhận xét về màu sắc và ánh sáng sự trộn ánh sáng và màu sắc của các vật dưới ánh sáng trắng, ánh sáng màu trong tranh. Tích hợp với môn Hóa học lớp 9: - Bài 15: Tính chất vật lý của kim loại - Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại - Bài 21: Sự ăn mòn của kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn Để học sinh hiểu được cách sử dụng chất liệu làm tranh sơn mài bằng kim loại vàng, bạc... thấy được sự ăn mòn của kim loại và cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn khi làm tranh sơn mài, muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình. Để học sinh thấy được sự tinh tế trong sử dụng chất liệu sơn mài. Qua các tác phẩm tranh sơn mài của các họa sĩ học sinh thấy được cuộc sống lao động sản xuất của người nông dân miền Bắc quyết tân trở thành hậu phương chi viện cho chiến trường miền Nam cũng như ca ngợi về tinh thần ý chí sự hy sinh gian khổ của người lính trong giai đoạn 1954-1975. 2.7. Trao đổi với tổ nhóm chuyên môn về việc áp dụng đề tài: - Các giáo viên đề xuất áp dụng vào các môn học như: + Môn Âm nhạc: Lớp 7: Tiết 10 - Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Đỗ Nhuận với bài hát “Hành quân xa” Lớp 8: Tiết 21 - Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn với bài hát “Biết ơn Võ Thị Sáu” + Môn Lịch sử lớp 9: Bài 28: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1963) Bài 29: Cả nước trực tiếp đấu tranh chống Mỹ cứu nước 1954-1975 Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 1973-1975 + Môn Ngữ văn Lớp 9: 14 Bài 11: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật Bài 14: Lặng lẽ Sa Pa (trích) – Nguyễn Thành Long Bài 15: Chiếc lược ngà (trích) – Nguyễn Quang Sáng Tiết 56: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm Bài 27: Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê Dựa vào tranh ảnh của các họa sĩ để học sinh có thể hình dung ra được bối cảnh xã hội trong giai đoạn 1954-1975 qua các bài học, bài hát, qua các tác phẩm văn học và hiểu được cuộc sống sự hy sinh gian khổ của các chiến sĩ bộ đội để đấu tranh dành lại độc lập tự do cho dân tộc. Từ đó học sinh thêm tự hào về truyền thống cách mạng, củng cố tình yêu quê hương đất nước. IV. Kết quả triển khai áp dụng sáng kiến: - Sau khi thực hiện giải pháp, giáo viên đã tiến hành điều tra nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện giải pháp và kết quả thu được như sau: Phiếu diều tra với học sinh khối 8 tổng số có 247 học sinh Trước khi thực hiện giải pháp % cả khối Sau khi thực hiện giải pháp % cả khối HS yêu thích 47 HS 19 197 HS 75 HS không yêu thích 161 HS 65,3 5 HS 2 HS có năng khiếu 39 HS 15,8 45 HS 18 -Trong một lớp học thường sẽ có nhiều đối tượng học sinh khác nhau: có em rất giỏi có năng khiếu nhưng cũng có em rất yếu và không có năng khiếu. Có lẽ bất cứ một giáo viên nào cũng đều có chung mong muốn rằng không học sinh nào cảm thấy bị “bỏ rơi” trong lớp học. Người giáo viên cần nỗ lực để biên soạn, chuẩn bị tài liệu học tập cho học sinh với nội dung ở nhiều cấp độ từ dễ đến khó và có thể tích hợp kiến thức liên môn của nhiều môn để khơi gợi được sự tò mò tìm hiểu của học sinh. Với những học sinh yếu, chỉ đặt ra yêu cầu ở mức độ vừa phải với khả năng của học sinh đó. Với những học sinh học tốt có năng khiếu, yêu cầu học sinh hoàn thành các mức độ cơ bản, sau đó, chủ động dành thời gian để tiếp cận các yêu cầu ở mức độ khó hơn. -Từ kết quả điều tra cho thấy các tiết dạy có áp dụng phương pháp dạy tích hợp liên môn đã thu được kết quả cao hơn so với nhưng tiết dạy đơn thuần vì vậy đây là việc làm hết sức cần thiết của giáo viên để tạo hứng thú sự tích cực chủ động trong học tập của học sinh và nâng cao hiệu quả, chất lượng môn học. - Như vậy, nhìn vào kết quả khảo sát có thể thấy rằng áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn đạt được những sự thay đổi nhất định trong chất lượng dạy và học môn Mỹ thuật cũng như chất lượng dạy và học của các bộ 15 môn khác. Nhiều giáo viên đã tích cực áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn mà còn có tác dụng bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên không những thế trong quá trình giảng dạy giáo viên còn giáo dục được đạo đức, ý thức bảo vệ môi trường, tình yêu quê hương đất nước thông qua các bài học. Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức của các môn học, được trang bị những kỹ năng, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc mà các em được chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập hơn. V. Hiệu quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Sau khi đề tài này được thực hiện, ban giám hiệu nhà trường ghi nhận, tổ nhóm chuyên môn tạo điều kiện hỗ trợ giáo viên tiếp tục tìm tòi đổi mới các phương pháp dạy học để đem lại chất lượng và hiệu quả cao nhất trong việc dạy và học môn Mỹ thuật. Ngoài giải pháp trên trong năm học 2019-2020 giáo viên đã xây dựng thêm một số giải pháp khác như tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào trong các tiết học Trang trí ứng dụng, Tạo hình căn phòng, Sáng tạo từ vật tìm được... để học sinh hiểu và có ý thức tiết kiệm, có ý thức trong bảo vệ môi trường, biết tận dụng các đồ vật đã qua sử dụng, biến những
Tài liệu đính kèm: