SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng thư viện trường học xuất sắc tại thư viện trường THPT số 1 huyện Mường Khương

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng thư viện trường học xuất sắc tại thư viện trường THPT số 1 huyện Mường Khương

- Phát triển vốn tài liệu bằng hình thức phát động phong trào quyên góp sách từ giáo viên và học sinh trong toàn trường với khẩu hiệu: “ Hãy phát huy tính tích cực của học sinh để xây dựng thư viện trường học thật sự thân thiện”. Để tăng thêm ý nghĩa và hiệu quả của phong trào quyên góp sách, Thư viện nhà trường đã tham mưu với Ban Giám hiệu, kết hợp cùng Ban chấp hành Đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm. Chọn hình thức tổ chức quyên góp trực tiếp vào các buổi chào cờ đầu tuần, dưới sự chứng kiến của toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh. Đặc biệt là tập thể cán bộ giáo viện trong nhà trường thực hiện quyên góp trước nhằm giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa của phong trào, thấy được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo. Từ đó khích lệ, động viên học sinh tham gia phong trào nhiệt tình, đạt kết quả cao hơn.

 

doc 32 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 571Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng thư viện trường học xuất sắc tại thư viện trường THPT số 1 huyện Mường Khương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khích lệ kịp thời những em học sinh có ý thức tốt trong các buổi chào cờ đầu tuần (ít nhất một tháng một lần).
IV. Hiệu quả: 
	 Sau khi mô hình Thư viện trường học thân thiện ngoài trời với nội dung “ tủ sách lưu động” được đưa vào hoạt động đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ,giáo viên, nhân viên, đặc biệt là các em học sinh trong toàn trường. Từ đó thấy được tính tích cực của học sinh khi tham gia các phong trào mang tính tập thể mà nhà trường tổ chức và phát động.
	 Phong trào học tập, nghiên cứu tài liệu của các em học sinh từ khối 10 đến khối 12 phát triển rõ rệt: 100 % hoc sinh tham gia đọc sách tại tủ 
Trần Thị Tường – CBTV Trường THPT số 1 huyện Mường Khương – Lào Cai
sách lưu động, trung bình mỗi ngày có khoảng trên 80 lượt học sinh tham gia đọc sách tại tủ sách ngoài trời.
	Số lượng tài liệu của thư viện nhà trường tăng lên đáng kể chủ yếu từ nguồn đóng góp của học sinh. Đạt tổng số trên 300 cuốn, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đọc sách ngày càng cao của giáo viên và học sinh trong trường, góp phần trong công tác giữ gìn và phát huy văn hóa đọc.
	Tăng tính đoàn kết, thân thiện giữa học sinh với học sinh, học sinh và giáo viên. Đặc biệt đã tạo sự hòa đồng, giảm bớt tự ty, tăng thêm sự tự tin vào bản thân cho các em học sinh thuộc dân tộc thiểu số. Các em cảm thấy mình tự do, bình đẳng trong việc học, đọc, nghiên cứu tài liệu củng cố và nâng cao kiến thức cho bản thân.
	Đối với các em học sinh trong khu tập thể bán trú thì tủ sách lưu động của thư viện ngoài trời luôn là người bạn thân thiết trong khoảng thời gian các em ở trường.
Tủ sách lưu động là nơi để các em học sinh giải tỏa tâm lí, giảm bớt áp lực về học tập sau mỗi tiết học căng thẳng trên lớp. Là nơi các em cảm nhận được sự thoải mái, thân thiện của môi trường giáo dục thời hiện đại.
	 Qua việc lựa chọn và luân chuyển các loại tài liệu phù hợp với lứa tuổi học sinh trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại tủ sách lưu động, đã cơ bản cải thiện và tăng thêm hiểu biết cho phần lớn học sinh trong trường. Đặc biệt với các em học sinh thuộc dân tộc thiểu số về mọi lĩnh vực: khoa học, y tế, sức khỏe, học tập và đời sống thường ngày.
 2. Những vấn đề đặt ra : 
Trần Thị Tường – CBTV Trường THPT số 1 huyện Mường Khương – Lào Cai
Để tiếp thu những kiến thức văn minh của nhân loại, việc thường xuyên đọc sách đóng vai trò không nhỏ, đã góp phần làm giàu thêm về trí tuệ, phong phú về tâm hồn, cao đẹp về phẩm hạnh, lành mạnh về lối sống của mỗi con người trong xã hội ngày nay. Đúng như V.A.SuKhomlinsky có nói: “Không thể trở thành một con người chân chính mà lại không có sách”.
Giáo dục giúp thế hệ trẻ phát triển toàn diện, bền vững. Với ý thức học tập suốt đời, cần phải có các kỹ năng tự học. Tự học là chủ động phát triển vốn tri thức cho bản thân, tiếp thu các kinh nghiệm. Tự học là học tập có phương pháp dưới sự tổ chức dẫn dắt của người thầy một cách chủ động, tự giác, sáng tạo phát huy năng lực của bản thân. Tự học với các điều kiện sống của mình và yêu cầu của sự phát triển xã hội. Tự học bằng cách tìm kiếm thông tin, lựa chọn thông tin, khai thác thông tin phục vụ cho các mục đích học tập, làm việc cụ thể. Tự học bằng chính những trải nghiệm của bản thân qua thực tiễn học tập, làm viêc, sinh hoạt tập thể. Tự học là học ở mọi nơi, mọi lúc, học ở trong lớp học, học ở thư viện, học ở nhà, học qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, Internet, sách, báo...
Trần Thị Tường – CBTV Trường THPT số 1 huyện Mường Khương – Lào Cai
Thực hiện triết lý học tập suốt đời với tư tưởng tự học, tự giáo dục là một trong những mục tiêu giáo dục được thực hiện ngay từ bậc học phổ thông. Thư viện bằng các hoạt động nghiệp vụ của mình góp phần hình thành cho học sinh phổ thông thói quen đọc sách thường xuyên, kỹ năng đọc sách, kỹ năng tìm kiếm thông tin, tiếp nhận thông tin với tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập. Qua đó các em phát triển tư duy độc lập, tự nâng cao vốn tri thức của mình, rèn luyện kỹ năng tự học. Để thư viện có thể thực hiện tốt điều này, trước tiên cần phải xây dựng hệ thống thư viện 
một cách toàn diện, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đến các loại sách báo tạp chí...nhằm thu hút nhiều bạn đọc.
Từ lâu thư viện trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong các nhà trường vì sách báo có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội: “Không có sách thì không có tri thức”.. Với nhà trường, sách lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn, vì nó là người bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Sách báo đã và đang góp phần “Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ”, góp phần quyết định chất lượng và không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
Hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông là giảng dạy và học tập, cả hai hoạt động này đều phải sử dụng công cụ sách báo. Sách báo chỉ có thể phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở quản lý tốt công tác thư viện. Vì vậy tổ chức thư viện trường học nhằm thỏa mãn các nhu cầu về sách báo cho giáo viên và học sinh, là một yêu cầu khách quan không thể thiếu. Việc tổ chức thư viện và đẩy mạnh các hoạt động của nó là một việc làm cần thiết, bởi đối với nhà trường, thư viện không những là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu mà còn đảm bảo cung cấp đủ số lượng và chất lượng các loại sách báo. Thư viện còn là 
Trần Thị Tường – CBTV Trường THPT số 1 huyện Mường Khương – Lào Cai
trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học của nhà trường, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi 
dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong trường.
1. 2. Cơ sở thực tế
Trường THPT số 1 huyện Mường Khương đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “ Dạy tốt - Học tốt”. 
Thư viện trường phổ thông số 1 huyện Mường Khương là một trong các thư viện có nhiều chuyển biến trong các thư viện của ngành giáo dục Lào Cai và khối các trường THPT trong toàn tỉnh. Với những kết quả đã đạt được, thư viện nhà trường đã không ngừng phấn đấu vươn lên. Là một cán bộ thư viện tâm huyết với nghề tôi luôn luôn băn khoăn, trăn trở: Thư viện nhà trường đã đạt được thành tích xuất sắc rồi thì cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện như thế nào? Có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng thư viện trường học? Làm thế nào để thu hút nhiều bạn đọc đến thư viện? Từ thực tế trên tôi quyết tâm đưa ra Một số biện pháp nâng cao chất lượng thư viện trường học xuất sắc nhằm đưa Thư viện trường THPT số 1 huyện Mường Khương thành Thư viện điển hình trong toàn tỉnh. 
II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA SÁNG KIẾN
Để thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2013-2014 của nhà trường đã đề ra, thư viện trường THPT số 1 huyện Mường Khương không ngừng phấn đấu vươn lên, luôn tự hoàn thiện mình hơn nữa để xứng đáng là thư viện điển hình trong khối các trường THPT trong toàn Tỉnh. Để đạt được thành quả đó là sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của bản thân người thủ thư, sự học hỏi của bạn bè, đồng nghiệp, người cán bộ thư viện luôn bám 
Trần Thị Tường – CBTV Trường THPT số 1 huyện Mường Khương – Lào Cai
sát 05 tiêu chuẩn theo quyết định 01 của Bộ GD& ĐT về xây dựng thư viện trường học xuất sắc, trên cơ sở đó phát triển từng tiêu chuẩn một cách sáng tạo, cụ thể như sau: 
CBTV Trường THPT số 1 Mường Khương (áo xanh) nhận phần thưởng do Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai khen thưởng.
2. 1. Bổ sung thường xuyên nguồn tài liệu 
Để phục vụ nhu cầu đọc mượn của cán bộ, giáo viên và học sinh được tốt hơn, người thủ thư thấy được phải nâng cao chất lượng kho sách của thư viện sao cho đa dạng về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phong phú về nội dung và tên sách, đó là bổ sung thường xuyên các loại tài liệu theo từng tháng, từng quý, từng năm học. Ngoài ra thư viện nhà trường phối kết hợp với thư viện huyện Mường Khương trao đổi và mượn thêm một lượng tài liệu đáng kể phục vụ nhu cầu của cán bộ, giáo viên và học sinh
Trần Thị Tường – CBTV Trường THPT số 1 huyện Mường Khương – Lào Cai
2. 2. Về cơ sở vật chất 
Thấy được vai trò của thư viện trong việc đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh, nhà trường đã xây dựng thư viện trở thành “Giảng đường thứ hai” hay “Lớp học thứ hai”.Thư viện nhà trường được đặt ở tầng I khu nhà học bộ môn rất khang trang thoáng mát, là nơi trung tâm diễn ra các hoạt động của nhà trường, thuận lợi cho việc cán bộ giáo viên, học sinh tìm kiếm, trao đổi thông tin. Các phòng đều được lắp đặt đầy đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại như máy Fôtocoppy, máy in, máy vi tính được đặt trong phòng tra cứu nối mạng Internet, giá sách đẹp chắc chắn, có 03 tủ sách thân thiện dành cho 03 khối lớp, có hệ thống biểu ngữ với những câu danh ngôn rất hay về thư viện, hơn nữa thư viện nhà trường có nhiều cuốn sách hay có giá trị. Chính môi trường đó đã tạo ra một không gian đẹp, tạo ra một cảm giác rất thoải mái, dễ chịu mà chỉ khi vào phòng đọc thư viện nhà trường mới cảm nhận được điều đó bởi vậy ngày càng thu hút được nhiều độc giả. Như vậy, thư viện không chỉ là nơi giữ sách, thư viện đóng vai trò là “giảng đường”là “lớp học” quan trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy.
Trần Thị Tường – CBTV Trường THPT số 1 huyện Mường Khương – Lào Cai
Vốn tài liệu Thư viện
2. 3. Về nghiệp vụ thư viện
Kho sách của thư viện được quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện trường học, sách, báo, tạp chí nhập về đều được thực hiện nghiêm túc các bước nghiệp vụ như: Đăng ký, phân loại, mô tả, tổ chức mục lục, tổ chức kho sách, giới thiệu sách mới, tổ chức phục vụ bạn đọc và được sắp xếp theo đúng nghiệp vụ.Thư viện có đầy đủ hệ thống sổ sách để quản lý mà ngành đề ra. Hằng năm vào đầu năm học thư viện tiến hành việc cấp thẻ cho học sinh trong trường nhất là đối với các em khối 10 mới vào trường các em còn bỡ ngỡ, rụt rè, chưa quen với việc tra cứu mục lục, cán bộ thư viện hướng dẫn các em để các em quen dần với việc tra, tìm sách một cách nhanh nhất. Hàng năm, cán bộ thư viện còn biên soạn thư mục về Pháp luật, về đạo đức... để phục vụ dạy và học.
Như vậy cán bộ thư viện không chỉ là người giữ sách, không chỉ là người trông coi thiết bị thư viện mà phải là những cán bộ có kiến thức chuyên ngành, có bản lĩnh và tâm huyết để trở thành những trợ giảng đắc 
Trần Thị Tường – CBTV Trường THPT số 1 huyện Mường Khương – Lào Cai
lực cho giáo viên và là người định hướng cho học sinh trong việc tra cứu, khai thác và sử dụng thông tin
2. 4. Về tổ chức và hoạt động 
2.4.1.Tổ chức quản lý
Đồng chí hiệu trưởng nhà trường trực tiếp chỉ đạo và quản lý các hoạt động của thư viện, đồng thời là tổ trưởng tổ công tác thư viện năm học 2013-2014. Xác định được vị trí và tầm quan trọng của Thư viện, nhà trường có 01 đồng chí làm công tác thư viện đã đạt chuẩn Đại học, nhiệt tình , yêu nghề, có trách nhiệm với công việc được giao, luôn sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động của thư viện, có ý thức học tập, bồi dưỡng về kỹ thuật, nghiệp vụ thư viện nên đã tổ chức tốt các hoạt động của phòng đọc và phòng mượn cụ thể là số lượng học sinh đến đọc và mượn sách thư viện ngày càng tăng.
Thư viện nhà trường thành lập mạng lưới cộng tác viên thư viện, mỗi lớp một em tham gia trong tổ công tác thư viện, các em là cầu nối thân thiện giữa các bạn học sinh lớp mình với thư viện trường.
Đầu năm học thư viện trường lập kế hoạch chi tiết về các hoạt động của thư viện trong năm học theo từng tháng như: Lập dự trù kinh phí cho việc mua sắm trang thiết bị, sách, báo, tạp chí phù hợp với yêu cầu thực tế của nhà trường gửi lên Ban giám hiệu, Hội đồng Sư phạm để có kế hoạch mua sắm đúng và đủ.
 2.4.2. Hoạt động của thư viện
Trường THPT số 1 huyện Mường Khương là trường được Sở GD&ĐT Tỉnh Lào Cai công nhận thư viện tiên tiến. Với thành tích đó, Thư viện trường không ngừng phấn đấu vươn lên, thường xuyên có các hoạt động thiết thực phù hợp với đặc điểm học sinh trong trường. Cụ thể như sau:
Trần Thị Tường – CBTV Trường THPT số 1 huyện Mường Khương – Lào Cai
Thứ nhất: Phục vụ nhu cầu mượn , đọc sách của cán bộ giáo viên và học sinh.
Hằng năm cứ vào đầu năm học thư viện nhà trường cho toàn bộ học sinh trong trường mượn mỗi em một bộ sách giáo khoa mà không phải trả một khoản lệ phí nào, trước khi mượn yêu cầu các em phải làm đơn xin mượn sách có xác nhận của Giáo viên chủ nhiệm lớp, khi mượn về các em phải bọc giấy nilon để giữ gìn và bảo quản sách được lâu bền. Ngoài mượn sách giáo khoa các em còn được mượn thêm sách tham khảo để học, mỗi lần được mượn từ 2 cuốn trở lên với thời gian từ 07-15 ngày, sau khi trả các em lại được mượn tiếp. Riêng các em trong đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh của nhà trường, thư viện ưu tiên riêng cho các em mượn trong suốt thời gian ôn thi đến khi thi xong với lượng sách nhiều hơn so với quy định. Đối với các giáo viên dạy đội tuyển học sinh giỏi thư viện quan tâm hết mức, cho giáo viên tự tìm mua những cuốn sách hay nhất phục vụ giảng dạy và học tập. 
Phòng đọc thư viện trường mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần, ngoài số lượng sách báo có trong nhà trường, thư viện còn liên hệ với thư viện huyện Mường Khương mượn vốn sách ở kho luân chuyển mỗi lần mượn 200 cuốn, sau mỗi quý đổi sách một lần. Đây là số sách có nội dung rất phong phú, bổ ích trang bị thêm nhiều kiến thức cho độc giả và cho cả đội ngũ thư viện chúng tôi.
Để tăng thêm vốn tài liệu của bạn đọc, thư viện nhà trường phát động phong trào quyên góp sách, báo, tạp chí đưa về tủ sách dùng chung của thư viện, kết quả được học sinh toàn trường tham gia hưởng ứng và thu được hơn 500 cuốn sách, tạp chí đưa về 03 tủ sách thân thiện, hằng ngày vào các giờ ra chơi các em trong tổ công tác thư viện thay nhau phục vụ bạn đọc . Hoạt động này được nhiều học sinh trong trường tham gia gây hứng thú 
Trần Thị Tường – CBTV Trường THPT số 1 huyện Mường Khương – Lào Cai
cho nhiều học sinh thúc đẩy phong trào đọc sách báo của nhà trường ngày một phát triển. 
Bên cạnh việc mượn và đọc sách thư viện còn phục vụ cán bộ, giáo viên, học sinh tra tìm các tài liệu trong phòng tra cứu có trên mạng Internet để khai thác những thông tin cần thiết theo chủ đề mong muốn nhằm phát triển nguồn tri thức cho bạn đọc.
Thứ hai: Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách mới một cách sáng tạo
Đây là một biện pháp hữu hiệu góp phần đẩy mạnh các hoạt động của thư viện thu hút đông đảo bạn đọc đến với thư viện. Vì vậy công tác tuyên truyền, giới thiệu sách được Ban giám hiệu, thư viện trường đặc biệt quan tâm. Trong năm học vừa qua thư viện đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, giáo viên dạy bộ môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp và đặc biệt đã phối kết hợp với Thư viện huyện tổ chức tốt các buổi tuyên truyền giới thiệu sách dưới nhiều hình thức khác nhau như:
CBTV Trường THPT số 1 Mường Khương tham gia Hội thi “Giáo viên Thư viện giỏi toàn quốc năm 2001”.
Trần Thị Tường – CBTV Trường THPT số 1 huyện Mường Khương – Lào Cai
Tiến hành điểm sách, đọc các bài báo hay có tính thời sự, tính giáo dục cao trong các buổi chào cờ đầu tuần (Phối hợp với Đoàn Thanh niên)
Tổ chức giới thiệu sách chuyên đề thông qua các buổi sinh hoạt truyền thống ( Phối hợp với giáo viên bộ môn ngoài giờ lên lớp)
Tổ chức điểm sách, giới thiệu sách mới, tài liệu bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm, họp tổ chuyên môn
 Trong năm học 2013-2014 chúng tôi đã tổ chức thành công buổi tuyên truyền giới thiệu những cuốn sách hay có nội dung phong phú như cuốn Chuyện những người làm nên lịch sử - Hồi ức Điện Biên Phủ 1954 – 2009. Thông qua buổi giới thiệu sách người làm chương trình chúng tôi muốn giáo dục cho các em học sinh lý tưởng sống cao đẹp, lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc có một thế hệ cha anh đi trước anh dũng đứng lên đánh đuổi thực dân xâm lược bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, chúng ta là thế hệ đi sau phải biết giữ gìn, bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng phát triển. 
Cuốn sách tiếp theo mà chúng tôi rất tâm huyết muốn giới thiệu với bạn đọc đó là cuốn Em phải đến Harvard học kinh tế của tác giả Lưu Vệ Hoa. Quyển sách như một tập hồi ký của tác giả kể về việc nuôi dạy đứa con gái duy nhất của mình - Lưu Diệc Đình - thành công trên con đường học vấn. Cô bé đã lần lượt đậu vào bốn trường đại học hàng đầu của nước Mỹ trong đó có Đại học Harvard với mức học bổng toàn phần lên đến 30.000 USD mỗi năm. Quyển sách là những lời khuyên và phương pháp dạy con khoa học để con trẻ có thể phát triển toàn diện cả sức lực và trí lực. Qua cuốn sách các em thấy được sự quyết tâm, lòng đam mê, sự kiên trì học tập và rèn luyện trên mọi lĩnh vực của cô bé Diệc Đình đã làm xôn xao cả đất nước Trung Quốc cũng như trên thế giới. Có thể nói Em phải đến 
Trần Thị Tường – CBTV Trường THPT số 1 huyện Mường Khương – Lào Cai
Harvard học kinh tế là quyển sách gối đầu giường , là kim chỉ nam cho cuộc sống. Nếu đã đọc quyển sách trên bốn lần và mỗi lần lại có thể ngộ ra những điều khác nhau. Những điều mà các bạn học tập được ngày một lớn dần theo độ tuổi và nhận thức của mình về cuộc sống. Chúng ta nên nhận thấy rằng Thành công không chờ đợi bất kỳ ai nếu như mình không dám đương đầu với thử thách.Qua buổi ngoại khoá giới thiệu sách xen kẽ các tiết mục văn nghệ của các em học sinh về mái trường, về quê hương đất nước đã để lại nhiều dấu ấn trong tâm hồn các em.
Thứ ba: Xây dựng văn hoá đọc trong nhà trường
Đọc sách thường xuyên là một việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi học sinh, thông qua đọc sách học sinh mới tạo cho mình một thói quen tốt để tự học, tự đọc, tự nghiên cứu một cách có hiệu quả. Thông qua việc đọc sách thường xuyên góp phần nâng cao và phát triển văn hoá đọc, phục vụ thiết thực cho học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện bồi dưỡng năng lực, kỹ năng sống và làm việc một cách có hiệu quả nhất. Hoạt động của thư viện trường học chỉ thực sự khởi sắc bễn vững khi làm tốt vai trò đào tạo người đọc, bao gồm cả giáo viên và học sinh, theo nghĩa xây dựng được văn hoá đọc trong nhà trường. Nâng cao kĩ năng đọc của học sinh là một nhiệm vụ của thư viện trường học, để làm tốt việc này cần thành lập tổ công tác thư viện, mỗi lớp một em tham gia, ngoài việc giúp thư viện làm chuyên đề, tổ công tác thư viện còn là cầu nối đắc lực, hiệu quả giữa thư viện và bạn đọc, các thành viên trong tổ thường đọc trước những cuốn sách mới nội dung phù hợp sau đó giới thiệu cho bạn đọc khác. Với hình thức này lượng sách được luân chuyển kịp thời và tăng nhanh đáng kể. Ngoài ra tổ công tác còn tư vấn cho bạn đọc khi đọc và mượn sách, tư vấn cho cán bộ thư viện khi bổ sung sách mới. 
Trần Thị Tường – CBTV Trường THPT số 1 huyện Mường Khương – Lào Cai
Người cán bộ thư viện cần xây dựng phương pháp đọc sách có hiệu quả qua các buổi chuyên đề, hướng dẫn học sinh tuỳ theo mục đích và khoảng thời gian cho phép, khi đọc sách cần phân thành 04 loại sau:
 Đọc sách tại Thư viện nhà trường
- Đọc lướt
- Đọc cả cuốn
- Đọc có ghi chép ( đọc có nghiên cứu)
- Đọc có suy nghĩ và ghi nhớ.
* Đọc lướt
Là bước đầu tiên tìm hiểu sơ bộ về một cuốn sách để xác định xem có cần đọc cuốn sách đó hay không ? Nếu cần thì đọc ở mức độ nào? Đọc lướt đối với học sinh áp dụng trong điều kiện co hẹp về thời gian như thời gian nghỉ ra chơi giữa giờ, các em nên xem qua để nắm bắt nội dung chính của cuốn sách một cách sơ bộ, khái quát mà không cần mất nhiều thời gian. Để có thể đọc lướt, đọc nhanh một cách có hiệu quả nên thực hiện như sau:
Xem mục lục của sách 
- Đọc lời nói đầu, lời tựa
Trần Thị Tường – CBTV Trường THPT số 1 huyện Mường Khương – Lào Cai
Đọc phần kết luận.
* Đọc cả cuốn
Cách đọc này thường được các em học sinh áp dụng khi các em có nhu cầu hứng thú tìm hiểu sâu về tác phẩm nào đó, các em không thể đọc lướt mà phải đọc trọn vẹn cả cuốn. Trước khi đọc cả cuốn, cần phải đọc lướt để nắm sơ bộ về cuốn sách đó. Việc đọc cả cuốn giúp các em có thể đánh giá và nhận xét những chi tiết nhỏ trong nội dung của cuốn sách và hiểu được đúng ý của tác giả thể hiện qua tác phẩm.
Đọc trọn vẹn một cuốn sách đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Cả hai phương pháp đọc trên chỉ giúp c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_thu_vien_truong_ho.doc