Giông tố là hiện tượng đáng sợ của thiên tai. Phải dự đoán để đề phòng chủ động, tích cực, hạn chế thiệt hại về người và của cải. Mùa hè thường có giông tố nổi lên bất chợt. Khi chân trời bỗng đùn lên những cuộn mây, núi mây đen ngòm, có khi che kín cả một góc trời, đó là điềm trời báo sắp có giông. Giông có thể đến nhanh cũng có thể đến từ từ. Nếu mây đen kéo lên ở phía đông (thường thường là vùng biển) thì cơn giông kéo đến rất nhanh. Trước hiện tượng ấy, người ta phải khẩn trương coi chừng “vừa trông vừa chạy”. Nhưng nếu có mây ở phía nam thì thời tiết không có gì đột biến. Mây tụ rồi mây tan. Nếu có mưa thì mưa sẽ đến từ từ, không thể có giông tố xảy ra. Ai cũng có thể “vừa làm vừa chơi”, có thể yên tâm, không phải lo sợ, vội vàng.
Từ kinh nghiệm thực tế có câu:
“Đói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”
Lúa trổ vào tháng hai (âm lịch) thời kỳ hoạt động mạnh của các đợt, gió mùa Đông Bắc (bấc) gió to, khô nên lúa sẽ “ngậm đòng, đứng bông”.
“Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau”
Mùa hè ở Việt Nam thì chịu tác động của gió mùa mùa hạ: Đông Nam có mưa, Tây Nam khô nóng (trừ Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long có mưa). Khi gieo mạ có gió Đông Nam nhiệt, ẩm phong phú, cây mạ phát triển xanh tốt. Thời tiết lạnh (giá) lại phù hợp với các loại cây thực phẩm ôn đới, cận nhiệt được trồng nhiều ở vùng Bắc bộ: bắp cải, su hào, cà chua, súp lơ, cà rốt và cả các loại cây ăn quả: đào, lê, mận.đặc sản vùng miền Bắc.
Để khắc sâu thêm kiến thức, phần này giáo viên có thể cho học sinh đọc bài thơ “ Gửi nắng cho em” của tác giả Bùi Văn Dung:
Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
Nắng vẫn đỏ, mận hồng đào cuối vu
Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ
Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam
Muốn gửi ra em một chút nắng vàng
Thương cái rét của thợ cày, thợ cấy
Nên cứ muốn chia nắng đều cho ngoài ấy
Có tình thương tha thiết của trong này.
Đoạn thơ trên thể hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo:
A. Mùa B. Độ cao C. Bắc - Nam D. Đông - Tây
ba cái ghềnh.” Lời bày tỏ của người dân Tây Bắc cho chúng ta hình dung, sự hiểm trở, khắc nghiệt giữa lòng con sông Đà, tạo sự giao lưu qua lại giữa con người với con người quả là khó khăn. Giảng đến phần các dạng địa hình bờ biển, bãi biển đẹp nổi tiếng, với những vũng, vịnh nước sâu để xây dựng các hải cảng. Để liên hệ với dạng địa hình, cảnh quang độc đáo của Bắc Trung Bộ có thể giới thiệu câu: “ Thương anh, em cũng muốn vô Sợ Truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang” “Truông”- địa hình đồi cỏ cằn cỗi ở Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh) rất phổ biến. Phá Tam Giang - vùng nước biển ăn sâu vào lục địa thông với cửa biển hẹp (Cửa Thuận An, cửa Tư Hiền) thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phá được 3 con sông đổ nước ngọt vào: Sông Ô Lâu, Sông Bồ, Sông Hương, tạo một vùng nước lợ với quần thể thủy sinh độc đáo như: Cá hanh, cá dìa, cá đối, cá liệt, tôm rằn, đặc biệt dưới đáy thảm rong phát triển rất dày. Khi dạy đến nội dung thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây, GV chiếu cho HS xem và nghe video ba khổ đầu ca khúc Sợi nhớ sợi thương. Sáng tác: Phạm Huỳnh Điểu; phổ nhạc: Thúy Bắc; thể hiện: Thu Hiền. (Link: https://www.youtube.com › watch). Kết hợp một số hình ảnh, bảng biểu minh họa về sự khác biệt tự nhiên (nhất là thời tiết và khí hậu của sườn phía Đông - phía Tây, một số hình ảnh thể hiện sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan theo độ cao của nước ta. “Trường Sơn Ðông, Trường Sơn Tây Bên nắng đốt, bên mưa quây. Em dang tay, em xòe tay Chẳng thể nào mà xua tan mây Mà chẳng thể nào mà che anh được. Chứ rút sợi thương, nay anh chắp mái lợp Rút sợi nhớ, mây đan vòm xanh Nghiêng sườn Đông mà che mưa anh Nghiêng sườn Tây xõa bóng mát...” Câu hỏi: Những lời trong ca khúc và những hình ảnh, bảng biểu minh họa gợi cho em suy nghĩ gì về đặc điểm thiên nhiên nước ta? Học sinh suy nghĩ trả lời theo hướng: Đây là hiệu ứng phơn do ảnh hưởng của địa hình. Loại gió này có ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta, gọi là gió Lào. Gió từ vịnh Thái Lan thổi vào theo hướng Tây Nam, đem theo nhiều hơi nước, khi gặp dãy Trường Sơn Bắc thì hơi nước ngưng tụ và gây mưa ở sườn tây dãy Trường Sơn. Theo nguyên tắc đai cao (phi địa đới) thì càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, còn xuống thấp thì nhiệt độ không khí tăng lên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió đã mất hết hơi ẩm nên trở thành gió nóng và khô, gọi là gió phơn Tây nam hay còn gọi là gió Lào. Giả sử độ cao địa hình là 1000 m, nếu ở chân núi sườn tây có nhiệt độ là 250C thì lên đỉnh núi sẽ là 190C (giảm 60C) nhưng khi xuống chân núi ở sườn Đông lại là 290C. Vì khi sang đến sườn Đông gió đã trở nên rất khô, khả năng hấp thu nhiệt cao hơn không khí ẩm bên sườn tây nên nhiệt độ tăng lên 100C/1000m khi xuống núi. Như vậy, vào mùa hạ sườn Đông của dãy Trường Sơn rất nóng và khô (nắng đốt - xoã bóng mát), ngược lại sườn tây lại là mùa mưa (mưa quay - che mưa anh). Cũng để tìm hiểu về gió phơn tây nam, GV có thể sử dụng 2 câu thơ trong bài Tiếng Nghệ của nhà thơ Bùi Vợi: “Gió Lào thổi rạc bờ tre, Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn”. Chúng ta đều biết, ở miền Trung gió Lào khốc liệt như thế nào qua câu nói: “tháng Tám nắng rám quả bòng”, lại thêm từ thổi rạc, ngày xưa lấy hình tượng con người qua từ “rạc người” là biết gầy, đói, khổ như thế nào! Tre là biểu tượng trước phong ba bão táp, che chở cho làng quê yên ả ở Việt Nam, thế mà, “gió Lào thổi rạc bờ tre”, một thứ tiếng mà “chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn”. Khi dạy nội dung Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, GV sử dụng câu tục ngữ: “Tháng bảy kiến đàn Đại hàn hồng thủy” Vào tháng 7, mùa hè của nửa cầu Bắc (Việt Nam), nhiệt độ không khí ở trên lục địa cao trở thành khu áp thấp hút gió (khối khí ẩm) từ Thái Bình dương vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuất hiện của các khí áp thấp gây nên mưa bão ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Cũng là khối khí ẩm từ cao áp Thái Bình Dương gây nên kiểu thời tiết mưa lớn bằng thực tế trong dân gian có câu: “Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy” Nhưng nếu thấy: “Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”. Hay: “Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi”. Giông tố là hiện tượng đáng sợ của thiên tai. Phải dự đoán để đề phòng chủ động, tích cực, hạn chế thiệt hại về người và của cải. Mùa hè thường có giông tố nổi lên bất chợt. Khi chân trời bỗng đùn lên những cuộn mây, núi mây đen ngòm, có khi che kín cả một góc trời, đó là điềm trời báo sắp có giông. Giông có thể đến nhanh cũng có thể đến từ từ. Nếu mây đen kéo lên ở phía đông (thường thường là vùng biển) thì cơn giông kéo đến rất nhanh. Trước hiện tượng ấy, người ta phải khẩn trương coi chừng “vừa trông vừa chạy”. Nhưng nếu có mây ở phía nam thì thời tiết không có gì đột biến. Mây tụ rồi mây tan. Nếu có mưa thì mưa sẽ đến từ từ, không thể có giông tố xảy ra. Ai cũng có thể “vừa làm vừa chơi”, có thể yên tâm, không phải lo sợ, vội vàng. Từ kinh nghiệm thực tế có câu: “Đói thì ăn ráy, ăn khoai Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng” Lúa trổ vào tháng hai (âm lịch) thời kỳ hoạt động mạnh của các đợt, gió mùa Đông Bắc (bấc) gió to, khô nên lúa sẽ “ngậm đòng, đứng bông”. “Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau” Mùa hè ở Việt Nam thì chịu tác động của gió mùa mùa hạ: Đông Nam có mưa, Tây Nam khô nóng (trừ Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long có mưa). Khi gieo mạ có gió Đông Nam nhiệt, ẩm phong phú, cây mạ phát triển xanh tốt. Thời tiết lạnh (giá) lại phù hợp với các loại cây thực phẩm ôn đới, cận nhiệt được trồng nhiều ở vùng Bắc bộ: bắp cải, su hào, cà chua, súp lơ, cà rốt và cả các loại cây ăn quả: đào, lê, mận...đặc sản vùng miền Bắc. Để khắc sâu thêm kiến thức, phần này giáo viên có thể cho học sinh đọc bài thơ “ Gửi nắng cho em” của tác giả Bùi Văn Dung: Anh ở trong này chưa thấy mùa đông Nắng vẫn đỏ, mận hồng đào cuối vu Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam Muốn gửi ra em một chút nắng vàng Thương cái rét của thợ cày, thợ cấy Nên cứ muốn chia nắng đều cho ngoài ấy Có tình thương tha thiết của trong này. Đoạn thơ trên thể hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo: A. Mùa B. Độ cao C. Bắc - Nam D. Đông - Tây Nếu ta phân tích những lời hát đó dưới dưới góc độ môn Địa lí sẽ thấy tác giả phản ánh rất đúng, chính xác, thú vị và trữ tình về sự khác nhau của khí hậu hai miền Nam, Bắc. Miền Bắc có một mùa đông lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và nằm gần chí tuyến Bắc còn miền Nam nắng nóng quanh năm, không có mùa đông lạnh do nằm gần xích đạo và không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Đoạn thơ đã cho thể hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc - Nam và cả theo mùa. Do phân Bắc - Nam nên Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít ngày có nắng, trong khi miền Nam nóng, có nắng quanh năm => Nhân vật “Anh” ở miền Nam muốn gửi nắng ra Bắc vào mùa đông của miền Bắc. Học sinh lựa chọn đáp án C. Khi dạy đến nội dung địa hình của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. GV có thể sử dụng câu ca dao: “Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm” Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình bằng phẳng, cao trung bình chỉ từ 4 -5m, với những cánh đồng “thẳng cánh cò bay”. Đồng Tháp là vùng trũng ngập nước ở phần thượng châu thổ, nguồn tài nguyên thuỷ sản nước ngọt phong phú, giàu có. Mặc dù là nội dung đã giảm tải theo CV Số: 4040/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021 - 2022, Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2021, nhưng GV có thể hướng dẫn học sinh tự học nội dung hạn chế của khu vực đồi núi đến sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua phân tích câu ca dao: “Đường bộ thì sợ Hải Vân Đường thuỷ thì sợ sóng thần Hang Dơi” Đèo Hải Vân thuộc dãy núi Bạch Mã địa hình cao, phức tạp. Giao thông qua đèo Hải Vân trước khi có đường hầm gặp nhiều khó khăn. Câu ca dao nói lên những khó khăn của địa hình miền núi đến ngành giao thông vận tải nước ta. Ngày nay để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nước ta đã thiết kế xây dựng đường hầm Hải Vân. Khi dạy nội dung Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, Giáo viên có thể sử dụng phương án sau: Dựa vào hiểu biết của bản thân và quan sát bản đồ trả lời các câu hỏi: Đoạn thơ sau đây nói lên ảnh hưởng nào của Biển Đông tới nước ta: “ Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển Móng Cái - Cà Mau hình chiếc lưỡi cầu Câu những túi vàng đen mỏ dầu trong lòng đất” (Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển - Nguyễn Trọng Phú) Chứng minh Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản? Tại sao vùng ven biển Nam Trung Bộ rất thuận lợi cho hoạt động làm muối? (Do có nhiệt độ cao, sóng gió, nhiều nắng, ít mưa, lại chỉ có một vài con sông ra biển). Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các câu ca dao sau và cho biết câu ca dao đó nói về ảnh hưởng nào của Biển Đông tới thiên nhiên nước ta: “ Những người đi biển làm nghề Thấy dòng nước nóng thì về đừng đi Sóng lừng, bụng biển ầm ì Bão mưa ta tránh chớ hề ra khơi” HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng và đưa ra kết luận chung. Khi dạy phần ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu Việt Nam, các khối khí khi đi qua biển đã biến tính làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương điều hoà hơn, lượng mưa và độ ẩm lớn, giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Giáo viên có thể lồng ghép một số câu ca dao, tục ngữ như: “ Mùa nực gió đông thì đồng đầy nước” “ Mùa nực” tức là nói đến mùa nóng - mùa hè, có gió thổi theo hướng Đông, Đông Nam mang hơi nước từ biển thổi vào dễ gây ra mưa, nên có hiện tượng “ đồng đầy nước” Việt Nam nằm trong khu vực có gió Tín Phong hoạt động quanh năm. Tuy nhiên do nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á nên gió Tín Phong bị gió mùa lấn át, chỉ biểu hiện vào các thời kì chuyển mùa. Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất gió mùa được biểu hiện với một năm có hai mùa gió chính là gió mùa mùa đô
Tài liệu đính kèm: