Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy môn Địa lí

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy môn Địa lí

Cách 1: Gọi một lượt 4 học sinh lên bảng. Giáo viên đưa ra câu hỏi chung cho tất cả, học sinh nào trả lời được trước thì giáo viên cho phép. Các học sinh còn lại sẽ trả lời các câu hỏi phụ hoặc bổ sung cho bạn trả lời trước.

 Ví dụ: Kiểm tra sau khi học xong bài “vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp-Địa lí lớp 12”.

 Yêu cầu mà giáo viên đưa ra : “ Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta”?

 HS 1 : Đưa ra ( nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế xã hội )

 Yêu cầu tiếp của giáo viên đưa ra: “Trình bày điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành thủy sản nước ta”?

 HS 2 : Trình bày được: Thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành thủy sản nước ta

Yêu cầu tiếp của giáo viên đưa ra: “Trình bày điều kiện thuận lợi về kinh tế xã hội để phát triển nhành thủy sản nước ta”?

 HS 3 : Trình bày được: Thuận lợi về kinh tế- xã hội để phát triển ngành thủy sản nước ta.

HS 4 : GV yêu cầu nhận xét nội dung trả lời của ba học sinh trả lời trên Với cách này học sinh sẽ bớt đi tâm lí lo sợ, e ngại khi kiểm tra miệng và có được nhiều sự lựa chọn hơn.

 

doc 16 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phần lớn học sinh rất thụ động, học vẹt để đối phó thậm chí một số em lười học bài cũ. Trước thực tế đó, tôi đã “ Đổi mới cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy môn Địa lí ” để giúp các em chủ động hơn trong học tập, tích luỹ kiến thức, kỹ năng đồng thời tạo không khí sinh động trong các giờ học.
 	2. Cơ sở thực tiễn :
Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời, nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh. Kiểm tra thường xuyên giúp cho giáo viên điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà môn học đề ra đồng thời sẽ giúp cho học sinh hình thành được động cơ, thái độ học tập đúng đắn từ đó tích lũy được kiến thức, kỹ năng cần thiết. Việc đổi mới kiểm tra miệng ngay tại lớp không những giúp không khí học tập sinh động mà còn giúp học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ động, học đối phó từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập .
Đa số học sinh trường tôi ở thôn, xã vùng sâu vùng xa và nhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn này. Điều này dẫn đến ý thức tự giác học tập của nhiều em chưa cao, các em còn lười học, kỹ năng xác định yêu cầu câu hỏi còn yếu.
Trong các đề thi kiểm tra học kỳ (do Sở giáo dục hoặc trường ra) hoặc đề thi tốt nghiệp (do Bộ giáo dục ra) tập trung nhiều vào kiểm tra kiến thức lí thuyết và kỹ năng bài tập, hơn nữa lại bằng hình thức tự luận 100% nên nhiều học sinh đã lơ là và lười học bài trong việc học bài cũ và thực hành các kỹ năng mà chỉ trông mong vào sự may rủi trong việc làm bài.
 Việc kiểm tra bài cũ truyền thống thường là gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Việc này vừa tốn nhiều thời gian, lại gây tâm lý căng thẳng cho học sinh hơn nữa lại không thể kiểm tra được nhiều em cùng một lúc. Vì vậy không thể đánh giá được khả năng của học sinh
 Tất cả những yếu tố trên làm cho học sinh lười nhác, thụ động trong học tập, chất lượng dạy và học không cao.
 Những cơ sở trên đã giúp tôi áp dụng những đổi mới cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy môn Địa lí.
II. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu 
Học sinh khối lớp 12
2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 	Tôi luôn xác định cho mình là người thầy có vai trò hướng dẫn, động viên khuyến khích để học sinh phát huy tính tích cực chủ động, giúp các em lĩnh hội kiến thức và sử dụng ngôn ngữ một cách trôi chảy lưu loát, tự tin. Từ đó nâng cao hiệu quả giờ học và phát huy tính năng động sáng tạo. Tôi luôn tận tình, luôn tìm tòi sáng tạo trong các giờ dạy học, nhưng trước hết phải hiểu rõ trọng tâm của mỗi tiết dạy, truyền đạt đúng, đủ song phải luôn xác định rằng mục đích cuối cùng của việc dạy học Địa lí là giúp học sinh nắm vững các kiến thức và kĩ năng. Bởi thế, bằng các phương pháp mới đã được học, bằng sự sáng tạo của bản thân, giáo viên phải có nhiệm vụ hướng dẫn cho học sinh học tập có hiệu quả.
III.Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp quan sát điều tra 
 	Khi kiểm tra miệng học sinh, luôn quan sát chú ý xem các em trả lời như thế nào, cái nào được, cái nào chưa được để tìm ra biện pháp và phương pháp thích hợp giúp các em có khả năng học bài cũ tốt hơn. Đối với lớp 12A3 thì hầu hết các em ngoan ngoãn, chăm học, nhiều em nhận thức nhanh, ý thức học tập tốt. Ngoài ra các em còn được sự quan tâm chu đáo của gia đình, được tạo điều kiện thuận lợi để có thể học tốt. Điều đó thuận lợi cho tôi khi tiến hành đề tài của mình. Tuy nhiên, học sinh lớp 12A4 còn nhiều em lười học nên hiệu quả chưa cao .
 Số liệu thống kê điểm kiểm tra miệng HKII năm học 2013 – 2014 như sau:
Lớp
Tổng số HS
8 - 10 điểm
6 – 7 điểm
4 – 5 điểm
1 – 3 điểm
0 điểm
12A3
33
24
6
0
3
0
12A4
34
5
19
1
9
0
 Số liệu thống kê điểm trung bình môn học HKII năm học 2013 – 2014 
Lớp
Tổng số HS
8.0 trở lên
6.5 – 7.9
5.0 – 6.4
3.5 – 4.9
0 – 3.4
12A3
33
14
14
5
0
0
12A4
34
0
8
19
7
0
2. Phương pháp phân tích tổng hợp
 	Ngay từ đầu năm học, tôi lên kế hoạch kiểm tra miệng mỗi tuần, cam kết chất lượng và tiến hành khảo sát đầu năm, để từ đó nắm bắt được tình hình học tập của học sinh, tăng cường đổi mới cách kiểm tra miệng, thông thường là hỏi những câu đơn giản, ngắn gọn, trọng tâm kết hợp với đồ dùng học tập để các em đỡ cách học máy móc.
 	Qua những lúc kiểm tra miệng trên lớp, tôi tìm hiểu đối tượng học sinh và tổng hợp kết quả khảo sát tôi thấy kết quả trên là chưa hài lòng. Từ đó tôi cần phải tăng cường chú ý rèn luyện học sinh kĩ năng xác định yêu cầu câu hỏi,các đơn vị kiến thức cần trả lời.. để có kết quả tốt hơn .
IV. Phạm vi nghiên cứu
 	Như trên đã nói việc kiểm tra để lấy điểm miệng không chỉ thực hiện vào đầu của mỗi tiết học mà tùy theo theo từng kỹ năng, kiến thức có thể thực hiện vào đầu, giữa hay cuối của tiết học. Hiệu quả của việc áp dụng phương pháp này đối với các em là tương đối rõ rệt. Tuy nhiên kiểm tra miệng cần được áp dụng phổ biến nhất. Muốn thực hiện được việc kiểm tra miệng đạt kết quả thì cần có những nội dung sau: 
 PHẦN NỘI DUNG
I. Việc chuẩn bị cho kiểm tra miệng :
 Công việc chuẩn bị trước hết là phải xác định thật chính xác cần kiểm tra 
những gì: Giáo viên cần xác định được mức độ tối thiểu kiến thức thu nhận được và kỹ năng mà học sinh đã thu nhận được trong quá trình học tập. Câu hỏi đặt ra cho học sinh phải chính xác, rõ để học sinh không hiểu thành hai nghĩa khác nhau dẫn đến việc trả lời lạc đề.
 Giáo viên phải thiết kế lại các yêu cầu, bài tập trong sách giáo khoa hay ra các bài tập tương tự để tránh việc các em sử dụng các sách “Hướng dẫn học tốt” nhằm đối phó với giáo viên.
Cột điểm miệng trong sổ điểm cá nhân được chia thành hai cột M1 & M2. Cột M1 sẽ ghi điểm cho học sinh trực tiếp lên bảng để trả lời hoặc làm bài tập. Cột M2 được ghi điểm cho học sinh ngồi dưới lớp để trả lời hoặc làm bài tập. 
 	Điểm miệng chính thức của học sinh là điểm trung bình cộng của M1 & M2 lớp 12A3 ( HK II 2013 - 2014)
STT
Họ và Tên HS
M
M1
M2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Hà Văn Cường
Bùi Thùy Giang
Ma Seo Lử
Đặng Thị Mai
Đặng Thị Nội
Giang Lê Sơn
Lục Thị Tâm
Chử Thị Phương Thảo
Ngọc Đức Thạo
Lâm Thảo Yến
7
8
 6
 4
8
7
7
 5
8
8
7
5
8
8
9
8
9
II. Những yêu cầu sư phạm về cách tổ chức kiểm tra miệng
Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể bộc lộ một cách tự nhiên đầy đủ nhất những hiểu biết của các em.
Dựa vào những câu trả lời miệng và hoạt động thực hành của học sinh mà phát hiện được tình trạng thật về kiến thức và kỹ năng của các em.
Thái độ và cách đối xử của giáo viên với học sinh có ý nghĩa to lớn trong khi kiểm tra miệng. Giáo viên cần biết lắng nghe câu trả lời, biết theo dõi hoạt động của học sinh và trên cơ sở đó rút ra kết luận về tình trạng kiến thức của học sinh. Sự hiểu biết của giáo viên về cá tính của học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm sư phạm trong nhiều trường hợp là yếu tố cơ bản giúp thấy rõ thực chất trình độ kiến thức và kỹ năng của học sinh được kiểm tra.
Trong quá trình học sinh đang trả lời câu hỏi có nhiều thiếu sót hoặc sai, nếu không có lí do gì cần thiết giáo viên cũng không nên ngắt lời của học sinh. Cùng là một sai sót nhưng giáo viên phải biết sai sót nào nên phải sửa ngay và sai sót nào thì nên để học sinh trả lời xong.
Nên phối hợp các cách kiểm tra và cùng một lúc có thể kiểm tra được nhiều học sinh trong lúc gọi một số học sinh lên bảng thì giáo viên ra cho các học sinh ở dưới lớp câu hỏi khác sau đó sẽ thu vở nháp của một số em để chấm.
Khi tổ chức kiểm tra thì giáo viên phải giải quyết các khó khăn lớn sau đây: Khi một hay vài học sinh được chỉ định lên bảng thì các học sinh khác trong lớp cần phải làm gì và làm như thế nào. Giáo viên gọi nhiều em cùng một lúc, đưa ra yêu cầu khác nhau phù hợp với trình độ của mỗi học sinh, sau đó đặt các câu hỏi cho cả lớp sau khi các học sinh này hoàn thành xong nhiệm vụ của mình như sau: “Bạn trả lời như vậy có đúng không? ”, “Các em có đồng ý với câu trả lời đó của bạn không?”, “Có điểm nào sai hoặc thiếu không?”, Ngoài những câu cơ bản, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi phụ trong quá trình kiểm tra miệng. Nhờ những câu hỏi bổ sung đó mà giáo viên có thể hình dung được chất lượng kiến thức của học sinh.
III. Các cách kiểm tra miệng 
 	Như ta đã biết, kiểm tra miệng là việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong các tiết dạy. Vì hoạt động này phải đa dạng để tránh sự nhàm chán đơn điệu, tạo không khí sinh động trong lớp học và giúp học sinh học tập có hiệu quả hơn. Tùy theo mỗi tiết học và tùy theo từng yêu cầu về kiểm tra kiến thức, kỹ năng mà giáo viên có thể áp dụng các cách kiểm tra miệng như sau:
Đối với việc kiểm tra sau khi kết thúc bài học.
Cách 1: Gọi một lượt 4 học sinh lên bảng. Giáo viên đưa ra câu hỏi chung cho tất cả, học sinh nào trả lời được trước thì giáo viên cho phép. Các học sinh còn lại sẽ trả lời các câu hỏi phụ hoặc bổ sung cho bạn trả lời trước.
 	Ví dụ: Kiểm tra sau khi học xong bài “vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp-Địa lí lớp 12”.
 	Yêu cầu mà giáo viên đưa ra : “ Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta”?
 	HS 1 : Đưa ra ( nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế xã hội )
	Yêu cầu tiếp của giáo viên đưa ra: “Trình bày điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành thủy sản nước ta”?
 	HS 2 : Trình bày được: Thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành thủy sản nước ta
Yêu cầu tiếp của giáo viên đưa ra: “Trình bày điều kiện thuận lợi về kinh tế xã hội để phát triển nhành thủy sản nước ta”?
 HS 3 : Trình bày được: Thuận lợi về kinh tế- xã hội để phát triển ngành thủy sản nước ta.
HS 4 : GV yêu cầu nhận xét nội dung trả lời của ba học sinh trả lời trên 	Với cách này học sinh sẽ bớt đi tâm lí lo sợ, e ngại khi kiểm tra miệng và có được nhiều sự lựa chọn hơn. 
 	Cách 2 : Gọi 8 học sinh lên ngồi các dãy bàn đầu, mỗi học sinh mang theo một tờ giấy có đánh số thứ tự từ 1 đến 10, những học sinh trong lớp còn lại sẽ dùng vở nháp để ghi nội dung trả lời do giáo viên yêu cầu.
 	Giáo viên đọc các câu lần lượt từ 1 đến 10 và yêu cầu học sinh xác định điều kiện thuận lợi, khó khăn của tự nhiên và kinh tế xã hội đối với việc phát triển ngành thủy sản nước ta. Sau đó thu bài của 8 em này và một vài bài của các em ngồi bên dưới để chấm điểm. Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm.
 Ví dụ : Xác định thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản nước ta theo các câu sau:
 1. Vùng biển rộng, nguồn lợi hải sản phong phú
2. Hình thành mạng lưới cơ sở công nghiệp chế biến
3. Có 4 ngư trường lớn (DC)
4. Hệ thống cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu
5. Một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.
6. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt.
7. Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn
8. Ven bờ có nhiều đảo và vũng vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi cá cho cá đẻ.
9. Nhân dân có kinh nghiệp truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
10. Nhiều sông suối kênh rạch, ao hồ, các ô trũng 
2. Đối với tiết học lí thuyết bài mới:
 Kiểm tra phần tự luận: Kiểm tra nội dung liên quan đến bài mới( bổ trợ cho bài mới hoặc là một phần nội dung của bài mới mà học sinh đã được học) hoặc kiểm tra kiến thức trọng tâm của bài trước. Khi đó nên giao cho học sinh dưới lớp cùng thực hiện nội dung trên vì sang phần bài mới tất cả học sinh đều phải sử dụng nội dung trên.
 Kiểm tra lý thuyết giáo viên nên chuẩn bị bảng phụ cho học sinh lên bảng điền bảng phụ tùy theo từng bài mà giáo viên thiết kế sao cho bảng phụ ngắn gọn, dễ hiểu sau đó giáo viên đưa ra đáp án đối chiếu hoặc gọi học sinh nhận xét sau khi tất cả học sinh hoàn thiện phần kiểm tra .
	*Ví dụ: Kiểm tra bài cũ tiết: “Cơ cấu ngành công nghiệp - Địa lí lớp12” 
	Kiểm tra tự luận : gọi học sinh lên bảng tính cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành ở nước ta năm 2007:
	( Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
2007
Công nghiệp khai thác
141635,8
Công nghiệp chế biến
1254536,2
Công nghiệp sản xuất,phân phối, khí đốt, nước
73100,3
	Dưới lớp HS làm bài ra giấy nháp	
 Mục đích của việc kiểm tra bài tập trên là để dẫn dắt đến khái niệm cơ cấu ngành công ngiệp và phân loại ngành công nghiệp nước ta. Đây chính là mục 1 trong bài cơ cấu ngành công nghiệp.
 Kiểm tra lý thuyết phục vụ bài mới :
 Ví dụ:Bài 27: “Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm- Địa lí 12” nội dung bài 27 tìm hiểu một số ngành công nghiệp trọng điểm có liên quan đến khái niệm công nghiệp trọng điểm và các ngành công nghiệp trọng điểm.
 Kiểm tra học sinh bài cũ(bài 26): “ Tại sao nước ta phát triển ngành công nghiệp trọng điểm? Kể tên một số ngành công ngiệp trọng điểm ở nước ta?
 Học sinh trả lời được ba điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta:
 - Có thế mạnh phát triển lâu dài
- Mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao
- Có tác độngmạnh đến các ngành kinh tế khác
Bao gồm các ngành: Công nghiệp năng lượng, chế biến lương thực,thực phẩm, cơ khí điện tử,hóa chất
 Đây chính là nội dung phục vụ trong bài mới, bài 27: “Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm- Địa lí 12” 
 3. Đối với tiết thực hành bài tập
 GV kiểm tra miệng trong quá trình học bài mới, sau khi gọi học sinh xác định yêu cầu bài tập, Gv phân tích giúp học sinh xác định biểu đồ, sau đó gọi học sinh lên bảng thực hành vẽ biểu đồ, học sinh khác nhận xét và đồng thời học sinh dưới lớp làm bài tập cuối giờ thu một số bài chấm.
 Ví dụ: Bài 29: “Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp - Đia lí 12’’
Sau khi GV gọi 1 HS xác định yêu cầu bài thực hành và định hướng cách làm GV gọi : 
- HS 1 lên bảng vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp...
- HS 2 nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của nước ta...
 4. Đối với tiết ôn tập :	
Tuú theo ph©n phèi ch­¬ng tr×nh ®Ó gi¸o viªn ®Þnh h­íng cho tiÕt ôn tËp ®¹t hiÖu qu¶ cao.
Cách1: VÒ kiÓm tra miÖng, gi¸o viªn cã thÓ kiÓm tra nh÷ng kiÕn thøc
 c¬ b¶n cña tiết kÕt hîp víi m¸y chiÕu ®­a ra néi dung cÇn «n tËp hoÆc gi¸o viªn h­íng dÉn häc sinh «n tËp c¸c c©u hái lý thuyÕt.
cách 2: Đây là tiết học ôn tập lại kiến thức đã học, thay vào phần hệ thống kiến thức cơ bản, tôi sẽ kiểm tra miệng các em thông qua hệ thống câu hỏi. Việc
 kiểm tra này được thực hiện vào xuyên suốt trong tiết học .
 	Cách thực hiện : Gọi học sinh để trả lời một câu hỏi mà các em đã được học ( 5 điểm ), câu thứ hai em chọn một bạn ( đang ngồi dưới lớp ) hỏi em một câu trong bài rồi trả lời ( 2 điểm ), câu thứ ba do chính em học sinh này hỏi một bạn khác ( đang ngồi dưới lớp ) ( 3 điểm ). Số điểm mà em học sinh này đạt được sẽ ghi vào cột M1, số điểm mà hai HS khác do đặt câu hỏi đúng hoặc trả lời đúng sẽ được ghi vào cột M2. Sau một thời gian quen dần cần nâng cao yêu cầu câu hỏi của học sinh đặt ra cho bạn mình. 
 	Ví dụ 1: Kiểm tra miệng tiết ôn tập bài “ Cơ cấu ngành công nghiệp- Địa lí 12”
	Các câu hỏi được dùng để kiểm tra(đã học bài cơ cấu ngành công nghiệp- địa lí 12)
HS 1: Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?
HS 2: Tại sao có sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp đó ?
 HS 3: Vận dụng giải thích tại sao vùng đồng bằng sông Hồng và phụ cận có mưc độ tập trung công nghiệp cao nhất nước ta?
 	Ví dụ 2: Kiểm tra miệng sau khi các em học xong phần tổ chức lãnh thổ công nghiệp( Bài 28 - Địa lí 12) GV đặt câu hỏi:
HS 1: Trình bày quy mô, cơ cấu của trung tâm công nghiệp Hà Nội ?
HS 2 (ngồi dưới lớp) đặt câu hỏi: Vì sao Hà Nội là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn ?
HS 3: Tại sao các khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng ?
 	Rõ ràng cách kiểm tra trên đã theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá: phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để kích thích tư duy, tính năng động về mọi hoạt động trên lớp, giảm “ người thầy làm trung tâm” mà tăng cường “ lấy học sinh làm trung tâm”. Tuy nhiên, giáo viên phải linh hoạt gợi ý cho học sinh đặt câu hỏi cho phù hợp với nội dung cần kiểm tra, để không bị lạc đề và đỡ tốn thời gian vào bài mới.
 	Cách kiểm tra để tự do học sinh đặt câu hỏi này không áp dụng cho kiểm tra miệng tiết lí thuyết mà còn có thể áp dụng với cả tiết thực hành. Để phát huy hơn nữa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh giáo viên có thể ra bài tập về nhà cho các em như sau: Dựa vào phần bài học mỗi em sẽ ra cho cô 5 câu tương tự ( 2 câu trắc nghiệm khách quan, 3 câu tự luận ) vừa có vận dụng cả lý thuyết vừa có bài tập. Đến tiết học tiếp theo giáo viên sẽ thu toàn bộ các bài của cả lớp và chọn ngẫu nhiên bài của một số em sau đó giáo viên gọi học sinh cầm những câu hỏi đó để làm bài kiểm tra miệng của mình.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
 	Để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng đề tài này, tôi đã so sánh và thống kê kết quả như sau:
Các lớp không áp dụng đề tài:
Điểm kiểm tra miệng của các em không cao, có nhiều em bị điểm không (vì các em lười học bài cũ).
Điểm trung bình học kỳ môn của các em thấp hơn.
Số liệu thống kê điểm kiểm tra miệng học kỳ II năm học 2013- 2014
Lớp
Tổng số học sinh
8 - 10 điểm
6 - 7 điểm
4 – 5 điểm
1 – 3 điểm
0 điểm
12A5
 35
 7
 6
 12
 5
 5
 Số liệu thống kê điểm trung bình môn học kỳ II năm học 2013 – 2014:
Lớp
Tổng số học sinh
8.0 điểm trở lên
6.5 – 7.9
5.0 – 6.4
3.5 – 4.9
0 – 3.4
12A5
 35
 2
 5
 12
 9
 7
Các lớp có áp dụng đề tài:
Sau một năm áp dụng phương pháp mới này, hầu hết các học sinh của tôi có điểm kiểm tra miệng cao hơn năm trước, số em bị điểm kém rất thấp, không có em bị điểm 0.
Điểm trung bình môn học kỳ cũng được tăng lên rõ rệt.
Số liệu thống kê điểm kiểm tra miệng HKII năm học 2013 – 2014 như sau:
Lớp
Tổng số HS
8 - 10 điểm
6 – 7 điểm
4 – 5 điểm
1 – 3 điểm
0 điểm
12A3
33
24
6
0
3
0
12A4
34
5
19
1
9
0
Số liệu thống kê điểm trung bình môn học HKII năm học 2013 – 2014 
Lớp
Tổng số HS
8.0 trở lên
6.5 – 7.9
5.0 – 6.4
3.5 – 4.9
0 – 3.4
12A3
33
14
14
5
0
0
12A4
34
0
8
19
7
0
* BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Tuy nhiên, để áp dụng những cải tiến này một cách hiệu quả, đòi hỏi sự chuẩn bị rất chu đáo của giáo viên. Giáo viên phải thiết kế lại các kiến thức, các câu hỏi trong sách giáo khoa và ra thêm các dạng bài tập sát với các đề kiểm tra, đề thi. Ngoài ra, giáo viên phải đánh giá thật công bằng, khách quan, thái độ cư xử phải tế nhị, khuyến khích động viên các em kịp thời. Trong khi kiểm tra bài của học sinh, giáo viên phải có cách để thu hút được các học sinh khác cùng tham gia để giải quyết vấn đề, tránh tình trạng giáo viên hỏi đáp với một người. Giáo viên đặt hệ thống câu hỏi để cho cả lớp cùng suy nghĩ và huy động kiến thức, như thế thì có khả năng kiểm tra trình độ hiểu biết của các học sinh trên lớp.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận:
 	Vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục phải gắn liền với đổi mới kiểm tra đánh giá, trong đó đổi mới kiểm tra miệng là một khâu vô cùng quan trọng và mang tính cấp bách mà giáo viên phải thực hiện thường xuyên để nâng cao chất lượng giáo dục và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Rõ ràng qua một năm áp dụng đề tài này, tôi nhận thấy không khí lớp học đã sinh động hẳn, thái độ học tập của các em mang tính tự giác cao, các em không còn tư tưởng học chỉ để đối phó. Hơn nữa, kết quả học tập của học sinh cũng được cải thiện đáng kể. Chính điều đó cũng là động lực giúp giáo viên nhiệt tình, phấn chấn hơn trong các giờ dạy. Thông qua các hình thức kiểm tra miệng thường xuyên như thế này, giáo viên sẽ phát hiện được khả năng của học sinh cũng như biết được em nào còn yếu kém để kịp thời giúp đỡ các em bổ sung kiến thức và kỹ năng. Ngoài ra còn giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học của mình cho phù hợp với trình độ hiểu biết, nhận thức của học sinh.
2. Những kiến nghị:
Qua thực tế giảng dạy và thực hiện đề tài này, tôi xin được kiến nghị một số việc như sau:
-Tăng cường thao giảng cụm để trao đổi kinh nghiệm.
-Thư viện nhà trường nên bổ sung thêm nhiều sách tham khảo cho học sinh và cho giáo viên.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ bé của tôi trong việc đổi mới kiểm

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_cach_kiem_tra_mieng_trong_cac.doc
  • docBC SKKN-14.doc