SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học online trong ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học online trong ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý

a. Mục tiêu

Bước đầu học sinh biết được một số đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và biết được ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội.

b. Nội dung

1. Đọc nội dung sách giáo khoa, xem video dạy học trên truyền hình bài 9, các video khác để trả lời câu hỏi: nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa? khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến các thành phần tự nhiên nào của nước ta? khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống?

2. Nêu những điều em biết, những điều em thắc mắc, muốn biết thêm về thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa sau khi đọc sách giáo khoa và xem những học liệu giáo viên gửi.

c. Sản phẩm

1. Kết quả được học sinh vẽ vào vở dạng tóm tắt kiến thức theo sơ đồ tư duy.

2. Những điều học sinh đã biết, những điều học sinh còn thắc mắc về thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

 

docx 53 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 95Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học online trong ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kịp thời nhắc nhở, phê bình những học sinh chưa tốt. 
+ Sau mỗi hoạt động nên cho học sinh nghỉ giải lao bằng cách trò chơi tương tác online (vừa để củng cố bài học) trên các phần mềm như: Kahoot, Quizizz, Sli.do, Mentimeter, hoặc bằng các câu hỏi tương tác trên phần meeting chat/bảng trắng.
* Hoạt động củng cố
Đối với lớp học truyền thống, hoạt động củng cố thường là các câu hỏi đánh giá, kiểm tra; bài tập là các phiếu, các câu hỏi trắc nghiệm tuy nhiên trong dạy học onlien, hoạt động củng cố nên tổ chức theo hai phần hỏi đáp, kiểm tra đánh giá và mở rộng.
Thời gian dự kiến: 5 - 10 phút.
- Hỏi đáp: Đối với lớp học online đôi khi một số học sinh chưa thật sự tập trung, mạng Internet của học sinh không ổn định, học sinh có thể bị thoát ra khỏi lớp khiến học sinh có thể chưa hiểu hoặc mất đi một phần kiến thức của bài học. Vì vậy, nên có phần hỏi đáp để học sinh vừa khái quát lại những nội dung chính của bài học vừa kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của học sinh như thế nào.
- Kiểm tra đánh giá: Nên thực hiện với sự hỗ trợ của các phần mềm như: Microsoft Forms/Google Forms, Kahoot, Quizizz, A zota, LMS,
 - Mở rộng: Giúp học sinh không bao giờ dừng lại với những gì đã học. Giáo viên cần khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học bằng cách tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.
Giáo viên cần lưu ý việc nhắc nhở học sinh ghi chép bài và trao đổi với giáo viên những thắc mắc, không hiểu bài trong suốt quá trình học online; nhắc nhở học sinh làm bài tập đồng thời phải chụp minh chứng là vở ghi nộp cho giáo viên thông qua các kênh quản lí lớp học như: ClassNotebook trong Microsoft Teams, Facebook nhóm, Google Classroom, zalo,
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRỰC TUYẾN
BÀI 9: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA 
Môn: Địa lí lớp 12
Thời lượng thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Trong bài này học sinh được học về: 
- Nguyên nhân, biểu hiện của tính chất nhiệt đới. 
- Nguyên nhân, biểu hiện tính chất ẩm và tính chất gió mùa của khí hậu Việt Nam. 
- Sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực.
2. Năng lực
- Trình bày được biểu hiện, nguyên nhân của tính chất nhiệt đới, tính chất ẩm của khí hậu
- Trình bày được hoạt động của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông ở nước ta
- Nêu được hệ quả của hoạt động gió mùa với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.
- Đọc biểu đồ khí hậu.
- Phân tích được bản đồ gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông châu Á
3. Phẩm chất
- Học sinh có thái độ tích cực chủ động trong học tập, khám phá tự nhiên đất nước.
- Biết tuyên truyền cho mọi người về biện pháp ứng phó thiên tai rét đậm, rét hại
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK Địa lí 12
- Phiếu hướng dẫn học về tính nhiệt đới và tính ẩm của khí hậu
- Phiếu học tập về hoạt động của gió mùa
- Atlat Địa lí Việt Nam
- Bộ câu hỏi trò chơi Quizi
- HS sử dụng tài khoản LMS được nhà trường cung cấp, họp nhóm theo link do GV cung cấp.
- Học sinh học trong phòng Zoom trên nên tảng LMS, có sử dụng thêm các ứng dụng Padlet, zalo
- https://quizizz.com/admin/quiz/614fae0ea50a48001d209580
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
GIAI ĐOẠN 1: TRƯỚC KHI KẾT NỐI TRỰC TUYẾN
(thực hiện ở nhà trước giờ học)
a. Mục tiêu
Bước đầu học sinh biết được một số đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và biết được ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội. 
b. Nội dung
1. Đọc nội dung sách giáo khoa, xem video dạy học trên truyền hình bài 9, các video khác để trả lời câu hỏi: nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa? khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến các thành phần tự nhiên nào của nước ta? khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống?
2. Nêu những điều em biết, những điều em thắc mắc, muốn biết thêm về thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa sau khi đọc sách giáo khoa và xem những học liệu giáo viên gửi.
c. Sản phẩm
1. Kết quả được học sinh vẽ vào vở dạng tóm tắt kiến thức theo sơ đồ tư duy.
2. Những điều học sinh đã biết, những điều học sinh còn thắc mắc về thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ
Giáo viên gửi đường link Azato vào nhóm zalo lớp để tất cả học sinh tải file nhiệm vụ như mục nội dung.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn)
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà, làm vào vở sau đó nạp bài lên Azota trước thời điểm bắt đầu tiết học 1 ngày.
- Giáo viên theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ của học sinh thông qua Azota, kịp thời phát hiện học sinh gặp khó khăn và hỗ trợ, hướng dẫn học sinh giải quyết qua zalo chung của lớp.
Bước 3: Học sinh báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ
Học sinh nạp bài lên Azota theo đường link.
Bước 4: Giáo viên kết luận, nhận định 
Giáo viên xem xét sản phẩm của học sinh, phát hiện chọn ra những bài có sản phẩm khác nhau và những vấn đề cần đưa ra thảo luận trước lớp.
GIAI ĐOẠN 2: KẾT NỐI TRỰC TUYẾN THỜI GIAN THỰC
(nền tảng LMS, kết nối zoom)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)
a) Mục đích: Giúp HS gợi nhớ lại những đặc điểm chung thiên nhiên nước ta đã được học, kết nối kiến thức; định hướng các nội dung sẽ được tìm hiểu trong tiết học.
b) Nội dung: HS nhớ lại kiến thức đã học, đọc SGK, kết hợp với quan sát sơ đồ trên màn hình để trả lời các câu hỏi:
- Những đặc điểm chung nào của thiên nhiên nước ta đã được học? Còn đặc điểm nào chưa được học?
- Thiên nhiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện thông qua những thành phần tự nhiên nào?
c) Sản phẩm: học sinh nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: giáo viên chiếu sơ đồ khuyết về đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam và sơ đồ khuyết bài 9, 10 yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ như trong phần nội dung
- Thực hiện nhiệm vụ: học sinh thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
- Báo cáo, thảo luận: giáo viên gọi một số học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: giáo viên đánh giá kết quả của học sinh, trên cơ sở đó dẫn dắt học sinh vào bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu tính chất nhiệt đới, tính chất ẩm của khí hậu (học sinh thực hiện ở nhà, trước giờ học) (10 phút)
a) Mục tiêu: Học sinh trình bày được biểu hiện và nguyên nhân của tính chất nhiệt đới và tính chất ẩm của khí hậu.
b) Nội dung: 
- Đọc nội dung mục 1a và 1b trong SGK, Atlat Địa lý Việt Nam (trang 9), video dự báo thời tiết trên LMS, hoàn thành phiếu hướng dẫn học và ghi vào vở, trả lời câu hỏi: 
- Nêu biểu hiện và nguyên nhân của tính chất nhiệt đới ở nước ta.
- Nêu biểu hiện và nguyên nhân của tính chất ẩm ở nước ta.
c) Sản phẩm
a. Tính chất nhiệt đới
* Biểu hiện:
- Tổng bức xạ lớn
- Cân bằng bức xạ luôn dương.
- Nhiệt độ cao quanh năm: trên 200C (trừ vùng núi cao)
- Tổng số giờ nắng: 1400 - 3000h/năm
* Nguyên nhân: Vị trí nước ta nằm ở vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc --> góc nhập xạ lớn, có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh trong năm.
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn
* Biểu hiện: 
+ Lượng mưa trung bình năm lớn từ 1500 - 2000mm
+ Độ ẩm cao >80%
+ Cân bằng ẩm luôn dương
* Nguyên nhân: 
- Do nước ta giáp biển Đông.
- Tác động của các khối khí di chuyển qua biển.
d) Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ qua zalo trước buổi học 3 ngày và yêu cầu học sinh nộp lại trước thời điểm bắt đầu tiết học 1 ngày (Padlet)
- Bước 2: học sinh thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): học sinh tự thực hiện nhiệm vụ ở nhà, ghi kết quả vào vở. 
- Bước 3: học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: học sinh nộp bài trên tường padlet. Giáo viên tương tác, theo dõi và hỗ trợ từ xa kịp thời cho học sinh. Học sinh có thể nhận xét, đánh giá kết quả của các bạn khác trong lớp lẫn nhau. Sau đó, Học sinh tham gia trò chơi Quizi (Phụ lục 1) để khắc sâu kiến thức (Phụ lục 1)
https://quizizz.com/admin/quiz/614fae0ea50a48001d209580
- Bước 4: giáo viên kết luận, nhận định: giáo viên xem xét sản phẩm của học sinh, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những vấn đề cần đưa ra thảo luận trước lớp. Đầu buổi học trực tuyến, giáo viên nhận xét các nhiệm vụ của học sinh, giáo viên cho lớp thảo luận, nhận xét phần thảo luận và chốt lại một số vấn đề như mục sản phẩm.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về gió mùa (20 phút)
a) Mục tiêu: Học sinh trình bày được hoạt động của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông và nêu được hệ quả của hoạt động gió mùa với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.
b) Nội dung
Đọc nội dung mục 1.c SGK, quan sát các hình 9.2, 9.3, Atlat Địa lý Việt Nam trang 9 để tìm hiểu về hoạt động của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ 
- Giai đoạn 1: Cả lớp cùng nghiên cứu về gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.
- Giai đoạn 2: Hoạt động theo nhóm riêng trên Zoom: gió mùa mùa đông (nhóm chẵn); gió mùa mùa hạ (nhóm lẻ)
c) Sản phẩm: Kết quả thảo luận của học sinh thể hiện trên slide Powerpoint/ hoặc Word:
 c. Hoạt động của gió mùa

Gió mùa mùa đông
Gió mùa mùa hạ
Nửa đầu mùa hạ
Nửa sau mùa hạ
Nguồn gốc
Áp cao Xi-bia 
Áp cao Bắc Ấn Độ Dương (Vịnh Bengan)
Áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu
Hướng gió
Đông Bắc
- Tây Nam
- Riêng ĐB Bắc Bộ có hướng Đông Nam
Thời gian
Tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Nửa đầu mùa hạ
Nửa sau mùa hạ
Phạm vi hoạt động
Từ dãy Bạch Mã trở ra
Cả nước
Tính chất
- Nửa đầu mùa: lạnh khô
- Nửa cuối mùa: lạnh ẩm
Nóng ẩm
Ảnh hưởng
- Tạo ra mùa đông lạnh cho miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)
- Mưa lớn ở ĐB Nam Bộ, Tây Nguyên
- Khô nóng (gió Lào) ở Bắc Trung Bộ, Nam Tây Bắc.
Mưa trên cả nước
* Sự phân mùa: 
- Miền Bắc chia 2 mùa: đông lạnh ít mưa-mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
- Miền Nam: 2 mùa mưa khô.
- Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: giáo viên sử dụng kĩ thuật 5W1H: 
+ Yêu cầu học sinh liệt kê các câu hỏi tiếng Anh bắt đầu W và 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_online_trong.docx