SKKN Hướng dẫn khai thác số liệu thống kê ở chương trình Địa lí 12

SKKN Hướng dẫn khai thác số liệu thống kê ở chương trình Địa lí 12

Số liệu trong các biểu đồ, bản đồ, ở SGK Địa lí 12 rất phong phú về số lượng và các loại biểu đồ. Biểu đồ là một kênh hình, được chuyển tải từ số liệu nên tên biểu đồ thường đi kèm với số liệu.

Các số liệu được thể hiện trong biểu đồ, lược đồ được sử dụng chức năng minh hoạ và làm nguồn tri thức nhưng có ý nghĩa nhất vẫn là chức năng nguồn tri thức.

Trong quá trình hướng dẫn học sinh khai thác, HS cần làm quen dần với các số liệu từ đơn giản đến phức tạp, để cuối cùng tự biết cách khai thác chúng để tìm ra những tri thức mới.

Với chức năng minh hoạ, giáo viên có thể sử dụng các số liệu và hình thức biểu hiện của chúng bằng cách vừa giảng vừa minh hoạ để học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức bài học.

Để khai thác được tri thức, học sinh buộc phải qua một quá trình làm việc tích cực với các thao tác tư duy như: Phân tích, so sánh, tổng hợp thì mới tìm ra được ý nghĩa bên trong của chúng như mối liên hệ giữa các hiện tượng cần tìm hiểu.

Những dạng biểu đồ sau thường hay xuất hiện nhất trong đề thi THPT Quốc gia

- Biểu đồ tròn.

- Biểu đồ miền.

- Biểu đồ đường (thể hiện tốc độ tăng trưởng).

- Biểu đồ cột (đơn, gộp, chồng).

- Biểu đồ kết hợp (cột – đường).

 

doc 75 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 71Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn khai thác số liệu thống kê ở chương trình Địa lí 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3,3%, trong khu vực nhà nước 8,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên 8,4%.
Þ Sau khi học sinh nhận xét xong, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra các nguyên nhân làm cho cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế có sự thay đổi giai đoạn 2005 - 2018.
Ví dụ 5: “doanh thu du lịch phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2005 - 2019
	(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm
Khu vực Nhà nước
Khu vực Ngoài Nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
2005
2097,3
1598,8
1065,1
2007
2972,2
3323,3
1416,5
2009
3638,8
4970,7
1668,9
2012
6346,6
10333,0
2173,3
2019
4803,1
22452,5
3188,5
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Phân tích xu hướng thay đổi doanh thu du lịch phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2005 - 2019.
Þ Để phân tích xu hướng thay đổi đó, giáo viên cho học sinh tính toán, xử lý số liệu (chuyển từ số liệu tỷ đồng Þ sang %) nên lập thành bảng mới như sau:
	Đơn vị %
Năm
Khu vực Nhà nước
Khu vực Ngoài Nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
2005
44.0
33.6
22.4
2007
38.5
43.1
18.4
2009
35.4
48.4
16.2
2012
33.7
54.8
11.5
2019
15.8
73.7
10.5

Sau khi học sinh chuyển đổi số liệu xong, giáo viên cần hướng dẫn phân tích xu hướng thay đổi doanh thu du lịch phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2005 - 2019 qua phần số liệu tuyệt đối (tỷ đồng) và số liệu tương đối (%).
Về phần phân tích số liệu cũng tương tự nhận xét số liệu doanh thu du lịch trong khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng lên, trong đó thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng nhiều nhất từ 1598,8 tỷ đồng (2005) lên 22452,5 tỷ đồng (2019) tăng 20853.7 tỷ đồng. Về cơ cấu đang có sự thay đổi sau: Khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm, khu vực ngoài nhà nước tăng.
Ví dụ 6. Cho bảng số liệu
“Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2000 – 2018”
Năm
2000
2004
2006
2010
2018
Diện tích (nghìn ha)
7666,3
7445,3
7324,8
7489,4
7571,8
Sản lượng (nghìn tấn)
32493,0
36148,2
35818,3
39993,4
43992,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Tính năng suất lúa giai đoạn 2000 – 2018
Tính tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng, năng suất lúa nước ta giai đoạn 2000 – 2018
GV hướng dẫn HS cách tính và sau đó đưa ra bảng kết quả
GV Nhắc lại công thức
Năng suất = sản lượng/ diện tích
Đơn vị: kg/ha hay tạ/ha hoặc tấn/ha
Tính tốc độ tăng trưởng:
Coi năm đầu tiên (năm gốc) = 100%
Các năm tiếp theo =( Lần lượt lấy giá trị (số liệu tuyệt đối) của các năm sau/ giá trị (số liệu tuyệt đối) của năm đầu tiên (năm gốc))*100
Năm
2000
2004
2006
2010
2018
Năng suất (tạ/ha)
42,4
48,6
48,9
53,4
58,1

Năm
2000
2004
2006
2010
2018
Diện tích (%)
100
97.1
95.5
97.7
98.8
Sản lượng (%)
100
111.2
110.2
123.1
135.4
Năng suất (%)
100
114.6
115.3
125.9
137.0

5- Các loại biểu đồ:
a) Hướng dẫn HS lựa chọn biểu đồ phù hợp
Số liệu trong các biểu đồ, bản đồ, ở SGK Địa lí 12 rất phong phú về số lượng và các loại biểu đồ. Biểu đồ là một kênh hình, được chuyển tải từ số liệu nên tên biểu đồ thường đi kèm với số liệu.
Các số liệu được thể hiện trong biểu đồ, lược đồ được sử dụng chức năng minh hoạ và làm nguồn tri thức nhưng có ý nghĩa nhất vẫn là chức năng nguồn tri thức.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh khai thác, HS cần làm quen dần với các số liệu từ đơn giản đến phức tạp, để cuối cùng tự biết cách khai thác chúng để tìm ra những tri thức mới.
Với chức năng minh hoạ, giáo viên có thể sử dụng các số liệu và hình thức biểu hiện của chúng bằng cách vừa giảng vừa minh hoạ để học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức bài học.
Để khai thác được tri thức, học sinh buộc phải qua một quá trình làm việc tích cực với các thao tác tư duy như: Phân tích, so sánh, tổng hợp thì mới tìm ra được ý nghĩa bên trong của chúng như mối liên hệ giữa các hiện tượng cần tìm hiểu.
Những dạng biểu đồ sau thường hay xuất hiện nhất trong đề thi THPT Quốc gia
- Biểu đồ tròn.
- Biểu đồ miền.
- Biểu đồ đường (thể hiện tốc độ tăng trưởng).
- Biểu đồ cột (đơn, gộp, chồng).
- Biểu đồ kết hợp (cột – đường).
* Cách nhận dạng các loại biểu đồ.
LOẠI 
BIỂU ĐỒ
 PHÂN LOẠI
NHẬN BIẾT
Biểu đồ tròn
(100 %)
Biểu đồ 1 hình tròn
Chỉ có 1 năm hoặc 1 địa điểm.
 * Lời dẫn: 
- Cơ cấu; 
- Tỉ trọng;
- Tỉ lệ...
- Quy mô và cơ cấu (Biểu đồ bk khác nhau).
- Cơ cấu; thay đổi cơ cấu; chuyển dịch cơ cấu.
Biểu đồ 2, 3 hình tròn có bán kính bằng nhau.
- Bảng số liệu tương đối (%)
- Từ 2, 3 năm hoặc địa điểm.
Biểu đồ 2, 3 hình tròn có bán kính khác nhau.
- Bảng số liệu tuyệt đối hoặc chưa qua xử lí.
- Từ 2, 3 năm hoặc địa điểm.
Biểu đồ miền
(100%)
- Thay đổi cơ cấu.
- Chuyển dịch cơ cấu....
- Bảng số liệu theo chuỗi thời gian từ 4 năm trở lên.
Biểu đồ đường 
+ Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.
* Lời dẫn:
- Gia tăng.
- Biến động.
- Phát triển.
- Bảng số liệu 4 năm trở lên.
+ Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tương đối.
( Coi năm đầu tiên 100%)
* Lời dẫn:
- Tốc độ gia tăng.
- Tốc độ tăng trưởng.
- Tốc độ phát triển.
- Bảng số liệu 4 năm trở lên.
Biểu đồ cột
Cột đơn
Thể hiện một đối tượng trong nhiều năm hoặc nhiều đối tượng trong 1 năm.
* Lời dẫn:
- Tình hình phát triển.
- Giá trị.
- Số lượng.
- Sản lượng.
- Số dân...
- Qui mô; so sánh...
- Đơn vị có dấu: “ /”
(tạ/ha; kg/ người; người/ km2...)

Cột kép
 - Bảng số liệu có thường có ít năm; đôi khi đối tượng phân theo lãnh thổ (vùng), địa phương) hoặc sản phẩm
- Bảng số liệu thường có 2 đến 3 đối tượng cùng đơn vị, đôi khi có đơn vị khác nhau.
Cột chồng
Thể hiện 2,3 đối tượng trong nhiều năm; 
- Bảng số liệu có dạng tổng số
- Bảng số liệu có thường có nhiều năm
Biểu đồ kết hợp

Cột kép – đường.
Cột đơn – đường
Cột chồng – đường
* Lời dẫn:
- Thể hiện tương quan độ lớn và động thái phát triển.
- Giá trị”, “tình hình”; “sản lượng”, “diện tích”, 
- Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên; 
- Bảng số liệu thường có 2 đối tượng với đơn vị khác nhau (1 cột – 1 đường); Một số trường hợp có thể có 2 đối tượng có cùng đơn vị và 1 đối tượng có đơn vị khác (2 cột – 1 đường); - - Các đối tượng thường có mối quan hệ với nhau (có dạng tổng – cột chồng – đường)

* Chọn dạng biểu đồ tròn khi:
- Trong lời dẫn có từ “quy mô và cơ cấu”, đôi khi là “tỉ trọng”
- Bảng số liệu có thời gian từ 1 đến 3 năm; cấu trúc bảng số liệu dạng tổng số.
- Nếu biểu đồ tròn bán kính khác nhau: chọn “quy mô và cơ cấu”,
- Nếu biểu đồ tròn bán kính bằng nhau: chọn “cơ cấu”, “tỉ trọng”
* Chọn dạng biểu đồ miền khi:
- Trong lời dẫn có từ “cơ cấu”, “chuyển dịch cơ cấu”, “thay đổi cơ cấu”
- Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên; cấu trúc bảng số liệu dạng tổng số.
* Chọn dạng biểu đồ đường khi:
- Trong lời dẫn có từ “tốc độ tăng trưởng”, “phát triển”, “tăng trưởng”
- Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên;
- Bảng số liệu thường có nhiều đối tượng với đơn vị có thể khác nhau.
- Lưu ý: biểu đồ đường nhưng đơn vị phải %.
* Chọn dạng biểu đồ kết hợp khi:
- Trong lời dẫn có từ “tình hình phát triển”, “tình hình sản xuất”; “số lượng”, “sản lượng”, “diện tích”, A và B....
- Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên;
- Bảng số liệu thường có 2 đối tượng với đơn vị khác nhau (1 cột – 1 đường); Một số trường hợp có thể có 2 đối tượng có cùng đơn vị và 1 đối tượng có đơn vị khác (2 cột – 1đường); Các đối tượng thường có mối quan hệ với nhau.
- Yêu cầu: Dựa vào đơn vị và kí hiệu biểu đồ để gọi tên:
+ Sản lượng: (Tấn – nghìn tấn, triệu tấn; tỉ KWh – điện.)
+ Giá trị: (USD - Tỉ USD, nghìn USD; VNĐ - nghìn đồng.
+ Diện tích: (ha – nghìn ha, triệu ha.)
+ Dân số: (người – nghìn người, triệu người.)
* Chọn dạng biểu đồ cột (gộp, chồng) khi:
+ Chọn dạng biểu đồ cột đơn khi: Từ khóa chỉ số lượng cụ thể, được đo bằng đơn vị thực: giá trị, qui mô, diện tích, sản lượng, năng suất, dân số, mật độ dân số, bình quân lương thực, bình quân GDP, thu nhập bình quân....
+ Chọn dạng biểu đồ cột gộp(kép) khi:
- Trong lời dẫn có từ “so sánh”, “ tình hình” “số lượng”, “sản lượng”, “diện tích”, 
- Bảng số liệu có thường có ít năm; đôi khi đối tượng phân theo lãnh thổ (vùng), địa phương) hoặc sản phẩm
- Bảng số liệu thường có 2 đến 3 đối tượng cùng đơn vị, đôi khi có đơn vị khác nhau.
+ Chọn dạng biểu đồ cột chồng khi:
- Bảng số liệu có dạng tổng: (Thể hiện 2 hoặc nhiều thành phần trong 1 tổng qui mô)
Tổng dân số ( thành thị+ nông thôn; dân số nam + nữ);
Diện tích cây công nghiệp (cây hàng năm + lâu năm);
Diện tích lúa (đông xuân + hè thu + mùa)
Sản lượng thủy sản (nuôi trồng + khai thác)v.v
- Bảng số liệu có thường có nhiều năm.
- Các đối tượng có cùng một đơn vị.
Ví dụ 1.
Cho bảng số liệu: “diện tích các loại cây hàng năm của nước ta năm 2010 và năm 2018”
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm
Tổng số
Cây lương thực 
có hạt
Cây công nghiệp 
hàng năm
Cây hàng 
năm khác
2010
11 214,3
8 615,9
797,6
1 800,8
2018
11 541,5
8 611,3
581,7
2 348,5
(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích các loại cây hàng năm của nước ta năm 2010 và năm 2018, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền.	B. Kết hợp.	C. Đường.	D. Tròn.
Ví dụ 2
Cho bảng số liệu: “quy mô và cơ cấu GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế”
Năm
Tổng số
(tỉ đồng)
Cơ cấu (%)
Nông - lâm - thủy sản
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
2000
441 646
24,5
36,7
38,8
2016
3 937 856
17,7
33,2
39,1
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, Nhà xuất bản Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu GDP nước ta phân khu vực kinh tế năm 2000 và 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Tròn.	B. Miền.	C. Kết hợp.	D. Cột.
Ví dụ 3
Cho bảng số liệu: “Giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 – 2017”
(Đơn vị : tỉ USD)
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
2000
14,5
15,6
2005
32,5
36,8
2010
72,2
84,8
2017
214,0
211,1
(Nguồn: Niên giám thông kê, Tổng cục thống kê 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu nước ta trong giai đoạn 2000 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Tròn.	B. Cột.	C. Miền.	D. Đường.
Ví dụ 4
Cho bảng số liệu: “lao động từ 15 tuổi trở l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_khai_thac_so_lieu_thong_ke_o_chuong_trinh_dia.doc