SKKN Những giải pháp thực hiện có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học Cơ sở Nguyễn Trường Tộ

SKKN Những giải pháp thực hiện có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học Cơ sở Nguyễn Trường Tộ

Những giải pháp thực hiện:

 - Tăng cường quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối giáo dục đạo đức của Đảng, Nhà nước.

 Hiểu rõ quan điểm của Đảng, nhà nước, ngành về giáo dục về đạo đức cho học sinh để đào tạo con người mới Xã hội chủ nghĩa. Việc đã làm là tuyên truyền, quán triệt các loại văn kiện của đảng, nhà nước, nghành giáo dục về giáo dục đạo đức cho học sinh.

 - Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

 Mục đích làm cho các thành viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong công tác này. Để giúp cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả, nhà trường đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền chi tiết, phân công giao nhiệm tới chi bộ Đảng, cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, phụ huynh, chính quyền địa phương và học sinh để thực hiện. Công tác giáo dục đạo đức ngay từ đầu năm học đã được Ban Giám Hiệu lên kế hoạch cụ thể có tính khả thi. Tính đồng bộ là phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường như: Ban Giám Hiệu, Công Đoàn, Đoàn thanh niên, Ban Đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chuyên môn. Các biện pháp đưa ra đã được sự đồng thuận cao nhờ vậy đã có hiệu quả thiết thực.

 Một nhà giáo dục đã từng nói “Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Nắm đối tượng cặn kẽ thì ta mới có những tác động thích hợp. Hơn ai hết chúng ta phải nắm vững sinh lý, nhu cầu nguyện vọng ước mong, khả năng trình độ của học sinh, hoàn cảnh sống, quan hệ bạn bè. Tìm hiểu kỹ càng như vậy chúng ta mới thấy mặt mạnh, mặt yếu của học sinh.

 - Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức.

 Nhà trường chủ động dành nhân lực, tài lực, vật lực cho từng hoạt động để đạt hiệu quả cao. Nâng cao hiệu quả tổ chức và chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức. Hiệu trưởng chỉ đạo các phó hiệu trưởng ngoài việc quản lý chất lượng văn hóa còn quản lý chất lượng giáo dục đạo đức thông qua bộ môn đặc biệt là môn giáo dục công dân và các môn học khác. Hoạt động chào cờ đầu tuần, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, phát động thi đua của Đoàn, Đội, đưa ra các tiêu chí của lớp, Đội được tiến hành đều đặn thường xuyên. Thông qua chào cờ đầu tuần Ban giám hiệu nhận xét tuyên dương khen thưởng hoặc phê bình các tập thể cá nhân đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt trong tuần. Rút kinh nghiệm những mặt đã làm được, những tồn tại, đề ra biện pháp giải quyết và phổ biến kế hoạch, nhiệm vụ của tuần tiếp theo.

 

doc 18 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1321Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Những giải pháp thực hiện có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học Cơ sở Nguyễn Trường Tộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a thực hiện đề tài tại trường THCS Nguyễn Trường Tộ, cụ thể như sau:
	Bảng so sánh hạnh kiểm qua các năm (Từ năm học 2012-2013 đến năm học 2016 – 2017)
Năm học
TSHS
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu, Kém
TS
Tỉ lệ %
TS
Tỉ lệ %
TS
Tỉ lệ %
TS
Tỉ lệ %
2012-2013
1216
917
77.2
242
20.4
29
2.4
0
0.00
2013-2014
1063
926
79,70
214
18,40
22
1,81
01
0.09
2014-2015
1051
892
84.87
146
13.89
13
1.24
0
0.00
	Từ số liêu trên cho thấy: số học sinh bị xếp loại hạnh kiểm trung bình hàng năm vẫn còn nhiều. 
	* Nguyên nhân và các yếu tố tác động:
	Có thể nói hiện nay trong trường học giáo dục đạo đức chưa được coi trọng. Do lượng kiến thức quá nhiều nên người giáo viên chỉ chú ý việc dạy chữ, lo hoàn thành những chỉ tiêu chất lượng trên giao. Chương trình học quá tải, học nhiều nghỉ ngơi ít nên học sinh cảm thấy mệt mỏi, chán trường, chán lớp. Tinh thần căng thẳng, không được vui chơi giải trí, áp lực học tập quá lớn, nên dẫn đến xung đột trong các mối quan hệ.
	Ngoài thời gian  học ở trường, thời gian còn lại các em lao vào trò chơi vô bổ, bạo lực, số còn lại  thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh, lạnh lùng vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình. Một bộ phận học sinh xưng hô với người lớn trống không, thiếu lễ phép, thái độ ngỗ ngược, nói tục, phát ngôn thiếu văn hóa. Thật đáng buồn là một bộ phận học sinh gặp thầy cô trong sân trường cũng không chào hoặc chào miễn cưỡng với thầy cô dạy môn mình mà thôi. Tệ hại hơn có học sinh còn vô lễ với thầy cô, xúc phạm danh dự người khác. Một bộ phận học sinh khi nhìn nhận sự việc là lãng tránh, thờ ơ, chưa nhận ra sự sai trái của mình. Tinh thần thái độ học tập chưa tốt, một số học sinh thiếu chuyên cần trong học tập. Một số học sinh có biểu hiện gian lận trong thi cử, thiếu trung thực với bạn bè. Thật đáng buồn khi ý thức cộng đồng của một số em rất kém, chưa có ý thức bảo vệ của công và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng nên bàn ghế, tường còn bị viết bậy, bôi bẩn, ghi chép câu từ thiếu văn hóa. Một bộ phận ăn mặc lố lăng, đầu tóc không phù hợp với tuổi học trò.
	Sự phát triển của công nghệ thông tin nhất là nền văn hóa ngoại lai đã ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của các em. Có thể nói ở lứa tuổi này các em bắt chước làm người lớn nhưng chưa có kinh nghiệm sống, kỹ năng sống, suy nghĩ và hành động chưa đúng đắn, chưa phân biệt được tốt xấu đúng sai rõ ràng, chưa tự chủ nên dễ bị lôi kéo.
	Có gia đình xung đột bạo hành, cha mẹ ly hôn, buông lỏng việc quản lý con cái, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường“ trăm sự nhờ thầy” Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục đạo đức nhân cách cho các em. Có gia đình quá nuông chiều con cái, nhiều gia đình sử dụng quyền uy một cách cực đoan, sử dụng vũ lực trong việc dạy dỗ con cái. Một số hoàn cảnh quá éo le, cha mẹ bươn chải trong cuộc sống mưu sinh dẫn đến bỏ quên con cái.
	Trên thực tế sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội thiếu chặt chẽ, thiếu thường xuyên. Cha mẹ gặp gỡ thầy cô chỉ vào những dịp họp phụ huynh còn giáo viên gặp gỡ phụ huynh cũng ít dần và hình như thiếu sự thân thiện. Sự liên hệ phụ huynh và giáo viên chủ yếu trao đổi qua điện thoại. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc giáo dục đạo đức học sinh.
	Một số giáo viên có những định kiến, thiếu thiện cảm khi hành xử với học sinh cá biệt. Có lúc, có nơi thầy cô thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục. Uy tín người thầy bị sa sút, các giá trị truyền thống “Tôn sư trọng đạo” bị nhìn nhận một cách méo mó, vật chất hóa. Tình trạng lạm dụng việc dạy thêm, học thêm đã tác động không tốt đến uy tín của người thầy trong suy nghĩ học sinh và con mắt của không ít phụ huynh. Một số giáo viên chủ nhiệm còn non về nghiệp vụ và chuyên môn. Do bộn bề công việc lo toan cho cuộc sống nên sự quan tâm đến trò còn hạn chế, khoảng cách thầy trò ngày càng cách xa. Thầy cô chưa hiểu được tâm tư tình cảm của học sinh vì vậy uốn nắn học sinh chưa kịp thời, các em gặp vướng mắc trong cuộc sống chưa được chia sẻ.
	Chúng ta thấy sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa đồng bộ. Những hạn chế, tác động của mặt trái cơ chế thị trường của thời kỳ “mở cửa, hội nhập”, những “tư tưởng văn hoá xấu, ngoại laicó cơ hội xâm nhập. Đây đó, còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng “sống nhanh, sống gấp”, thậm chí những hành động phạm pháp của người lớn đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ nạn xã hội có nơi, có lúc, đã xâm nhập vào trong học đường mặc dầu là con số ít nhưng cũng chứng tỏ nó đã làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách, gây nỗi đau, đáng lo ngại cho các bậc làm cha, làm mẹ. Nó đã tác động xấu tới các gíá trị đạo đức truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến công tác giáo dục đạo đức học sinh, đến an ninh trật tự xã hội.
	Bài giảng của một số giáo viên chưa hấp dẫn để nhiều học sinh nói chuyện riêng trong giờ học. Một số học sinh vi phạm những điều cấm như nói tục, chửi thề, hỗn láo với thầy cô, ý thức giữ gìn vệ sinh chưa tốt. 
3. Nội dung và các hình thức của giải pháp:
a/ Mục tiêu của giải pháp. 
Tập trung xây dựng được môi trường học tập có nề nếp, kỷ cương, chất lượng giáo dục đạt kết quả cao, chú trọng nâng cao chất lượng đạo đức học sinh.. 
	b/Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
b.1 Nhận thức về giáo dục đạo đức đối với học sinh:
	Bác Hồ từng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Makarenko đã đúc kết: “Không sợ học sinh hỏng mà chỉ sợ phương pháp giáo dục hỏng”. Dạy trẻ mà không hiểu biết trẻ đầy đủ thì nhà giáo không thể thành công trong nghề nghiệp. Việc tìm hiểu các đặc điểm và tính chất của trẻ trỏ thành một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người giáo viên.
	Học sinh luôn là đối tượng không đồng nhất, muôn màu, muôn vẻ. Các em khác nhau về sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, riêng tư về thể chất. Với việc học tập các em cũng khác nhau: em thì chăm học, em thì lười học. Một nhà tâm lý học đã nhận định: Ở trên đời này ta không thể tìm thấy hai con người giống nhau hoàn toàn về mặt tâm lý. Vì vậy các biện pháp giáo dục cũng phải linh hoạt như chính bản thân con người. Giáo dục theo phương pháp rập khuôn thì dễ dàng nhưng chúng ta sẽ không thành công vì như vậy là trái với nguyên tắc của lao động sư phạm.
	Học sinh ở độ tuổi này rất hiếu động. Tính hiếu động thường đi kèm tính vô tâm, thích tự do, thoải mái. Học sinh có thể ném giấy trước mặt cô, đánh lộn trong lớp, đi từ bàn nọ đến bàn kia, càn quấy giáo viên. Nếu giáo viên không có nghệ thuật thuyết phục học sinh cùng với bản lĩnh điều khiển lớp thì không thể dạy nổi. Nhiều khi ta không hiểu rõ đặc điểm và tính hiếu động của trẻ, đùng đùng nổi giận sẽ gây ra căng thẳng trong quan hệ thầy trò. Nếu chúng ta khéo léo sẽ thuyết phục và hướng sức lực dư thừa của chúng vào việc có ích.
	Thực tiễn cho thấy trẻ dễ dàng hấp thụ các ảnh hưởng của môi trường xã hội. Nếu trẻ thay đổi theo môi trường chúng ta không nên ngạc nhiên, không nên thành kiến, căm ghét trẻ mà nên có tình thương và lòng kiên nhẫn giáo dục, thuyết phục.
	Để làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chúng ta cần có phương pháp, kỹ năng và tấm lòng vì học sinh thân yêu.
	 Mục tiêu của giáo dục là giúp học sinh phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách tốt ở các em. Đối với học sinh ở độ tuổi này tâm lý có nhiều thay đổi, không ổn định, tập làm người lớn, hay bắt chước kể cả điều không tốt, nhu cầu cá nhân nhiều khi lệch lạc. chúng ta phải tìm hiểu và nắm vững đối tượng này.
	Về bản chất con người dù là trẻ em hư đến đâu bao giờ cũng có những mặt tốt, mặt nhân tính, những ước mơ, nguyện vọng thầm kín, chính đáng đầy nhân bản và hồn nhiên. Các em thích được khen ngợi và yêu thương. Nếu nhà trường và gia đình nắm được những nguyên nhân sâu xa, có sự đồng cảm và hiểu được các em, có sự thống nhất về phương pháp giáo dục thì chắc chắn cảm hóa được các em.
Mục tiêu giáó dục đạo đức là chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.
	Chức năng giáo dục đạo đức là làm cho học sinh thấm nhuần thế giới quan Mác Lê nin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng, sống có kỷ cương, có nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên.
	Đặc điểm của học sinh Trung học cơ sở là giai đoạn các em đang phát triển mạnh về thể chất và tinh thần, là giai đoạn các em dể bị kích động, lôi kéo. Các em thường xuyên tìm tòi cái mới nếu không có sự kiểm soát định hướng thì dể mắc sai lầm. Làm cho giáo viên thấy được tầm quan trọng về công tác giáo dục đạo đức là để các em phát triển toàn diện và hoàn thiện về nhân cách.
	Phụ huynh nhận thức được vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh để học sinh trở thành con ngoan trò giỏi, tạo nên những đức tính và phẩm chất tốt đẹp. Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức. Đây là yếu tố thuận lợi trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
	Học sinh cũng được giáo dục để các em biết rằng phẩm chất tốt đẹp của học sinh là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, cần cù trong lao động, đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt cần giáo dục cho các em ý thức cộng đồng, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật.
	Nhà trường không phải là một ốc đảo tách khỏi xã hội, tách xa thực tiễn. Thực tiễn cuộc sống đang có các nhân tố của kinh tế thị trường tác động đến nhà trường. Xã hội ô nhiễm, luồng văn hóa ngoại lai, bạo lực len lỏi vào mọi tầng lớp nhân dân rất dễ gây ấn tượng và ảnh hưởng sâu đậm đối với trẻ.
	Đẩy mạnh sự phối hợp giữa gia đình- nhà trường-xã hội và các tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục đạo đức, pháp luật và kỹ năng sống cho học sinh là việc làm vô cùng quan trọng.
b.2. Những giải pháp thực hiện:
	- Tăng cường quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối giáo dục đạo đức của Đảng, Nhà nước. 
	Hiểu rõ quan điểm của Đảng, nhà nước, ngành về giáo dục về đạo đức cho học sinh để đào tạo con người mới Xã hội chủ nghĩa. Việc đã làm là tuyên truyền, quán triệt các loại văn kiện của đảng, nhà nước, nghành giáo dục về giáo dục đạo đức cho học sinh.
	 - Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. 
	Mục đích làm cho các thành viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong công tác này. Để giúp cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả, nhà trường đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền chi tiết, phân công giao nhiệm tới chi bộ Đảng, cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, phụ huynh, chính quyền địa phương và học sinh để thực hiện. Công tác giáo dục đạo đức ngay từ đầu năm học đã được Ban Giám Hiệu lên kế hoạch cụ thể có tính khả thi. Tính đồng bộ là phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường như: Ban Giám Hiệu, Công Đoàn, Đoàn thanh niên, Ban Đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chuyên môn. Các biện pháp đưa ra đã được sự đồng thuận cao nhờ vậy đã có hiệu quả thiết thực.
	Một nhà giáo dục đã từng nói “Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Nắm đối tượng cặn kẽ thì ta mới có những tác động thích hợp. Hơn ai hết chúng ta phải nắm vững sinh lý, nhu cầu nguyện vọng ước mong, khả năng trình độ của học sinh, hoàn cảnh sống, quan hệ bạn bè. Tìm hiểu kỹ càng như vậy chúng ta mới thấy mặt mạnh, mặt yếu của học sinh.
	- Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức.
	 Nhà trường chủ động dành nhân lực, tài lực, vật lực cho từng hoạt động để đạt hiệu quả cao. Nâng cao hiệu quả tổ chức và chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức. Hiệu trưởng chỉ đạo các phó hiệu trưởng ngoài việc quản lý chất lượng văn hóa còn quản lý chất lượng giáo dục đạo đức thông qua bộ môn đặc biệt là môn giáo dục công dân và các môn học khác. Hoạt động chào cờ đầu tuần, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, phát động thi đua của Đoàn, Đội, đưa ra các tiêu chí của lớp, Đội được tiến hành đều đặn thường xuyên. Thông qua chào cờ đầu tuần Ban giám hiệu nhận xét tuyên dương khen thưởng hoặc phê bình các tập thể cá nhân đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt trong tuần. Rút kinh nghiệm những mặt đã làm được, những tồn tại, đề ra biện pháp giải quyết và phổ biến kế hoạch, nhiệm vụ của tuần tiếp theo.
- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục hoạt động giáo dục đạo đức  cho học sinh là việc làm vô cùng cần thiết.
	 Mục đích là giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, yêu quê hương, tôn sư trọng đạo, có phẩm chất, có năng lực, tư duy sáng tạo, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Qua đây các em điều chỉnh được hành vi của mình. Tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là điều quan trọng. Nhà trường luôn khuyến khích các em tham gia hoạt động cộng đồng nhất là những hoạt động của phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường đã tăng cường các hoạt động giáo dục truyền thống, hướng về cội nguồn, tổ chức các hoạt động vui chơi văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao để giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhiều hoạt động nhất là các trò chơi dân gian nhà trường đã thiết kế đều có sự tham gia của cả thầy và trò nhằm tạo nên sự thân thiện, giảm bớt khoảng cách giữa thầy và trò giúp thầy cô có nhiều cơ hội hiểu học sinh hơn.
- Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự rèn luyện của học sinh là vấn đề vô cùng quan trọng. 
	Đây là việc biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục để các em tự thể hiện, tự đánh giá và điều chỉnh trong rèn luyện đạo đức. Trong việc này yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải chọn ra được cán sự lớp có uy tín, có sức thuyết phục, có năng lực tổ chức, điều khiển được hoạt động tập thể. Nhà trường thường xuyên theo dõi, hướng dẫn chỉ đạo cán bộ lớp, giúp đỡ khi các em khó khăn, kiểm tra nhắc nhở các em kịp thời. Giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch, tiêu chí thi đua, giao cho các tổ theo dõi kiểm tra nhắc nhở để sinh hoạt cuối tuần biểu dương, phê bình trước lớp, trước trường. Giáo viên chủ nhiệm bám lớp trong các hoạt động chào cờ, lao động, ngoại khóa, không buông lỏng để các em phát huy tính tự do vô kỷ luật. Nhà trường thường xuyên hướng dẫn các em phương pháp tự học, phân bố thời gian học tập có khoa học.
	- Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường là việc làm vô cùng quan trọng. 
	Nhà trường đã xây dựng một môi trường học tập, an toàn, thân thiện. Luôn đưa những tấm gương sáng của thầy cô, bạn bè để các em học tập, noi theo và rèn luyện. Thầy giáo dạy người chủ yếu bằng bản thân con người của mình. Thấm nhuần điều đó nhà trường luôn học tập các chuẩn mực của giáo viên trong trường. Cán bộ giáo viên nhà trường luôn đề cao nhân cách toàn diện của mình bằng cách: nắm vững kiến thức, có phẩm chất đạo đức và có phương pháp giảng dạy tốt. Mục đích là xây dựng một môi trường tốt trong khuôn viên trường học để giáo dục đạo đức học sinh, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Môi trường và cảnh quan nhà trường ngày càng xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn, thân thiện hơn. Xây dựng và củng cố khối đoàn kết, nhất trí trong tập thể sư phạm, bồi dưỡng lý tưởng nghề nghiệp, lòng nhân ái, tình thương yêu con người, thương yêu học sinh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ học sinh.
	- Khơi dậy tình cảm trong học sinh: 
	Dùng biện pháp tác động tư tưởng tình cảm cũng như khơi dậy ý thức rèn luyện đạo đức trong học sinh như nói chuyện, sinh hoạttheo quan điểm giáo dục kỷ luật tích cực, việc mắc lỗi của của học sinh được coi như lỗi tự nhiên của quá trình học tập và phát triển. nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo là làm thế nào để học sinh nhận thức được bản thân, tự kiểm soát hành vi thái độ của mình. Khi học sinh mắc lỗi, thì thầy cô là người bạn, người anh, người chị chỉ ra cho các em nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh. Trừng phạt làm mất tính tự tin của bản thân học sinh, suy giảm ý thức kỷ luật và khiến cho học sinh không thích, thậm chí căm ghét thầy cô giáo, trường học. Trước đây học trò lười làm, học trò hỗn thầy cô xúc phạm, học sinh đã tỏ thái độ lầm lỳ, hậm hực. Sau này thầy cô đã thay đổi thái độ, phương pháp như đã tìm cách gặp riêng học sinh và trao đổi với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. Tìm ra những điểm tốt để khuyến khích động viên, tạo ra niềm tin và sự tự trọng cho các em là một yếu tố giúp cho việc giáo dục các em tốt hơn.
Để khơi dậy tình cảm trong học sinh theo hình thức “ Mưa dầm thấm lâu” nhà trưởng đã chỉ đạo cho Liên đội tổ chức cho học sinh kể chuyện dưới cờ mỗi tuần một câu chuyện. Qua những câu chuyện hay giúp học sinh từng bước điều chỉnh về ý thức đạo đức của mình, có niềm tin và chấp hành tốt nội quy của nhà trường. 
	- Chủ động tìm hiểu gia cảnh học sinh chưa ngoan là công việc vô cùng quan trọng.
	 Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là “tam giác” giáo dục đối với mỗi đứa trẻ. Về phía nhà trường, việc giáo dục đạo đức cho học sinh được thực hiện thông qua các môn học chính khóa và thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đề cao vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh để hiểu và có cách giúp đỡ các em, nhất là các học sinh chưa ngoan. Đây cũng là một trong những biện pháp có tác dụng rất lớn làm giảm thiểu học sinh bỏ học.
	- Phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương và Công An Phường đóng chân trên địa bàn.
Có thể nói công tác giáo dục của nhà trường muốn thực hiện tốt, một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là tham mưu kịp thời với chính quyền địa phương cũng như các cấp có liên quan trong việc quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học sinh. Chính vì thế khi phát hiện hiện tượng học sinh đi chơi game quá khuya hoặc các điểm chứa chấp học sinh tụ tập chơi các trò chơi không lành mạnh như đánh bài, uống rượu, hút thuốc lá Ban giám hiệu sẽ báo cáo về chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình nhằm tìm ra những giải pháp giúp đỡ nhà trường trong việc giáo dục học sinh. 
	 Hàng năm nhà trường và Công An Phường đều có xây dựng quy chế phối hợp nhằm phối hợp tuyên truyền tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.
	Bên cạnh thức hiện những biện pháp trên nhà trường đã phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức đoàn thể. Nhà trường đã tích cực phối hợp với Công Đoàn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ban đại diện Cha mẹ học sinh, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”. Luôn phát hiện kịp thời sai phạm của học sinh để nhắc nhở và có biện pháp giúp các em sữa chữa.
	- Tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua khen thưởng và các hoạt động giáo dục học sinh. 
	Tôn vinh khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, công tác và rèn luyện để giáo dục niềm tự hào, hoài bão ước mơ, ý chí vươn lên cho các thế hệ học sinh. Nhà trường đã quan tâm sâu sát, thân thiện, thương yêu học sinh như con cháu của mình.
	Trong việc giáo dục học sinh thì vấn đề giáo dục học sinh cá biệt là vô cùng khó khăn. Nhiệm vụ của nhà trường là “Dạy” và “Dỗ” để giáo dục các em nên người. Giáo dục học sinh cá biệt là một công việc cần đến bản lĩnh, lòng vị tha của thầy cô, những người giàu tình thương, hết lòng vì học sinh thân yêu. Giáo dục đối tượng học sinh này là cả một vấn đề nan giải trong thực tế ở các trường học hiện nay. Hiện nay một số phụ huynh cũng “bó tay” phó mặc cho nhà trường. Việc giáo dục học sinh chậm tiến đòi hỏi ở người thầy phải có lòng yêu thương con người sâu sắc. Nhưng bằng tất cả sự nỗ lực của Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chúng tôi đã làm được điều đó. Giáo dục học sinh cá biệt phải biết áp dụng nhiều giải pháp khác nhau. Nhờ sâu sát nên những học sinh cá biệt chúng tôi đã bắt trúng bệnh để có giải pháp phù hợp. Đây là những học sinh thích chơi hơn học, kết quả học tập yếu kém, thích phá phách, làm loạn. Với học sinh các biệt phải cứng hay mềm đúng lúc, ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nhung_giai_phap_thuc_hien_co_hieu_qua_trong_viec_giao_d.doc