Tham luận Dạy học Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh Năm học 2017-2018

Tham luận Dạy học Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh Năm học 2017-2018

=> Thông qua bài tập này giúp học sinh:
+ Khả năng vận dụng phép đếm đến 20 trong cuộc sống hằng ngày.
+ Thấy được ý nghĩa của phép đếm trong cuộc sống gia đình và cộng đồng
=> Tăng thêm sự gắn bó giữa gia đình và cộng đồng.
+ Phát triển năng lực tính toán, năng lực tư duy toán học, thói quen quan sát và ghi chép các số hiệu thu được từ quan sát.

pptx 26 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 21/03/2024 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tham luận Dạy học Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THAM LUẬN   Dạy học Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh  Năm học 2017-2018  
UBND QUẬN TÂN BÌNH 
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHI LĂNG 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
I- GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ :  	Theo các xu thế mới trong giáo dục Toán, chương trình dạy học Toán tiên tiến đòi hỏi người học không chỉ có kiến thức và kỹ năng mà còn có thái độ và hứng thú với việc học Toán .  	Hội nhập với sự phát triển toàn cầu, giáo dục Toán ở Việt Nam đang hướng đến đổi mới mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho người học. Trong đó năng lực Toán học là đặc thù cần phát triển ở học sinh tiểu học. 
II- CÁC KHÁI NIỆM VÀ CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN LÀM NỀN TẢNG CHO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TÍCH HỢP :  1. Năng lực là gì?  Năng lực là 1 tổng hợp trật tự các kĩ năng tác động trên các nội dung trong một tình huống cho trước để giải quyết các vấn đề do tình huống này đặt ra. 
Năng lực = 
Những kĩ năng x những nội dung 
x những tình huống 
Những mục tiêu x những tình huống 
2. Mục tiêu là gì ?  Mục tiêu chính là sự tác động của một số kĩ năng lên 1 nội dung. 
Mục tiêu = (Kĩ năng x nội dung) 
Ví dụ : Áp dụng (kĩ năng) công thức tính diện tích xung quanh 1 hình hộp chữ nhật để giải quyết các bài toán. 
3. Các loại kĩ năng cơ bản gồm :  Kĩ năng nhắc lại và kĩ năng lặp lại.  Kĩ năng nhận thức.  Kĩ năng hoạt động chân tay.  Kĩ năng xử sự.  Kĩ năng tự phát triển.  + Một kĩ năng có thể là hỗn hợp của nhiều loại kĩ năng.  + Như vậy kĩ năng chỉ biểu hiện thông qua 1 nội dung . 
Ví dụ: Học sinh có thể đọc số (kĩ năng) từ trong 1 quyển sách toán (nội dung 1), 1 dãy số hiệu (nội dung 2) hay từ trong các bài toán giải có lời văn (nội dung 3). 
4. Lưu ý về “tình huống”: 
- Tình huống ở đây không phải là những loại tình huống y như trong sách giáo khoa đã học mà là loại tình huống có ý nghĩa, có ứng dụng trong cuộc sống thực tế. 
- Nếu giáo viên không thay đổi tình huống, có nghĩa giáo viên chỉ kiểm tra kĩ năng lặp lại của học sinh mà chưa kiểm tra xem ở học sinh đã hình thành năng lực giải quyết tình huống chưa.  - Một số thiết kế minh họa về “tình huống”. 
a) Ở lớp 1: Khi học về đếm và so sánh các số trong phạm vi 20 ta tạo ra tình huống để học sinh vận dụng vào cuộc sống. 
“ Em tìm hiểu rồi điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ trống” 
- Nhà em có tất cả __ phòng. Trong đó có ___ phòng ngủ. Các phòng còn lại là ___ - Nhà em có _____ cửa đi và ____ cửa sổ. Mỗi cửa đi có ______cánh cửa và mỗi cửa sổ có _____ cánh cửa .  - Trên bàn uống nước có ____ cái ấm và _____cái li uống nước. Em hãy kể tên những người thường ngồi uống nước sau bữa ăn tối ___ 
=> Thông qua bài tập này giúp học sinh:  + Khả năng vận dụng phép đếm đến 20 trong cuộc sống hằng ngày.  + Thấy được ý nghĩa của phép đếm trong cuộc sống gia đình và cộng đồng  => Tăng thêm sự gắn bó giữa gia đình và cộng đồng.  + Phát triển năng lực tính toán, năng lực tư duy toán học, thói quen quan sát và ghi chép các số hiệu thu được từ quan sát. 
b) Ở lớp 2 : Khi  học  So sánh và tính toán các số đo thời gian, tạo ra tình huống để học sinh vận dụng vào cuộc sống.  Em tìm hiểu rồi điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ trống.  a. Em ghi lần lượt các thành viên trong gia đình mình __________________  b . Em hỏi tuổi của mỗi người rồi ghi lại lần lượt tuổi của mỗi người theo thứ tự trên __________  c . Trong gia đình em _______ là người nhiều tuổi nhất và _________ là người ít tuổi nhất. Hai người đó hơn kém nhau ___________ tuổi. 
=> Thông qua ví dụ này học sinh biết:  + Khả năng vận động kĩ năng so sánh, tính toán với các số đo thời gian trong cuộc sống.  + Có thói quen quan tâm đến cộng đồng và vận dụng kiến thức vào cuộc sống gia đình.  + Phát triển năng lực tính toán, năng lực giao tiếp, khả năng quan sát và ghi chép các số liệu thu được từ quan sát. 
c) Ở lớp 3 :  Khi học về tiền Việt Nam, ta tạo ra tình huống để HS vận dụng vào cuộc sống :  + Mẹ cho Huyền 100.000 đồng mua sắm dụng cụ thể thao. Vào cửa hàng, Huyền nhìn thấy 1 đôi giày thể thao có giá 50.000 đồng, 1 chiếc vợt cầu lông có giá 20.000 đồng và 1 quả cầu lông có giá 5.000 đồng .   + Em hãy giúp bạn sử dụng hết số tiền mẹ mua cho để mua 3 loại hàng nói trên nhé. 
=> Thông qua bài tập này giúp HS biết :  - Củng cố kĩ năng tính toán với các số tròn nghìn.  - Có ý thức sử dụng hiệu quả đồng tiền phục vụ mục tiêu đặt ra.  - Phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy toán học. 
d) Ở lớp 4 :  Khi học thống kê số liệu, so sánh số đo độ dài, ta tạo tình huống sau cho học sinh vận dụng.  Đường bộ từ Hà Nội đi một số thành phố được thống kê trong bảng : 
Từ Hà Nội đi 
Chiều dài quảng đường khoảng (km) 
Cần Thơ 
1888 
Đà Nẵng 
763 
Hải Phòng 
104 
Huế 
658 
TP . HCM 
1719 
a) Tên các thành phố trên ghi theo thứ tự chiều dài đường bộ từ Hà Nội đến Thành Phố đó theo thứ tự giảm dần là :   ....  b ) Đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh qua Hà Nội đến Hải Phòng dài  ki lô mét .  c ) Nếu trung bình mỗi giờ ô tô đi được 47km thì xe chạy từ Hà Nội đến Huế giờ . 
=> Thông qua ví dụ này, giúp học sinh:  - Củng cố kĩ năng so sánh và tính toán trên các số đo độ dài .  - Củng cố kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trong bảng số liệu thống kê.  - Tích hợp kiến thức toán học với địa lí.  - Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực tính toán . 
e) Ở lớp 5 :  	Khi học về  các phép tính với số đo thời gian, ta tạo tình huống sau để học sinh vận dụng :  	Em tìm hiểu rồi điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ trống.  a ) Hằng ngày, siêu thị mở cửa bán hàng từ  giờ  phút đến . giờ. phút. Như vậy, mỗi ngày siêu thị mở cửa bán hàng  giờ .phút.  b ) Mỗi tuần siêu thị mở cửa bán hàng  giờ  phút. 
=> Thông qua ví dụ này giúp học sinh:  	+ Củng cố kĩ năng tính toán với số đo thời gian.  	+ Thấy được ý nghĩa của kiến thức và kĩ năng tính toán với số đo thời gian trong thực tế cuộc sống.  	+ Tăng cường khả năng quan sát thực tế và vận dụng toán học.  	+ Phát triển năng lực tính toán, năng lực giao tiếp, năng lực tự học. 
III- TỪ NHỮNG KHÁI NIỆM TRÊN, CÓ THỂ MINH HỌA MỐI QUAN HỆ GIỮA KĨ NĂNG, NỘI DUNG, MỤC TIÊU VÀ NĂNG LỰC BẰNG MÔ HÌNH SAU : 
CÁC NỘI DUNG 
CÁC KĨ NĂNG 
CÁC MỤC TIÊU 
TÌNH HUỐNG 
NĂNG LỰC 
IV- CÁC NĂNG LỰC CỦA HS TIỂU HỌC TRONG DẠY HỌC TOÁN GỒM :   1. Năng lực tư duy và suy luận toán học. Năng lực tư duy là tổng hợp những khả năng ghi nhớ, tái hiện, trừu tượng hóa, khái quát hóa, tưởng tượng, suy luận - giải quyết vấn đề, xử lí và linh cảm trong quá trình phản ánh, phát triển tri thức và vận dụng chúng vào thực tiễn. 
 N ăng lực tư duy của học sinh tiểu học trong quá trình học toán thể hiện qua các thao tác chủ yếu như: phân tích và tổng hợp, so sánh và tương tự, đặc biệt hóa và khái quát hóa..., bước đầu chú ý đến năng lực tư duy logic trong suy luận tiền chứng minh; các năng lực tư duy phê phán và sáng tạo, cũng như các yếu tố dự đoán, tìm tòi kể cả trực giác toán học và tưởng tượng không gian. 
 2. Năng lực mô hình hóa toán học.   N ăng lực mô hình hóa hay còn gọi là năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn là khả năng chuyển hóa một vấn đề thực tế sang một vấn đề toán học bằng cách thiết lập và giải quyết các mô hình toán học, thể hiện và đánh giá lời giải trong ngữ cảnh thực tế . 
 3. Năng lực giao tiếp.  N ăng lực giao tiếp toán học là khả năng sử dụng các dạng ngôn ngữ nói, viết và biểu diễn toán học để làm thuyết trình và giải thích làm sáng tỏ vấn đề toán học. N ăng lực giao tiếp liên quan tới việc sử dụng ngôn ngữ toán học (chữ, kí hiệu, biểu đồ, đồ thị, các liên kết logic...) kết hợp với ngôn ngữ thông thường. N ăng lực này được thể hiện qua việc hiểu các văn bản toán học, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, lập luận khi giải toán ... 
4. Năng lực giải quyết vấn đề  Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống có vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường. Đây là một trong những năng lực mà môn Toán có nhiều thuận lợi để phát triển cho người học qua việc tiếp nhận khái niệm, quy tắc toán học và đặc biệt là qua giải toán. 
5. Năng lực biểu diễn trình bày .   6. Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện toán học.  N ăng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán (bao gồm các phương tiện thông thường và bước đầu làm quen với sử dụng công nghệ thông tin ). 
V- TÓM LẠI : Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực người học là một hoạt động nghệ thuật mà giáo viên vừa là nhà biên kịch vừa là diễn viên. Giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh kiến tạo tri thức cho chính mình một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Giáo viên cần xây dựng 1 môi trường học tập mà ở đó người học có cơ hội được quan sát, được thực hành trải nghiệm được trên vốn kiến thức, kinh nghiệm có của bản thân để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học toán và trong đời sống thực tiễn. Với những trải nghiệm đó HS không những phát triển năng lực mà còn hình thành ở các em sự tự tin vào kết quả học tập của chính mình. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxtham_luan_day_hoc_toan_theo_huong_phat_trien_nang_luc_cho_ho.pptx