SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh nhằm hạn chế gia tăng tệ nạn xã hội trong trường học hiện nay

SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh nhằm hạn chế gia tăng tệ nạn xã hội trong trường học hiện nay

Bạo lực học đường từ đâu tới? Câu hỏi này có rất nhiều người trả lời được nhưng lại có rất ít người trả lời chính xác và đầy đủ nhất. Với một khái niệm như thế này, biết trả lời như thế nào mới là đúng và đủ đây? Bạo lực học đường thường diễn ra khi có mâu thuẫn (lớn hoặc nhỏ) giữa giáo viên với học sinh hay giữa học sinh với nhau. Nhưng hầu hết các vụ bạo lực học đường hiện nay xảy ra đều là do xô xát giữa các học sinh này với nhóm học sinh khác. Từ những xích mích mà các bạn cho là lớn như “cướp người yêu của nhau”, “ làm bẽ mặt các bậc anh chị” cho đến những việc nhỏ bằng đầu tăm như “nhìn đểu”, “vênh” đều được lấy ra để lí giải cho hành động đánh bạn.

- Nhóm học sinh nam trường THCS Lương Thế Vinh đã nảy sinh mâu thuẫn vì một trò đùa. Phong (9A4) thuê Đông (7A2) đánh bạn Quang lớp 9A1 sẽ trả cho 5000 đồng. Thế là xảy ra xô xát giữa Quang và Đông. Tuy nhiên từ việc bé xé thành to. Một số bạn học sinh nam ở khối 9 muốn bảo vệ bạn mình đã dùng bạo lực để can thiệp. Chưa dừng lại ở đó, các bạn lôi kéo anh em đến cổng trường để khiêu chiến. Hậu quả để lại thật không nhỏ.

Trước tiên, để xảy ra tình trạng trên đều do nhận thức của bản thân các em chưa tốt. Đặc biệt là các em nam hay muốn thể hiện mình là đại ca, là đàn anh đàn chị nên không kìm chế được bản thân, chưa nhận thức đúng đắn dẫn đến hành vi vi phạm.

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1438Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh nhằm hạn chế gia tăng tệ nạn xã hội trong trường học hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các cấp lãnh đạo nên cơ sở vật chất của nhà trường khá khang trang, trường lớp sạch đẹp, phục vụ tốt cho công tác dạy học.
- Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo nhà trường và sự phối hợp tốt giữa giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể và cha mẹ học sinh.
- Đa phần giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp đều là những đồng chí có thâm niên trong công tác, nhiệt tình, tâm huyết và có nhiều thành tích trong công tác chủ nhiệm.
 *Khó khăn
- Trường đóng trên địa bàn dân cư có tình hình an ninh trật tự tương đối phức tạp. 
+ Khu vực lò gạch chủ yếu dân cư sống lưu trú để làm công nhân, không định cư lâu dài tại địa phương nên tình hình an ninh trật tự chưa thật đảm bảo. 
+Thôn Quỳnh Tân 3 là địa bàn có số lượng thanh niên lang thang hư hỏng nhiều, thường lôi kéo, dụ dỗ học sinh tham gia vào các tệ nạn xã hội khi có điều kiện tiếp xúc.
- Một số học sinh đua đòi, hư hỏng, không biết vâng lời bố mẹ và thầy cô.
- Dân cư sinh sống tại địa phương chủ yếu làm nông nghiệp, công việc đồng áng nhiều, ít có thời gian quan tâm đến việc học hành của con cái. 
- Xuất phát từ cuộc sống khó khăn, nhiều gia đình phải đi làm ăn xa, không gần gũi với con cái thường xuyên. Dẫn đến các em sống buông thả, thiếu sự quan tâm uốn nắn kịp thời từ phía gia đình.
- Giáo viên chủ nhiệm còn phải tham gia nhiều hoạt động khác trong nhà trường nên thời gian đầu tư cho công tác chủ nhiệm còn nhiều hạn chế.
b. Thành công và hạn chế
*Thành công
Có thể nói, những người làm công tác giáo dục thành công không phải đến trong ngày một ngày hai. Sau một thời gian khá dài nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp thu và vận dụng những kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp vào thực tiển tôi nhận thấy:
- Bằng sự nhiệt tình, tận tụy, giáo viên chủ nhiệm lớp đã uốn nắn kịp thời những học sinh có biểu hiện vi phạm nội quy, giảm sút về đạo đức. Nhiều em học sinh đã có sự tiến bộ vượt bậc về mọi mặt. 
- Góp phần hạn chế những tệ nạn xã hội xâm nhập vào trong trường học như: gây gổ đánh nhau, hút thuốc, nghiện game, dẫn đến bỏ giờ cúp tiết
- Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích trong công tác chủ nhiệm, một số đồng chí đã nhiều năm được công nhận giáo viên chủ nhiệm giỏi.
- Kĩ năng sống của các em có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều em học sinh có kĩ năng giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo và bạn bè khá tốt.
- Chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt. Góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực.
*Hạn chế
- Trong những năm gần đây, mặc dù có nhiều chuyển biến trong công tác chủ nhiệm lớp nhưng vẫn còn một số mặt hạn chế:
- Đa số các trường học rất coi trọng việc đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhưng chưa thật chú trọng đến việc giáo dục kĩ năng sống cho các em. Chưa có nhiều chuyên đề về giáo dục kĩ năng sống, giáo dục tệ nạn học đường để phân tích những nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng các tệ nạn xã hội trong trường học hiện nay.
- Đã ngăn chặn, xử lý kịp thời những biểu hiện vi phạm nội quy trường, lớp. Nhưng tình trạng học sinh bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội như hút thuốc, nghiện game, đánh bài...vẫn còn.
- Một số ít giáo viên chủ nhiệm chưa thật đầu tư cho công tác chủ nhiệm, đi thực tế gia đình học sinh còn ít, chưa có biện pháp tích cực để uốn nắn khi học sinh vi phạm.
 c. Mặt mạnh - mặt yếu
*Mặt mạnh
- Giúp học sinh có cơ hội kiểm điểm lại bản thân, biết nhận ra lỗi và có cơ hội sửa lỗi để trở thành con ngoan, trò giỏi.
- Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện, xử lí những học sinh có biểu hiện vi phạm để uốn nắn, dạy dỗ các em trở thành những công dân có ích cho xã hội. 
*Mặt yếu
- Giáo viên phải tốn nhiều thời gian vì đối tượng là những học sinh cá biệt. Hơn nữa, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của cha mẹ học sinh, ban nề nếp và giáo viên bộ môn mới đem lại hiệu quả cao hơn.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến việc nghiên cứu đề tài
- Trong quá trình giảng dạy, tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh. Phải xử lí nhiều hành vi vi phạm nên giáo viên đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
- Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm ở các khối lớp có học sinh vi phạm.
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban lãnh đạo nhà trường và tổ bộ môn để giúp cho bản thân tôi hoàn thành nhiệm vụ.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Khẳng định của PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý GD: “Giáo viên chủ nhiệm lớp là một nhà quản lý”. Thật vậy! Ngày nay với vai trò là nhà quản lí giáo dục thì GVCN lớp là người lãnh đạo lớp học, người điều khiển lớp học, người làm công tác phát triển lớp học, người làm công tác tổ chức lớp học, người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh Chính vì vậy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp rất quan trọng. Trong tình hình thực tế hiện nay, học sinh nhanh nhẹn hơn, hoạt bát hơn thế hệ cha anh trước đây. Tuy nhiên các em cũng dễ dàng thích nghi với những thói hư tật xấu. Giáo viên chủ nhiệm lớp đóng một phần không nhỏ trong việc uốn nắn, giáo dục các em. Thế nhưng giáo viên chủ nhiệm ngoài công tác chủ nhiệm còn phải đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau với nhiều công việc khác nhau. Áp lực gia đình, công việc khiến giáo viên không có nhiều thời gian để đầu tư nhiều cho công tác chủ nhiệm. Chính vì vậy cần có nhiều hơn nữa các giải pháp tối ưu để đẩy lùi những tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào trong trường học hiện nay.
3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Tìm hiểu nguyên nhân học sinh tham gia các tệ nạn xã hội. 
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể để tìm ra biện pháp ngăn chặn và sử lí kịp thời những hành vi vi phạm nội quy trường lớp.
- Công tác phối hợp chặc chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh nhằm hạn chế sự gia tăng tệ nạn trong trường học. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp
* Nâng cao kĩ năng xử lí tình huống thực tiễn
Tục ngữ có câu “Trăm hay không bằng tay quen”. Ta thấy người xưa đã muốn đề cao thực hành hơn lý thuyết. Chính vì vậy để có biện pháp tốt nhất trong công tác giáo dục đạo đức học sinh thì theo tôi giáo viên chủ nhiệm cần phải biết hi sinh thời gian, phải tận tình chu đáo. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường hay gặp những tình huống khiến nhiều lúc giáo viên còn lúng túng, không biết nên giải quyết thế nào là hiệu quả. Sau đây tôi xin nêu ra một số vấn đề khá phổ biến, không chỉ xảy ra ở trường chúng tôi mà thiết nghĩ đây còn là hiện tượng khá phổ biến ở các trường phổ thông hiện nay. 
* Nghiện thuốc lá
Hẳn không ai xa lạ với hình ảnh thuốc lá, thuốc lá ở nơi công cộng, ở bưu điện, tại các quán cà phê. Tuy nhiên ít ai lại nghĩ rằng trường học cũng là nơi mà thuốc lá dễ dàng xâm nhập. Tình trạng học sinh hút thuốc lá ngày càng phổ biến. Các em thường tụ tập ở một nơi nào đó kín đáo để hút trộm thuốc. Làn khói thuốc đã len lỏi vào học đường. Mặc dù tác hại về sức khoẻ do hút thuốc lá và khói thuốc gây ra đã được cảnh báo liên tục, nhưng tình trạng hút thuốc ở thanh thiếu niên hiện nay, đặc biệt là học sinh đang có chiều hướng gia tăng. Các em rất dễ dàng mua thuốc lá ở bất cứ chỗ nào tại các thành thị, vùng nông thôn. Vì hệ thống bán hàng và phân phối sản phẩm, đặc biệt là việc bán lẻ ở các quán cà phê, các tiệm và các tủ thuốc lá ở ven đường ngày càng phổ biến. Ngoài ra, pháp luật chỉ buộc nhà sản xuất phải ghi dòng chữ “Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” lên bao thuốc, chứ pháp luật chưa có quy định về độ tuổi bao nhiêu mới được mua thuốc lá và người bán có trách nhiệm từ chối việc bán thuốc cho đối tượng là học sinh. Chính vì thế, để mua được thuốc lá đối với các em là không khó. Ảnh minh họa (nguồn Internet
Tình trạng hút thuốc lá hiện nay khá phổ biến ở các trường học. VD: Trường hợp Em Võ Sơn Lâm là học sinh lớp 9A3 trường THCS Lương Thế Vinh. Em là học sinh hỏng tốt nghiệp từ những năm trước đi học lại. Em Lâm là đối tượng học sinh lười học, ham chơi và đua đòi cùng bạn bè nên nghiện thuốc lá từ những năm học trước. Trong những giờ ra chơi em thường lén lút hút thuốc, có khi thì ngoài cổng trường hoặc sau nhà vệ sinh. Đây là một học sinh học yếu, lười học, chán học, đến trường chỉ để trốn tránh lao động. Chúng ta nên nhẹ nhàng, ân cần, không nên hà khắc, phân biệt đối xử đối với em. Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm, nhắc nhở, phân tích cho Lâm hiểu việc hút thuốc rất có hại cho sức khỏe và hao tốn tiền của, em còn bị phê bình, thậm chí còn bị nhà trường kỉ luật nếu tái phạm nhiều lần. Đề nghị Lâm cam kết sẽ không sử dụng thuốc lá nữa, nếu không vâng lời sẽ thông báo với nhà trường, đội cờ đỏ. Hành động thân thiện của giáo viên tôi tin rằng sẽ có tác động tích cực đến em học sinh. 
Đối với nhà trường, đoàn thể, cần đưa nội dung tuyên truyền phòng chống hút thuốc lá vào trường phổ thông và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh hút thuốc lá. Trang bị cho học sinh các kỹ năng từ chối lời mời hút thuốc từ bạn bè hoặc mọi người. Vận động các em nói không với thuốc lá. 
     	Thông báo cho gia đình học sinh để gia đình thường xuyên quan tâm, quản lý chặt trong sinh hoạt hàng ngày của con cái về thời gian và các mối quan hệ bạn bè. 
Hơn thế nữa, để hạn chế tình trạng học sinh hút thuốc lá giáo viên cần có nhiều buổi sinh hoạt chủ điểm (thông qua các tiết sinh hoạt lớp), phát động học sinh viết bài tham luận hoặc vẽ tranh tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, hướng đến những hình ảnh về lối sống khoẻ mạnh và tích cực thu hút các em tham gia. 
* Bạo lực học đường
Hằng ngày, cuộc sống vẫn tiếp diễn và trái đất vẫn quay như quy luật của nó. Và trong nhịp thở hối hả của cuộc sống, có khi nào, mỗi chúng ta ngoảnh lại nhìn hay sống chậm lại để nghĩ về những điều đang diễn ra xung quanh? Bạo lực học đường – Một tiếng còi báo động giới trẻ hiện nay. 
 Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Bạo lực học đường từ đâu tới? Câu hỏi này có rất nhiều người trả lời được nhưng lại có rất ít người trả lời chính xác và đầy đủ nhất. Với một khái niệm như thế này, biết trả lời như thế nào mới là đúng và đủ đây? Bạo lực học đường thường diễn ra khi có mâu thuẫn (lớn hoặc nhỏ) giữa giáo viên với học sinh hay giữa học sinh với nhau. Nhưng hầu hết các vụ bạo lực học đường hiện nay xảy ra đều là do xô xát giữa các học sinh này với nhóm học sinh khác. Từ những xích mích mà các bạn cho là lớn như “cướp người yêu của nhau”, “ làm bẽ mặt các bậc anh chị” cho đến những việc nhỏ bằng đầu tăm như “nhìn đểu”, “vênh” đều được lấy ra để lí giải cho hành động đánh bạn.
- Nhóm học sinh nam trường THCS Lương Thế Vinh đã nảy sinh mâu thuẫn vì một trò đùa. Phong (9A4) thuê Đông (7A2) đánh bạn Quang lớp 9A1 sẽ trả cho 5000 đồng. Thế là xảy ra xô xát giữa Quang và Đông. Tuy nhiên từ việc bé xé thành to. Một số bạn học sinh nam ở khối 9 muốn bảo vệ bạn mình đã dùng bạo lực để can thiệp. Chưa dừng lại ở đó, các bạn lôi kéo anh em đến cổng trường để khiêu chiến. Hậu quả để lại thật không nhỏ.
Trước tiên, để xảy ra tình trạng trên đều do nhận thức của bản thân các em chưa tốt. Đặc biệt là các em nam hay muốn thể hiện mình là đại ca, là đàn anh đàn chị nên không kìm chế được bản thân, chưa nhận thức đúng đắn dẫn đến hành vi vi phạm.
Đối với những học sinh này giáo viên chủ nhiệm cần kịp thời phân tích cho các em hiểu hành vi đánh bạn là việc làm sai trái. Triệu tập gia đình học sinh, trình bày rõ nguyên nhân, động cơ khiến các em vi phạm cho gia đình biết. Sau đó lập biên bản gửi về nhà trường vì mức độ vi phạm nghiêm trọng. Nhà trường sẽ thành lập hội đồng kỉ luật để xử lí kịp thời. Tạm đình chỉ học tập một tuần và cho lao động tại gia đình để các em thấy được những vất vả thường ngày bố mẹ phải gánh chịu. Tuyệt đối không nên đuổi học, loại bỏ các em ra ngoài xã hội khi tuổi đời các em còn rất nhỏ. 
Đồng thời phân tích cho các em hiểu việc vi phạm của bản thân khiến cho thầy cô buồn lòng, bố mẹ phải tổn thất về thời gian đi lại giản hòa, mất một khoản tiền để chữa trị bạn bè mất thuốc thang cho bạn, tình cảm bạn bè bị mất mát.
Nhà trường cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục kĩ năng sống cho các em, xây dựng môi trường học tập vui tươi, lành mạnh. 
Tạo điều kiện cho các em sinh hoạt chủ điểm, múa hát tập thể, dân vũ trong các giờ ra chơi với các bài hát thể hiện tinh thần đoàn kết. Tạo không khí vui tươi, thân thiện sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi để các em cảm thấy yêu trường mến lớp, tình cảm bạn bè ngày càng xích lại gần nhau hơn. 
Tiết mục múa dân vũ “rửa tay” học sinh lớp 8A1 – Trường THCS Lương Thế Vinh
 *Nghiện Facebook
 Facebook kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm, thu mình lại. Là nơi “sản xuất” ra đầy rẫy cạm bẫy, lừa lọc.
Chúng ta đều biết, cái gì quá cũng đều không tốt. Và việc sử dụng facebook cũng vậy. Nghiện facebook sẽ khiến chúng ta mất rất nhiều thời gian. Các bạn học sinh bị nghiện facebook sẽ chỉ lúc nào cũng chăm chăm dùng điện thoại và máy tính để vào facebook, mà không để ý đến học tập hay những chuyện xung quanh. Có bạn bị bố mẹ cấm đã trốn học ra quán điện tử để lên facebook tán gẫu với bạn bè, hay thậm chí tán gẫu với những người mà chúng ta không hề biết gì ngoài tên họ dùng trên facebook. Và vì tốn rất nhiều thời gian vào việc lên mạng, việc học hành của các bạn sẽ sa sút dần. Không chỉ thế, nhiều bạn lên facebook quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian ngủ quá ít sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi và sinh ra bệnh tật khác. Việc tiếp xúc quá nhiều với máy tính và điện thoại cũng sẽ ảnh hướng tới mắt của bạn. Vậy, ảnh hưởng đầu tiên và gây hậu quả nghiêm trọng nhất, đó chính là ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của các bạn, khiến cho gia đình và thầy cô, bạn bè lo lắng.
- Nguyễn Thị Anh Đào – Học sinh lớp 9A1là học sinh ngoan, hiện tại em là tổ trưởng và nằm trong đội tuyển được ôn để dự thi học sinh giỏi cấp huyện. Tuy nhiên em là rất thích kết bạn trên Face book. Thời gian lang thang trên Face chiếm phần lớn thời gian học ở nhà của em khiến kết quả học tập sa sút hẳn, trong lớp em thường thiếu tập trung. Trường hợp khác: Em phạm Thị Hương Giang khi bị mất nick Face em hoang man lo lắng đến mức không đủ tự tin để tiếp tục đến trường, một mực đòi nghỉ học. Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Giáo viên chủ nhiệm cần phân tích cho học sinh hiểu Facebook rất có lợi ích. Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi, trò lên face thầy lo lắng, cha mẹ phiền long. Các em không thể không sử dụng, mà phải khuyến khích các em chỉ dùng nó để phục vụ cho việc trao đổi thông tin học tập khi cần thiết.
 Để quản lí thời gian học tập ở nhà của các em giáo viên bí mật tạo một nick name sau đó kết bạn với những học sinh trong lớp (các em không biết đó là cô chủ nhiệm). sau một thời gian kết bạn, trao đổi thông tin qua lại, nắm bắt lịch trình của các em, giáo viên sẽ “xuất đầu lộ diện”. Tôi tin là học sinh sẽ “khâm phục, khẩu phục”.
 Đồng thời nhắc nhở phụ huynh học sinh cần quan tâm hơn đến thời gian học tập ở nhà, thường xuyên theo dõi, giám sát thường xuyên nếu nhà có kết nối Internet.
* Vấn nạn yêu sớm
Có nên yêu khi ngồi trên ghế nhà trường? câu hỏi tưởng đã quá quen thuộc này vẫn luôn là vấn đề mới mẽ với mỗi thế hệ học trò. VD: Em Mai Thị Thúy Hằng – Lớp 8A1trường THCS Lương Thế Vinh là một học sinh ngoan, học giỏi, nhiều năm liền em là học sinh giỏi toàn diện và liên tục đạt giải học sinh giỏi văn cấp huyện. Vào cuối năm học lớp 8 em quen với một bạn nam thuộc đối tượng lang thang hư hỏng, đã bỏ học từ những năm trước. Mối quan hệ đó có biểu hiện yêu đương nam nữ. Là một giáo viên chủ nhiệm chúng ta sẽ làm gì đối với học sinh trên?
	- Đối với trường hợp trên ta phải xác định được đây là biểu hiện của sự thay đổi về tâm sinh lí của học sinh khi các em bước vào tuổi vị thành niên. Chuyện tình cảm lứa tuổi học trò là rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên là vấn đề tế nhị nếu xử lí không khéo léo học sinh nữ này sẽ dễ bị tổn thương, xấu hổ với bạn bè sẽ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như chán học, bất cần, thậm chí có thể nghỉ học. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần gặp riêng học sinh này, phân tích cho em hiểu, dùng những lời lẽ chân thành để khuyên răn em. (Cô luôn tôn trọng tình cảm của em, về việc bạn bè quý mến nhau là không tránh khỏi. Tuy nhiên em còn quá nhỏ, không nên vướn vào chuyện tình cảm sớm. Hơn nữa người bạn mà em vừa quen là đối tượng không tốt, nếu em vẫn tiếp tục giao lưu với bạn ấy sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập và bố mẹ mà cô cũng sẽ rất buồn lòng). Giáo viên thường xuyên gần gũi, tạo điều kiện để em học sinh đó cởi mở hơn và tin tưởng rằng cô sẽ luôn luôn bảo vệ và chia sẻ với mình.
	* Ma túy
	Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước,chúng ta đã gặp không ít khó khăn. Điển hình là các tệ nạn xã hội như: đánh bạc,văn hoá phẩm đồi trụy,ma tuý,Nhưng đáng sợ nhất vãn là ma tuý hay còn gọi là “cái chết trắng” 
Như chúng ta biết hiện nay số lượng học sinh sinh viên sử dụng các chất kích thích ngày càng gia tăng, tăng đến mức báo động. Mà nguyên nhân chính vẫn là do bị rủ rê, tò mò, đua đòi. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt hoàn cảnh gia đình từng học sinh, nguyên nhân yếu tố tác động các em tham gia vào tệ nạn chết người này.
- Thời gian vừa qua một số em học sinh nam bị bạn bè rủ rê, tò mò, thích khám phá đã sử dụng thử chất cần sa. 
Nạn sử dụng ma túy để rồi nhanh chóng bị nghiện đã lây lan trong thanh thiếu niên , đặc biệt nghiêm trọng là đã và đang xâm nhập vào một bộ phận học sinh, sinh viên.
Ma túy gây nhiều tác hại cho bản thân, gia đình, xã hội, nòi giống , dân tộc, ảnh hưởng xấu đến việc học tập, đạo đức, sức khỏe của thanh thiếu niên nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng.Nhiều người đã sử dụng một lần đến quen, rồi nghiện, phải bỏ học và đã nhanh chóng trở thành tội phạm. 
- Các nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phải tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý trong nhà trường, bằng việc lồng ghép vào chương trình học để cho học sinh, sinh viên, học viên hiểu rõ về tác hại và hiểm hoạ của ma tuý. 
 - Tổ chức việc giáo dục pháp luật về phòng chống ma tuý để họ hiểu rõ chính sách pháp luật của Nhà nước về việc xử lí những hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý.
 - Giáo dục lối sống lành mạnh cho học sinh không tham gia vào các tệ nạn xã hội.
 - Quản lí chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên không để họ tham gia vào  
 - Thường xuyên phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền kiến thức về ma túy. Đồng thời ngăn chặn tình trạng nghiện ma tuý trong môi trường giáo dục.
* Tìm hiểu nguyên nhân học sinh vi phạm, hoàn cảnh đưa đẩy các em tham gia vào các tệ nạn xã hội.
Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến học sinh vi phạm, hoàn cảnh thúc đẩy học sinh tham gia vào các tệ nạn xã hội. Từ đó có biện pháp ngăn chặn và xử lí kịp thời.
- Trước hết là nói về gia đình, cha mẹ cưng chiều con cái, muốn con mình có điều kiện tốt để học hành cùng chúng bạn được dễ dàng hơn, không muốn con mình tủi thân vì thua kém bạn bè, con muốn gì là được nấy, nhiều người mẹ còn che giấu tội lỗi của con vì sợ bố đánh, hàng xóm chê cười, vô tình làm hư hỏng con cái nhiều hơn.
- Đối với những trường hợp như vậy giáo viên chủ nhiệm nên gặp riêng bố mẹ, phân tích phải trái cho phụ huynh hiểu được việc làm của mình đã vô tình làm con hư hỏng, ỷ lại, sống thiếu trách nhiệm với bản thân. Cần nghiêm khắc và phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để răn đe, giáo dục con em mình kịp thời.
- Bản thân của học sinh có sự thay đổi về tâm sinh lý, luôn muốn chứng tỏ mình là đại ca, là người sành điệu, biết ăn chơiđể các bạn nể phục, từ đó có những hành động không đúng đắn như xúi giục bạn bè đánh nhau, bỏ giờ cúp tiết, hút thuốc, đánh bài... 
- Giáo viên nên gần gũi.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - CHU NHIEM - THANH NGA - LTVINH.doc