SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập thông qua tiết ôn tập môn Toán lớp 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập thông qua tiết ôn tập môn Toán lớp 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk

Để cho học sinh phát huy được năng lực tự học, tự tìm tòi sáng tạo, không ỷ lại tập thể và cũng để kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức bài học và cách thức vận dụng phương pháp học tập mới này của từng cá nhân học sinh như thế nào thì hình thức giao nhiệm vụ cho từng cá nhân sẽ đáp ứng được yêu cầu.

Tránh sự rập khuôn, tạo hứng thú trong học tập, kiểm tra đánh giá được học sinh qua quá trình lĩnh hội và tiếp thu kiến thức giúp giáo viên xây dựng được một ma trận đề kiểm tra phù hợp với mọi đối tượng học sinh đáp ứng điều kiện cần có của một trường chuẩn quốc gia.

Khi học sinh trao đổi bài thu hoạch với nhau là học sinh đã khắc sâu được kiến thức rất nhiều tránh lối học vẹt, học trước quên sau, không áp dụng được lý thuyết vào giải bài tập.Đây chính là chìa khóa để học sinh hoàn thành tốt bài kiểm tra năng lực cuối mỗi chương.

 Các đối tượng học sinh trong một lớp có trình độ nhận thức khác nhau, vì thế những học sinh có lực học tốt sẽ cảm thấy nhàm chán khi phải ôn lại trong tiết ôn tập những kiến thức giành cho học sinh đại trà mà không được nâng cao hay mở rộng thêm vì thế giáo viên cần định hướng để học sinh xây dựng thêm nội dung kiến thức ở cấp độ vận dụng cao dành cho các đối tượng học sinh khá giỏi.

 

doc 32 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1784Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập thông qua tiết ôn tập môn Toán lớp 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiên cứu khoa học nào đều gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định. Với đề tài này, tôi cũng gặp một số khó khăn khi nghiên cứu, tuy nhiên những khó khăn này có thể khắc phục dần theo thời gian bằng nhiều cách thức khác nhau:
	Với những học sinh có lực học yếu, học sinh dân tộc thiểu số ta chỉ cần yêu cầu các em nắm bắt được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa rồi tự đặt cho mình các câu hỏi vừa với lực học của bản thân và mở rộng hơn nữa là những bài tập có vận dụng kiến thức lý thuyết cơ bản của chương.
	Với những học sinh có lực học khá trở lên thì yêu cầu các em từ kiến thức cơ bản sách giáo khoa phải tư duy để khái quát hóa trở thành bài tập tổng quát từ dễ đến khó và khi vận dụng cần nhận biết được đây là dạng bài tập nào để vận dụng sơ bản vào làm bài tập một cách nhanh chóng, phát triển được trí thông minh, khả năng vận dụng kiến thức, óc sáng tạo của học sinh. Đối với các câu hỏi trắc nghiệm ngoài yêu cầu các học sinh này về độ chính xác khoa học cần khuyến khích các em xây dựng các câu hỏi mang tính khái quát, vận dụng kiến thức từ cấp độ thấp đến cao.
	Và để khuyến khích học sinh học tập giáo viên có thể chấm điểm các bài thu hoạch ôn tập chương vào điểm 15 phút hay điểm miệng.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Phát triển năng lực tự học, phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Phát triển kỹ năng ra đề trắc nghiệm khách quan phục vụ cho việc tổng hợp, khắc sâu kiến thức và xây dựng cho mình một cấu trúc đề kiểm tra đáp ứng yêu cầu cần đạt của giáo viên.
Giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
Việc yêu cầu các học sinh hoàn thành bài thu hoạch và đánh giá bài thu hoạch vào điểm kiểm tra thường xuyên nhằm kích thích học sinh tìm tòi, sưu tầm các câu hỏi phù hợp với trình độ của cá nhân, ngoài ra các học sinh còn phải suy nghĩ vận dụng kiến thức để đưa ra các phương án trả lời phù hợp.
Hình thức trao đổi giữa các học sinh hoặc nhóm học sinh tạo cho học sinh lòng tự tin trình bày bài làm của mình và rút ra được các bài học còn thiếu trong quá trình tiếp thu kiến thức.
Với nội dung bài thu hoạch được chuẩn bị sẵn học sinh thấy thích thú hơn trong tiết ôn tập, phát huy được năng lực tự học của cá nhân.
Qua bài thu hoạch của học sinh giáo viên định hướng được mức độ tiếp thu kiến thức của các học sinh để từ đó có phương án ra đề kiểm tra cuối chương, cuối học kỳ một cách hợp lý phân loại được đối tượng học sinh.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Đề tài nghiên cứu của tôi tiếp tục hướng cho học sinh phát huy tính tích cực học tập, nâng cao được sự tự giác, phát huy vai trò tự học môn, nâng cao vốn kiến thức đã học, hiểu biết thêm về giá trị môn học trong chương trình cũng như trong cuộc sống.
Thứ nhất, xác định được tâm lý đối tượng học sinh. Ở độ tuổi cấp THCS từ 11 - 14 các em có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Chính vì vậy, việc xác định tâm lý thoải mái, ổn định trong học tập là điều rất cần thiết. Từ đây, các em dễ dàng tiếp thu kiến thức, yêu thích môn học hơn, học tập có hiệu quả hơn. Người giáo viên phải là người truyền cảm hứng cho học sinh, khơi dậy cho các em niềm đam mê, yêu thích bộ môn.
Thứ hai, người giáo viên cần phải định hướng cho các em hiểu và xác định đúng đắn động cơ học tập các môn học trong chương trình giáo dục.Để tiếp thu được kiến thức bộ môn học sinh cần phải có thời gian nghiên cứu, học tập. Toán học không chỉ là học thuộc lòng, là ghi nhớ máy móc mà là hiểu được nội dung kiến thức một cách đúng đắn, vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập cụ thể. 
Thứ ba, người giáo viên phải phân loại đối tượng học sinh để hướng các em đến các cách tự học phù hợp, hiệu quả. Bởi lẽ, một học sinh khá giỏi sẽ không phải mất nhiều thời gian để học như học sinh trung bình và học sinh yếu. Để phân loại được đối tượng học sinh chúng ta phải quan sát, thăm dò qua giáo viên chủ nhiệm, qua kết quả học tập của năm học trước cũng như kết quả kiểm tra thường xuyên trên lớp để định hướng cho các em cách tự học phù hợp. Trên cơ sở này, học sinh sẽ biết lựa chọn cho bản thân cách tự học hiệu quả nhất.
Sau khi đã nắm được tâm lý và phân loại được đối tượng học sinh, giáo viên có thể hướng dẫn cho các em một số cách thức phát huy tính tích cực học tập tùy theo đối tượng học sinh.
Để đạt được hiệu quả cao trong tiết ôn tập và giải quyết các khó khăn trên tôi đã tiến hành các biện pháp và giải pháp sau:
Giải pháp 1: Giáo viên hướng dẫn cách thức ra một câu hỏi trắc nghiệm.
	Do có nhiều đối tượng học sinh tham gia học tập khác nhau nên trong giải pháp này tôi tiến hành hai bước.
	Bước 1: Giáo viên định hướng cách học tập cho tất cả các đối tượng học sinh.
Để giúp mọi đối tượng học sinh đều có thể thực hiện tốt nhiệm vụ giáo viên giao phó thì trong quá trình dạy học giáo viên cần làm mẫu một vài dạng câu trắc nghiệm thường gặp khi học xong một đơn vị kiến thức. Làm được điều này giáo viên cần xây dựng giáo án dạy học phù hợp, có lồng ghép các nội dung cơ bản cần cung cấp đến học sinh. 
Định hướng chung cách học tập cho mọi đối tượng học sinh để đạt hiệu quả cao trong việc phát huy tính tích cực học tập:
+ Đọc, hiểu nội dung bài học trong sách giáo khoa trước khi soạn bài.
+ Soạn bài theo các câu hỏi ở từng mục trong sách giáo khoa.
+ Xác định và ghi nhớ những kiến thức chính trong từng mục, mục trọng tâm của toàn bài.
+ Vẽ sơ đồ tư duy cho từng lượng kiến thức cả bài.
+ Ghi chép những kiến thức cơ bản, các công thức quan trọng trong sổ tay.
+Dựa vào các kiến thức cơ bản thu thập được từ đó xây dựng nên câu hỏi khắc sâu kiến thức bài học
Sau khi định hướng được cho học sinh học tập tôi tiến hành làm mẫu một vài câu trắc nghiệm thông qua các bài học cụ thể. Trong phân môn đại số để hướng dẫn học sinh, trước hết tôi chuẩn bị giáo án: trong phần củng cố - luyện tập của tiết 2- đại số 9: CĂN THỨC BẬC HAI VÀ HẰNG ĐẲNG THỨC . Giáo viên có thể chuẩn bị thêm nội dung cung cấp cho học sinh câu hỏi trắc nghiệm để khắc sâu kiến thức và hướng học sinh học tập theo phương pháp dạy học tích cực: 
	Câu 1: có nghĩa khi 
A. a ³ 0 B. a £ 0 C. a > 0 D. a < 0
Câu 2: có nghĩa khi 
A. a ³ 0 B. a £ 0 C. a > 0 D. a < 0
	Nội dung hai câu hỏi trên thực ra là tôi đã dựa vào bài tập 6 /10 sách giáo khoa Toán 9 - Tập 1. Dựa vào các bài tập khác giáo viên có thể xây dựng nhiều câu hỏi trắc nghiệm khác nhau ( nếu thời gian cho phép).
Học sinh sẽ không mất nhiều thời gian cho việc chọn ra đáp án đúng vì các em đã biết cách làm từ nội dung bài tập 6/10 sách giáo khoa Toán 9 –Tập 1.
Giáo viên chỉ cần đóng vai trò dẫn dắt học sinh đến nội dung kiến thức cần có để xây dựng nên câu hỏi trên đó chính là điều kiện để căn thức có nghĩa: có nghĩa khi A lấy giá trị không âm.
Hay khi học đến bài “Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn”, sau khi học sinh đã nắm được nội dung bài học giáo viên có thể định hướng cho học sinh đến nội dung câu trắc nghiệm như là: 
Câu 1: Hệ phương trình có :
A.Vô số nghiệm	B. Vô nghiệm	C. Có một nghiệm duy nhất
Giáo viên đặt ra một số câu hỏi nhằm khắc sâu kiến thức và định hướng cho học trả lời:
Câu hỏi 1: Để chọn đáp án đúng em cần làm gì?
Câu hỏi 2: Dựa vào nội dung kiến thức nào để chọn ra đáp án đúng ?
Câu hỏi 3: Có cần giải hệ để chọn được đáp án phù hợp không ?
Sau khi giải quyết câu hỏi trên giáo viên cần hướng cho học sinh hiểu cách thức để chọn ra hệ phương trình phù hợp với đáp án đưa ra: để chọn được hệ phương trình phù hợp với đáp án đưa ra cần nắm rõ kiến thức sau 
Khi có hệ phương trình 
Nếu thì hệ phương trình có vô số nghiệm hay hai đồ thị hàm số trùng nhau.
Nếu thì hệ phương trình có vô nghiệm hay hai đồ thị hàm số song song với nhau
Nếu thì hệ phương trình có nghiệm duy nhất hay đồ thị hai hàm số cắt nhau
Sau khi hướng dẫn cho học sinh giáo viên có thể cho học sinh thực hành tự ra cho mình một câu hỏi phù hợp với nội dung kiến thức vừa học.
Từ định hướng đó học sinh sẽ dễ dàng tự ra cho mình câu hỏi tương tự và đã định được đáp án trong đầu dựa trên hệ thống kiến thức đã học, ví dụ nội dung câu hỏi 2: Vị trí tương đối của hai đường thẳng xác định bởi hai phương trình trong hệ phương trình là:
A. Song song	B. Cắt nhau	C.Trùng nhau
Để hướng mọi đối tượng học sinh có kỹ năng làm bài trắc nghiệm giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh trả lời, ví dụ như: 
Để chọn được đáp án đúng ta nên làm như thế nào?
2. Có cần vẽ đồ thị hai hàm số để xác định vị trí tương đối của hai đồ thị hàm số không ? (áp dụng cho câu 2)
Hay khi dạy xong bài “ Tỷ số lượng giác của góc nhọn” giáo viên định hướng cho học sinh xây dựng nội dung câu hỏi trắc nghiệm áp dụng kiến thức vừa học như: Cho hình vẽ, độ dài x trên hình là 
A. B. 4 C. D. 
Giáo viên cần định hướng cho học sinh cách thức chọn đáp án phù hợp đó là áp dụng kiến thức đã học để chọn đáp án đúng, tuyệt đối không sử dụng phương pháp loại trừ hay đoán mò.
Sau khi học xong các bài học “ Góc ở tâm. Số đo cung”, “Góc nội tiếp”, “ Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung” vì đây là các bài học liên quan đến nhiều nội dung kiến thức nên khi học xong ba bài này giáo viên có thể định hướng cho học sinh xây dựng câu trắc nghiệm theo hình thức tổng hợp kiến thức như: 
 Cho hình vẽ sau (áp dụng từ câu 1 đến câu 3): 
Câu 1.(0,5 điểm) Số đo cung lớn BC là:
A. 300	B. 600	 C. 900	D. 2400	
Câu 2.(0,5 điểm): Số đo cung nhỏ AB là:
A. 300	B. 600	 C. 900	 D. 1200
Câu 3.(0,5 điểm) : Số đo góc ACB bằng:
150	B. 300	 C. 450	D. 900
Tôi tiến hành tổng kết lại tiến trình cụ thể để xây dựng nên nội dung câu trắc nghiệm cần có sau mỗi bài học:
- Xác định nội dung kiến thức trọng tâm vừa được lĩnh hội là gì ?
- Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cần bám vào nội dung kiến thức đã học từ đó vận dụng để xây dựng đáp án phù hợp. Giáo viên cần lưu ý học sinh, trong các đáp án xây dựng để trả lời câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, các đáp án còn lại có thể xây dựng dựa trên những sai lầm thường hay mắc phải của học sinh, ví dụ như điều kiệncó nghĩa là A > 0 hay A < 0....
- Khi hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung bài tập trắc nghiệm giáo viên lưu ý học sinh hạn chế ra dạng bài tập trắc nghiệm mà nội dung là để kiểm tra việc nắm định lý hay các định nghĩa, hướng học sinh đến các dạng câu trắc nghiệm vận dụng lý thuyết vào giải quyết các bài tập cụ thể.
Qua các phương án xây dựng câu hỏi trắc nghiệm nêu trên, tôi nghĩ học sinh đã phần nào định hướng được cách thức và nội dung cơ bản cần bám sát để tạo ra một bài tập trắc nghiệm.
Bước 2: Định hướng cho học sinh xây dựng bài tập vận dụng sau khi học xong một chương hay một học kỳ.
	Nội dung này thường khá khó với học sinh và và được thực hiện vào cuối mỗi chương. Giáo viên hướng dẫn học sinh cần bám vào nội dung kiến thức vừa học để ra các bài tập tượng tự như các bài tập sách giáo khoa.
	Ví dụ sau khi học xong chương 1đại số 9 – Tập : Căn bậc hai. Căn bậc ba giáo viên hướng dẫn học sinh có thể tự ra cho mình các bài tập vận dụng sau
	Bài tập 1: Cho biểu thức : A = : 
Rút gọn A.
Tìm x để A = 2.
Tìm x Z để A Z.
Tìm GTNN của biểu thức A.
Hệ thống bài tập đa dạng do đó giáo viên không nên yêu cầu học sinh ra bài tập ở mức độ phức tạp, chỉ cần yêu cầu học sinh tìm tòi ra được bài tập áp dụng kiến thức vừa học của toàn chương.
Với mô hình dạy học theo chương trình giáo dục đại trà hiện hành, giáo viên lựa chọn cách thức phân loại các đối tượng học sinh và vận dụng các phương pháp hướng dẫn học tập cụ thể như sau:
* Đối với học sinh học trung bình: 
+ Ngoài việc tiếp thu kiến thức trên lớp học sinh cần dành một phần thời gian ở nhà để đọc lại nội dung phần bài học ở trên lớp vài lần trước khi đến lớp. 
+ Học sinh phát huy tính tích cực học tự học bằng cách đọc từng mục nội dung trong sách giáo khoa sau đó xây dựng . 
+ Biết cách lập bảng, thống kê nội dung cơ bản của bài học, ghi nhớ nội dung bài học trước khi đến lớp.
+ Khuyến khích học sinh mạnh dạn trao đổi với thầy cô, bạn bè nội dung bài học còn chưa hiểu trên lớp.
* Đối với học sinh yếu, kém:
Động viên học sinh đi học chuyên cần, ghi chép bài đầy đủ trên lớp. Đây là biện pháp để nâng cao chất lượng chung của bộ môn mà còn duy trì được sĩ số tránh việc bỏ học giữa chừng của học sinh đặc biệt là đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải dành thời gian đi làm giúp đỡ gia đình, học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số.
Với đối tượng học sinh này cần đến rất nhiều sự quan tâm của giáo viên đến các em, luôn động viên, khích lệ các em kịp thời để tạo sự phấn khởi, tự tin trong học tập bộ môn. Không nên áp đặt việc hoàn thành nội dung bài thu hoạch là bắt buộc mà động viên học sinh để các em dần quen với việc tiếp cận hình thức học tập này. Luôn tạo mọi điều kiện trong các hình thức kiểm tra để học sinh cải thiện tâm lý học tập. Ngoài ra, với đối tượng học sinh này việc ra đề kiểm tra của giáo viên cũng phải phù hợp với học lực của các em, tránh gây áp lực để thu được kết quả như mong muốn. 
	Bước 3: Giáo viên định hướng cách học tập cho các đối tượng học sinh khá giỏi.
Ngoài định hướng chung dành cho tất cả các đối tượng học sinh thì các học sinh khác giỏi cần chú ý tham khảo thêm những bài tập vận dụng kiến thức nâng cao trong sách nâng cao nhằm khái quát kiến thức theo bài, theo chương.
	Khi các đối tượng học sinh làm quen được cách thức học tập trên thì giáo viên định hướng cho học sinh xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm ở cấp độ vận dụng cao, tăng thêm hứng thú học tập cho các học sinh khá giỏi. 
* Đối với học sinh khá, giỏi, việc phát huy tính tích cực học tập có thể hướng dẫn học sinh tự học bằng các hướng sau:
Với đối tượng học sinh này, giáo viên cần khuyến khích các em tự học theo cách riêng của bản thân. Ngoài học theo nội dung kiến thức chốt trong vở, trong sách giáo khoa, học sinh còn tìm hiểu thêm nội dung trong sách tham khảo, trên các phương tiện internet, học sinh cũng có thể học trực tuyến trên internet để tăng thêm hiểu biết bộ môn. Khuyến khích học sinh đọc sách tại thư viện để bổ trợ thêm kiến thức.
	Ví dụ trong phần củng cố - luyện tập của tiết 2- đại số 9: CĂN THỨC BẬC HAI VÀ HẰNG ĐẲNG THỨC . Giáo viên có thể chuẩn bị thêm nội dung có tính chất mở rộng, nâng cao thêm cho học sinh như : 
	Câu 1: có nghĩa khi: 
A. x ³ -2 B. x £ 3 C. x > 2 và x 3 hoặc x £ - 2
Câu 2: có nghĩa khi: 
A. x ³ -2 B. x £ 3 C. x > 2 và x < 3 D. x ³ 3 hoặc x £ - 2
Câu 3: có nghĩa khi:
A. x ³ -2 B. x £ 3 C. x > 2 và x < 3 D. x ³ 3 hoặc x £ - 2
Câu 4: có nghĩa khi:
A. x ³ -2 B. x £ 3 C. x > 2 và x < 3 D. x ³ 3 hoặc x £ - 2
Các câu hỏi trên về kiến thức cơ bản áp dụng vẫn là điều kiện để căn thức có nghĩa, tuy nhiên đã được mở rộng và yêu cầu học sinh cần chú ý thêm điều kiện để tồn tại phân thức hay câu 3 để tìm được đáp án đúng cần áp dụng kiến thức về phân tích đa thức thành nhân tử, những câu hỏi dạng này chỉ giành cho học sinh khá giỏi, không phải vì nó quá khó mà vì thời lượng giành cho một câu trắc nghiệm thường ít nên đòi hỏi học sinh cần có tư duy tốt mới tìm ra được nhanh đáp án và giáo viên nên khuyến khích các em chứ không nên đặt ra yêu cầu cần đạt cho tất cả các đối tượng học sinh. Vì vậy để định hướng cho học sinh xây dựng được câu hỏi dạng mở rộng kiến thức như trên theo tôi trong quá trình dạy học giáo viên cần lồng ghép ngay trong tiết dạy, đặc biệt là các tiết Luyện tập giáo viên cần xây dựng các dạng bài tập được phát triển từ các bài tập cơ bản để định hướng cho học sinh xây dựng (tùy vào các nội dung kiến thức để xây dựng). Với nội dung kiến thức trên tôi đã dẫn dắt học sinh phát triển các câu trắc nghiệm từ nội dung câu hỏi sau: 
 có nghĩa khi: 
A. x ³ -2 B. x £ 3 C. x > 2 D. x ³ 3
Hoặc có nghĩa khi: 
A. x ³ 0 B. x £ 0 C. x > 0 D. x ³ 2
Tôi đặt ra cho học sinh tình huống: nếu biểu thức dưới dấu căn không phải là đơn thức hay đa thức mà là phân thức hay phân thức với mẫu dương hay tích hai đa thức.....thì sẽ có nội dung của các câu trắc nghiệm khác, để chọn được đáp án đúng cần tổng hợp một vài đơn vị kiến thức đã học.
Hoặc giáo viên có thể rèn luyện tư duy logic cho học sinh và giúp học sinh vận dụng thành thạo kiến thức đã học qua nội dung kiến thức bài hệ phương trình theo cách sau: 
Giáo viên cho phương trình 2x - y = 5 yêu cầu học sinh lấy thêm một phương trình để tạo thành hệ phương trình vô nghiệm hay có một nghiệm hay có vô số nghiệm. Học sinh sẽ dễ dàng tìm được phương trình thứ hai phù hợp với đáp án đã định sẵn.
Với các bài tập nâng cao, mở rộng dành cho học sinh khá giỏi, việc định hướng cho học sinh không dễ dàng và để phân loại chính xác đối tượng học sinh tôi thường không yêu cầu học sinh xây dựng bài tập nâng cao mà chỉ khuyến khích các em tìm tòi các dạng bài tập nâng cao thông qua các quyển sách nâng cao trên thị trường hay học tập qua mạng Internet và tôi sẽ cộng thêm điểm vào bài thu hoạch nếu bài tập đưa ra có tính ứng dụng cao, vận dụng được kiến thức và học sinh giải được bài tập mà bản thân đưa ra.
Giải pháp 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm học tập
Sau một vài câu hỏi trắc nghiệm do giáo viên hướng dẫn cho học sinh thông qua các bài học thì học sinh sẽ quen dần với hình thức học này, lúc đó giáo viên có thể giao nhiệm vụ trực tiếp cho từng nhóm học sinh.
Giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ để các nhóm thực hiện công việc được rõ ràng, mang lại hiệu quả thiết thực. 
Một là mỗi nhóm xây dựng một bài thu hoạch cuối chương gồm hai phần (phần trắc nghiệm và phần tự luận). 
Hai là về số lượng: sau mỗi bài học cần xây dựng được hai đến ba câu trắc nghiệm liên quan đến nội dung vừa học.
Ba là: nội dung các câu trắc nghiệm cần xoay quanh các kiến thức đã học và cơ sở để xây dựng các câu trắc nghiệm chính là nội dung cơ bản cần khắc sâu sau mỗi bài học.
Bốn là nội dung phần tự luận sẽ xây dựng sau khi học xong một chương, có thể bám sát nội dung các bài tập ôn tập cuối chương để ra bài tập cho nhóm hoặc tham khảo các sách có trong thư viện nhà trường.
Năm là bài thu hoạch cần thỏa mãn điều kiện: khi nộp cho giáo viên yêu cầu tất cả các thành viên trong nhóm đều hoàn thành được bài thu hoạch của nhóm, nếu có thành viên chưa hoàn thành nội dung bài thu hoạch thì nhóm đó sẽ bị trừ điểm, tùy vào mức độ mà giáo viên đặt ra chế tài phù hợp. Khuyến khích các nhóm học sinh tự ra và giải được các bài tập ở cấp độ vận dụng cao.
Việc giao nhiệm vụ theo nhóm học tập giúp cho học sinh có cơ hội được học tập thêm bạn bè, tăng thêm tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Những học sinh có năng lực nhận thức chậm hơn sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn cách thức học tập này thông qua hướng dẫn của nhóm trưởng.
Sản phẩm của nhóm học sinh được đính kèm sau trang 23(xin trình bày một số bài điển hình có các câu hỏi sát với nội dung vừa học và thể hiện sự đầu tư)
Để công tác đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh được chính xác tôi tiến hành bước tiếp theo.
Giải pháp 3: Tiến hành giao nhiệm vụ cho cá nhân
Nhằm đánh giá học sinh được chính xác và tạo cho giáo viên cơ hội điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với mọi đối tượng học sinh, tôi tiến hành giao nhiệm vụ cho mỗi học sinh với các nhiệm vụ cụ thể như đối với nhóm ở trên. 
 Để mọi đối tượng học sinh đều có bài thu hoạch nộp cho giáo viên thì tôi yêu cầu học sinh hoàn thành bài thu hoạch đúng thời gian quy định và sẽ lấy vào điểm kiểm tra thường xuyên. 
Sẽ cộng thêm điểm cho các học sinh tự ra cho mình các bài tập tương tự hoặc các bài tập nâng cao với điều kiện là học sinh đó hay nhóm học sinh đó phải hiểu và giải thành thạo bài tập mà mình đã đặt ra.
Đối với các bài tập mang tính tổng hợp kiến thức của cả chương, của học kỳ thì yêu cầu học sinh sau khi học xong các đơn vị kiến thức thì tiến hành ra các bài tập tương tự, khuyến khích các học sinh tự ra cho mình các bài tập hoặc các câu hỏi ở cấp độ vận dụng cao và có thể tăng hứng thú cho học sinh bằng các điểm số.
Sản phẩm của cá nhân học sinh được đính kèm sau trang 23(xin trình bày một số bài điển hình có các câu hỏi sát với nội dung vừa học và thể hiện sự đầu tư)
Giải pháp 4: Tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận, rút ra bài học kinh nghiệm. 
Để tăng tính hiệu quả của phương pháp học tập này và tạo môi trường học tập tích cực cho mọi đối tượng học sinh t

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN 1718-TUYET-LTV.doc