SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”

BÀI 16

NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu rõ:

 Những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc từ 1919 đến 1925.

 Ý nghĩa và tác dụng của những hoạt động đó đối với phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta.

2. Kĩ năng: Hình thành cho học sinh:

 Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích tranh ảnh, lược đồ lịch sử.

 Phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.

3. Tư tưởng:

 Giáo dục lòng khâm phục, kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng.

 Nội dung tích hợp: Giáo dục tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử 9, chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử 9

 Tranh ảnh lịch sử: H. 28 SGK

 Lược đồ hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911đến 1941.

 Tư liệu lịch sử tham khảo

 

doc 33 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1012Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..................
	Điện thoại:...........................; Email:....................................
	- Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 02 giáo viên):
	1. Họ và tên.....................................................................................
	Ngày sinh...................................	Môn :.......................
Điện thoại:...........................; Email:....................................
	2. Họ và tên.....................................................................................
	Ngày sinh................................... 	Môn :.......................
Điện thoại:...........................; Email:.................................
Phụ lục III
Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
	1. Tên hồ sơ dạy học
2. Mục tiêu dạy học
- Cần mô tả kiến thức, kĩ năng, thái độ của những môn học nào, bài học nào sẽ đạt được trong bài học này.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn nào để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra.
3. Đối tượng dạy học của bài học
Mô tả về đối tượng học sinh: số lượng, lớp, khối lớp và những đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo bài học.
4. Ý nghĩa của bài học
Mô tả ý nghĩa, vai trò của bài học đối với thực tiễn dạy học, thực tiễn đời sống xã hội.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
Mô tả các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học.
Mô tả các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học của bài học.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Mô tả các hoạt động dạy học (mục tiêu, nội dung, cách tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên) theo tiến trình dạy học đã thực hiện với học sinh trong thực tiễn.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Mô tả cách thức, tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh.
8. Các sản phẩm của học sinh
Mô tả các sản phẩm của học sinh, minh chứng kết quả học tập của học sinh qua bài học.
Với các nội dung yêu cầu trên, tôi xin chia sẻ một số nội dung trong tiến trình thực hiện dạy học tích hợp theo quy định trong một bài học cụ thể của chương trình môn lịch sử lớp 9 – Bài 16, tiết 19, Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925:
Phụ lục III
Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
1. Tên dự án dạy học
	Từ nội dung Tiết 19, bài 16: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919- 1925) – Môn Lịch sử 9, bản thân liên hệ đến tên dự án dạy học: “Lồng ghép giáo dục tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử”.
	2. Mục tiêu dạy học
Thông qua kiến thức của bài 16 về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925, giáo viên làm cho học sinh hiểu rõ ý nghĩa và tác dụng của những hoạt động này đối với phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta. Qua đó, giáo dục lòng khâm phục, kính yêu đối với chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng, lòng biết ơn công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với dân tộc.
Thông qua nội dung bài học giáo viên vận dụng kiến thức các môn học khác nhằm lồng ghép giáo dục tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn.
	Học sinh tăng khả năng vận dụng những kiến thức liên môn của các môn học khác sử dụng trong tiết học như môn GDCD, môn Ngữ văn, môn Âm nhạc, Mĩ thuật, hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp để lồng ghép giáo dục tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó, thúc đẩy tinh thần tự học, tìm tòi sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức liên quan bổ trợ cho bài học nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
Định hướng năng lực hình thành:
	- Năng lực tự học: 
	+ Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác chủ động, tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.
	+ Nhận ra và điều chỉnh những sai sót hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
	- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất được biện pháp giải quyết vấn đề có hiệu quả.
	- Năng lực sáng tạo: Suy nghĩ và khái quát hóa tiến trình khi thực hiện mọi công việc được giao; học sinh chủ động tự lập trong học tập cũng như trong cuộc sống. 
	- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn của các môn học khác sử dụng trong tiết học như môn GDCD, môn Ngữ văn, môn Âm nhạc, Mĩ thuật, hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp để lồng ghép giáo dục tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.
	3. Đối tượng dạy học của dự án
	- Học sinh 
	+ Số lượng học sinh: 178
	+ Khối lớp: 9
	+ Số lớp thực hiện: 5
	- Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án:
	+ Học sinh phải có kĩ năng vận dụng tốt kiến thức liên môn để giải quyết các câu hỏi liên quan đến tiết học, do đó cần có sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
	+ Giáo viên giảng dạy trực tiếp là giáo viên ở trường và dạy nhiều khối lớp nên học sinh không bị bỡ ngỡ về phương pháp kiểm tra, đánh giá. 
	4. Ý nghĩa của dự án
	- Chúng tôi nhận thấy rằng tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, trong khoa học giáo dục thì tích hợp chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng con người phát triển thiếu hài hoà và mất cân đối.
	- Dạy học tích hợp là kết hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực khác nhau, lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học.
	- Tích hợp trong giảng dạy giúp học sinh nhanh nhạy hơn trong việc vận dụng kiến thức của các môn học khác để nhận biết kiến thức và vận dụng sáng tạo nó trong thực tiễn cuộc sống của con người, từ đó tạo điều kiện phát triển toàn diện bản thân.
	Cụ thể:
	- Trong bài giảng cần làm cho học sinh hiểu được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài, ý nghĩa của những hoạt động ấy để từ đó giáo dục lồng ghép tinh thần tự lực, kiên trì vượt qua mọi khó khăn gian khổ của Bác để tìm ra con đường cứu nước chân chính cho dân tộc Việt Nam.
	- Cũng trong bài học đó giáo viên liên hệ lồng ghép giáo dục cho học sinh vận dụng kiến thức của bài Phong cách Hồ Chí Minh, hay bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương trong môn Ngữ văn lớp 9, hay bài Đức tính giản dị của Bác Hồ trong môn Ngữ văn lớp 7 để học sinh thấy được vẻ đẹp toả sáng của lãnh tụ Hồ Chí Minh: lí tưởng độc lập dân tộc, sự hy sinh quên mình, vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lối sống giản dị, đức khiêm tốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
	- Trong môn Ngữ văn lớp 8 bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu và bài Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh, giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh hiểu rõ bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch.
- Trong môn Âm nhạc lớp 6 ở tiết 1, tập hát bài Quốc ca, giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh liên hệ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại. Mỗi con người Việt Nam nói chung cũng như mỗi học sinh nói riêng không thể không biết đến bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Mỗi lần hát vang bài hát này chắc chắn mỗi chúng ta đều cảm thấy lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh.
	- Trong môn GDCD lớp 9, bài Chí công vô tư, giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh việc Bác luôn công bằng, không thiên vị, Bác luôn đặt lợi ích chung của đất nước, của nhân dân lên trên lợi ích của bản thân.
	- Trong môn Mĩ thuật lớp 9, chủ đề vẽ tranh về lực lượng vũ trang, giáo viên lồng ghép giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua hình tượng người lính – anh bộ đội cụ Hồ.
	- Trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 6, Hoạt động 2, tháng 5, Chúng em kể chuyện về Bác Hồ, giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh thấy rõ sự hy sinh cao cả cuộc đời cho thống nhất của dân tộc, cho ấm no, hạnh phúc của nhân dân, yêu nước thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
	Hoạt động 1, tháng 10, Vâng lời Bác Hồ dạy em gắng học chăm, giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh: Bác Hồ là tấm gương sáng của tinh thần hiếu học và nghị lực kiên cường, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn lên.
	- Trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 7, Hoạt động 3, tháng 12, Thi kể chuyện lịch sử giáo viên hướng dẫn cho học sinh kể chuyện Bác Hồ hoạt động cách mạng, tìm đường cứu nước, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị, khiêm tốn của Bác qua đó giáo dục học sinh nâng cao ý thức thái độ, tình cảm biết ơn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, phấn đấu tốt trong học tập, sinh hoạt hằng ngày để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt làm nền tảng phấn đấu tương lai sau này của bản thân và xã hội.
	5. Thiết bị dạy học, học liệu
	- GV: 
+ Giáo án điện tử trình chiếu trên Powerpoint với các ví dụ minh hoạ.
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử 9, chuẩn kiến thức kĩ năng Lịch sử 9.
+ Truyện kể: Một số mẩu chuyện về hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925.
	- HS: 
+ Tập truyện kể về Bác Hồ kính yêu (được thể hiện trong cuộc thi “Chúng em kể chuyện về Bác Hồ kính yêu” do Liên đội trường phát động).
+ Viết bài thu hoạch: Cảm nhận của em về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau khi học xong bài “Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”.
	6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
	- Kiểm tra sĩ số
	- Kiểm tra bài cũ (lồng ghép trong bài dạy)
	- Vào bài mới: HS xem hình ảnh và nêu hiểu biết của em về hình ảnh đó
- Bài mới: Trình bày các nội dung theo giáo án đã thiết kế trên Powerpoint (được trình bày bằng giáo án Word cụ thể như sau):
BÀI 16
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu rõ:
Những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc từ 1919 đến 1925. 
Ý nghĩa và tác dụng của những hoạt động đó đối với phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta.
2. Kĩ năng: Hình thành cho học sinh:
Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích tranh ảnh, lược đồ lịch sử.
Phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
3. Tư tưởng:
Giáo dục lòng khâm phục, kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng.
Nội dung tích hợp: Giáo dục tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử 9, chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử 9
Tranh ảnh lịch sử: H. 28 SGK
Lược đồ hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911đến 1941.
Tư liệu lịch sử tham khảo
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (Lồng ghép trong dạy bài mới)
2. Giới thiệu bài mới
	Sau thời gian hoạt động ở Pháp và Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc trở về Trung Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và mở ra bước phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam.
3. Dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: cả lớp / cá nhân
GV: Nêu hoạt động của của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài năm 1919?
GV: Việc Nguyễn Ái Quốc đưa đến hội nghị Vec-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam đã có ý nghĩa như thế nào?
(Đã có tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp. Từ đây tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc đã đi vào phong trào công nhân thế giới).
GV: Nêu những hoạt động nổi bật của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài năm 1920?
GV: Trích dẫn tư liệu về cảm xúc của Người khi đọc bản sơ thảo của Lê nin 
=>lồng ghép giáo dục tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo dục tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: 
- Trong môn Ngữ văn lớp 8 bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu và bài Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh, giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh hiểu rõ bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch. 
- Giáo viên liên hệ lồng ghép giáo dục cho học sinh vận dụng kiến thức của bài Phong cách Hồ Chí Minh, hay bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương trong môn Ngữ văn lớp 9, hay bài Đức tính giản dị của Bác Hồ trong môn Ngữ văn lớp 7 để học sinh thấy được vẻ đẹp toả sáng của lãnh tụ Hồ Chí Minh: lí tưởng độc lập dân tộc, sự hy sinh quên mình, vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lối sống giản dị, đức khiêm tốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 6, Hoạt động 2, tháng 5, Chúng em kể chuyện về Bác Hồ, giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh thấy rõ sự hy sinh cao cả cuộc đời cho thống nhất của dân tộc, cho ấm no, hạnh phúc của nhân dân, yêu nước thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
	Hoạt động 1, tháng 10, Vâng lời Bác Hồ dạy em gắng học chăm, giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh: Bác Hồ là tấm gương sáng của tinh thần hiếu học và nghị lực kiên cường, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn lên.
- Môn Giáo dục công dân lớp 9, bài Chí công vô tư, giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh việc Bác luôn công bằng, không thiên vị, Bác luôn đặt lợi ích chung của đất nước, của nhân dân lên trên lợi ích của bản thân.
GV: Giáo viên khai thác nội dung hình 28 sách giáo khoa: Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua tháng 12 năm 1920.
GV: Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đã khẳng định điều gì?
(Khẳng định sự quyết tâm của Nguyễn Ái Quốc: Đi theo chủ nghĩa Mác Lê nin. Con đường cứu nước đó chính là con đường cách mạng vô sản).
GV: Do đâu Nguyễn Ái Quốc được quyết định đúng đắn như vậy?
(Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin).
GV: Từ khi tham gia vào Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động tích cực như thế nào?
(Năm 1921: sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa. Viết báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân đặc biệt là cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp).
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm:
GV: So với các thế hệ đi trước như cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác? Thành công lớn nhất của Nguyễn Ai Quốc trên đất Pháp là gì?
(Các thế hệ đi trước có tư tưởng dân chủ tư sản. Còn đối với Nguyễn Ái Quốc để cứu nước không có con đường nào khác là con đường cáng mạng vô sản).
Hoạt động 1: cả lớp / cá nhân
GV: Trong thời gian hoạt động tại Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới?
(6 -1923 Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, được bầu vào Ban chấp hành.
1924 Nguyễn Ái Quốc tham gia tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Tại đây Nguyễn Ái Quốc đã trình bày những quan điểm, lập trường của mình về vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa)
GV: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài có tác động như thế nào đến phòng trào cách mạng ở Việt Nam?
(Các tài liệu sách báo của Nguyễn Ái Quốc viết đã được đưa vào Việt Nam. Chủ nghĩa Mác Lê nin được truyền bá về Việt Nam. Như vậy đã chuẩn bị một bước quan trọng về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam).
Hoạt động 1: cả lớp / cá nhân
GV: Tại sao Nguyễn Ái Quốc quyết định trở về Quảng Châu - Trung Quốc?
(Với những kiến thức đã được học tập, những kinh nghiệm xây dựng đảng kiểu mới đã được chuẩn bị kĩ lưỡng. Nguyễn Ái Quốc trở về Trung Quốc để nhằm xây dựng một chính đảng kiểu mới tại Việt Nam).
GV: Những hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc để đưa đến sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên?
(Tập hợp các thanh niên Việt Nam yêu nước, tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê nin)
GV: Việc thành lập Cộng sản đoàn làm nòng cốt cho Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên có ý nghĩa như thế nào?
(Là cơ sở để tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê nin. Là hạt nhân để thúc đẩy Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên hoạt động và phát triển. Đây chính là nền móng để thành lập một chính đảng kiểu mới ở Việt Nam).
GV: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã có những hoạt động nào để thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam phát triển?
(Huấn luyện thanh niên trở thành những cán bộ cách mạng nòng cốt. Viết báo Thanh niên để tuyên truyền; Cử một số thanh niên tiêu biểu đi học tại Liên Xô; Xây dựng cơ sở trong nước)
GV: Những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã có những ảnh hưởng như thế nào đến phong trào cách mạng Việt Nam?
(Phong trào yêu nước và phong trào dân tộc dân chủ càng diễn ra sôi nổi; một số đoàn thể của quần chúng đã được tổ chức: Công hội, Nông hội, Hội học sinh, Hội phụ nữ)
GV: Vì sao năm 1928 Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên có chủ trương " vô sản hoá"? Em hiểu thế nào là vô sản hoá?
(Để thành lập một chính đảng kiểu mới cần phải có sự chuẩn bị về tư tưởng cho quần chúng cách mạng, đặc biệt là giai cấp công nhân. Chính vì lẽ đó cần phải truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin sâu rộng trong giai cấp công nhân. Vô sản hoá: Tất cả mọi giai cấp đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác Lê nin).
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
GV: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài 1919-1925 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam.
(Truyền bá chủ nghĩa yêu nước Mác Lê nin, chuẩn bị tích cực mọi điều kiện về tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập chính Đảng vô sản ở Việt Nam)
NGUYỄN ÁI QUỐC Ở PHÁP (1917 – 1923)
- 18-6-1919, gửi đến Hội nghị Vec-xai Bản yêu sách, đòi chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam. 
=> Gây tiếng vang lớn 
- 7-1920, đọc sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin.
=> Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, con đường cách mạng vô sản.
- 12 – 1920, gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
=> Đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác Lê nin.
- 1921, sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa tại Pa-ri, viết báo Người cùng khổ, Nhân đạo, đặc biệt là cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp.
NGUYỄN ÁI QUỐC Ở LIÊN XÔ (1923-1924)
- 6 – 1923, sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân. Ở đây Người làm nhiều việc: nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo Sự thật và tạp chí Thư tín Quốc tế.
- 1924 , tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Trình bày những quan điểm, lập trường của mình về vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa
NGUYỄN ÁI QUỐC Ở TRUNG QUỐC (1924 – 1925)
- Cuối 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu - Trung Quốc
- 6-1925, tiến hành thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên mà nòng cốt là tổ chức Cộng sản đoàn. 
- Mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ.
- Xuất bản báo Thanh niên, in cuốn Đường kách mệnh (1927).
- 1928, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có chủ trương " vô sản hoá" nhằm tạo điều kiện cho hội viên tự rèn luyện, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh.
4. Củng cố
GV: 	 Chốt kiến thức của bài: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài 1919-1925 đã truyền bá chủ nghĩa yêu nước Mác Lê nin, chuẩn bị tích cực mọi điều kiện về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam, lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập, tự do. 
*Giáo viên lồng ghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh thay cho lời kết trong bài: 
	- Trong môn Mĩ thuật lớp 9, chủ đề vẽ tranh về lực lượng vũ trang, giáo viên lồng ghép giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua hình tượng người lính - anh bộ đội cụ Hồ.
- Trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 7, Hoạt động 3, tháng 12, Thi kể chuyện lịch sử giáo viên hướng dẫn cho học sinh kể chuyện Bác Hồ hoạt động cách mạng, tìm đường cứu nước, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị, khiêm tốn của Bác qua đó giáo dục học sinh nâng cao ý thức thái độ, tình cảm biết ơn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, phấn đấu tốt trong học tập, sinh hoạt hằng ngày để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt làm nền tảng phấn đấu tương lai sau này của bản thân và xã hội.
- Trong môn Âm nhạc lớp 6 ở tiết 1, tập hát bài Quốc ca, giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh liên hệ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại. Mỗi con người Việt Nam nói chung cũng như mỗi 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - LICH SU - MINH TINH - LTVINH.doc