SKKN Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh, phòng chống bạo lực cho học sinh lớp chủ nhiệm

SKKN Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh, phòng chống bạo lực cho học sinh lớp chủ nhiệm

1.1. Đồng cảm, sẵn sàng chia sẻ với học sinh

GVCN phải tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ những nét tính cách, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Giáo viên không nên áp đạt học sinh theo ý mình một cách máy móc, mà phải gây ấn tượng ban đầu tốt đẹp đối với học sinh. Phải biết đặt

vị trí của mình vào vị trí của học sinh để tạo ra sự thông cảm hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

Giáo viên phải biết cách nói và biết cách lắng nghe ý kiến của học sinh, dù nó là đúng hay sai thì cũng không nên cắt ngang hay ngoảnh mặt đi chỗ khác tỏ vẻ khó chịu làm cho đối tượng giao tiếp sợ hãi mà không tiếp tục cuộc đối thoại, không dám bày tỏ hết nguyện vọng của mình. Khi nghe học sinh trình bày thì thường học sinh khó nói, khó diễn đạt ý của mình, giáo viên phải gợi ý nhẹ nhàng, có thể biểu lộ thái độ khích lệ, động viên để các em nói hết những suy nghĩ của mình. Trong giao tiếp, lời nói của giáo viên phải chân thật, mộc mạc, ôn hòa, cởi mở, từ giọng điệu, cách phát âm, việc sử dụng từ sao cho bảo đảm tính văn hóa. Bất kì trong trường hợp nào cũng không được xúc phạm đến danh dự, làm tổn thương đến phẩm giá nhân cách của học sinh, không nên chê bai hay trách phạt học sinh đặc biệt là trước lớp hoặc trước chỗ đông người.

Sự đồng cảm trong giao tiếp sư phạm là giáo viên phải biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp khi tiếp xúc, khi giải quyết các tình huống sư phạm để có sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau. Có như vậy thì giáo viên mới thật sự sống trong niềm vui nỗi buồn của học sinh. Nhờ sự đồng cảm mà giáo viên mới có hành vi ứng xử phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng mong muốn của các em và sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cao.

Để tạo ra sự đồng cảm trong giao tiếp sư phạm thì giáo viên cần phải có sự quan tâm gần gũi để tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh, qua đó hiểu được điều kiện hoàn cảnh gia đình của từng em để có thể cùng rung cảm với học sinh, tạo ra cảm giác an toàn nơi học sinh. Khi tiếp xúc với học sinh, giáo viên không nên gây không khí căng thẳng trong tâm trí học sinh qua mỗi lần giao tiếp. Phải luôn tạo cho học sinh những niềm vui mới, có nhu cầu muốn được tiếp xúc với giáo viên. Đồng cảm là cơ sở hình thành mọi hành vi ứng xử nhân hậu, khoan dung độ lượng theo kiểu : “thương người như thể thương thân” người giáo viên không có sự đồng cảm với học sinh thường giải quyết công việc theo nguyên tắc cứng nhắc. Ví dụ : học sinh nghỉ học một buổi là phê bình góp ý; bài kiểm tra kém cho điểm kém, không cần tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện hoàn cảnh gia đình, bản thân học sinh ra sao giáo viên hãy nhớ lại tuổi thơ học tập của mình để đồng cảm với các em, bù đắp lại những thiệt thòi, thiếu hụt do hoàn cảnh gia đình khó khăn không thể nào đáp ứng cho các em được.

 

docx 58 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh, phòng chống bạo lực cho học sinh lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến của học sinh, dù nó là đúng hay sai thì cũng không nên cắt ngang hay ngoảnh mặt đi chỗ khác tỏ vẻ khó chịu  làm cho đối tượng giao tiếp sợ hãi mà không tiếp tục cuộc đối thoại, không dám bày tỏ hết nguyện vọng của mình. Khi nghe học sinh trình bày thì thường học sinh khó nói, khó diễn đạt ý của mình, giáo viên phải gợi ý nhẹ nhàng, có thể biểu lộ thái độ khích lệ, động viên để các em nói hết những suy nghĩ của mình. Trong giao tiếp, lời nói của giáo viên phải chân thật, mộc mạc, ôn hòa, cởi mở, từ giọng điệu, cách phát âm, việc sử dụng từ sao cho bảo đảm tính văn hóa. Bất kì trong trường hợp nào cũng không được xúc phạm đến danh dự, làm tổn thương đến phẩm giá nhân cách của học sinh, không nên chê bai hay trách phạt học sinh đặc biệt là trước lớp hoặc trước chỗ đông người.
Sự đồng cảm trong giao tiếp sư phạm là giáo viên phải biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp khi tiếp xúc, khi giải quyết các tình huống sư phạm để có sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau. Có như vậy thì giáo viên mới thật sự sống trong niềm vui nỗi buồn của học sinh. Nhờ sự đồng cảm mà giáo viên mới có hành vi ứng xử phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng mong muốn của các em và sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cao.
Để tạo ra sự đồng cảm trong giao tiếp sư phạm thì giáo viên cần phải có sự quan tâm gần gũi để tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh, qua đó hiểu được điều kiện hoàn cảnh gia đình của từng em để có thể cùng rung cảm với học sinh, tạo ra cảm giác an toàn nơi học sinh. Khi tiếp xúc với học sinh, giáo viên không nên gây không khí căng thẳng trong tâm trí học sinh qua mỗi lần giao tiếp. Phải luôn tạo cho học sinh những niềm vui mới, có nhu cầu muốn được tiếp xúc với giáo viên. Đồng cảm là cơ sở hình thành mọi hành vi ứng xử nhân hậu, khoan dung độ lượng theo kiểu : “thương người như thể thương thân” người giáo viên không có sự đồng cảm với học sinh thường giải quyết công việc theo nguyên tắc cứng nhắc. Ví dụ : học sinh nghỉ học một buổi là phê bình góp ý; bài kiểm tra kém cho điểm kém, không cần tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện hoàn cảnh gia đình, bản thân học sinh ra sao  giáo viên hãy nhớ lại tuổi thơ học tập của mình để đồng cảm với các em, bù đắp lại những thiệt thòi, thiếu hụt do hoàn cảnh gia đình khó khăn không thể nào đáp ứng cho các em được.
Nói đi đôi với làm
Người giáo viên cần phải gương mẫu trước học sinh về mọi mặt: Hành vi, cử chỉ, tư thế, tác phong, trang phục, lời nói Nhân cách giáo viên mẫu mực được biểu hiện cụ thể như sau:
Biểu hiện mẫu mực về trang phục, hành vi, cử chỉ, lời nói tất cả những biễu hiện đó phải thống nhất với nhau. Nói năng phải rõ ràng mạch lạc, cử chỉ phải đường hoàng, đĩnh đạc, tự tin, không thể nói một đường làm một nẻo.
Thái độ và những biểu hiện của thái độ phải phù hợp với các phản ứng hành vi. Ví dụ: Khi giáo dục học sinh vi phạm thì mặt dù giáo viên thể hiện sự khoan dung độ lượng nhưng giọng nói phải dứt khoát, ánh mắt phải nghiêm nghị, cử chỉ phải rõ ràng. Còn muốn khen ngợi học sinh thì lời nói, hành vi phải nhẹ nhàng, sôi nổi, ánh mắt vui tươi, nét mặt rạng rỡ
Khi sử dụng ngôn ngữ thì phải chọn từ, dùng từphải phù hợp với tình huống, nội dung và đối tượng giao tiếp. Không dùng lối nói mày, tao, mi, tớ hay đùa cợt quá trớn với học sinh vì như thế sẽ để lại ấn tượng không tốt về nhân cách người thầy trong lòng học sinh có thể suốt cả cuộc đời. Bất kỳ phát ngôn nào của giáo viên đều phải có sự tính toán, suy nghĩ bởi vì một khi đã nói thì học sinh sẽ để ý, sẽ ghi nhớ, sẽ kiểm chứng. Ví dụ, nếu GVCN xử lý học sinh vi phạm kỷ luật chỉ bằng lời nói hay lời đe dọa gọi phụ huynh, phạt lao động... mà không thực hiện thì học sinh sẽ “quen nhờn” không có tác dụng kỷ luật. Vẫn biết rằng để tìm ra biện pháp xử lý thích hợp với từng kiểu vi phạm là không hề dễ, nhưng GVCN phải thật sự tâm huyết, sẵn sàng tốn thời gian thậm chí cả tiền bạc thì hiệu quả mang lại mới thật sự cao.
Động viên kịp thời, xử lý kỷ luật không chậm trễ
Là một giáo viên, đừng bao giờ coi nhẹ các lời khen - chê, hãy sử dụng nó một cách đúng lúc, đúng vấn đề. Hãy xử phạt những hành động không đúng, nhưng hãy khen thưởng nếu học sinh có hành vi tốt. Lời khen và phần thường kịp thời sẽ là động lực giúp các em thấy được giá trị của mình trong lớp học, thấy được thành tích của mình được công nhận và điều này chính là đôi cánh mạnh mẽ biến đổi nhân cách của một con người, nhất là với những học sinh “đặc biệt”.
Hình 11. Trao quà cho học sinh có nhiều thành tích trong học kỳ 1
Như trường hợp em T mà tôi đã đề cập ở trên, sau khi đọc phiếu Tìm hiểu học sinh số 2, tôi biết được một phần tính cách bướng bỉnh, khó gần của em là từ việc bố em hay uống rượu và mỗi lần say rượu là ông ấy lại đánh mẹ con em. Tôi cố gắng gần gũi với T nhiều hơn, nói chuyện với em nhiều hơn và sẵn sàng khích lệ, khen ngợi mỗi khi em có tiến bộ dù chỉ là rất nhỏ. Em T mặc dù khó gần nhưng lại là người rất có trách nhiệm, GVCN giao công việc gì em đều làm đến nơi đến chốn, chính vì thế tôi đã sử dụng chính ưu điểm này để giúp em hòa đồng, dễ gần hơn với các bạn trong lớp.
Đừng bao giờ luôn khen ngợi và bỏ quan những lỗi nhỏ đối với học sinh, ngay cả với học sinh giỏi. Hãy công bằng trừng phạt nếu bất cứ học sinh nào làm sai. Tuy nhiên khi muốn kỷ luật một học sinh phạm lỗi nào đó, GVCN trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân, đừng vội kết luận em đó là phạm lỗi. Nếu là nguyên nhân khách quan, không xuất phát từ bản thân học sinh thì GVCN chỉ nên nhắc nhở, còn khi lỗi là nguyên nhân chủ quan thì giáo viên phải có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời. Việc xử lý học sinh vi phạm đòi hỏi GVCN phải có những kỹ năng nhất định, không phải theo kiểu “giận quá mất khôn” mắng chửi, xúc phạm, thậm chí là đánh đập học sinh, nhất là trước mặt các học sinh khác. Theo tôi, nên sử dụng các biện pháp kỷ luật tích cực như:
Hình 12. Phạt học sinh không học bài cũ dán nhãn sách tại thư viện
Hình 13. Phạt học sinh vắng học trực tuyến làm Vườn sinh học
Học sinh nói chuyện riêng nhiều lần, làm phiền các bạn xung quanh => phạt ngồi riêng lên đầu lớp trong vài ngày.
Học sinh đánh nhau => Phạt lao động/trực nhật cùng nhau.
Học sinh không làm bài cũ => Phạt học thuộc và giảng bài lại cho cả lớp.
Học sinh mất trật tự ảnh hưởng đến lớp học => Phạt xin lỗi từng người trong lớp.
Học sinh chửi bậy => Phạt đứng cúi đầu xin lỗi 20 lần.
Học sinh xúc phạm giáo viên => Mời phụ huynh lên làm việc và khen ngợi trước, sau đó mới nói về vấn đề giáo viên bị xúc phạm. Học sinh tự xấu hổ và chủ động xin lỗi thầy cô (tâm phục khẩu phục).
Học sinh bị điểm kém => Phạt chép bài nhiều lần.
Học sinh trốn học đi chơi game => Phạt trực nhật đầu và sau giờ học, chép bài cũ đã trốn.
Không GVCN nào muốn kỷ luật học sinh, nhưng bên cạnh khen ngợi thì kỷ luật góp phần giáo dục học sinh hoàn thiện về năng lực và phẩm chất.
Minh bạch trong thu, chi các khoản của lớp
Là GVCN chắc hẳn ai cũng sợ phải mang tiếng không minh bạch trong thu, chi các khoản quỹ lớp, vì vậy để tránh trường hợp học sinh và cả phụ huynh phải suy nghĩ chuyện quỹ lớp làm việc gì thì tôi đã lập một bảng chi tiêu các khoản. Bảng này ghi rõ thời gian, nội dung chi tiêu, số tiền và người chi. Bảng này được ghim vào bảng phụ của lớp để ai cũng có thể xem và gửi vào nhóm phụ huynh học sinh cùng được biết.
Hình 14. Bảng chi học kỳ I của lớp 10A9
Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thân thiện, vui vẻ
Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, GVCN xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng. Học sinh kính yêu GVCN như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của GVCN càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt. Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng GVCN bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời họ.
Hình 15. Học trò tự tay trang trí lớp học đón Tết nguyên đán 2022
Để xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thân thiện, vui vẻ GVCN có thể áp dụng các phương pháp giáo dục sau.
Xây dựng tính cộng đồng trong các hoạt động tập thể
Nhằm xây dựng môi trường tâm lý thuận lợi cho học sinh, GVCN cần tổ chức cho các em tham gia các hoạt động tập thể, vui chơi, hoạt động giáo dục. Đó có thể là một hoạt động tình nguyện chủ nhật xanh, một hoạt động ngoài giờ lên lớp do chính các em thiết kế và thực hiện chương trình, một hoạt động lao động tập thể, một hoạt động tham gia trò chơi dân gian như kéo co, nhảy bao bố hay một trận đấu bóng giữa các bạn trong lớp... Những hoạt động ngoài lớp học thông thường sẽ giúp cho thầy và trò gần gũi, gắn bó với nhau, dễ cảm thông cho nhau. Việc để học sinh tự thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp vừa phát huy được năng lực sáng tạo của các em, vừa tạo điều kiện cho các em thể hiện các kỹ năng sống cần có: kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp,  Trong quá trình làm việc, các em sẽ thắt chặt thêm tình đoàn kết, sẽ có được những kỷ niệm khó quên cho thời áo trắng của mình.
Hình 16. Tham gia ngày chủ nhật xanh do Đoàn trường phát động
Tôi đã từng nói với các học sinh lớp chủ nhiệm rằng: “mỗi hoạt động chúng ta làm cùng nhau cô đều muốn ghi lại, bởi đó sẽ là những kỷ niệm đẹp, những giây phút đáng nhớ luôn theo chúng ta mãi về sau, bạn nào không tham gia quả thật là điều tiếc nuối”
Hình 17. Tham gia ngày hội thể thao do nhà trường tổ chức
Giáo dục các kỹ năng cơ bản trong sinh hoạt tập thể
Trong tâm trí của các bạn học sinh, tiết sinh hoạt lớp thường không phải là một tiết được chờ đón, thậm chí với một số học sinh được coi là “đặc biệt” thì giờ sinh hoạt lớp giống như một giờ tra tấn “kinh hoàng”. Để giải quyết thực trạng trên bằng tâm huyết và tình yêu thương của bản thân với các cô cậu học trò của mình tôi đã học hỏi, tìm tòi để tạo nên những những tiết sinh hoạt lớp cuối tuần được các em mong ngóng và lưu dấu trong tâ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_moi_truong_giao_duc_an_toan_t.docx
  • pdfNGUYỄN THỊ HIỀN - THPT LÊ LỢI - CHỦ NHIỆM.pdf