SKKN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tranh biện cho học sinh THPT qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

SKKN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tranh biện cho học sinh THPT qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở khoa học

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm kỹ năng

Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong lĩnh

vực nào đó vào thực tế. Kỹ năng thể hiện khả năng thực hiện có kết quả những

hành động trên cơ sở những kiến thức có được đối với việc giải quyết những

nhiệm vụ đặt ra phù hợp với mục tiêu và điều kiện cho phép.

Để giải thích nguồn gốc hình thành kỹ năng có lẽ không có cơ sở lý

thuyết nào tốt hơn hai lý thuyết về phản xạ có điều kiện (được hình thành trong

thực tế cuộc sống của cá nhân) và phản xạ không điều kiện (là những phản xạ

mà cá nhân sinh ra đã sẵn có). Trong đó, kỹ năng của cá nhân gần như thuộc về

cái gọi là phản xạ có điều kiện, nghĩa là kỹ năng được hình thành từ khi cá nhân

tham gia hoạt động thực tế của cuộc sống. Ví dụ: kĩ năng giao tiếp, kỹ năng

quản trị chỉ được hình thành trong hoạt động công việc của cá nhân. Đa số kỹ

năng mà chúng ta có đều xuất phát từ việc rèn luyện, bồi dưỡng. Như vậy, nền

tảng thành công của con người trong cuộc sống là do 90% được đào tạo và tự

đào tạo, chỉ có 2% là kỹ năng bẩm sinh.

pdf 70 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1224Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tranh biện cho học sinh THPT qua hoạt động ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dục đó thuận lợi cho việc tìm kiếm và bồi dưỡng các nhân tố có năng khiếu, sở 
trường trong một lĩnh vực nhất định. Qua hoạt động dạy học, giáo viên chú ý 
phát hiện từ đó có kế hoạch bồi dưỡng các nhân tố có năng khiếu tranh biện. 
3.2.2.2. Nội dung 
Đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm phát hiện và bồi dưỡng những học 
sinh có năng khiếu tranh biện, tạo lực lượng nòng cốt cho các hoạt động ngoài 
giờ lên lớp. 
3.2.2.3. Cách thức tiến hành 
 Phát hiện học sinh có năng khiếu tranh biện 
Trong thực tế dạy học, giáo viên có thể phát hiện các em có năng khiếu 
tranh biện qua các tiết học và qua các sinh hoạt tập thể. 
21 
Qua các tiết học, giáo viên cần tạo tình huống có vấn đề, đem đến những 
kiến giải khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Bằng các phương pháp dạy học 
tích cực, giáo viên tạo không khí học tập, kích thích trí tò mò, khả năng khám 
phá của học sinh. Căn cứ vào phản hồi của các em, giáo viên tập hợp, phân loại 
thành hai luồng ý kiến khác nhau từ đó khéo léo gợi mở để học sinh có cái nhìn 
so sánh, nêu ra lí lẽ và dẫn chứng để bảo vệ ý kiến của mình. Có nhiều cách để 
giúp các em bộc lộ và rèn luyện kỹ năng như: bài tập trình bày một vấn đề, phân 
tích và đánh giá về một vấn đề, tổ chức hệ thống luận điểm theo trình tự logic, 
tìm kiếm minh chứng cho lỹ lẽ Đồng thời giáo viên có thể gợi mở thêm các 
chủ đề tranh luận để học sinh suy ngẫm, đề xuất ý kiến và triển khai lập luận 
thành một bài viết hoàn chỉnh. Qua đó phát hiện và bồi dưỡng những học sinh 
có các tố chất như: có năng lực tư duy phản biện sáng tạo, có kỹ năng phát hiện 
và giải quyết vấn đề, có khả năng tiếp thu và chọn lọc, có bản lĩnh trước các tình 
huống khó khăn. 
Đặc biệt qua hoạt động sinh hoạt tập thể, giáo viên có thể tìm kiếm và bồi 
dưỡng những học sinh có năng khiếu tranh biện. Đó là những hoạt động như: 
sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ, các hội thi văn nghệ, 
thể thao, diễn đàn Bằng sự quan sát tỉ mỉ và tìm hiểu kỹ lưỡng, chúng tôi phát 
hiện được những em có khả năng diễn đạt, thuyết trình trước đám đông, biết thể 
hiện chính kiến và bảo vệ quan điểm của mình. Đó thường là những em biết 
phát hiện vấn đề và mạnh dạn, tự tin trong phát biểu, bày tỏ ý kiến. Không chỉ 
biết trình bày một cách lưu loát, khoa học nội dung đã chuẩn bị, các em còn biết 
giao lưu với bạn bè, thầy cô để tạo sự tương tác, biết khai thác các yếu tố hỗ trợ 
như giọng nói, ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, tác phong, trang phục để tạo sự hấp 
dẫn và sức thuyết phục. 
 Bồi dưỡng các nhân tố nhân tố có năng khiếu tranh biện 
 Sau khi phát hiện được các nhân tố có năng khiếu, giáo viên cần có quá 
trình bồi dưỡng để các em phát huy sở trường của mình bởi năng khiếu có thể là 
một lợi thế lớn nhưng nếu không được rèn luyện mọi tài năng đều bị lãng phí. 
Muốn vậy, cần có kế hoạch và kiên trì thực hiện kế hoạch đó trong suốt quá 
trình giảng dạy. 
Trước tiên cần bắt đầu bồi dưỡng từ các lớp học. Bởi để hình thành được 
kỹ năng đòi hỏi cần có cả quá trình. Muốn vậy, người giáo viên phải thực sự xây 
dựng được các lớp học tranh biện, tạo không khí đối thoại dân chủ. Một giờ học 
thật sự hiện đại phải có những đối thoại sôi nổi trong một không khí cởi mở. 
Khoảng cách thầy - trò được rút ngắn, quan hệ thầy - trò trở nên thân thiện hơn 
bao giờ hết. Trong một môi trường học tập như thế, học sinh hoàn toàn có đủ tự 
tin để đưa ra những ý kiến tranh biện (với bạn, với thầy, cô) về một nội dung 
nào đó. Các em sẽ coi đó như là những hoạt động học tập tích cực, sáng tạo. 
Không nên dùng những “đòn phủ đầu” đối với những ý kiến chưa phù hợp. Hãy 
tỏ ra trân trọng và lắng nghe, hãy để cho các em trình bày trọn vẹn ý kiến của 
22 
mình. Điều đó giúp các em hiểu rằng, mình đang được học trong một giờ học 
đầy ắp tính dân chủ. Biện pháp này có thể vận dụng với tất cả các đối tượng học 
sinh. Với những học sinh có sự đam mê thì biện pháp này càng phát huy hiệu 
quả cao. 
Tạo được bầu không khí đối thoại dân chủ là điều kiện để bắt đầu bài học 
cốt lõi của tranh biện – kỹ năng lập luận. Bởi vì, muốn đạt đến tính tối ưu của 
vấn đề buộc phải thuyết phục được người khác. Một bài tranh biện có sức thuyết 
phục đến đâu là phụ thuộc vào độ sắc của những lí lẽ, độ mạnh mẽ hùng hồn của 
lập luận, độ chắc chắn, đáng tin cậy của minh chứng mà người tranh biện đưa ra. 
Giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng các kỹ năng lập luận. Học sinh sẽ 
học cách nghiên cứu bằng cách đưa ra các lý giải hợp lý cho câu trả lời. Có 
nhiều cách luyện tập kỹ năng này như: những bài tập trình bày một vấn đề; đánh 
giá và giải thích đánh giá của mình về một vấn đề; tổ chức hệ thống luận điểm 
theo các trình tự logic khác nhau; tìm kiếm minh chứng cho luận điểm... Lập 
luận trong tranh biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, toàn diện và chặt 
chẽ. Giáo viên có thể gợi mở các chủ đề tranh luận để học sinh suy ngẫm, đề 
xuất ý kiến và triển khai lập luận thành các bài viết hoàn chỉnh. 
Việc rèn luyện kỹ năng lập luận sẽ chuẩn bị tốt cho nội dung của bài tranh 
biện. Tuy nhiên, để tranh biện thực sự thành công còn phụ thuộc rất nhiều vào 
khả năng trình bày giàu sức thuyết phục, có tính hùng biện cao. Qua các bài học 
và sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày ý kiến 
cá nhân trước tập thể. Hình thức đơn giản nhất là các ý kiến xây dựng bài, 
những câu trả lời ngắn. Tiếp đến là những bài thuyết trình thảo luận nhóm. Các 
em có thể luân phiên trình bày trước lớp sản phẩm hoạt động của nhóm mình. 
Điều này sẽ tạo điều kiện cho mỗi em đều có cơ hội rèn luyện kỹ năng nói trước 
đám đông. 
Qua các trải nghiệm đó, giáo viên hướng dẫn học sinh những kỹ năng cơ 
bản để thuyết phục người khác thành công. Thứ nhất, cần có một quan điểm rõ 
ràng, có sức thuyết phục. Thứ hai, có phong thái tự tin, biết mở đầu một cách ấn 
tượng, thu hút được sự chú ý của khán giả ngay từ những câu nói đầu tiên. Thứ 
ba, trình bày một cách khoa học, logic các nội dung đã chuẩn bị. Thứ tư, biết 
khai thác các yếu tố phi ngôn ngữ như giọng nói, ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt, tác 
phong, trang phục Thứ năm, biết giao lưu với khán giả để tạo sự tương tác. 
Tất cả những yếu tố này không phải được hình thành trong ngày một ngày hai 
mà đòi hỏi phải trải qua một quá trình rèn luyện, bồi dưỡng lâu dài, tỉ mỉ. 
23 
Học sinh rèn luyện qua các sinh hoạt tập thể lớp 
24 
Trên thực tế, giáo viên có thể thực hiện nhiều hình thức khác nhau để rèn 
luyện kỹ năng tranh biện cho học sinh. Từ nội dung dạy học, giáo viên gợi mở 
vấn đề để học sinh tranh biện. Đặc biệt, giáo viên có thể xây dựng các tiết học 
mà ở đó, tranh biện trở thành một hoạt động trọng tâm. Tiết học được tổ chức 
như một cuộc tranh biện thu nhỏ. Tại đó, giáo viên tổ chức cho học sinh tranh 
biện về một chủ đề. Các đội lần lượt nêu ý kiến đồng thời đối thoại, đặt câu hỏi 
tranh biện để bảo vệ quan điểm của mình đồng thời phản bác quan điểm của đối 
phương. Những em có năng khiếu sẽ thể hiện vai trò chủ lực trong các hoạt 
động. Các học sinh khác cũng tích cực tham gia và tự bồi dưỡng năng lực của 
mình. Các tiết học như vậy sẽ tạo điều kiện cho các em tập dượt kỹ năng tranh 
biện trước khi có thể tự tin tham gia vào các hoạt động tranh biện trong sinh 
hoạt ngoại khóa. 
Học sinh rèn luyện qua các tiết học được tổ chức theo hình thức tranh biện 
25 
Ngoài ra, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi cho các em tham gia sinh 
hoạt tập thể như sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ, giao 
lưu văn nghệ, thể thao Cần giao cho học sinh các nhiệm vụ phù hợp đồng thời 
có sự hướng dẫn, điều chỉnh cho các em trong quá trình thực hiện. Những em 
thực sự có đam mê, giáo viên có thể giới thiệu các em tham gia câu lạc bộ tranh 
biện hoặc tham dự các cuộc thi. Khi đó, học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng 
tranh biện ở mức độ chuyên sâu. 
Là giáo viên dạy môn Ngữ văn, chúng tôi đã ứng dụng biện pháp trên và 
nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Qua sản phẩm học tập của các em, chúng tôi phát hiện 
được những học sinh có tư duy phản biện, có khả năng lập luận, trình bày tốt. 
Đây là những em có thể trở thành nòng cốt cho câu lạc bộ tranh biện và các hoạt 
động ngoài giờ lên lớp khác. 
3.2.3. Tổ chức tốt hoạt động của câu lạc bộ tranh biện 
3.2.3.1. Mục đích 
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh 
cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu dưới sự định hướng của những nhà giáo 
dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với 
nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động 
của câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của 
mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học 
sinh. 
3.2.3.2. Nội dung 
Ở các trường THPT, các nhóm, câu lạc bộ do học sinh thành lập và điều 
hành nhưng để các câu lạc bộ này thực sự hoạt động có hiệu quả, rất cần đến vai 
trò định hướng, tư vấn của giáo viên. 
3.2.3.3. Cách thức tiến hành 
Nhiều năm qua, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng luôn đẩy mạnh các hoạt 
động ngoài giờ lên lớp dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ. Hoạt động của các câu 
lạc bộ nhà trường đa dạng các loại hình, tạo sự gắn kết giữa học sinh, góp phần 
xây dựng môi trường học tập lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 
Trong đó, câu lạc bộ tranh biện được nhà trường quan tâm, thúc đẩy. 
Được thành lập vào ngày 8/9/2018, đến nay sau gần hai năm hoạt 
động, Câu lạc bộ đã có 30 thành viên và tổ chức được nhiều dự án hoạt động 
phong phú, có sức lan toả. Được tổ chức bài bản, chặt chẽ, hoạt động theo hình 
thức tự chủ, tự nguyện dưới sự giám sát của Ban chấp hành Đoàn trường, câu 
lạc bộ tranh biện đã thực sự trở thành môi trường để học sinh Huỳnh Thúc 
Kháng thể hiện và hoàn thiện bản thân, chia sẻ trách nhiệm cộng đồng. 
Để có được kết quả đó, chúng tôi đã áp dụng những biện pháp cụ thể sau: 
26 
 Hướng dẫn học sinh trang bị kiến thức, kỹ năng tranh biện 
Với vốn kiến thức, kỹ năng đã có từ có từ các môn học, đặc biệt là môn 
Ngữ văn, học sinh còn cần trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu 
cho hoạt động tranh biện. Để làm được điều này, tôi hướng dẫn học sinh tìm các 
nguồn tài liệu qua sách vở, báo chí, internet. Các em trong câu lạc bộ là những 
học sinh năng động có nền tảng học vấn, kỹ năng tốt nên tiếp cận rất nhanh với 
các nguồn tài liệu, trong đó có cả tài liệu từ nước ngoài. Một số em có vốn ngoại 
ngữ tốt còn có thể đọc và dịch tài liệu từ Tiếng Anh. Một số nguồn tài liệu 
chúng tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Vietyouthtodebate, Giáo án khóa học 
debate, tài liệu lưu hành nội bộ trong khóa học về tranh biện và tư duy phản 
biện, Hà Nội, 2016; các trang web  
Bên cạnh đó, để trang bị cho học sinh kinh nghiệm thực tế về tranh biện, 
chúng tôi hướng dẫn học sinh học tập các khóa học trên internet, mời các 
chuyên gia. Ngoài ra, học sinh còn có thể giao lưu học hỏi, thi đấu với các câu 
lạc bộ tranh biện của các trường THPT trong và ngoài tỉnh. 
Giao lưu với Câu lạc bộ tranh biện THPT chuyên Phan Bội Châu 
27 
Tham gia thi đấu với các CLB tranh biện trong thành phố Vinh 
 Hướng dẫn học sinh tổ chức các hoạt động tranh biện của câu lạc 
bộ 
Câu lạc bộ phải là nơi các em được rèn luyện kỹ năng tranh biện một cách 
thường xuyên nhất. Chúng tôi hướng dẫn các em tổ chức các hình thức sinh hoạt 
đa dạng, phong phú như sau: 
- Thảo luận xây dựng các chủ đề tranh biện. Chủ đề lựa chọn thường gần 
gũi và thiết thực với đời sống học sinh hiện nay. Chẳng hạn: “Giới trẻ ngày nay 
phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ”; “Có nên sử dụng mạng xã hội?”; “Đại học 
có phải là con đường duy nhất?”; “Học nghề có phải là sự lựa chọn phù hợp với 
xu thế hiện nay?”; “Có nên theo đuổi con đường du học?”; “Con người hiện đại 
nên đi theo một lĩnh vực mình yêu thích hay đi theo nhiều lĩnh vực?”... Các chủ 
đề phải đưa tới những quan điểm và sự lựa chọn khác nhau để học sinh có thể 
đồng tình hay phản bác. 
- Mỗi tháng hai lần, câu lạc bộ tổ chức thi đấu tranh biện giữa các thành 
viên. Dưới sự điều hành của chủ nhiệm câu lạc bộ, các thành viên được thi đấu 
với nhau. Đây chính là hình thức thực hành hiệu quả giúp học sinh vận dụng 
những gì đã học được đồng thời đúc rút kinh nghiệm thực tiễn. Các cuộc thi đấu 
diễn ra càng thường xuyên, kỹ năng tranh biện của các em càng thành thục. 
28 
Thảo luận chủ đề tranh biện 
29 
Thi đấu giữa các thành viên của Câu lạc bộ 
 - Tổ chức các buổi ngoại khóa với các hoạt động trải nghiệm như đi tới các 
địa điểm khác nhau để tìm hiểu về đề tài; làm phóng viên bán chuyên nghiệp để 
gặp gỡ, giao lưu cũng như phỏng vấn, tham khảo ý kiến về đề tài; thử sức làm 
phim tài liệu để bảo vệ ý kiến ủng hộ hay phản đối; diễn kịch về vấn đề được xã 
hội quan tâm; tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức 
Các hình thức trải nghiệm sáng tạo phong phú không chỉ giúp các em nâng cao 
hiểu biết xã hội mà còn rèn luyện năng lực phản biện, khả năng hợp tác và gắn 
kết tình bạn. 
Trải nghiệm thực tế 
30 
 Hướng dẫn học sinh sử dụng internet để quảng bá, trao đổi thông 
tin cho hoạt động của câu lạc bộ 
 Để hỗ trợ cho hoạt động của câu lạc bộ, học sinh có thể sử dụng các trang 
mạng xã hội như Facebook, Zalo. Từ khi mới thành lập, câu lạc bộ tranh biện 
Huỳnh Thúc Kháng đã lập được trang fan page: https://facebook.com.H.D.C. 
Huỳnh Debate Club nhằm quảng bá, thông tin cho các hoạt động của câu lạc bộ 
như: thông báo thành lập, tuyển thành viên, đưa tin sự kiện, tổ chức các diễn đàn 
theo chủ đề Với các thông tin cập nhật, hấp dẫn, trang fan page đã được gần 
900 lượt like, thu hút sự quan tâm chú ý của cộng đồng mạng. 
Biểu tượng của trang fanpage H.D.C. Huỳnh Debate Club 
Có thể thấy, việc tổ chức tốt hoạt động của câu lạc bộ là một biện pháp 
hữu hiệu trong lĩnh vực ngoài giờ lên lớp, giúp xây dựng lực lượng nòng cốt cho 
hoạt động tranh biện và tạo sức lan tỏa tới học sinh trong toàn trường. Những 
học sinh thực sự có năng khiếu và đam mê tranh biện sẽ có môi trường để rèn 
luyện và phát triển. Những thành công của Câu lạc bộ sẽ lôi cuốn các em học 
sinh khác tham gia. Bằng cách đó có thể phát triển phong trào tranh biện tại 
trường THPT. 
3.2.4. Phối hợp với các đoàn thể tổ chức hoạt động ngoại khóa 
3.2.4.1. Mục đích 
Nếu như hoạt động của các câu lạc bộ hướng đến rèn luyện kỹ năng 
chuyên sâu cho những em có năng khiếu thì hoạt động ngoại khóa lại hướng đến 
đối tượng học sinh đại trà, tạo sân chơi hấp dẫn và bổ ích cho học sinh toàn 
31 
trường. Tổ chức ngoại khóa sẽ giúp học sinh học hỏi và nâng cao kỹ năng tranh 
biện. 
3.2.4.2. Nội dung 
Đề xuất các bước cụ thể trong tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm đạt 
mục tiêu rèn luyện kỹ năng tranh biện cho học sinh. 
3.2.4.3. Cách thức tiến hành 
Theo kế hoạch đã đăng ký từ đầu năm học, chúng tôi phối hợp với các tổ 
nhóm chuyên môn, Ban ngoài giờ lên lớp, Ban văn nghệ và Đoàn trường tổ chức 
hoạt động ngoại khóa. Theo chương trình của Hoạt động ngoài giờ lên lớp, có 
thể lồng ghép tổ chức hoạt động tranh biện như một hình thức sinh hoạt mới mẻ, 
hấp dẫn. 
Trong bất kì hoạt động học tập hay nghiên cứu nào đều phải tuân thủ 
nguyên tắc chân lí phải được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Chính vì vậy, để khẳng 
định tính khả thi cũng như sự phù hợp của đề tài, chúng tôi đã tiến thành thực 
nghiệm sư phạm tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Hoạt động này giúp 
chúng tôi đánh giá được hiệu quả của việc vận dụng các giải pháp nhằm nâng 
cao kỹ năng tranh biện cho học sinh. Kết quả của thực nghiệm còn giúp chúng 
tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm cũng như nghiên cứu thêm các giải 
pháp mới nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học. 
Các bước thực hiện như sau: 
 Bước 1: Thống nhất thời gian, địa điểm, thành phần và hình thức 
ngoại khóa 
Theo kế hoạch đã được Ban giám hiệu phê duyệt, chúng tôi thống nhất 
chủ điểm, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia ngoại khóa, hình thức tổ 
chức. 
- Thực tế tại đơn vị, trong chương trình ngoại khóa học kỳ I, năm học 
2019 – 2020, chúng tôi đã lựa chọn chủ điểm “Thanh niên với tình bạn, tình yêu, 
gia đình”. 
- Thời gian: Ngày 14/10/2019. 
- Địa điểm: Sân trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. 
- Đối tượng: học sinh toàn trường. 
- Về hình thức, chúng tôi tổ chức cuộc thi tranh biện. Ngoài ra còn kết 
hợp với các hình thức diễn đàn, sân khấu tương tác, đóng vai, hỏi đáp 
 Bước 2: Căn cứ vào khung phân phối chương trình của Hoạt động 
ngoài giờ lên lớp lựa chọn chủ đề tranh biện phù hợp 
Việc lựa chọn chủ đề và hình thức ngoại khóa như thế nào cho phù hợp là 
điều mà các nhà quản lý và giáo viên phải cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi nó ảnh hưởng 
32 
rất lớn đến kết quả mà học sinh thu nhận được. Muốn vậy, khi lựa chọn chủ đề 
cần căn cứ vào nội dung chương trình, đối tượng học sinh và tình hình thực tế 
của nhà trường để lựa chọn chủ đề vừa có ý nghĩa giáo dục vừa đảm bảo hấp 
dẫn, lôi cuốn sự tham gia tích cực của học sinh. 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp thường được thực hiện vào tiết sinh hoạt dưới 
cờ đầu tuần. Đây là sinh hoạt tập thể có sự góp mặt của toàn thể giáo viên và học 
sinh trong toàn trường. Nội dung sinh hoạt rất phong phú, tập trung vào các vấn 
đề lớn: lẽ sống của thanh niên trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa 
đất nước; tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình; nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ 
Tổ quốc; truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng, bảo vệ di sản văn 
hóa; thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp; những vấn đề có tính nhân loại 
như bệnh tật, đói nghèo, dân số, môi trường, giáo dục và phát triển, hòa bình, 
hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc 
Các nội dung trên được cấu trúc theo chủ điểm, giáo viên có thể căn cứ 
vào đó để lựa chọn chủ đề tranh biện phù hợp. Chủ đề phải là những vấn đề có 
tính tranh luận và gần gũi, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh. Chẳng hạn 
với chủ điểm “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp”, chúng tôi chọn một trong số 
các chủ đề: “Chọn nghề theo mong muốn bản thân hay theo định hướng của gia 
đình?” “Học đại học trong nước hay du học?” Tương tự như thế, có thể lựa 
chọn các vấn đề như “Bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập”, “Phát triển kinh tế 
và bảo vệ môi trường”, “Truyền thống tôn sư trọng đạo trong xã hội ngày 
nay” Đây đều là những vấn đề thiết thực, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, 
mang tính định hướng và có ý nghĩa giáo dục cao. Việc lồng ghép chủ đề tranh 
biện với chủ đề Hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ tạo ra một hình thức sinh hoạt 
sinh động, vừa đảm bảo chất lượng giáo dục kiến thức, kỹ năng cho học sinh, 
vừa tiết kiệm thời gian và cơ sở vật chất. 
Thực tế tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp tại đơn vị, với chủ điểm 
“Thanh niên với tình bạn, tình yêu, gia đình”, chúng tôi đã lựa chọn chủ đề: “Có 
nên yêu ở tuổi học trò?” Chủ đề này sát với chương trình các môn học như Ngữ 
văn, giáo dục công dân, có ý nghĩa định hướng quan trọng cho các em – đối 
tượng độ đang tuổi trưởng thành, đứng trước ngưỡng cửa của tình yêu với rất 
nhiều băn khoăn trong lựa chọn. Đây cũng là vấn đề các em rất quan tâm nhưng 
không phải em nào cũng có quan điểm đúng đắn. 
 Bước 3: Xây dựng kịch bản chương trình gắn với mục tiêu rèn luyện 
kỹ năng tranh biện 
Để ngoại khóa diễn ra thành công, chúng tôi phối hợp với nhóm chuyên 
môn và Ban ngoài giờ lên lớp xây dựng kế hoạch hoạt động. Có nhiều cách thức 
tổ chức nhưng với tranh biện, phù hợp nhất là dưới hình thức cuộc thi. Đây là 
hình thức chứa đựng yếu tố căng thẳng, kịch tính, có tính tương tác cao, thu hút 
sự chú ý của người xem. Trên cơ sở xác định mục tiêu của hoạt động, chúng tôi 
33 
tiến hành xây dựng kịch bản chương trình cụ thể, trong đó phần thi tranh biện là 
nội dung cốt lõi, trọng tâm. 
Trong thực tế tại đơn vị, chúng tôi đã xây dựng kịch bản cho chủ điểm 
ngoài giờ lên lớp “Thanh niên với tình bạn, tình yêu, gia đình” như sau: 
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH 
 Phần 1: Chào hỏi 
- Hai đội thi c

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_tranh_bien_cho_hoc_s.pdf