Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh trường THPT số III Bảo Yên pha chế thuốc thảo mộc trong sản xuất rau an toàn ở xã Nghĩa Đô - Bảo Yên - Lào Cai

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh trường THPT số III Bảo Yên pha chế thuốc thảo mộc trong sản xuất rau an toàn ở xã Nghĩa Đô - Bảo Yên - Lào Cai

Khảo nghiệm được bố trí trên ruộng trồng rau màu thường bị các loại sâu gây hại, ở các địa điểm đại diện cho vùng sinh thái.

Các điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, khoảng cách cây, cách chăm sóc khác, giống cây trồng ) phải đồng đều trên toàn khu khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

Trong thời gian tiến hành khảo nghiệm không được sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào khác trên toàn khu khảo nghiệm. Nếu khu khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc trừ các đối tượng gây hại khác như: bệnh, cỏ dại, thì thuốc được dùng để trừ các đối tượng này phải không làm ảnh hưởng đến thuốc cần được khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Khi xử lý thuốc không được để thuốc ở ô khảo nghiệm này tạt sang ô khảo nghiệm khác.

 

doc 19 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 335Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh trường THPT số III Bảo Yên pha chế thuốc thảo mộc trong sản xuất rau an toàn ở xã Nghĩa Đô - Bảo Yên - Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 3 BẢO YÊN
ĐỀ TÀI
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRƯỜNG THPT SỐ III BẢO YÊN PHA CHẾ THUỐC THẢO MỘC TRONG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở XÃ NGHĨA ĐÔ – BẢO YÊN – LÀO CAI”
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Luật
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Tổ chuyên môn: Sinh- Hóa- Địa- Thể Dục- GDQP
	Bảo Yên, ngày 25 tháng 5 năm 2014
MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT
3
GIỚI THIỆU
4
PHƯƠNG PHÁP
5
I – Khách thể nghiên cứu
5
II – Thiết kế nghiên cứu
6
III – Quy trình nghiên cứu
8
IV – Đo lường và thu thập dữ liệu
8
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
14
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
16
1. Kết luận
16
2. Khuyến nghị
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
TÓM TẮ
TÓM TẮT
Trường THPT Số III Huyện Bảo Yên thành lập ngày 18/08/2004 Được xây dựng trên địa bàn xã Nghĩa Đô, là xã đặc biệt khó khăn ở phía Đông Bắc của huyện Bảo Yên
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý 
Nghĩa Đô là xã miền núi, trung tâm xã nằm cánh trung tâm huyện lỵ 28 km, theo đường Quốc lộ 279, có trục đường liên xã Nghĩa Đô – Tân Tiến với tổng chiều dài 9 km, diện tích đất tự nhiên là 3.854 ha có vị trí địa lý:
	+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp Bản Rịa và Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
	+ Phía Đông và Đông Nam giáp xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên.
	+ Phía Tây và Tây Nam giáp xã Bản Cái, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
	+ Phía Tây Bắc giáp xã Tân Tiến, huyện Bảo Yên.
2. Địa hình, địa mạo:
Nghĩa Đô có địa hình lòng chảo đồi núi cao bao bọc xung quanh, chiếm phần lớn diện tích của xã các mạch núi dài chạy sang phía Đông và Đông Nam.
3. Khí hậu thủy văn:
Nghĩa Đô nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, mưa nhiều. Một năm có 4 mùa, tuy nhiên có 2 mùa rõ rệt.
+ Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8.
+ Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trên 390C, tháng thấp nhất dưới 8 0C
+ Tổng lượng mưa trong năm dao động từ 1.500 đến 2.300mm.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8, mưa nhiều nhất vào tháng 7 - 8, lượng mưa trung bình là 1.500- 2.300mm, cao hơn so với các xã trong huyện. 
 GIỚI THIỆU 
	Trong 7 năm giảng dạy ở trường và làm việc trên địa bàn xã tôi nhận thấy đây là xã đặc biệt khó khăn. Độ ẩm không khí toàn vùng 87-89%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 2, tháng 3 đôi khi đạt tới 95%. Tháng có độ ẩm thấp nhất vào tháng 11, tháng 12 chỉ đạt 70%. Với độ ẩm không khí cao như vậy đây là điều kiện thuận lợi cho rất nhiều loại sâu hại cây trồng phát triển ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng cây trồng trong toàn xã, mặt khác trình độ dân trí đang còn thấp so với mặt bằng chung nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đang còn gặp rất nhiều khó khăn để khắc phục những khó khăn trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một giải pháp: 
“Hướng dẫn học sinh trường THPT số III Bảo Yên pha chế thuốc thảo mộc trong sản xuất rau an toàn ở xã Nghĩa Đô – Bảo Yên – Lào Cai”
Giải pháp thay thế: 
Để khắc phục phần nào các nhược điểm trên, qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy: Học sinh Nghĩa Đô đa phần là con em sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn toàn xã có rất nhiều các nguồn nguyên vật liệu như: Gừng, tỏi, ớt, hành ...để pha chế thuốc thảo mộc trong sản xuất rau an toàn. Với giải pháp này không những có thể hạn chế được sâu bệnh hại rau mà còn giúp người dân giảm chi phí sản xuất. Mặt khác còn tạo ra được các sản phẩm rau sạch, ngăn chặn tính kháng thuốc của sâu hại; giảm dần tiến tới giảm hoàn toàn việc sử dụng thuốc hóa học; giữ được mật độ sâu hại ở mức thấp nhất, tránh bộc phát thành dịch; Bảo vệ được các côn trùng có ích và các vi sinh vật có ích khác; Bảo vệ được sức khỏe con người và tránh ô nhiễm môi trường.
Tham khảo: Trong quá trình nghiên cứu tôi đã đọc và tìm hiểu một số tài liệu liên quan: Đồ án phát triển kinh tế xã hội xã Nghĩa Đô; Hướng dẫn pha chế thuốc thảo mộc trong sản xuất rau an toàn; Phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu. Phương pháp điều tra phát hiện những loại sâu bệnh hại cây trồng; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 71/2010/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2010.
Vấn đề nghiên cứu:
Hướng dẫn học sinh sử dụng các kiến thức liên môn ở các bộ môn giúp học sinh nghiên cứu khoa học và làm tăng húng thú học tập của học sinh 
Việc vận dụng kiến thức vào thực tế sẽ giúp các em làm quen với nghiên cứu khoa học.
Với nội dung nghiên cứu này còn giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn để tính diện tích các vườn rau, tính mật độ sâu bệnh gây hại. Tính được lượng dung dịch, nồng độ các chất cần pha chế
 Giả thuyết nghiên cứu:
Nông dân sử dụng thuốc  hóa học không tuân thủ đúng nguyên tắc và kỹ thuật sử dụng, tự ý tăng nồng độ, liều lượng thuốc so với khuyến cáo, phun thuốc không đúng lúc, hỗn hợp nhiều loại thuốc khác nhau, phun nhiều lần trên vụ làm suy giảm tính đa dạng sinh thái, tiêu diệt quần thể thiên địch, làm phát sinh tính kháng thuốc của sâu hại,ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng nông phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và môi trường. Mặt khác Nghĩa Đô là một xã nghèo nên việc sử dụng thuốc hóa học ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình. Trong khi đó với nguồn nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương sẽ giúp người dân hạn chế được những nhược điểm trên.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Khách thể nghiên cứu
Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài là hiện tượng sâu hại rau trong khu vực xã Nghĩa Đô. 
II. Thiết kế nghiên cứu:
2.1. Yêu cầu kỹ thuật
2.1.1. Điều tra: Điều tra đầy đủ, chính xác diễn biến các loại sâu hại, sinh vật có ích chính và các yếu tố ngoại cảnh tác động đến chúng.
2.1.2. Nhận định tình hình: 
- Đánh giá tình hình sâu hại hiện tại, nhận định khả năng phát sinh, phát triển và gây hại của sâu hại chính trong thời gian tới, so sánh với kỳ điều tra liền kề trước và cùng kỳ trong năm. 
- Dự báo những loại sâu hại thứ yếu có khả năng phát triển thành dịch hại chính, phân tích nguyên nhân của hiện tượng đó.
2.1.3. Thống kê diện tích: Nhiễm sâu hại (nhẹ, trung bình, nặng), diện tích mất trắng và diện tích đã được xử lý bằng các biện pháp khác.
2.2. Thiết bị và dụng cụ điều tra
2.2.1. Dụng cụ điều tra ngoài đồng gồm:
- Vợt côn trùng, khay, khung, hố điều tra; ô hứng phân sâu, vồ gỗ;
- Thước dây, thước gỗ điều tra, túi nilon các cỡ, băng giấy dính, băng dính, dao, kéo;, túi xách tay điều tra; dụng cụ đào hố, ...
- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi; 
- Ống tuýp, hộp petri và hóa chất cần thiết;
 ( Một số dụng cụ giáo viên và học sinh đã dùng điều tra ngoài đồng)
Khung điều tra
Khay điều tra
 cm 
 20cm
 18cm
5cm
Kích thước: 20 x 18 x 5 cm
Vợt điều tra 30 cm
 100 cm
 75 cm
2.3. Thời gian điều tra
2.3.1. Điều tra định kỳ: 7 ngày/lần ở tuyến với các yếu tố điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần và 14 ngày/lần vào các thứ 2, thứ 3 tuần 1.
2.3.2. Điều tra bổ sung: Tiến hành trước, trong và sau cao điểm xuất hiện dịch hại; trong và sau dịch.
2.4. Yếu tố điều tra: Mỗi loại cây trồng chọn đại diện theo giống, thời vụ, địa hình, tập quán sản xuất, giai đoạn sinh trưởng hoặc tuổi, cấp độ tuổi cây trồng.
2.5. Khu vực điều tra
- Đối với rau màu, cây thực phẩm: Từ 2 ha trở lên.
2.6. Điểm điều tra
Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m (đối với cây rau màu)
 1 3 
 2
 6 7
 8
 9 10
III- Quy trình nghiên cứu
Khảo nghiệm được bố trí trên ruộng trồng rau màu thường bị các loại sâu gây hại, ở các địa điểm đại diện cho vùng sinh thái.
Các điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, khoảng cách cây, cách chăm sóc khác, giống cây trồng) phải đồng đều trên toàn khu khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.
Trong thời gian tiến hành khảo nghiệm không được sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào khác trên toàn khu khảo nghiệm. Nếu khu khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc trừ các đối tượng gây hại khác như: bệnh, cỏ dại, thì thuốc được dùng để trừ các đối tượng này phải không làm ảnh hưởng đến thuốc cần được khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Khi xử lý thuốc không được để thuốc ở ô khảo nghiệm này tạt sang ô khảo nghiệm khác.
IV- Đo lường và thu thập dữ liệu
- Khảo nghiệm diện hẹp: diện tích mỗi ô khảo nghiệm tối thiểu là 30-50 m2, số lần lặp lại là 3 – 4 lần.
- Khảo nghiệm diện rộng: diện tích của mỗi ô khảo nghiệm tối thiểu là 300 - 500 m2, không lặp lại.
- Kích thước các ô khảo nghiệm có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nếu là hình chữ nhật thì chiều dài không được lớn gấp hai lần chiều rộng. Giữa các ô khảo nghiệm phải có dãy phân cách tối thiểu là 1m để tránh thuốc bay tạt từ ô này sang ô khác trong khi xử lý.
Thiết kế nghiên cứu
Diện
tích
Kiểm tra trước tác động( chưa sử dụng thuốc thảo mộc)
Tác động
Kiểm tra
sau tác động(sau khi sử dụng thuốc thảo mộc)
Thực nghiệm
O1
Sử dụng thuốc thảo mộc 
O3
Đối chứng
O2
Không sử dụng thuốc thảo mộc
O4
- Mật độ dịch hại, thiên địch (con/m2) 
=
Tổng số sâu, thiên địch điều tra
tổng số m2 điều tra
Stt
Diễn giải
Đơn vị tính
Lô thí nghiệm
Lô đối chứng
1
Sâu khoang
Con/30m2
35
34
2
Sâu tơ
Con/30m2
26
25
3
Bọ nhảy
Con/30m2
24
23
( Trước khi tác động chưa sử dụng thuốc thảo mộc)
- Qua bảng số liệu và qua biểu đồ ta nhận thấy trước khi tác động tỷ lệ mật độ sâu hại cây trồng tương tương nhau. Số liệu được thu thập nhiều lần ở những điểm thời gian khác nhau.
4.1. Phương pháp pha chế thuốc thảo mộc
- Để tự tạo thuốc trừ sâu thảo mộc, bà con cần chuẩn bị một số nguyên liệu: 
 1 kg tỏi, 1 kg ớt, 1 kg gừng và 3 lít rượu.. 
Nguyên vật liệu: Tỏi, Ớt, Riềng, Rượu, Hành
Tỏi ( 1kg)
Ớt ( 1kg)
Riềng (1kg)
Rượu ( 3 lít)
C2H5OH( 45%)
4.2. Cơ sở khoa học: Trong các loại củ, quả như: ớt, tỏi, hành, gừng...  chứa hàm lượng a-xit có tác động đến các bộ phận như mắt, da của những loài sâu hại cây trồng và có thể tiêu diệt chúng. Nếu chiết xuất thảo mộc này được chế biến với nồng độ phù hợp sẽ xua đuổi, tiêu diệt được các loài sâu hại.
4.3 Cách pha chế: 
Cụ thể: Giã tỏi, ớt, gừng, sau đó đem ngâm trong các chum hoặc thùng kín, đổ khoảng 1 lít rượu vào và bịt kín. Trong qua trình ngâm không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nắng nóng, hoặc để hở, tránh làm bay mất hơi rượu. Theo các bước sau: 
 Bước 1: Giả nhỏ tỏi ( 1kg)
Bước 2: Giả nhỏ Ớt ( 1kg)
Bước 3: Giả nhỏ riềng (1kg)
 Bước 4: Trộn gừng , tỏi, ớt chung vào cối
Bước 5: Ngâm: Rượu, Gừng, Tỏi, Ớt chung vào bình
Hướng dẫn học sinh có thể ngâm từng loại nguyên liệu riêng rẽ hoặc ngâm chung cả 3 loại vào 1 thùng. Nếu ngâm riêng thì cứ 1 kg nguyên liệu thì ngâm với 1 lít rượu, nếu ngâm chung cả 3 loại thì ngâm với 3 lít rượu. Đây có thể coi là nước cốt để pha chế khi phun. 
Thời gian ngâm nguyên liệu ớt, tỏi, gừng với rượu là 15 ngày, với mục đích cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu. Như vậy, tỷ lệ các chất gây cay trong dung dịch ngâm sẽ có nồng độ đậm đặc nhất, tốt cho việc tiêu diệt sâu hại. Sau khi ngâm xong có thể pha với nước để phun cho rau như sau: “Liều lượng pha là chúng ta đổ 60ml nước cốt rượu ớt, 60 ml nước cốt rượu tỏi, 60ml nước gừng ( trường hợp ngâm riêng từng loại). Sau đó lấy nước pha thêm 12 lít nước. Trong trường hợp nếu ta ngâm chung vào 1 thùng thì chúng ta sẽ lấy khoảng 200ml nước cốt và pha với 12 lít nước. Mỗi bình 12 lít, dùng phun cho 1 sào rau.”
Vì chu kỳ của rau rất ngắn chỉ khoảng 2 tháng đã cho thu hoạch, nên hướng dẫn người dân phun phòng trừ 1 lần cho rau ở giai đoạn rau còn non- khoảng 1 tháng tuổi là tốt nhất.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Khi phun, chúng ta phun đều thuốc lên bề mặt lá và phun xuôi theo chiều gió để hạn chế thuốc bay vào mắt gây cay rát cho người phun. Sau khi phun thuốc, mùi của thuốc sẽ xua đuổi côn trùng và cản trở quá trình gây hại của chúng và sâu hại. 
Sau khi lọc lấy nước cốt, phải đậy kín thùng ngâm và để nơi thoáng mát. Thời gian sử dụng thuốc thảo mộc có thể tới 4-5 tháng. Có thể sử dụng thuốc thảo mộc tự chế này để phòng trừ sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảyChi phí thuốc trừ sâu có thể giảm tới 50%, đồng thời nó còn có tác dụng hạn chế sự phát triển và gây hại của sâu. Từ đó tăng năng suất và đảm bảo chất lượng cho rau sạch, không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong sinh quyển và sức khỏe con người, đặc biệt phù hợp với những vùng trồng rau an toànLưu ý, sử dụng thuốc thảo mộc có hiệu quả cao trong việc phòng. Tuy nhiên, khi mức độ gây hại của sâu tăng cao, lúc này, bà con phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học đặc trị. Nhờ việc sử dụng thuốc thảo mộc nên số lượng sâu hại giảm đi đáng kể, chi phí phun thuốc sâu bệnh giảm 40%-50%( hiệu quả kinh tế)
Không sử dụng thuốc thảo mộc( Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học )
 Chi phí 100%
Sau khi sử dụng thuốc thảo mộc giảm chi phí 
Chi phí 50%
Thuốc là dung dịch thảo mộc nên hầu như không có nguy cơ gây độc, tuy nhiên nên khuyến cáo người dân cũng không nên phun quá đậm đặc vì như vậy sẽ gây lãng phí không cần thiết. Nếu sử dụng thuốc với liều lượng quá đậm đặc thì rất có thể cây sẽ bị cháy, táp lá, nếu lá bị hại nhiều có thể dẫn đến chết cây. Với dung dịch thảo mộc thì khả năng gây ảnh hưởng đến cây phải là rất đậm đặc, vì vậy chỉ nên phun ở liều cao gấp 2-3 lần theo hướng dẫn thì sẽ ít có khả năng gây hại cho cây.
Lưu ý: Vì dung dịch gừng, tỏi ít có khả năng bám dính nên khi sử dụng anh có thể pha thêm chất bám dính, như vậy thì càng tăng khả năng hiệu quả của thuốc.
Sau khi tác động( Sau khi xử lý thuốc thảo mộc)
Stt
Diễn giải
Đơn vị tính
Lô thí nghiệm
Lô đối chứng
1
Sâu khoang
Con/30m2
Lần 1
09 
Lần 2
07
Lần 3
08
Lần 4
07
34
Trung bình sau 4 lần: 7.75
2
Sâu tơ
Con/30m2
Lần 1
06
Lần 2
05
Lần 3
05
Lần 4
04
25
Trung bình sau 4 lần: 5
3
Bọ nhảy
Con/30m2
Lần 1
04
Lần 2
06
Lần 3
03
Lần 4
04
23
Trung bình sau 4 lần: 4.25
Qua số liệu thu thập tại 4 thời điểm khác nhau sau khi có sử dụng thuốc thảo mộc số lượng sâu hại cây trồng giảm dần và được biểu hiện qua sơ đồ sau: 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua việc hướng dẫn học sinh Trường THPT Số III Bảo Yên pha chế thuốc thảo mộc tôi nhận thấy học sinh rất tích cực và hứng thú trong công việc. Qua đó tạo động lực học tập cho học sinh. Ngoài ra học sinh có thể vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong quá trình thực hiện 
2. Khuyến nghị:
- Với các cấp lãnh đạo: Trong những năm vừa qua ngành giáo dục nói chung, các đơn vị cơ sở nói riêng đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên học sinh tham gia thực hiện việc Nghiên cứu khoa học. Đó là một cơ sở hướng tới sự phát triển toàn diện năng lực học sinh, sự bền vững của giáo dục. Tuy nhiên việc thực hiện cần được giám sát một cách chặt chẽ để đảm bảo sự đổi mới là thực chất, xuất phát từ nhu cầu và tâm huyết của mỗi giáo viên và học sinh chứ không phải vấn đề theo kiểu hình thức.
	- Đối với giáo viên: Cần phân biệt rõ giữa các phương pháp, kĩ thuật trong nghiên cứu khoa học để tránh nhầm lẫn. Đồng thời không ngừng tìm tòi tài liệu để hoàn thiện chính mình. Cần phải thu thập, phân tích và sử lý số liệu chính xác tuyệt đối không bịa số liệu
	- Bàn luận thêm: Khi sử dụng thuốc thảo mộc người dân và học sinh không được sử dụng thêm bất kỳ thuốc hóa nào làm sai lệnh số liệu.
Trong một thời gian nghiên cứu một năm do ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh: khí hậu, nhiệt độ, độ ẩmMặt khác do trình độ dân trí của học sinh chưa cao nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót trong quá trình thực hiện khi pha chế. Rất mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để việc nghiên cứu bổ sung điều chỉnh cho hợp lý để bản thân tôi triển khai các đề tài sau mang lại hiệu quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi cục bảo vệ thực vật Thành Phố Hải Phòng
2. Trung tâm đào tạo GBD (
3. Đề án rà soát tổng thể NTM xã Nghĩa Đô năm 2013
4. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
5. 
6. 
7. 
PHỤ LỤC
Biểu mẫu giáo viên và học sinh dùng để thu thập số liệu
Bảng theo dõi: DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG SÂU HẠI CHÍNH
(Từ ngày .. đến ngày . tháng.. năm 20)
Số thứ tự
Tên dịch hại
Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng
Mật độ hoặc tỷ lệ (con/m2/%)
Diện tích nhiễm (ha)
Diện tích(1) nhiễm so với các lần thu thập trước (m2) 
Diện tích phòng trừ (m2)
Phân bố
Phổ biến
Cao
Tổng số
Nhẹ, Trung bình
Nặng
Mất trắng
1
Sâu khoang
2
 Sâu tơ
3
Bọ nhảy

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_truong_thpt_so_iii.doc
  • docDon dang ky SKKN-huong.doc.doc
  • docdon luat.doc
  • docMỤC LỤC.doc