SKKN Một số giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh cần quan tâm tại trường THPT Tân Kỳ

SKKN Một số giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh cần quan tâm tại trường THPT Tân Kỳ

Tìm hiểu và phân loại học sinh

* Mục đích

Nắm được các thông tin về hoàn cảnh gia đình, điểm mạnh, điểm yếu, học tập, hạnh kiểm của các em để có những tác động phù hợp với từng đối tượng HS

* Cách thực hiện

Nhà giáo dục học Usinxki từng nói: “Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Công tác chủ nhiệm đòi hỏi phải hiểu HS một cách đầy đủ, cụ thể và toàn diện nhằm lựa chọn những tác động sư phạm phù hợp, có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất. Hiểu HS là tiền đề cần thiết cho việc thiết lập quan hệ giao tiếp thuận lợi, thân thiện, gắn bó giữa GVCN và HS.

Để nắm được số lượng HS cần quan tâm tại lớp chủ nhiệm, chúng tôi thường sử dụng các cách sau:

- Nghiên cứu hồ sơ HS gồm: Lí lịch, học bạ, sổ liên lạc điện tử với gia đình

HS.

+ Đầu năm học, chúng tôi thường cho HS làm bản sơ yếu lí lịch. Qua bản

khai lí lịch đó, chúng tôi đã kịp thời nắm bắt được đặc điểm sơ lược của các em. Đây là cơ sở quan trọng không những GVCN chọn lựa được đội ngũ ban cán sự lớp mà còn biết được hoàn cảnh gia đình của các đối tượng HS cần quan tâm.

+ Thông qua giấy tờ, hồ sơ, sổ theo dõi của Ban cán sự lớp, sổ đầu bài GVCN sẽ nắm được các đối tượng HS thường xuyên nghỉ học, ý thức học tập

của các em. Từ đó, tìm ra nguyên nhân để kịp thời đề xuất các giải pháp kỉ luật tích cực nhằm giáo dục các em.

- Sử dụng phiếu điều tra:

Sử dụng phiếu điều tra để hiểu thông tin về gia đình, hoàn cảnh riêng của HS. Qua phiếu khảo sát, GVCN đã sẽ nắm được nhiều thông tin quan trọng về gia đình và bản thân các em. Từ đó, có những điều chỉnh kịp thời về kế hoạch giáo dục cũng như các biện pháp giáo dục phù hợp với những đối tượng HS cần quan tâm.

 

docx 42 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 214Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh cần quan tâm tại trường THPT Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nề mà GV cần mang đến cho các em cảm giác an toàn, yên tâm. Từ đó, các em mới có ý chí, nghị lực vượt qua những rào cản về tâm lí, thay đổi nhận thức và hành động đáp ứng nhu cầu của những “công dân thời đại mới”.
Mỗi HS là một cá thể độc lập với sự khác biệt về năng lực, trình độ, sở thích, nhu cầu và hoàn cảnh xuất thân. Vì vậy, GVCN cần phải tôn trọng sự khác biệt của HS, đặc biệt HS cần quan tâm. Từ đó, coi trọng đánh giá cả quá trình hơn là đánh giá kết quả, đánh giá năng lực thông qua sản phẩm cụ thể từ các hoạt động thực tiễn theo xu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực HS.
Nguyên tắc 3: Đa dạng hóa các biện pháp cũng như các tổ chức giáo dục trong việc rèn luyện đối tượng HS cần quan tâm. Thông qua hệ thống các biện pháp GD tích cực, sự vào cuộc đồng đều của các tổ chức trong và ngoài nhà trường để giáo dục hành vi, thói quen ứng xử văn hóa cho HS về các mặt như: đạo đức, trí tuệ, thể dục, thẩm mĩ, lao động. Từ đó, hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực thiết yếu cho người học theo định hướng của chương trình GDPT năm 2018.
Nguyên tắc 4: GVCN dành nhiều thời gian và công sức đối với HS cần quan tâm.
GVCN là người lãnh đạo, tổ chức, quản lý tập thể lớp trên cơ sở các hoạt động giáo dục, các mối quan hệ của HS theo mục tiêu giáo dục nhân cách của
người học. Đặc biệt, đối với các em HS thuộc diện cần quan tâm thì GVCN lại cần phải dành nhiều thời gian, công sức, tâm lực của bản thân để giáo dục HS.
Như vậy, theo các nguyên tắc đổi mới nói trên, chúng tôi đã thay đổi cách thức giáo dục HS cần quan tâm tại lớp chúng tôi chủ nhiệm ở nhiều phương diện, từ đó HS đã có những chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động.
Một số giải pháp
Tìm hiểu và phân loại học sinh
Mục đích
Nắm được các thông tin về hoàn cảnh gia đình, điểm mạnh, điểm yếu, học tập, hạnh kiểm của các em để có những tác động phù hợp với từng đối tượng HS
Cách thực hiện
Nhà giáo dục học Usinxki từng nói: “Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Công tác chủ nhiệm đòi hỏi phải hiểu HS một cách đầy đủ, cụ thể và toàn diện nhằm lựa chọn những tác động sư phạm phù hợp, có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất. Hiểu HS là tiền đề cần thiết cho việc thiết lập quan hệ giao tiếp thuận lợi, thân thiện, gắn bó giữa GVCN và HS.
Để nắm được số lượng HS cần quan tâm tại lớp chủ nhiệm, chúng tôi thường sử dụng các cách sau:
Nghiên cứu hồ sơ HS gồm: Lí lịch, học bạ, sổ liên lạc điện tử với gia đình
HS.
+ Đầu năm học, chúng tôi thường cho HS làm bản sơ yếu lí lịch. Qua bản
khai lí lịch đó, chúng tôi đã kịp thời nắm bắt được đặc điểm sơ lược của các em. Đây là cơ sở quan trọng không những GVCN chọn lựa được đội ngũ ban cán sự lớp mà còn biết được hoàn cảnh gia đình của các đối tượng HS cần quan tâm.
+ Thông qua giấy tờ, hồ sơ, sổ theo dõi của Ban cán sự lớp, sổ đầu bài GVCN sẽ nắm được các đối tượng HS thường xuyên nghỉ học, ý thức học tập
của các em. Từ đó, tìm ra nguyên nhân để kịp thời đề xuất các giải pháp kỉ luật tích cực nhằm giáo dục các em.
Sử dụng phiếu điều tra:
Sử dụng phiếu điều tra để hiểu thông tin về gia đình, hoàn cảnh riêng của HS. Qua phiếu khảo sát, GVCN đã sẽ nắm được nhiều thông tin quan trọng về gia đình và bản thân các em. Từ đó, có những điều chỉnh kịp thời về kế hoạch giáo dục cũng như các biện pháp giáo dục phù hợp với những đối tượng HS cần quan tâm.
PHIẾU KHẢO SÁT
1. Họ và tên học sinh: 
2. Chổ ở hiện nay: .
3. Họ tên cha: .., tuổi., nghề nghiệp: ..
4. Họ tên mẹ: ...., tuổi., nghề nghiệp: .
Gia đình có bao nhiêu anh, chị em; nghề nghiệp của anh, chị ...
Hoàn cảnh sống hiện tại của gia đình em thế nào: 
7. Ước mơ của em sau này làm gì: ....
Ngoài giờ học em thường làm gì để giúp đỡ gia đình: ......
Trong học tập và cuộc sống em gặp phải khó khăn gì, có thế mạnh gì?
Những người bạn thân của em tên gì, học lớp nào: .....
Tiếp xúc trực tiếp với HS: Sau khi đã nắm bắt được các thông tin cơ bản về HS, chúng tôi sẽ phối hợp với BCS lớp cũng như các em HS trong lớp để biết được cụ thể hơn về các đối tượng HS cần quan tâm. Đây cũng là một kênh thông tin khách quan, đáng tin cậy và hết sức đúng đắn để phân loại được các đối tượng HS trong lớp.
Tổ chức và điều hành lớp học một cách khoa học và hợp lí
Mục đích
Để GVCN chủ động trong việc quản lí lớp học, xây dựng lớp học vui vẻ, đoàn kết có nề nếp, kỉ cương, hạn chế những biểu hiện tiêu cực của HS cần quan tâm và hạn chế xuất hiện thêm đối tượng HS cần quan tâm khác.
Cách thực hiện
Sắp xếp chỗ ngồi, bầu ban cán sự lớp, xây dựng nội qui lớp hay giao nhiệm vụ cho HS cần quan tâm. Trong công tác chủ nhiệm, nếu làm đúng vai trò, trách nhiệm thì người thầy phải bỏ ra nhiều thời gian và rất vất vả trong việc theo dõi, quản lí lớp. Nếu rơi vào những lớp đa số là HS khá giỏi (như các lớp khối A, D, C) thì các em có ý thức học tập tốt, hạn chế tối thiểu HS cần quan tâm giúp cho GVCN bớt đi phần nào gánh nặng. Nhưng đối với những lớp cơ bản, phần lớn là những em học lực trung bình, đòi hỏi người GVCN phải tốn nhiều thời gian, công sức mới làm tốt nhiệm vụ được giao, vì HS cần quan tâm thường xuất phát từ những lớp đó. Do đó, người GV muốn làm tốt công tác của mình trước hết phải làm tốt công tác tổ chức lớp với những công việc sau:
Xếp chỗ ngồi:
Từ các thông tin về HS mà GV nắm bắt được thông qua kênh tìm hiểu hồ sơ và phiếu điều tra, khi sắp xếp chỗ ngồi, chúng tôi chia những HS có học lực khá, giỏi ngồi xen lẫn với những HS có học lực trung bình. Nếu trong lớp có những HS bị ghi trong học bạ là hạnh kiểm chưa tốt hoặc HS lưu ban chúng tôi sẽ xếp chỗ ngồi cho các em ở những dãy bàn đầu để tiện quan sát, hoặc ngồi cạnh BCS lớp. Tránh sắp xếp các em này ngồi gần nhau và không cho các em tùy tiện chọn chỗ ngồi,
hay đổi chỗ ngồi vì những HS ham chơi thường thích ngồi gần nhau. Sau khi xếp chỗ ngồi, GVCN lập sơ đồ lớp và để ở bàn giáo viên để GV bộ môn tiện theo dõi.
Bầu BCS lớp:
Cũng thông qua kênh tìm hiểu hồ sơ và phiếu điều tra, GVCN đã nắm bắt được học lực, hạnh kiểm của từng HS. Trên cở sở đó, GVCN sẽ lựa chọn những em có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực để làm BCS lớp. BCS sẽ thay mặt GVCN điều hành và quản lí lớp. Trong quá trình giao nhiệm vụ, nếu thấy trong đội ngũ BCS, em nào không làm tốt nhiệm vụ sẽ thay em khác làm tốt hơn. Tránh trường hợp HS không đủ năng lực nhưng GVCN vẫn bầu làm lớp trưởng hoặc lớp phó, như thế sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần học tập của những em khác và tạo điều kiện cho những HS chưa ngoan xuất hiện.
Xây dựng nội quy lớp:
Ngoài việc GVCN phổ biến cho HS biết về nội quy nhà trường để bắt buộc các em phải thực hiện thì GVCN còn phối hợp với đội ngũ BCS để xây dựng nội quy riêng của lớp mình. Sau khi xây dựng nội quy lớp, lớp trưởng sẽ phổ biến trước lớp cho tất cả các bạn nắm rõ và thống nhất thực hiện. Sau đó, GVCN phát cho mỗi HS một bảng nội quy để các em ghi nhớ, đồng thời làm cơ sở xử lí khi các em vi phạm. Nếu HS vi phạm những lỗi nhẹ có thể bắt đọc lại bảng nội quy trước lớp hoặc học thuộc các quy định trong bảng nội quy.
Nội quy lớp là một công cụ hỗ trợ để GVCN xử lí HS vi phạm. Bên cạnh đó, GVCN còn phải xây dựng thang điểm thi đua cho HS, trong đó chú ý các hình thức biểu dương, khen thưởng và các mức kỉ luật HS khi vi phạm.
Giáo dục bằng tâm lí
Mục đích
Tạo mối quan hệ gần gũi hơn, thể hiện sự quan tâm đối với các em để hiểu hơn tâm tư, nguyện vọng của các em. Từ đó, nhằm động viên, khích lệ kịp thời tạo chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy cho các em.
Cách thực hiện
Phân loại đối tượng HS cần quan tâm thành 3 dạng để có biện pháp giáo dục phù hợp, cụ thể như sau:
+ Dạng HS cần quan tâm vì có hoàn cảnh đặc biệt:
Nói đến những em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, chúng tôi muốn đề cập đến một số em sinh ra và lớn lên trong một gia đình bất hạnh như bố mẹ ly hôn, bố mẹ mất sớm, bố mẹ thường xuyên đánh đập, cờ bạc, nghiện ngập. Lớn lên trong hoàn cảnh gia đình như thế, những em này thường tỏ ra lạnh lùng, bất cần hoặc tự ti, mặc cảm không muốn ai quan tâm chia sẻ đến mình. Các em cho rằng sự quan tâm của người khác là sự thương hại, bố thí. Chính vì thế, các em thường có tâm trạng ấm ức, uất hận, đời sống tinh thần và vật chất của các em gặp nhiều khó
khăn. Đây là những em có cá tính mạnh, rất ngoan cố, nếu không giáo dục tốt các em sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội. Việc cảm hoá được những HS này là một quá trình đầy gian khổ và thử thách.
Ở dạng HS cần quan tâm vì có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, ngay từ khi vào lớp 10, lớp 12C12 có em Hoàng Văn Tuấn.
+ Dạng HS ương ngạnh do gia đình quá nuông chuộng:
Trên thực tế có một số gia đình khá giả quá nuông chuộng con cái về cả vật chất lẫn tinh thần. Nghĩa là phụ huynh cho các em tiêu tiền, sử dụng đồng tiền theo ý thích hoặc dễ dàng tha thứ khi các em mắc phải những sai phạm. Vì thế, ngay từ nhỏ các em đã có cá tính ương ngạnh, muốn được mọi người chiều theo ý mình. Dạng HS cá biệt này thường bỏ bê việc học hành, bị các thành phần khác lợi dụng. Các em thường tỏ rõ lối sống vương giả, rủ rê các HS khác bỏ học vào quán, vào các dịch vụ vui chơi, giải trí... nên không nghe lời thầy cô, tỏ ra cứng đầu, khó bảo và chậm tiến bộ. Ở dạng HS này, khi vào lớp 10, lớp 12C12 có em Nguyễn Ngọc Dũng.
+ Dạng HS cần quan tâm do gia đình thờ ơ, bỏ rơi:
Trong cuộc sống có nhiều gia đình chỉ biết lo làm ăn kinh tế mà thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc việc học hành của con cái. Chuyện học của con được chăng hay chớ. Nói cách khác, bố mẹ không có thời gian quan tâm đến con. Dạng HS cá biệt này thực ra do không có người quản lí, quan tâm nên mới hư hỏng. Đây là dạng HS khá phổ biến trong các lớp học. Lúc đầu các em lơ là việc học, học yếu dần rồi chán học. Khi bố mẹ phát hiện ra con mình hư hỏng mới quan tâm rồi la mắng, đánh đập trút giận lên thân con. Nhưng thực ra là gây áp lực thêm cho con. Bởi ở trường bạn bè, thầy cô rầy la, quở trách vì làm ảnh hưởng đến thi đua của tập thể lớp, về nhà bố mẹ lại gắt gỏng, giận dữ, thậm chí còn trút lên mình con những trận đòn roi vô cớ cho nên các em trở nên lì lợm, bướng bỉnh, quậy phá hơn.
* Biện

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_giup_giao_vien_chu_nhiem_giao_duc_hoc.docx
  • pdfNguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Khánh Vân- THPT TÂN KỲ - CHỦ NHIỆM.pdf