SKKN Một số giải pháp phòng chống đuối nước và biện pháp cứu đuối cho học sinh trường THCS

SKKN Một số giải pháp phòng chống đuối nước và biện pháp cứu đuối cho học sinh trường THCS

Tập sải tay dưới nước phối hợp thở

Ở bài tập này, thực hiện theo 2 giai đoạn sau:

 Đứng dưới bể bơi sao cho mực nước ở ngang ngực. Người hơi khom về phía trước một chút, 2 tay luân phiên quạt nước giống như đang bơi trườn sấp. Trong khi quạt nước mà cảm thấy sức nặng và muốn tiến người về phía trước càng nhiều thì càng tốt.

Ở giai đoạn này, cũng thực hiện các động tác như trên đồng thời phối hợp thở nhịp nhàng. Trong quá trình quạt nước, khi úp mặt xuống thì thổi bọt khí ra, khi nghiêng đầu qua bên thuận thì há miệng hít khí vào bằng cả mũi và miệng.

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1745Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp phòng chống đuối nước và biện pháp cứu đuối cho học sinh trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thác nước. Địa bàn xã Bình Hòa có con sông Krông Ana trải dài từ các thôn EAChai đến thôn 8- Bình Hòa.Tổng diện tích sông, hồ, là 197 ha. Mặt khác, Bình Hòa có 2/7 thôn: là những vùng thấp trũng hay bị ngập lũ vào mùa mưa, cho nên hàng năm không ít người dân bị đuối nước, đặc biệt các em học sinh. Đứng trước thực tế đó đòi hỏi một giáo viên chủ trẻ như tôi phải trăn trở, tìm tòi, đưa ra những biện pháp để giúp các học sinh thuộc xã Bình Hòa nói riêng và người dân nói chung phải có hiểu biết và ý thức hơn trong việc an toàn trong mùa lũ, tham gia luyện tập bơi lội để nâng cao sức khỏe, cải thiện vóc dáng, thể trạng và đặc biệt là tự bảo vệ mình tránh nguy cơ của tai nạn đuối nước. Hình thành cho mọi người có kiến thức, kĩ năng về việc phòng tránh đuối nước cũng như cách cứu đuối. 
Xuất phát từ những nhận thức trên tôi đã dạy bơi cũng như cách cứu đuối cho học sinh trong các tiết học Thể dục tự chọn. Với khuôn khổ bài viết này tôi xin chia sẻ cùng đồng nghiệp kinh nghiệm : “Một số giải pháp Phòng chống đuối nước và biện pháp cứu đuối cho học sinh THCS”
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 
 Đề tài đưa ra là: “Một số giải pháp Phòng chống đuối nước và biện pháp cứu đuối cho học sinh THCS ” giúp học sinh nói riêng và tất cả mọi người tham gia luyện tập bơi lội để nâng cao sức khỏe, cải thiện vóc dáng, thể trạng, học tập đạt kết quả cao. Mặt khác giảm thiệt hại về người và của trong trường hợp thiên tai lũ lụt, khi tham gia giao thông đường thủy, tắm sông hoặc làm việc dưới nước...Từ đó hình thành cho học sinh có kiến thức, kĩ năng về việc phòng tránh đuối nước cũng như cách cứu đuối. 
3. Đối tượng nghiên cứu:
	 Một số giải pháp Phòng chống đuối nước và biện pháp cứu đuối cho học sinh THCS.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
	Môn Thể dục có rất nhiều nội dung để dạy trong các tiết học Tự chọn song ở đề tài này tôi chỉ nghiên cứu một phạm vi nhỏ đó là : “Một số giải pháp Phòng chống đuối nước và biện pháp cứu đuối cho học sinh THCS tại xã Bình Hòa huyện Krông Ana tỉnh Đắc Lắc”.
Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là học sinh khối 8 + 9 gồm 212 học sinh do tôi giảng dạy tại trường THCS Lê Văn Tám năm học 2016 - 2017 và năm học 2017-2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá. 
- Tìm hiểu thực tế.
- Phương pháp quan sát.
II. Phần nội dung:
Cơ sở lí luận:
Trên cơ sở mục tiêu của việc học hiện nay “Học để biết, học để vận dụng trong cuộc sống, học để làm người, học để làm việc”. Đối với việc tự học bơi hiện nay, chúng ta cần quan tâm hơn cho mục tiêu: là học để biết và học để vận dụng cuộc sống, học bơi để nâng cao kĩ năng sống của mỗi chúng ta. Mặt khác hướng dẫn cho học sinh tự học bơi là đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”, ứng phó tốt với môi trường hiện nay là “ Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong đó có đuối nước”.
	Bơi lội là môn thể thao dưới nước, do tác động của sự vận động toàn thân, đặc biệt là quạt tay, đạp chân trong nước mà trên cạn chúng ta chưa bao giờ thực hiện. Con người bơi được trong nước, trước tiên là nhờ các tính chất cơ bản của nước như lực đẩy từ dưới lên, lực cản của nước, cững như khả năng điều khiển hoạt động của cơ thể trong môi trường nước. 
	Hoạt động bơi lội đem lại nhiều lợi ích cho con người và đời sống xã hội. Tập luyện bơi lội trước hết có lợi cho việc rèn luyện ý chí con người. Vì khi tập bơi con người phải cố gắng rất lớn để khắc phục những khó khăn ban đầu: Như sợ nước, sợ lạnh, sợ chết đuối và tiêu tốn sức rất lớn. Tập luyện bơi lội có ích cho việc củng cố, nâng cao sức khỏe, cải thiện vóc dáng, thể trạng cũng như hình thành nhân cách con người
	Bơi lội là môn thể thao thi đấu, vì thông qua thi đấu vận động viên có thể đem về nhiều tấm huy chương cho đất nước. Vì các lí do trên, mà bơi lội được xem như là một môn thể thao cơ sở và cơ bản của phong trào TDTT nước ta và phong trào thể thao Olympic thế giới.
	Bơi lội là môn thể thao có ý nghĩa thực dụng rất lớn trong đời sống con người. Hàng năm có rất nhiều người chết đuối vì không biết bơi hoặc biết bơi nhưng do chủ quan. Rất nhiều lợi ích mà bơi lội đem lại cho chúng ta như đã nói trên ; biết bơi là kĩ năng sống rất quan trọng nhằm đối phó với môi trường hiện nay, biết bơi tạo cho con người tự tin, lạc quan hơn trong cuộc sống. 
Thực trạng:Nguy Nguy Cảnh tNguy cơ đuối nướcươ 
 Ở địa phương Đăk Lăk cũng là một vùng có rất nhiều sông, suối, thác nước. Địa bàn xã Bình Hòa có con sông Krông Ana trải dài từ các thôn EAChai đến thôn Sơn Trà - Bình Hòa.Tổng diện tích sông, hồ, là 197 ha. Mặt khác, Bình Hòa có 2/7 thôn: là những vùng thấp trũng hay bị ngập lũ vào mùa mưa, cho nên hàng năm không ít người dân bị đuối nước, đặc biệt các bạn học sinh, cụ thể như sau:
 Xã Bình Hòa huyện Krông Ana tỉnh Đăk Lăk được thành lập vào ngày 06 tháng 02 năm 1984 theo chương trình Kinh tế mới do nhà nước tổ chức. Đây là một xã nằm phía Bắc của huyện; kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nghề trồng lúa nước và đánh bắt thủy sản ở con sông Krông Ana. Bình quân mỗi năm có 5 đến 6 vụ đuối nước xảy ra mà nạn nhân của các sự việc thương tâm là trẻ em.
 Nhiều học sinh thường rủ nhau đi tắm sông nhưng không biết bơi dẫn đến đuối nước một cách thương tâm để lại đau buồn cho người thân.
 Tắm sông tiềm ẩn tai nạn đuối nước
Thôn EaChai hàng năm có khoảng 50 học sinh học ở trường THCS Lê Văn Tám - cách trung tâm xã và trường học bởi con sông Krông Ana. Vào mùa mưa các em phải đi học bằng phương tiện đò. Nhiều lần trời mưa to, đò chao đảo tưởng rằng đò sẽ bị chìm.
 Các em đi học trên chuyến đò thô sơ, nguy hiểm
 Nhiều năm liền trên sông Krông Ana đã xảy ra những tai nạn đáng tiếc đối với học sinh trường THCS Lê Văn Tám nói riêng và người dân nói chung: 
 	Cụ thể là năm học 2012-2013 một học sinh lớp 6 vì nghịch ngợm, đã rơi xuống nước trong lúc đò đang chạy, học sinh không mang áo phao nên đã chìm xuống nước, sau một hồi lâu tìm kiếm bác chủ đò mới cứu được em lên trong sự bàng hoàng lo lắng của tất cả mọi người. 
Năm học 2013-2014 một học sinh lớp 7 đi học quá sớm, chưa đến giờ đò chạy, em đã lội xuống nước chơi, không may bị trượt chân; vì không biết bơi nên bị nước cuốn đi. 
Cách đây ít tháng hai học sinh lớp 7 trường THCS Lê Đình Chinh cũng bị đuối nước trên con sông thuộc xã Bình Hòa. Mấy ngày sau, người dân mới tìm được xác hai em. Cái chết thương tâm của các em học sinh như một lời cảnh báo với tất cả mọi người. 	 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp:
 Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm để giúp học sinh có hứng thú và tự giác học bơi, yêu thích môn bơi và biết cách cứu đuối nước. Đồng thời tuyên truyền cho toàn dân học bơi để bảo vệ mình và nâng cao sức khỏe.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
b1. Trước hết dạy cho học sinh học bơi:
*Quy trình dạy bơi cũng như tự học bơi:
Cho dù là dạy bơi hay tự học bơi, tất cả đều tuân thủ theo một quy trình chung: cái nào tập trước, cái nào tập sau không thể đảo lộn được, cụ thể:
Làm quen với nước. - Tập hít vào và thở ra trong nước.
Tập nổi trong nước. - Tập lướt nước.
Tập quạt chân. - Tập quạt tay.
Tập phối hợp quạt tay chân. - Tập phối hợp quạt tay chân với thở.
Tập xuất phát. - Tập quay vòng.
* Trong quá trình dạy bơi cần lưu ý:
Thứ nhất: Không bơi một mình hoặc không có người lớn.
Thứ hai: Không bơi chỗ lạ.
Thứ ba: Khi bơi không ăn quá no hoặc quá đói.
Thứ tư: Không bơi khi cơ thể có nhiều mồ hôi.
Thứ năm: Không bơi giữa trưa hè, dễ bị cảm nắng.
* Các bước chuẩn bị học bơi căn bản:
+Dụng cụ bơi lội:
 	- Kính bơi vừa kích cỡ giúp bảo vệ mắt.
 	- Mũ bơi bảo vệ tóc tiếp xúc với các hóa chất và sự vướng víu trong làn nước
 	 - Quần áo bơi phù hợp tạo cảm giác tự tin thoải mái vận động.
 	- Phao tay phòng tránh đuối nước hỗ trợ tập động tác búng chân, vẫy chân, phao lưng, giúp giữ thăng bằng trên nước
+ Khởi động:
Khởi động cổ tay cổ chân, quay cánh tay, vung tay, chạy một vòng quanh hồ bơi. Bước khởi động nhằm tránh sự vọp bẻ khi bơi, cho ta sự dẻo dai và hứng thú cần thiết.
+ Các kỹ thuật học bơi căn bản:
Tiếp xúc nước: Nếu sợ nước, nên bước xuống chỗ cạn, tự do vùng vẫy sao cho thoải mái nhất, sau đó dùng tay bám vào thành hồ đi đến dần chỗ sâu ngang cổ để giữ hơi thở làm quen dưới nước, tiếp đó hướng dẫn học sinh nín thở ngụp đầu lên xuống theo độ sâu và lâu dần để khám phá làn nước.
Thở nước: Đây được xem là bước học bơi cơ bản nhất để giữ được nhịp độ và hoàn thiện các tư thế bơi. Đứng ở mặt nước ngang ngực, tay bám vào thành sau đó hít một hơi thật sâu bằng miệng rồi ngồi lặn xuống thở dần ra bằng mũi cho hết hơi sau đó nổi lên lấy hơi. Cứ thế tiếp tục lặp đi lặp lại cho thuần thục.
Nổi cân bằng trên mặt nước: Nằm úp cân bằng trên nước: Hít hơi thật sâu rồi nín thở lặn xuống ôm hai đầu gối vào ngực và giữ yên cho người nổi lên. Sau đó duỗi thẳng người, duỗi thẳng hai tay và chân giữ yên cho đến khi hết hơi.
Nằm ngửa cân bằng trên nước: Hít hơi dài, nhắm mắt, nín thở và nhẹ nhàng ngả người lui sau, sau đó duỗi thẳng hai chân và tay sang ngang thả lỏng người cho đến khi hết hơi.
 	Lướt nước:
 	Đứng sát thành hồ ở mực nước cạn, duỗi thẳng hai cánh tay ép sát vào hai bên tai, hai bàn tay chắp vào nhau theo hướng mũi tên, ngồi khịu gối. Sau đó hít hơi dài và nín thở, búng chân ra khỏi thành hồ, duỗi thẳng thẳng chân và bàn chân sao cho toàn cơ thể duỗi thẳng lướt trên mặt nước, thở dần đều đến khi hết hơi rồi đứng dậy. Tiếp tục lặp đi lặp lại vài ba lần.
Vẫy chân dưới nước:
 Khi ở tư thế lướt nước, thay vì duỗi thẳng chân, hướng dẫn học sinh dập đều hai chân lên xuống sao cho các cơ vận động tự nhiên từ mông xuống ngón chân một cách nhịp nhàng, sẽ thấy khoảng cách đi được xa hơn so với bước lướt nước. 
 Chèo tay:
 Ở bước lướt nước và vẫy chân, kết hợp vẫy tay chèo trình tự theo nhịp từ trước ra thẳng phía sau sát thân, đến đây khoảng cách của cơ thể đã đi được xa hơn so với các bước căn bản trên.
	Tôi đã tiến hành hướng dẫn học sinh hai kiểu bơi: bơi sải và bơi ếch.
* Bài tập bơi sải:
1. Tập chân trườn sấp trên cạn:
 Ngồi lên thành hồ bơi, người hơi ngả về sau, 2 chân duỗi thẳng. Sau đó, nâng lên và đập xuống liên tục cho đến khi thành thục. Lưu ý, trong quá trình thực hiện động tác này luôn phải giữ cho gối thật thẳng.
2. Tập chân trườn sấp dưới nước
 Nằm sấp trên mặt nước, 2 tay nắm thành bể đồng thời duỗi thẳng 2 tay, 2 chân. Chú ý là vẫn phải giữ cho gối thật thẳng đấy. Tiếp theo, đập chân trườn sấp liên tục như đã được tập ở trên cạn, cho đến khi thuần thục và quen với môi trường nước. Các động tác cần nhịp nhàng, mềm dẻo.
Cách bơi sải: Tập chân trườn sấp dưới nước.
Tiếp theo, đập chân trườn sấp với ván và bơi theo chiều ngang thành bể. Khi đó cố gắng duy trì cho mực nước ở ngang bụng hoặc ngực, cố gắng giữ thẳng gối.
Đạp chân, cố gắng giữ thẳng gối.
Duỗi thẳng 2 tay về phía trước, lướt trên nước khoảng 1m rồi đập chân trườn sấp theo chiều ngang của bể, tập như vậy nhiều lần cho đến khi thuần thục là có khả năng bơi nhanh về phía trước.
3. Tập sải tay trên cạn
Khi tự học bơi sải, nên tập trườn sấp cho từng tay một.
Đối với tay phải:  Đứng chân trái lên trước, chân phải ra sau. Tiếp theo, đặt tay trái lên đầu gối trái, người hơi khom về phía trước. Sau đó, đưa tay phải thẳng về phía trước và bắt đầu quạt nước sườn sấp bằng tay phải.
Đối với tay trái: Đứng chân phải lên trước, tay phải đặt lên đầu gối phải, người hơi khom về phía trước và quạt nước trườn sấp bằng tay trái.
Trong khi quạt nước, bàn tay luôn khép kín và hơi khum lại như hình cái thìa. Thuần thục các kỹ thuật: Tỳ nước, kéo nước, đẩy nước. Cứ hết một chu kỳ này thì đổi tay.
Thực hiện đủ các kỹ thuật: Vào nước - Tỳ nước - Kéo nước - Đẩy nước - Thả lỏng.
4. Tập chân, tay trườn sấp phối hợp thở trên cạn
 Đứng hơi khom người về phía trước, hai tay quạt nước liên tục, đồng thời luân phiên nghiêng người qua 2 bên, nhấc chân ra phía sau giống như đang đập chân trườn sấp. Khi nghiêng người qua bên nào thì nhấc chân bên đó ra phía sau, đồng thời nâng cao khuỷu tay một cách thoải mái để chuẩn bị động tác vào nước. Cần xác định được bên thuận khi nghiêng đầu để mỗi lần nghiêng đầu qua bên đó là phải há miệng và hít hơi vào, khi úp mặt xuống thì thổi bọt khi ra giống như thổi bong bóng vậy.
Tập chân, tay trườn phối hợp thở.
5. Tập sải tay dưới nước phối hợp thở
Ở bài tập này, thực hiện theo 2 giai đoạn sau:
 Đứng dưới bể bơi sao cho mực nước ở ngang ngực. Người hơi khom về phía trước một chút, 2 tay luân phiên quạt nước giống như đang bơi trườn sấp. Trong khi quạt nước mà cảm thấy sức nặng và muốn tiến người về phía trước càng nhiều thì càng tốt.
Ở giai đoạn này, cũng thực hiện các động tác như trên đồng thời phối hợp thở nhịp nhàng. Trong quá trình quạt nước, khi úp mặt xuống thì thổi bọt khí ra, khi nghiêng đầu qua bên thuận thì há miệng hít khí vào bằng cả mũi và miệng.
 Đứng dưới bể bơi sao cho mực nước ở ngang ngực.
6. Tập chân, tay trườn sấp phối hợp thở dưới nước
 Lướt nước khoảng 1m rồi bơi chân, tay phối hợp với hít thở nhịp nhàng. Chú ý là khi mới tập bơi thì chỉ nên bơi qua lại theo chiều ngang bể bơi để tránh đuối sức.
Hướng dẫn học sinh bơi sải
* Bài tập bơi ếch:
1. Tư thế thân người 
- Giữ cho thân người thẳng cùng trên một đường thẳng ngang mặt nước.
- Giữ đầu chắc, mức nước ở ngang chân tóc.
2. Động tác chân 
Để bơi ếch nhanh động tác chân là động tác quan trọng đòi hỏi người học phải hiểu và làm đúng kỹ thuật
 a. Rút chân về trước.
 - Cả hai chân duỗi thẳng hoàn toàn.
 - Hai bàn chân sát nhau hoặc gần sát nhau, gần như trên cùng hàng với cẳng chân.
 - Gót chân cách dưới mặt nước 20cm và hơi cách nhau.
 	- Hai gối hơi tách bằng khoảng cách của vai.
- Gót chân rút lên càng gần mông càng tốt.
- Cổ chân thả lỏng, bàn chân xoay ra ngoài.
b. Đạp nước.
- Bàn chân gập ( mũi chân bẻ ra ngoài)
- Đầu gối hướng vào trong và bàn chân hướng ra ngoài.
- Kết thúc đạp nước với bàn chân hướng ra sau và hơi hướng lên trên.
- Đầu gối duỗi thẳng cho đến khi 2 bàn chân gần chạm nhau.
3. Động tác tay
- Tì nước
+ Hai tay duỗi thẳng hoàn toàn, lòng bàn tay cách mặt nước khoảng 10cm hướng thẳng xuống đáy hồ.
+ Các ngón tay khép sát và hai ngón cái chạm vào nhau.
+ Xoay bàn tay hướng ra ngoài và hướng xuống dưới một góc 45độ
Kỹ thuật tay trong bơi ếch 
- Kéo nước
+ Tốc độ quạt của bàn tay tăng dần bằng cách nhấn cả lòng bàn tay và cẳng tay.
+ Khủyu tay hơi gập và nâng lên cao hơn bàn tay.
+ Lòng bàn tay hướng về sau, cánh tay trên xoay vừa phải và đẩy nước ra phía sau.
+ Góc giữa cánh tay trên và cẳng tay là 90 độ
Bàn tay đẩy về phía trước tư thế phẳng và thuôn dòng ngay dưới nước.
- Chèo
+ Tác động chèo trong bơi ếch được tạo ra bởi lòng bàn tay.
+ Lòng bàn tay hơi nghiêng vào trong và hơi hướng lên trên ngay phía trước cằm từ 20-25cm dưới mặt nước.
+Bàn tay và cẳng tay quét hướng vào trong và ra sau
- Đẩy tay về trước.
+ Bàn tay đẩy về phía trước tạo thành tư thế phẳng và thuôn dòng ngay dưới nước.
+ Khuỷu tay khép lại sát người, cánh tay duỗi thẳng về nước.
 4. Phối hợp
Bơi ếch: chân, tay cần phối kết hợp nhịp nhàng và linh hoạt
Muốn bơi ếch đúng kỹ thuật và bơi ếch nhanh nhất, cần phối hợp nhịp nhàng và linh hoạt các động tác.
- Sau khi bắt đầu kéo thì bắt đầu co chân
- Sau khi kết thúc động tác tay, bắt đầu động tác đạp chân.
- Khi kết thúc thở, đầu vào nước và tay duỗi thả lỏng chân bắt đầu đạp.
- Khi kết thúc đạp chân, cánh tay giữ trong tư thế duỗi thẳng trong một thời gian ngắn, thân người trong tư thế thuôn dòng tốt.
b2. Dạy cho học sinh các bước cứu người đuối nước:
Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách. Sau đó, người cấp cứu dùng tay quàng qua nách để dìu nạn nhân lên bờ rồi gọi thêm người giúp đỡ.
Bước 2: Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm cho nạn nhân. Đặt nạn nhân nằm nghiêng, móc miệng để lấy vật cản (nếu có) và nước ra ngoài. Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở thì nhanh chóng thực hiện hà hơi thổi ngạt. 
Bước 3: Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đập, người cấp cứu cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực. 
Bước 4: Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên kê cao hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh nạn nhân bị ngạt thở trở lại.
 Bước 5: Kiểm tra xem nạn nhân có bị gãy cột sống hoặc các chấn thương về xương khớp nào hay không. Nếu có, nhanh chóng cố định bằng nẹp.
 Bước 6: Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm cho nạn nhân sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo. Trên đường đi người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của nạn nhân.
Móc vật cản
Kiểm tra hơi thở
Ép tim ngoài lồng ngực
Hà hơi thổi ngạt
Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chống dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết; sau đó đặt nạn nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân ra, một tay đặt lên trán nạn nhân, bịt mũi nạn nhân bằng ngón trỏ và ngón cái, sau đó hít sâu, áp miệng người cấp cứu vào miệng nạn nhân thổi hai hơi đầy; để lồng ngực tự xẹp và thổi tiếp lần thứ hai. Thực hiện cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có xe cấp cứu đến. Nếu sau đó vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngừng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau: 
Dùng hai ngón tay cái (đối với trẻ dưới một tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú một khoát ngón tay (tức khảng bằng bề ngang một ngón tay)
Dùng một bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc hai bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức hai khoát ngón tay.
Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 5/1 (đối với trẻ em) hoặc 15/2 (đối với người lớn). Qúa trình này tiếp tục thực hiện trên đường chuyển người bị nạn tới cơ sở y tế.
c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Tôi tiến hành phát phiếu điều tra 80 học sinh thuộc hai khối lớp 8 và lớp 9 trước và sau khi học bơi trong hai năm học.
	- Phiếu điều tra trước khi học sinh học bơi năm học 2016 - 2017:
TS HỌC SINH
SỐ HS BIẾT BƠI
SỐ HS KHÔNG BIẾT BƠI
SỐ LƯỢNG
80
15
65
TỈ LỆ
18,8
81,2
 - Phiếu điều tra trước khi học sinh học bơi năm học 2017 - 2018:
TS HỌC SINH
SỐ HS BIẾT BƠI
SỐ HS KHÔNG BIẾT BƠI
SỐ LƯỢNG
80
30
50
TỈ LỆ (%)
37,5
62,5
- Phiếu điều tra sau khi học sinh học bơi năm học 2016 - 2017:
TS HỌC SINH
SỐ HS BIẾT BƠI
SỐ HS KHÔNG BIẾT BƠI
SỐ LƯỢNG
80
50
30
TỈ LỆ (%)
62,5
37,5
- Phiếu điều tra sau khi học sinh học bơi năm học 2017 - 2018:
TS HỌC SINH
SỐ HS BIẾT BƠI
SỐ HS KHÔNG BIẾT BƠI
SỐ LƯỢNG
80
55
25
TỈ LỆ (%)
68,8
39,2
Trong các năm học gần đây phong trào học bơi của trường THCS Lê Văn Tám đã có sự chuyển biến rõ rệt. Nhiều em tham gia thi bơi ở huyện và tỉnh đạt nhiều giải cao như: Em Võ Văn Phố đã đạt 2 huy chương đồng và một huy chương vàng cấp tỉnh, em Phạm Thị Tuyệt đạt 1 huy chương vàng và một huy chương bạc cấp tỉnh, em Võ Thị Thanh Ý đạt 1 huy chương bạc cấp tỉnh 
 Kết quả thực hiện đề tài đã cho thấy học sinh khối 8, khối 9 qua quá trình học bơi, các em có một sức khỏe tốt đồng thời các em có kỹ năng tốt để ứng phó với môi trường sống, nâng cao thành tích học tập bộ môn và nâng cao chất lượng giáo dục.
III. Phần kết luận, kiến nghị
1.Kết luận: 
Sáng kiến kinh nghiệm là đúc kết một quá trình làm việc cụ thể, mà việc làm đó đã đem lại những lợi ích cụ thể thiết thực, giúp cho các em có niềm vui, niềm lạc quan tự tin trong cuộc sống, trang bị cho các em kỹ năng sống cụ thể thực dụng.
Qua môn học Thể dục mà dạy cho các em tự học để biết bơi là điều đáng quý giúp cho các em phòng chống đuối nước một cách hiệu quả nhất, việc làm này tôi cần nhân rộng cho các năm học sau.
Sáng kiến kinh nghiệm này, coi như một tài liệu cho giáo viên tham khảo để hướng dẫn cho học sinh trong các giờ Thể dục tự chọn và các tiết học ngoại khóa, để các em có cơ sở tập bơi cho mình sau đó hướng dẫn cho người khác.
2.Kiến nghị: 
2.1.Đối với phụ huynh 
 	- Hướng dẫn và tạo cho con thói quen tập luyện thể dụ

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUYỄN XUÂN PHONG.doc