Chuyên đề Hệ thống các giải pháp nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên người dân tộc thiểu số cấp Tiểu học

Chuyên đề Hệ thống các giải pháp nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên người dân tộc thiểu số cấp Tiểu học

Bồi dưỡng tập trung tại trường CĐSP Hòa Bình:

Đối tượng tham gia bồi dưỡng: Giảng viên trường CĐSP Hòa Bình, giáo viên cốt cán cấp tiểu họclàm nòng cốt cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên người dân tộc thiểu số tại địa phương.

Mục tiêu của giải pháp này là hình thành đội ngũ giảng viên cốt cán từ trường CĐSP, giáo viên cốt cán từ các trường tiểu họccó am hiểu sâu về giáo dục tiểu học, về đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán vùng miền và người dân tộc thiểu số, có năng lực bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên người dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học nói riêng

Giáo viên cốt cán là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín đối với đồng nghiệp, có trình độ chuyên môn chuẩn, giảng dạy từ khá trở lên, có năng lực tư vấn chuyên môn cho lãnh đạo các nhà trường, có năng lực hợp tác thuyết phục hướng dẫn đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp. Các cơ sở quản lí giáo dục, các trường tiểu học sẽ lựa chọn giáo viên cốt cán dựa trên tiêu chí đã xây dựng và cử đi bồi dưỡng theo hình thức tập trung tại trường CĐSP trong các dịp Hè. Đội ngũ giáo viên này sẽ được bồi dưỡng theo các chuyên đề và cùng giảng viên trường CĐSP thực hiện công tác bồi dưỡng trực tiếp tại các trường tiểu họccó giáo viên là người dân tộc thiểu số.

Khi tổ chức bồi dưỡng giáo viên cốt cán tại Trường, trường CĐSP Hòa Bình cần áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học viên, phát huy tính độc lập, kinh nghiệm cá nhân, yêu cầu học viên thực hành, thảo luận nhiều hơn giúp họ nắm được phương pháp học để biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng, cần khai thác các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình bồi dưỡng giáo viên. Học viên là giáo viên cốt cán, sau khóa bồi dưỡng tại trường CĐSP Hòa Bình, phải áp dụng phương pháp, cách thức tổ chức bồi dưỡng này để tiếp tục bồi dưỡng giáo viên tại các trường tiểu học. Các bước tổ chức bồi dưỡng cụ thể là: 1) Nêu vấn đề (thường là các tình huống thực tiễn trong giáo dục và dạy học); 2) Giao nhiệm vụ cho học viên (Thông qua hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm; seminar, tạo điều kiện và không khí thuận lợi cho học viên tranh luận và tự đánh giá); 3) Hướng dẫn học viên giải quyết vấn đề thông qua trao đổi, thảo luận, tìm kiếm cách thức giải quyết vấn đề, hợp thức hóa và vận dụng kiến thức’ 4) Đánh giá tổng kết và hướng dẫn tự nghiên cứu.

 

doc 35 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 156Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Hệ thống các giải pháp nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên người dân tộc thiểu số cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dưỡng tập trung). Tuy nhiên mô hình và chương trình bồi dưỡng giáo viên hiện tại mới chỉ đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận giáo viên mà chưa đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng của từng cá nhân. 
Qua khảo sát thực trạng năng lực dạy học của giáo viên người dân tộc thiểu số cấp tiểu học tại 2 huyện Đà Bắc và Mai Châu cho thấy, việc bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ này là hết sức cần thiết. Trong quá trình đổi mới giáo dục bởi đội ngũ giáo viên là khâu then chốt quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của người học. Giáo viên người dân tộc thiểu số là nhóm giáo viên đặc thù, có nhiều khó khăn, vướng mắc khác biệt so với nhóm giáo viên nói chung nên công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho nhóm giáo viên này cũng cần có những giải pháp mang tính đặc thù, phù hợp từ việc xác định nội dung bồi dưỡng, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng để đem lại hiệu quả cao nhất. 
4.2. Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp: 
a) Nội dung 1: Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng dựa trên kết quả khảo sát thực trạng và nhu cầu của giáo viên theo hướng yếu nội dung nào thì bồi dưỡng nội dung đó
Bước 1: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên:
Nhóm chuyên gia của Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình cần khảo sát thực trạng về chất lượng và năng lực dạy học của giáo viên, thu thập ý kiến phản hồi về chương trình bồi dưỡng hiện hành, đồng thời thực hiện khảo sát nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, từ đó xây dựng chương trình và xác định nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của cơ quan quản lí giáo dục địa phương và của cá nhân giáo viên. 
Qua phân tích số liệu 100 phiếu hỏi giáo viên người dân tộc thiểu số cấp tiểu học, nhóm nghiên cứu thu được kết quả như sau: 32 giáo viên (chiếm 32%) cho rằng nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng mà họ đã tham gia chưa phù hợp, 39% đề nghị được bổ sung, bồi dưỡng thêm kiến thức môn học đang đảm nhận; 38% mong muốn được bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa và dạy học tích hợp; 31% cần bồi dưỡng năng lực xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học; 42% yêu cầu được bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp dạy học theo đặc thù môn học và 51% cần được bồi dưỡng năng lực sử dụng phương tiện dạy học và sáng tạo phương tiện dạy học mới; 57% đề nghị được bồi dưỡng thêm kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học. 
Bước 2: Xác định nội dung bồi dưỡng:
Dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu thực tế, yêu cầu về năng lực của giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học và hệ thống chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên, trường CĐSP Hòa Bình sẽ lựa chọn và sắp xếp nội dung (module kiến thức) để bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa và nhu cầu của cá nhân giáo viên. Việc xác định nội dung bồi dưỡng cần tham chiếu đến khung năng lực của giáo viên phổ thông mới trong đó tập trung bồi dưỡng một số năng lực cốt lõi. 
Kết quả khảo sát 100 giáo viên người dân tộc thiểu số cấp tiểu học tại huyện Mai Châu và Đà Bắc là cơ sở để các cơ quan quản lí giáo dục các cấp, trường CĐSP Hòa Bình xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng phù hợp, chia nhóm giáo viên cần bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, phương pháp, kĩ thuật tổ chức dạy học với quan điểm là yếu nội dung gì thì bồi dưỡng nội dung đó. Cụ thể nội dung các chuyên đề cần tập trung vào các vấn đề sau: Kiến thức các môn học và kiến thức khoa học liên môn học bậc tiểu học; năng lực dạy học phân hóa, dạy học tích hợp; Năng lực vận dụng phương pháp dạy học theo đặc thù môn học; Năng lực sử dụng phương tiện dạy học và sáng tạo phương tiện dạy học mới; Năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Năng lực sử dụng tiếng Việt trong dạy học.
Bước 3: Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng:
Sau khi xác định được nội dung cần được bồi dưỡng, trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình cần lựa chọn chuyên gia (là giảng viên trưởng cao đẳng sư phạm, cán bộ chuyên môn từ các phòng giáo dục, các nhà trường phổ thông) xây dựng chương trình và tổ chức biên soạn tài liệu các chuyên đề bồi dưỡng. Chương trình bồi dưỡng cần được thiết kế theo hướng tiếp cận phát triển năng lực nghĩa là xuất phát từ bảng mô tả năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học để thiết kế nội dung chương trình bồi dưỡng. Tài liệu bồi dưỡng cần mô tả rõ mục tiêu, module kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng, phương pháp đánh giá và hướng dẫn giáo viên tự bồi dưỡng. Chương trình bồi dưỡng cần được đánh giá, thẩm định bởi các chuyên gia giáo dục và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. 
VD về một chuyên đề bồi dưỡng GV tiểu học 
Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch và vận dụng phương pháp dạy học tích hợp
- Mục tiêu bồi dưỡng: (1) giáo viên xác định các nội dung cần tích hợp giáo dục trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học; (2) biết lựa chọn các địa chỉ tích hợp phù hợp và cách xác định mức độ tích hợp trong các bài học của từng môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học; (3) Lập được kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục. 
- Nội dung kiến thức: (1) Các nội dung cần tích hợp giáo dục trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học; (2) Phương pháp lựa chọn địa chỉ tích hợp và xác định mức độ tích hợp trong các bài học của từng môn học và hoạt động giáo dục của tiểu học; (3) Kĩ năng lựa chọn phương pháp - kĩ thuật dạy học phù hợp với dạy học tích hợp; (4) Thực hành lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục.
- Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng: (1) Bồi dưỡng tập trung (giáo viên cốt cán); (2) Bồi dưỡng tại trường hoặc cụm tiểu học (giáo viên cốt cán bồi dưỡng cho giáo viên, đặc biệt là những giáo viên người dân tộc thiểu số còn yếu về năng lực dạy học tích hợp); (3) Hướng dẫn giáo viên tự bồi dưỡng.
- Phương pháp đánh giá: dự giờ rút kinh nghiệm.
- Thời gian bồi dưỡng: Bồi dưỡng tập trung trong Hè đối với giáo viên cốt cán, (15 tiết: trong đó lý thuyết 3 tiết, thực hành:4 tiết, tự học: 8 tiết); Bồi dưỡng trong năm học (bồi dưỡng tại nhà trường, tự bồi dưỡng của giáo viên).
b) Nội dung 2: Đa dạng hóa và quy trình hóa hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên người dân tộc thiểu số
Căn cứ vào thực trạng còn tồn tại về năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên bồi dưỡng các năng lực, nhóm nghiên cứu xin đề xuất lộ trình bồi dưỡng giáo viên theo các chuyên đề như sau: 
Tháng 7/2018 và năm học 2018-2019: Ngoài bồi dưỡng các chuyên đề bắt buộc đối với giáo viên tiểu học(chuyên đề 1, 2), trường CĐSP Hòa Bình lựa chọn 04 chuyên đề tự chọn để bồi dưỡng giáo viên, đó là các chuyên đề: (1)Lập kế hoạc dạy học phân hóa và dạy học tích hợp ở tiểu học; (2) Tăng cường năng lực sử dụng phương tiện dạy học và sáng tạo phương tiện dạy học mới; (3) Tăng cường năng lực vận dụng phương pháp dạy học (phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học, một số kĩ thuật dạy học tích cực); (4) Tăng cường năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiểu học.
Tháng 7/2019 và năm học 2019-2020: Ngoài bồi dưỡng các chuyên đề bắt buộc đối với giáo viên tiểu học(chuyên đề 1, 2), trường CĐSP Hòa Bình lựa chọn 04 chuyên đề tự chọn để bồi dưỡng giáo viên, đó là các chuyên đề: Tăng cường kiến thức chuyên môn và kiến thức khoa học liên môn; Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học; Bồi dưỡng năng lực sử dụng tiếng Việt trong dạy học tiểu học. 
* Bồi dưỡng tập trung tại trường CĐSP Hòa Bình:
Đối tượng tham gia bồi dưỡng: Giảng viên trường CĐSP Hòa Bình, giáo viên cốt cán cấp tiểu họclàm nòng cốt cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên người dân tộc thiểu số tại địa phương.
Mục tiêu của giải pháp này là hình thành đội ngũ giảng viên cốt cán từ trường CĐSP, giáo viên cốt cán từ các trường tiểu họccó am hiểu sâu về giáo dục tiểu học, về đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán vùng miền và người dân tộc thiểu số, có năng lực bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên người dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học nói riêng
Giáo viên cốt cán là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín đối với đồng nghiệp, có trình độ chuyên môn chuẩn, giảng dạy từ khá trở lên, có năng lực tư vấn chuyên môn cho lãnh đạo các nhà trường, có năng lực hợp tác thuyết phục hướng dẫn đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp. Các cơ sở quản lí giáo dục, các trường tiểu học sẽ lựa chọn giáo viên cốt cán dựa trên tiêu chí đã xây dựng và cử đi bồi dưỡng theo hình thức tập trung tại trường CĐSP trong các dịp Hè. Đội ngũ giáo viên này sẽ được bồi dưỡng theo các chuyên đề và cùng giảng viên trường CĐSP thực hiện công tác bồi dưỡng trực tiếp tại các trường tiểu họccó giáo viên là người dân tộc thiểu số.
Khi tổ chức bồi dưỡng giáo viên cốt cán tại Trường, trường CĐSP Hòa Bình cần áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học viên, phát huy tính độc lập, kinh nghiệm cá nhân, yêu cầu học viên thực hành, thảo luận nhiều hơn giúp họ nắm được phương pháp học để biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng, cần khai thác các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình bồi dưỡng giáo viên. Học viên là giáo viên cốt cán, sau khóa bồi dưỡng tại trường CĐSP Hòa Bình, phải áp dụng phương pháp, cách thức tổ chức bồi dưỡng này để tiếp tục bồi dưỡng giáo viên tại các trường tiểu học. Các bước tổ chức bồi dưỡng cụ thể là: 1) Nêu vấn đề (thường là các tình huống thực tiễn trong giáo dục và dạy học); 2) Giao nhiệm vụ cho học viên (Thông qua hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm; seminar, tạo điều kiện và không khí thuận lợi cho học viên tranh luận và tự đánh giá); 3) Hướng dẫn học viên giải quyết vấn đề thông qua trao đổi, thảo luận, tìm kiếm cách thức giải quyết vấn đề, hợp thức hóa và vận dụng kiến thức’ 4) Đánh giá tổng kết và hướng dẫn tự nghiên cứu. 
Các mô hình khác nhau có thể được áp dụng trong bồi dưỡng cốt cán như: Mô hình học theo tình huống; mô hình nghiên cứu trường hợp điển hình; mô hình học tập thực địa. Đặc biệt cần chú trọng đến mô hình bồi dưỡng lấy “trường học làm trung tâm” nghĩa là xuống các trường phổ thông dự giờ, thăm lớp, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn, tổ chức hội thảo, chuyên đề tại các trường phổ thông. 
* Tổ chức bồi dưỡng giáo viên tại các trường TH:
Bồi dưỡng ngay tại cơ sở giáo dục (hay tại trường) là hình thức bồi dưỡng thường xuyên nhất, thiết thực và hiệu quả nhất đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên người dân tộc thiểu số công tác tại các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ưu điểm của hình thức này là chia nhiệm vụ bồi dưỡng theo khu vực địa lí để đảm bảo khả năng hỗ trợ giáo viên một cách bền vững. Tư tưởng chủ yếu của hình thức này là coi bồi dưỡng tại trường là cơ bản, lấy tổ chuyên môn là đơn vị tế bào.
Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số tại chỗ là đưa giảng viên sư phạm và giáo viên cốt cán đến trường tiểu họcđể triển khai công tác bồi dưỡng. Có thể tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn, vào các ngày nghỉ, không ảnh hưởng đến việc dạy học cho giáo viên như bồi dưỡng kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học; bồi dưỡng năng lực sử dụng phương tiện dạy học và sáng tạo phương tiện dạy học mới
Để bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, năng lực vận dụng phương pháp dạy học, năng lực kiểm tra đánh giá và năng lực dạy học phân hóa, dạy học tích hợpcho giáo viên người dân tộc thiểu số, cần xây dựng mô hình bồi dưỡng theo nhóm chuyên đề đặt tại các trường tiểu học. Nhóm chuyên gia bồi dưỡng và giáo viên cùng sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, xây dựng giáo án, tổ chức lên lớp, giảng mẫu, rút kinh nghiệm, cung cấp tư liệu, chuyển giao công nghệ. Ưu điểm nổi bật của hình thức bồi dưỡng này là giáo viên có điều kiện để trao đổi, học tập tại chỗ (do bồi dưỡng tập trung thì tất cả giáo viên không thể tham dự được). Cách xây dựng mô hình bồi dưỡng tại chỗ tiết kiệm thời gian, kinh phí, đem lại kết quả hiệu quả tốt. 
Qui trình bồi dưỡng giáo viên người dân tộc thiểu số tại trường tiểu học được tiến hành theo các bước sau:
* Bước 1: Tập huấn kĩ thuật, xây dựng kế hoạch công tác: Đây là hoạt động đầu tiên của hoạt động xây dựng mô hình bồi dưỡng. Nhóm giảng viên trường CĐSP và giáo viên cốt cán gặp gỡ giáo viên để trao đổi rõ mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ cần tiến hành, qui trình thực hiện, hình thức phối hợp giữa giáo viên tại các nhà trường với giảng viên và giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng. Căn cứ vào thực tiễn năng lực dạy học của giáo viên, thực tiễn giáo dục của nhà trường nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch tổng thể, chia nhóm giáo viên theo nhu cầu cần được bồi dưỡng với quan điểm yếu năng lực nào thì bồi dưỡng năng lực đó, chuẩn bị tài liệu, thống nhất thời gian và hình thức tổ chức bồi dưỡng (tập trung theo nhóm, hoặc nhóm nhỏ). Những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần được chú ý, thảo luận và vận dụng sáng tạo trong quá trình dạy học. 
* Bước 2: Dự giờ: Nhóm giảng viên và giáo viên cốt cán chủ động triển khai hoạt động dự giờ giáo viên theo kế hoạch cụ thể của từng môn học. Qua hoạt động dự giờ thăm lớp, nhóm cốt cán có điều kiện quan sát, phản ánh đứng thực trạng giảng dạy bộ môn, tìm hiểu tình hình trang thiết bị và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đánh giá cụ thể về cách tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên, đánh giá về năng lực dạy học của giáo viên, tìm hiểu năng lực và đặc điểm của học sinh. Để đảm bảo tính khách quan, toàn diện, nâng cao hiệu quả công tác dự giờ, thăm lớp, nhóm cốt cán cần mời tất cả giáo viên bộ môn, tổ trưởng chuyên môn của trường tham gia dự giờ, thảo luận, góp ý kiến, trao đổi sau khi kết thúc tiết dạy. Nhóm cốt cán cũng cần quan sát, trao đổi và phỏng vấn giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường về những khó khăn, thuận lợi của họ trong quá trình dạy học và quản lí, tổ chức dạy học để hiểu sâu hơn về những nguyên nhân tác động đến năng lực dạy học của giáo viên.
* Bước 3: Trao đổi, thảo luận chuyên môn, xây dựng giáo án thực nghiệm: Sau khi dự giờ, nhóm cốt cán gặp gỡ giáo viên để trao đổi về thực trạng năng lực dạy học, phân tích nguyên nhân các thuận lợi, khó khăn của giáo viên, cung cấp tài liệu bồi dưỡng, giới thiệu các kĩ thuật dạy học hiện đại, phương pháp thiết kế bài học, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh, cách thức sử dụng phương tiện dạy học, hình thức tổ chức bài họcđể giáo viên tham khảo vận dụng. Từ dự giờ, rút kinh nghiệm, trực tiếp được bồi dưỡng thông qua việc trao đổi với nhóm cốt cán và nghiên cứu tài liệu, giáo viên thống nhất ý tưởng trong việc thiết kế, xây dựng giáo án mẫu, lựa chọn các phương tiện, phương pháp dạy học phù hợp, hình thức tổ chức dạy học, cách thức kiểm tra đánh giá học sinhKế hoạch triển khai xây dựng mô hình thực nghiệm sư phạm đuợc triển khai cụ thể, chi tiết ở từng môn học. Kế hoạch dự giờ, rút kinh nghiệm, thiết kế giáo án được nhóm cốt cán thống nhất cụ thể với giáo viên trong tổ bộ môn. 
*Bước 4: Dạy mẫu thử nghiệm: Việc dạy thử nghiệm do giáo viên tại các trường tiểu học tiến hành để có cơ sở so sánh, đối chiếu trước và sau tác động để đánh giá hiệu quả bồi dưỡng và định hướng nội dung bồi dưỡng tiếp theo (giáo viên dạy chính là giáo viên đã được dự giờ ở bước 2). 
Giá viên các trường có địa bàn gần nhau có thể kết hợp sinh hoạt chuyên môn (dự giờ, tọa đàm, trao đổi về chuyên môn, hỗ trợ nhau về kĩ thuật vi tính, kinh nghiệm giáo dục). Hàng năm, định kì thời gian, GV tổ chức các hoạt động chuyên môn tại địa điểm của trường đăng cai. 
Việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên nói chung, giáo viên người dân tộc thiếu số nói riêng tại các trường tiểu học cần được coi là nhiệm vụ thường xuyên, bắt buộc thực hiện xuyên suốt trong cả năm học với phương châm giáo viên yếu năng lực nào thì tập trung bồi dưỡng năng lực đó. Nội dung, cách thức bồi dưỡng cần được thống nhất và có sự chỉ đạo từ Ban giám hiệu. Đội ngũ thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng chủ yếu là giáo viên cốt cán tại các nhà trường. Trường CĐSP Hòa Bình sẽ hỗ trợ về việc xây dựng nội dung chương trình, giáo trình, bồi dưỡng giáo viên cốt cán và cử giảng viên sư phạm hỗ trợ bồi dưỡng giai đoạn ban đầu tại các trường tiểu học, phân chia nhiệm vụ bồi dưỡng theo khu vực địa lí để đảm bảo khả năng hỗ trợ giáo viên một cách bền vững. Sau các đợt đi thực tế bồi dưỡng tại địa phương, Trường CĐSP tiếp tục nghiên cứu, biên soạn và phát triển các tài liệu bồi dưỡng, tài liệu hướng dẫn nhằm cung cấp cho giáo viên thực hiện tốt hơn nhiệm vụ dạy học ở các trường tiểu học. Để quá trình làm việc với giáo viên các trường được hiệu quả, có thông tin phản hồi thường xuyên, cần xây dựng hệ thống kết nối và cơ chế phối hợp giữa trường CĐSP Hòa Bình với các cơ sở quản lí giáo dục và các trường tiểu học bằng cách trao đổi địa chỉ email, số điện thoại, mạng xã hội...để dễ dàng trong việc thông tin liên lạc, nhận ý kiến phản hồi và tư vấn, bồi dưỡng từ xa. 
* Bồi dưỡng giáo viên thông qua mô hình trực tuyến:
Đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên thông qua môi trường công nghệ thông tin phù hợp với xu thế phát triển chung của giáo dục thế giới, khu vực và nhu cầu thực tế của giáo dục Việt Nam. Hiện nay, tại tỉnh Hòa Bình hình thức bồi dưỡng giáo viên thông qua mô hình trực tuyến chưa phát triển, tuy nhiên đây là một hình thức bồi dưỡng có tính khả thi nếu áp dụng.
Căn cứ vào điều kiện đáp ứng về nhân lực và cơ sở vật chất của trường CĐSP Hòa Bình và tiềm lực của một số trường tiểu học trong tỉnh, trường CĐSP Hòa Bình có thể thiết kế nội dung bồi dưỡng theo từng module, xây dựng website có giao diện thân thiện, tiện ích để trao đổi thông tin, hướng dẫn giáo viên tự nghiên cứu, tham khảo các hoạt động dạy học trực tuyến, diễn đàn trao đổi, kiểm tra trực tuyến.
Thực hiện mô hình bồi dưỡng giáo viên thông qua mô hình trực tuyến sẽ khai thác và nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ cho giáo viên, khai thác hiệu quả hạ tầng công nghệ thông tìn từ trường CĐSP, đến các phòng giáo dục và đến các trường tiểu học. Hình thức bồi dưỡng từ xa qua mạng internet có cơ sở thực hiện bởi hiện nay nhiều trường tiểu học đã đựoc trang bị máy tính nối mạng, một số giáo viên đã có máy tính cá nhân, có điện thoại thông minh sử dụng internet thông qua dịch vụ 3G, 4G.
Với mô hình bồi dưỡng giáo viên theo hình thức trực tuyến, việc trau dồi kiến thức và phương pháp dạy học, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đặc biệt là giáo viên người dân tộc thiểu số với các chuyên gia, đồng nghiệp được thường xuyên hơn, không bị ngăn cách bởi không gian địa lí trong bất cứ thời điểm nào. Thông qua hình thức này, giáo viên tiết kiệm được kinh phí do không phải chi trả cho việc đi lại, ăn nghỉ và nhiều dịch vụ phát sinh khác. 
Để thực hiện được biện pháp bồi dưỡng giáo viên thông qua mô hình trực tuyến một cách hiệu quả, các trường tiểu học tại địa phương cần phải đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất, hòa mạng internet, khuyến khích, động viên giáo viên nâng cao năng lực công nghệ thông tin để thuận tiện trong viêc trao đổi thông tin trực tuyến với chuyên gia và với các giáo viên khác. 
* Bồi dưỡng bằng các hoạt động có tính xã hội:
Ngoài các hình thức bồi dưỡng giáo viên có tính bắt buộc hoặc có sự tổ chức, quản lí của cơ quan chủ quản, cần tạo ra nhiều hình thức khác có tính xã hội, không có tính bắt buộc, nhưng hấp dẫn, lôi cuốn sự tham gia của nhiều giáo viên ở mọi nơi. Có thể tham khảo một số hình thức sau: 
- Tổ chức các hội thi về thiết kế bài học; thiết kế hồ sơ dạy học; thiết kế bài giảng điện tử; 
- Tạo các website với diễn đàn trao đổi, thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học, về nguồn tư liệu phục vụ dạy học, giáo dục nói chung;
 - Tổ chức các cuộc thi biên soạn tài liệu hướng dẫn giảng dạy, sáng tạo đồ dùng dạy học mới, viết sáng kiến kinh nghiệm dạy học;
- Tổ chức các tọa đàm, hội thảo khoa học chuyên sâu vào các nội dung nổi cộm trong từng năm học trong các nhà trường như: đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các phần mềm dạy học
4.3. Một số điều kiện cần thiết để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng giáo viên người dân tộc thiểu số cấp TH
Để công tác 

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_he_thong_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_day_hoc_c.doc