SKKN Một số biện pháp tạo tâm lí tích cực cho học sinh THPT trong công tác chủ nhiệm lớp trước tác động của đại dịch covid-19

SKKN Một số biện pháp tạo tâm lí tích cực cho học sinh THPT trong công tác chủ nhiệm lớp trước tác động của đại dịch covid-19

Cách thức thực hiện.

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (trực nhật lớp, trang trí lớp, làm đồ dùng học tập, hỗ trợ bạn học cùng, tham gia các hoạt động tập thể của học sinh như các hội thi, phong trào văn nghệ, cuộc thi.).

Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên sẽ trực tiếp làm cùng với học sinh hoặc hỗ trợ học sinh để thực hiện nhiệm vụ. GV có thể đến trường sớm, cùng trực nhật, trang trí lớp, làm đồ dùng với học sinh; GV hỗ trợ HS trong các phong trào thi đua, các hội thi. Đây là những không gian thuận lợi để cô- trò rút ngắn khoảng cách, để cô trở thành bạn của các em, gắn bó, lắng nghe, thấu hiểu các em sâu hơn.

Hiệu quả của giải pháp

Được giao nhiệm vụ quan trọng, HS cảm nhận được sự tin tưởng của GV giành cho bản thân. Đây là điều hết sức quan trọng để thúc đẩy tâm lí tích cực và sự tự tin cho các em.

Đây là lúc giáo viên chủ động tạo ra không gian, thời gian tự nhiên để làm bạn với các em, tạo được niềm tin và sự gần gũi với các em. GV có thể tâm sự những suy nghĩ của mình với các em một cách tự nhiên; khích lệ các em chia sẻ, tâm sự với GV. Đây cũng là không gian để giáo viên có thêm cơ hội quan sát hành vi, thái độ của học sinh. Mọi biểu hiện cảm xúc, tình cảm của HS đều dễ dàng bộc lộ qua hành vi, việc làm, cách ứng xử gắn với tình huống thực tiễn. Đây chính là điều kiện giúp GV lắng nghe, gần gũi, thấu hiểu HS.

 

docx 52 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo tâm lí tích cực cho học sinh THPT trong công tác chủ nhiệm lớp trước tác động của đại dịch covid-19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các sự kiện, hoạt động tập thể của học sinh
GV tham gia hoạt động tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy của HS
GV tham dự đại hội chi đoàn 11D	GV tham gia hội thi gói bánh chưng
GV chụp kỉ yếu với HS lớp 12D năm 2022
GV tham gia cổ vũ trận bóng đá của học sinh nữ lớp 12D Thứ hai: Thay đổi thái độ, cách thức lắng nghe của người giáo viên.
Cách thức thực hiện
Nói thật ít
Chúng tôi tập trung ánh mắt, đôi tai và suy nghĩ vào học sinh, không cố nghĩ xem mình sẽ nói gì tiếp theo, mà chú tâm tới điều mà HS đang nói. Chúng tôi gạt những nhu cầu của cá nhân sang một bên, và kiên nhẫn chờ cho đến khi học sinh giãi bày tâm sự theo cách của riêng các em, ở tốc độ của riêng các em.
Kiên nhẫn chờ cho học sinh mở lời
Giáo viên không gây áp lực quá sớm hay đặt ra quá nhiều câu hỏi riêng tư và có tính thăm dò, hiệu quả mong muốn ban đầu thực tế sẽ bị đảo lộn, học sinh sẽ cảm thấy e dè và ngại ngần không muốn chia sẻ bất kỳ thông tin nào. Giữ kiên nhẫn và đặt mình vào vị trí của "học sinh". Việc này giúp giáo viên đặt mình vào vị trí của các em để thấu hiểu chính các em.
Không chen ngang và nêu ra cảm nhận hay suy nghĩ của minh về "câu chuyện". Hãy chờ cho học sinh hỏi xin ý kiến trước khi cắt ngang mạch nói chuyện của các em.
+ Khi chủ động lắng nghe học sinh, giáo viên tạm thời gác lại ý kiến của mình và kiên nhẫn chờ đến những khoảng dừng hợp lý trong đối thoại. Khi ấy, hãy tóm tắt lại những gì học sinh vừa nói hay đưa ra lời tán thành đầy thông cảm.
+ Nếu giáo viên ngắt lời học sinh quá sớm, học sinh sẽ cảm thấy bực mình và sẽ không hoàn toàn tiếp nhận những gì giáo viên nói.
+ Giáo viên không đưa ra lời khuyên trực tiếp nếu học sinh không có yêu cầu. Thay vào đó, giáo viên hãy để học sinh kể hết tình hình và tự tìm giải pháp. Cách này thuận tiện cho cả hai bên. Chính quá trình này sẽ dẫn tới những thay đổi có lợi và giúp thấu hiểu bản thân cho người nói và cả giáo viên nữa.
Khi mở lời chúng tôi sẽ:
+ Nói với HS đảm bảo là sẽ tuyệt đối giữ bí mật. Nếu HS nói với bạn một chuyện khá là riêng tư hay quan trọng, thì bạn nên làm rõ rằng mình là người đáng tin cậy, cần đảm bảo bí mật. Hãy nói rằng HS có thể tin ở bạn, chuyện HS nói ra chỉ riêng hai người biết, và bạn đảm bảo cho lời nói của mình. Nếu HS không chắc chắn liệu có nên tin bạn hay không, khả năng các em mở lòng là khá thấp. Ngoài ra, đừng ép buộc bất cứ HS nào phải trải lòng với bạn, làm thế chỉ khiến các em khó chịu hay tức giận.
+ Nói lời khích lệ học sinh: Một cách hiệu quả để khích lệ là sử dụng những âm thanh đồng cảm để đáp lại vào những lúc thích hợp. GV nên "tóm tắt và nhắc lại theo cách khác" hay "lặp lại và ủng hộ" những ý chính. Làm vậy sẽ giúp cuộc đối thoại trở nên suôn sẻ và khiến HS bớt e dè khi nói chuyện.
Dưới đây là những điều GV cần làm:
Lặp lại và động viên: Nhắc lại đôi điều HS nói, và đồng thời, đưa ra phản hồi tích cực nhằm khích lệ. Ví dụ, GV có thể nói như sau: "Cô có thể thấy rằng em không muốn phải nhận lỗi về mình. Trong trường hợp này, cô cũng vậy."
Tóm tắt và nhắc lại: Tóm gọn cách hiểu của giáo viên về vấn đề mà học sinh vừa nói và nhắc lại nó bằng từ ngữ của mình là điều cực kỳ hữu ích. Làm như vậy, giáo viên đảm bảo với học sinh rằng mình thực sự lắng nghe và "hiểu chuyện". Cách này cũng cho giáo viên cơ hội để đính chính lại những giả định hay quan niệm sai lầm mà mình đưa ra.
+ Đặt ra những câu hỏi ý nghĩa: Giáo viên sử dụng những câu hỏi như một phương tiện giúp học sinh có thể đi tới kết luận riêng của mình về các vấn đề được nêu ra. Cách này giúp học sinh tự quyết mà giáo viên lại không có vẻ quá phán xét hay gượng ép.
Hiệu quả của giải pháp
Lắng nghe bằng cách thức nói trên giúp GV nắm bắt nỗi lo, những điều HS quan tâm, thu thập thông tin về các mối quan hệ đang tác động đến HS. Nó giúp chúng ta hiểu thêm được quan điểm của HS. Lắng nghe hỗ trợ GV chia sẻ, cảm thông với HS, và khả năng hiểu hơn về HS nhiều hơn. Lắng nghe cũng tạo nên được thiện cảm của HS với GV, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa GV và HS.
Lắng nghe giúp HS có được điểm tựa khi gặp hoàn cảnh thất vọng, đau khổ. HS được lắng nghe sẽ thấy tinh thần thoải mái, có thêm nguồn động lực để vượt qua khó khăn.
Lắng nghe giúp GV và HS có tiếng nói chung, giải quyết được những vấn đề khúc mắc trong khi nói chuyện.
Hạn chế được tình trạng giáo viên nói từ đầu đến cuối, trở thành người giáo huấn, răn dạy các em. Cũng không còn tình trạng HS không nói gì hoặc chỉ trả lời có hoặc không, cũng bình thường ạ, dạ em biết rồi, dạ, không sao ạ
Lắng nghe học sinh qua Zalo và nhóm Zalo.
Zalo hay Zalo Group hay còn gọi là nhóm chat Zalo, tương tự như nhóm chat trên Messenger. Nhóm được tạo ra với mục đích nhiều thành viên cần trao đổi chung một vấn đề, hay vấn đề cần được công khai cho mọi người biết, nhưng lại không để cho những người ngoài không liên quan được biết.
Lúc đầu, chúng tôi sử dụng nhóm chát chỉ với mục đích trao đổi thông tin, đăng thông báo hoặc điều hành một số hoạt động của lớp chủ nhiệm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chúng tôi nhận thấy, đây là một kênh lắng nghe các em rất hiệu quả, nhất là trong bối cảnh hoạt động giáo dục và dạy học được tiến hành trực tiếp - trực tuyến do tác động của đại dịch covid-19.
Khi mạng xã hội trở nên phổ biến, tương tác của học sinh trên nhóm chát zalo trở thành một kênh giao tiếp chính của các em. Đối với những học sinh trong thời gian cách li vì trở thành F1 hay F0, nhóm chát trở thành môi trường để các em chia sẻ những tâm sự, lo lắng hay niềm vui trong cuộc sống. Vì thế, trong công tác chủ nhiệm, chúng tôi đã sử dụng nhóm chát như một kênh để lắng nghe học sinh và thực sự đó là kênh lắng nghe hiệu quả.
Ngoài nhóm zalo chung có tên gọi: K35D, K34A2 yêu thương được chúng tôi dùng để chia sẻ: Các văn bản của trường về chế độ dành cho HS, kế hoạch hoạt động của Đoàn trường; Thông báo lịch học thay đổi đột xuất hoặc nhắc nhở kế hoạch của lớp, phân công nhiệm vụ mới; Những lời chúc mừng nhân các ngày lễ đặc biệt, những hình ảnh về hoạt động của lớp, những bí quyết học tập hiệu quả, chúng tôi còn lập các nhóm Zalo khác gồm:
Zalo kết nối giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh. Cách thức thực hiện
Chúng tôi đưa zalo của mình cho tất cả các em học sinh trong lớp. Trong zalo này, các em có thể nói với giáo viên những vấn đề chung của lớp, những chuyện riêng của cá nhân mà các em không thể chia sẻ trực tiếp.
Hiệu quả
Trên Zalo này, các em nhận được sự lắng nghe chân thành, tin tưởng. Đã có nhiều em, qua zalo này, tâm sự những hoàn cảnh riêng xót xa, những trăn trở trong việc lựa chọn khối học, những rung động khác giới Vì vậy, chúng tôi cảm thấy đây là một cách lắng nghe rất hiệu quả.
Một số tin nhắn chia sẻ của HS qua Zalo
Tin nhắn của học sinh chủ nhiệm chia sẻ những điều khó nói
Nhóm Zalo cho học sinh gặp khó khăn vì tác động của covid-19 với tên gọi: Chúng ta bên nhau
Cách thức thực hiện:
- Ngay từ đầu năm học 2021-2022, khi mà nhiều học sinh bị mắc kẹt ở các tỉnh, thành phố phía Nam không thể trở về địa phương để tham gia học tập, chúng tôi đã lập nhóm zalo của những học sinh này để hỗ trợ các em:
+ Ổn định tinh thần, tránh hoang mang vì lo lắng quá mức.
+ Tìm địa chỉ trường học thuận lợi nhất để các em có thể tham gia học tạm thời
+ Cung cấp thông tin lớp học trực tuyến để các em tham gia học tập
+ Nắm bắt diễn biến tâm lí các em, kịp thời có những giải pháp khích lệ, tạo tâm lí tích cực cho các em.
- Khi các em học sinh mắc kẹt đã trở về địa phương, chúng tôi chuyển nhóm zalo thành nhóm hỗ trợ những học sinh bị tổn thương bởi tác động của covid- 19. Trong nhóm này, chúng tôi đưa vào Zalo của những học sinh có hoàn cảnh gia đình bị tác động mạnh bởi covid (bố, mẹ mất việc, tổn thương sức khoẻ, tính mạng. Chúng tôi để các em:
+ Chia sẻ những tâm sự, bày tỏ những lo lắng, hoang mang và cả sợ hãi.
+ Bày tỏ những dự định cho cuộc sống mới khi mà hoàn cảnh sống đã thay đổi.
Chúng tôi chia sẻ cùng các em:
+ Lắng nghe và đáp lại những chia sẻ của các em bằng sự đồng cảm, yêu thương.
+ Động viên, đưa ra lời khuyên cho những trăn trở, dự định mới của các em
- Hiện tại, chúng tôi có nhóm Zalo cho học sinh là F1 và F0. Trên nhóm Zalo này, các em có thể chia sẻ những cảm xúc trong thời gian cách li, những khó khăn khi học tập trực tuyến, những tổn thương về sức khoẻ, những kinh nghiệm chữa bệnh hay học tập, những mong muốn, nguyện vọng đối với giáo viên, nhà trường hay phụ huynh
Hiệu quả.
Những nhóm chat này đã giúp giáo viên chủ nhiệm có thể nắm bắt tình hình cuộc sống và tâm sinh lí của các em trước những tác động của cuộc sống, nhất là tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Đây là cơ sở quan trọng để người giáo viên chủ nhiệm có thể đưa ra giải pháp phù hợp nhất để tạo tâm lí tích cực cho các em.
Tin nhắn Zalo chia sẻ với học sinh bị mắc kẹt và học sinh F1, F0
Zalo kết nối với phụ huynh
Mỗi ngày, GV giao tiếp với học sinh của mình khá nhiều, tuy nhiên lớp chúng tôi chủ nhiệm đều có đến hơn 40 học sinh. Có lúc tôi không thể theo sát để biết tường tận mỗi em gặp vấn đề gì và nên xử lý như thế nào. Hơn nữa, đôi khi các em cũng có thể lấp liếm đi những điều mình làm không đúng hoặc không làm. Quãng thời gian ở nhà của các em chỉ có phụ huynh là nắm rõ nhất.
Phụ huynh là người cung cấp toàn bộ thông tin có lợi cho giáo viên để từ đó định hướng được việc giảng dạy. Họ sẽ biết con mình học tập như thế nào, có siêng năng làm bài tập về nhà không và gặp vấn đề gì với việc học. Đôi khi, các em còn chia sẻ cả về mối quan hệ với bạn bè mà thầy cô không biết. GV cần phải biết những thông tin này để có cách giảng dạy phù hợp nhất trên lớp. Đôi khi, qua phụ huynh, giáo viên còn biết thêm cả về những mối quan hệ với bạn bè mà thầy cô không biết.
Cách thức thực hiện.
GV cung cấp cho phụ huynh số điện thoại Zalo của mình; nắm danh sách số điện thoại của phụ huynh học sinh trong cuộc họp phụ huynh đầu năm.
GV lập Zalo kết nối các phụ huynh của lớp.
Trên zalo này, giáo viên chia sẻ:
+ Những thông tin về việc học tập của các em như thời khoá biểu, các kì thi, các thông báo của lớp, của nhà trường
+ Tiến độ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_tao_tam_li_tich_cuc_cho_hoc_sinh_thpt.docx
  • pdfNguyễn Thị An_ Cao Thị Luận-Trường THPT Anh Sơn 2-Chủ nhiệm.pdf