Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp Tổ chức và quản lí học sinh học – thực hành tại phòng vi tính của trường phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp Tổ chức và quản lí học sinh học – thực hành tại phòng vi tính của trường phổ thông

 Nhà trường, ban giám hiệu luôn quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất có thể cho

giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học sinh tiếp cận Tin học .

Ở trường THCS hầu hết đều được trang bị máy vi tính phục vụ giảng dạy, thường 24

-25 máy trong 1 phòng máy. Việc đầu tư thiết bị dạy học- quản lý chuyên dụng qua mạng

khó thực hiện được, kinh phí tốn kém.

Có thể nói khó khăn lớn nhất khi dạy Tin học đó là trang thiết bị, phương tiện. Mặc

dù trong xu thế CNTT phát triển như hiện nay nhưng việc trang bị những phương tiện giảng

dạy như máy tính xách tay, máy chiếu đa chức năng (Multimedia projector) vẫn còn là

một yêu cầu rất khó khăn với các nhà trường.

Khi HS học tại phòng máy, thì việc quản lý học sinh thực hành những nội dung học

đúng quy định, và hướng dẫn cho từng HS trong phòng máy vẫn gây nhiều khó khăn cho

Giáo viên. Khả năng dạy học, hướng dẫn từ xa chưa thực hiện được. Việc nhìn thấy, giám

sát và điều khiển được toàn bộ hoạt động của các máy tính học viên vẫn còn hạn chế.

 Việc tắt máy chưa đúng quy định của HS làm cho Giáo viên phải mất thời gian đi đến

từng máy để kiểm tra. Hoặc có những trường hợp sẽ có thể gây hỏng các máy vi tính khi

chưa "shutdown" đúng cách.

pdf 7 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp Tổ chức và quản lí học sinh học – thực hành tại phòng vi tính của trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Cao Bá Quát - SKKN tổ chức quản lí HS khi thực hành 
GV: Trịnh Văn Đa Trang 1 
MỤC LỤC 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................... 2 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 3 
1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................................................... 3 
2. THỰC TRẠNG .......................................................................................................................... 3 
3 . BIỆN PHÁP ............................................................................................................................... 4 
a. Kiểm soát máy tính ................................................................................................................ 4 
b. Giảng dạy thông qua mạng máy tính ................................................................................... 4 
c. Kiểm tra đánh giá ................................................................................................................... 5 
d. Sửa lỗi cho các máy của hs .................................................................................................... 5 
e. Một số chức năng khác.. ........................................................................................................ 6 
4. Hiệu quả ...................................................................................................................................... 6 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 7 
Trường THCS Cao Bá Quát - SKKN tổ chức quản lí HS khi thực hành 
GV: Trịnh Văn Đa Trang 2 
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ HỌC SINH 
HỌC – THỰC HÀNH TẠI PHÒNG MÁY VI TÍNH 
TRONG TRƯỜNG THCS. 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Để đáp ứng yêu cầu xã hội, hòa nhập toàn cầu, ngành giáo dục thực hiện mục tiêu: 
Xây dựng con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa; Đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân 
tài; Đào tạo con người đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Hiện nay công nghệ thông tin 
mang lại thành tựu đáng kể cho con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần 
đáng kể trong mục tiêu trên. Trong những năm gần đây nhà nước đã rất quan tâm về việc 
giảng dạy Tin học trong nhà trường. 
Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy và thuật toán, góp phần 
hình thành học vấn phổ thông cho học sinh. Tin học hổ trợ cho học sinh hoạt động học 
tập, làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và khả năng 
sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Không chỉ tạo môi trường thuận lợi cho 
học tập suốt đời và từ xa, mà còn trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách 
cho học sinh không chỉ thực hiện trong khuôn khổ nhà trường, các đoàn thể chính trị mà 
còn thể hiện ở mọi nơi mọi lúc. 
Hơn thế, tin học là môn học mới được chính thức đưa vào dạy học, nó gắn liền với 
công nghệ, có đặc thù riêng, các kiến thức hệ thống về giải thuật, ngôn ngữ, lập trình và ý 
nghĩa tin học với cuộc sống. Và nó xuyên suốt trong một chặng đường dài của nền khoa học 
công nghệ, nó luôn đòi hỏi một sự chuẩn bị chu đáo về kiến thức, kĩ năng và thái độ và tôi 
luôn nhớ một câu: “ Học đi đôi với hành” chính vì vậy ngay ở trường THCS tôi đặc biệt 
quan tâm. 
Trong nhà trường thì việc đào tạo tin học cho học sinh sao có chất và lượng đó là 
nhiệm vụ hàng đầu. Giúp cho học sinh bước đầu làm quen với tin học, có kiến thức cơ bản, 
kỹ năng sơ đẳng từ đó tạo nền móng cho các em học và tự học nâng cao kiến thức sau này. 
Đối với trường THCS thì phương pháp tổ chức – quản lí học sinh học tập ở phòng 
máy vi tính sao cho có hiệu quả là vô cùng quan trọng, áp dụng phần mềm nào để trợ giúp 
quản lí, trợ giúp giảng dạy học sinh tại phòng máy một cách tối ưu nhất. Vì vậy mà tôi mạnh 
dạn viết “Phương pháp Tổ chức và quản lí học sinh học – thực hành tại phòng vi tính 
của trường phổ thông”. Nội dung tham luận này chủ yếu để áp dụng tổ chức và quản lí 
giảng dạy Tin học ở trường học THCS. 
Trường THCS Cao Bá Quát - SKKN tổ chức quản lí HS khi thực hành 
GV: Trịnh Văn Đa Trang 3 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
Tin học là ngành khoa học nghiên cứu và xử lý thông tin một cách tự động chủ yếu 
dựa trên máy tính điện tử. Là môn học mới được đưa vào THCS, muốn học tập môn học 
này có kết quả cao thì học sinh phải học lý thuyết một cách trực quan, phải được hướng dẫn, 
được thực hành nhiều. Bước đầu, hầu hết kiến thức truyền đạt chủ yếu từ giáo viên, giáo 
viên làm mẫu rồi học sinh làm theo. Học sinh khi ngồi vào máy thường hay tò mò, có em 
thích sử dụng chương trình nào đó như vẽ (Paint ) hay mãi chơi game không chú ý nghe 
giảng. Vì vậy việc tổ chức và quản lí học sinh học- thực hành một cách hiệu quả là vấn đề 
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học- thực hành cho các em. Và 
trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên, học sinh có kỷ năng khá tốt sử dụng máy vi tính để tự 
nghiên cứu, học tập, tự nâng cao kiến thức. 
2. THỰC TRẠNG 
 Nhà trường, ban giám hiệu luôn quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất có thể cho 
giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học sinh tiếp cận Tin học . 
Ở trường THCS hầu hết đều được trang bị máy vi tính phục vụ giảng dạy, thường 24 
-25 máy trong 1 phòng máy. Việc đầu tư thiết bị dạy học- quản lý chuyên dụng qua mạng 
khó thực hiện được, kinh phí tốn kém. 
Có thể nói khó khăn lớn nhất khi dạy Tin học đó là trang thiết bị, phương tiện. Mặc 
dù trong xu thế CNTT phát triển như hiện nay nhưng việc trang bị những phương tiện giảng 
dạy như máy tính xách tay, máy chiếu đa chức năng (Multimedia projector) vẫn còn là 
một yêu cầu rất khó khăn với các nhà trường. 
Khi HS học tại phòng máy, thì việc quản lý học sinh thực hành những nội dung học 
đúng quy định, và hướng dẫn cho từng HS trong phòng máy vẫn gây nhiều khó khăn cho 
Giáo viên. Khả năng dạy học, hướng dẫn từ xa chưa thực hiện được. Việc nhìn thấy, giám 
sát và điều khiển được toàn bộ hoạt động của các máy tính học viên vẫn còn hạn chế. 
 Việc tắt máy chưa đúng quy định của HS làm cho Giáo viên phải mất thời gian đi đến 
từng máy để kiểm tra. Hoặc có những trường hợp sẽ có thể gây hỏng các máy vi tính khi 
chưa "shutdown" đúng cách. 
Đối tượng nghiên cứu học sinh khối 6,9 trường THCS Cao Bá Quát – Eakar 
Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã khảo sát khối lớp 6,9 thông qua tiết dạy thực 
hành và thông qua tiết dạy lý thuyết, thông qua kiểm tra bài cũ. Tổng hợp kết quả thu được 
như sau: 
- Chất lượng của giờ dạy thực hành (HS tiếp thu, truyền đạt, ...) ở mức 70% 
- Ý thức của hs khi thực hành chưa tốt, ít nghiêm túc. ( 10%) 
- Giáo viên theo dõi lớp học khó, vất vả (15%) 
Trường THCS Cao Bá Quát - SKKN tổ chức quản lí HS khi thực hành 
GV: Trịnh Văn Đa Trang 4 
- Tiếp thu bài của học sinh rất chậm (30%) 
3 . BIỆN PHÁP 
Để nâng cao hiệu quả của giờ học thực hành trên máy cũng như việc quản lý tới từng 
máy của từng học sinh được chặt chẽ cần cài đặt phần mềm NetOp School. NetOp School 
laø moät phaàn meàm hoã trôï giaûng daïy trong tröôøng hoïc coù chöùc naêng noái 
nhieàu maùy tính vôùi nhau trong moät lôùp hoïc ñeå taïo neân söï töông taùc qua laïi 
giöõa maùy tính cuûa hs, giaùo vieân. Ñaây laø moät coâng cuï giaûng daïy hieäu quaû, 
giuùp vieäc truyeàn ñaït trôû neân sinh ñoäng, tröïc quan vaø deã hieåu hôn. 
➢ NetOp School 6.0 coù caùc chöùc naêng chính nhö sau: 
a. Kiểm soát máy tính 
Cho phép quản lý chặt chẽ tất cả các máy của học sinh từ máy chủ với các chế độ khác 
nhau như: 
 Chế độ Details 
 Chế độ Classroom 
 Chế độ Thumbnail 
Chế độ cho phép quan sát chi tiết từng màn hình của hs. Vì vậy giáo viên có thể xem 
hs có thực hành đúng với yêu cầu và công việc được giao trong giờ thực hành hay không. 
Có thể khống chế các máy của học sinh thông qua chức năng Attention. 
- Chọn máy cần khống chế 
- Nháy chuột vào nút lệnh Attention 
Khi máy tính của hs bị khống chế thì toàn bộ chuột và bàn phím của máy hoàn toàn 
không có tác dụng. 
b. Giảng dạy thông qua mạng máy tính 
Chức năng này cho phép một số máy hoặc tất cả các máy trong phòng đều hiển thị 
theo màn hình của máy chủ bằng cách: 
- Chọn các máy 
- Nháy chuột vào nút lệnh Datails view 
Trường THCS Cao Bá Quát - SKKN tổ chức quản lí HS khi thực hành 
GV: Trịnh Văn Đa Trang 5 
c. Kiểm tra đánh giá 
Chức năng này hỗ trợ việc ra đề cũng như chuyển tải các đề đến từng máy tính của 
hs thông qua chức năng. 
- Ra đề thi: Chọn mục Tests, trên màn hình xuất hiện hộp thoại tại đây chúng ta có 
thể tạo các đề kiểm tra. 
- Kiểm tra: Thực hiện công việc chuyển tải các đề tới các máy bằng cách: Chon 
Run\ Run Test. 
- Thu bài làm của học sinh về máy chủ và xóa các bài làm của học sinh nhằm tránh 
trường hợp các em sửa bài. Ta thực hiện như sau: 
+ Tạo Thư mục cần Thu bài trong ổ E:\ có tên THUBAI\LOP11CX 
+ Sử dụng Menu Manage -> Collect -> Select destination -> New -> Nhập đường 
dẫn (Path) là E:\ THUBAI\LOP11CX -> ok 
+ Tương tự như thế tạo đường dẫn để lấy bài của hs trong Colect the following file 
->Specity file -> Edit student... -> New -> Nhập đường dẫn Ví dụ hs lưu bài làm trong ổ E:\ 
thì nhập và E:\ -> Close -> File Type(s): E:\ -> ok 
+ Nháy vào Collect thu bài -> Close để kết thúc. 
- Cũng trong Menu Manage -> File Manager ta có thể xem tài nguyên của các máy 
con (1 lần xem 1 máy) có thể chép tài nguyên đó về máy chủ hoặc chia sẽ cho máy con 
khác. 
d. Sửa lỗi cho các máy của hs 
 Sửa lỗi cho các máy 
Trong quá trình học sinh thực hành, gv có thể ngồi tại máy chủ, dùng chuột và bàn 
phím của máy chủ điều khiển, sửa lỗi trên máy của hs. Để tiến hành sửa lỗi cho học sinh cần 
tiến hành các bước sau: 
✓ Trở về cửa sổ Thumbnail 
✓ Nhắp đúp chuột vào biểu tượng màn hình của máy cần sửa chữa, khi đó màn 
hình của hs sẽ hiển thị trên màn hình của giáo viên. Lúc này chuột và bàn phím của máy chủ 
cũng điều khiển máy của hs như chính chuột và bàn phím của máy học sinh. 
Trường THCS Cao Bá Quát - SKKN tổ chức quản lí HS khi thực hành 
GV: Trịnh Văn Đa Trang 6 
✓ Đồng thời trong chức năng này cũng giúp chúng ta sửa một số lỗi chung cho 
toàn lớp bằng cách: 
➢ Lấy màn hình máy học sinh có lỗi về máy chủ; 
➢ Chiếu những lỗi đó lên thông qua hệ thống máy Projector (nếu có) hoặc chiếu từ 
máy giáo viên cho hs xem và tự khắc phục. 
e. Một số chức năng khác.. 
Khi kết thúc các giờ thực hành đôi lúc có nhiều em không tắt máy, nếu chúng ta phải 
đi từng máy để tắt thì mất rất nhiều thời gian nhưng khi cài đặt phần mềm này chúng ta ngồi 
tại máy chủ có thể tắt, khởi động lại, tạm ngừng hoạt động của các máy hs thông qua chức 
năng Commands. Có thể gởi chia sẽ tập tin đến các máy con ( Chọn máy con -> Chuột phải 
-> Audio Chat ), gởi thông báo hoặc trao đổi đến từng máy học sinh (Chọn máy con -> 
Chuột phải -> Send Message). 
4. Hiệu quả 
Qua thực tiễn sử dụng Netop Shool cho thấy: 
- Chất lượng của giờ dạy thực hành được nâng cao rất nhiều. (trên 90%) 
- Ý thức của hs khi thực hành cũng tốt hơn, nghiêm túc hơn. ( đạt 95%) 
- Phòng máy ít hư hỏng hơn nhờ giáo viên có thể kiểm soát các hoạt động của máy 
tính. 
- Giáo viên theo dõi lớp học tốt hơn, đở vất vả hơn. ( 95%) 
- Tiếp thu bài của học sinh (đạt 90%) 
* Một số khuyết điểm: 
Để làm tốt “Phương pháp tổ chức và quản lý học sinh học – thực hành tại phòng 
vi tính của trường phổ thông ” phải có máy chuyên dụng hay phải có phần mềm trợ giúp 
giảng dạy như NetOp School. Về phần mềm NetOp School thì yêu cầu các máy phải được 
nối mạng Lan (mạng cục bộ), cấu hình tương đối mạnh. Có khi bị đứt kết nối, treo máy con, 
thông tin đến máy con chậm. Giao diện tiếng Anh nên không thuận tiện cho một số giáo 
viên, học sinh. Hạn chế với tập tin với dung lượng lớn. 
Trường THCS Cao Bá Quát - SKKN tổ chức quản lí HS khi thực hành 
GV: Trịnh Văn Đa Trang 7 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Trên đây tôi đưa ra phương pháp tổ chức và quản lý lớp học, học – thực hành tại 
phòng máy, việc ứng dụng phần mềm trợ giúp cho thầy, giúp trò học tập đạt hiệu quả cao 
hơn, giúp cho thầy đỡ vất vã hơn khi quản lý phòng máy với nhiều máy tính, và hướng dẫn 
học sinh học tập hiệu quả hơn, giám sát tất cả các em một cách dễ dàng. Nâng cao kỹ năng 
ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của giáo viên tin học nói riêng, nâng cao chất 
lượng giáo dục của trường nói chung. Từ đó góp phần hoàn thành mục tiêu mà Ngành giáo 
dục đề ra. 
• kiến nghị: 
- Rất mong sự quan tâm giúp đỡ của địa phương, nhà trường, phòng giáo dục và các 
ban ngành liên quan thường xuyên nâng cấp phòng máy, đầu tư thêm trang thiết bị 
phòng máy vi tính. 
- Mua phần mềm bản quyền để sử dụng ít lỗi. 
Thời gian nghiên cứu đề tài còn ít, rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để 
đề tài của tôi có hiệu quả hơn 
 Xin chân thành cảm ơn! 
 Easar, ngày 28 tháng 12 năm 2011 
 Người viết 
 Trịnh Văn Đa 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_to_chuc_va_quan_li_hoc_sin.pdf