SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh tại trường THPT Đô Lương 4, Nghệ An

SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh tại trường THPT Đô Lương 4, Nghệ An

Quan niệm về tự chủ và tự học

Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình.

Quan niệm về tự học đã được các tác giả trong và ngoài nước đề cập dưới nhiều góc độ, hình thức khác nhau. Theo Thái Duy Tuyên: tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo,. của người học. Theo Từ điển Giáo dục học: tự học là quá tình tự mình hoạt động, lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lí trực tiếp của cơ sở đào tạo. GS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các phẩm chất khác của người học, cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một tri thức nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của chính mình.

Như vậy, tự chủ và tự học là quá trình người học tự thực hiện các nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh tri thức khoa học, rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo. Tự học có thể diễn ra cả ở trên lớp và ngoài lớp học, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được ban hành. Đó là một hoạt động mang tính tích cực, chủ động, tự giác nhằm đạt được mục tiêu học tập của người học.

Quan niệm về năng lực và năng lực tự chủ, tự học

Theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD-ĐT, năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, để thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Từ quan niệm trên, có thể coi năng lực là tổng thể những phẩm chất tâm lí, sinh lí, tri thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm của mỗi cá nhân có khả năng hoàn thành một hoạt động với chất lượng cao.

Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn: năng lực tự học được hiểu là một thuộc tính kĩ năng rất phức hợp, bao gồm các kĩ năng và kĩ xảo, cần gắn với động cơ và thói quen tương ứng, giúp người học có thể đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra. Năng lực tự học còn là sự bao hàm cả cách học, kĩ năng và nội dung học tập, là sự tích hợp tổng thể cách học và kĩ năng tác động đến nội dung trong hàng loạt tình huống - vấn đề khác nhau.

Như vậy, có thể hiểu, năng lực tự chủ và tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt ra được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; khắc phục những sai sót, hạn chế của bản thân khi giải quyết các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời nhận xét của giáo viên, của bạn; biết tự tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập. Năng lực tự chủ và tự học tuy là khả năng “bẩm sinh” của mỗi người nhưng cần được rèn luyện thường xuyên thông qua các hoạt động thực tiễn, nếu không nó sẽ chỉ là khả năng tiềm ẩn của con người.

 

docx 37 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 50Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh tại trường THPT Đô Lương 4, Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh chưa được nhà tường quan tâm đúng mức. Việc hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự học và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự học chưa thường xuyên. Công tác tổ chức bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng tự học cho học sinh chưa được chú trọng. 
- Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục của nhà trường trong việc tổ chức, hướng dẫn hoạt động tự học của học sinh chưa đồng bộ. Các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ tự học của học sinh chưa đáp ứng đầy đủ.
2.3.3. Phân tích nguyên nhân thực trạng 
a. Nguyên nhân khách quan
 	- Nội dung chương trình học hiện nay còn nặng nề, quá tải đối với học sinh.
 	- Cơ sở vật chất trường còn thiếu thốn, kinh phí sửa chữa hạn hẹp. 
b. Nguyên nhân chủ quan 
- Học sinh nhận thức chưa đầy đủ vai trò của tự học, năng lực tự học còn hạn chế, chưa nỗ lực, kiên trì trong quá trình học tập.
 - Giáo viên chưa tích cực đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, đặc biệt là tự học. 
- Công tác chỉ đạo của nhà trường về hoạt động tự học ở một số nội dung chưa cụ thể, việc thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động tự học chưa đồng bộ
TT
Các nội dung
Mức độ quan tâm(%)
Kết quả thực hiện(%)
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1
Phổ biến quy định
chung và chỉ đạo GV hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự học
62,0 
38,0 
0,0 
26,0 
30,0 
38,0 
6,0
2
Kiểm tra việc lập kế hoạch tự học của HS
28,0 
62,0 
10,0 
16,0 
30,0 
46,0 
8,0
3
Đảm bảo các điều
kiện để HS thực hiện kế hoạch
40,0 
60,0 
0,0 
18,0 
46,0 
36,0 
0,0
4
Đôn đốc, nhắc nhở HS thực hiện kế hoạch tự học
54,0 
46,0 
0,0 
42,0 
32,0 
22,0 
4,0
5
Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch tự học của HS
22,0 
64,0 
14,0 
14,0 
22,0 
50,0 
14,0
Bảng : Kết quả khảo sát ý kiến của học sinh về mức độ quan tâm của giáo viên chủ nhiệm đến công tác quản lý kế hoạch tự học
3. Một số giải pháp phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh lớp chủ nhiệm tại trường THPT Đô Lương 4
3.1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của năng lực tự chủ và tự học.
         Trong bối cảnh thực hiện chương trình GDPT 2018 đang hướng đến mục tiêu giúp người học phát triển và nâng cao năng lực, phẩm chất thì vai trò của một giáo viên cực kì quan trọng, đặc biệt là giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Với trách nhiệm giáo dục, dìu dắt học sinh từng bước tiến bộ đến hoàn thiện các yêu cầu về nhận thức, tri thức và nhân cách, người giáo viên làm công tác chủ nhiệm không chỉ truyền thụ kiến thức mà cần phải định hướng đúng đắn và hiệu quả cho học sinh biết tự nâng cao năng lực và phẩm chất của bản thân trên cơ sở đã có nền tảng kiến thức giáo khoa. Có nghĩa là: phải tạo môi trường giáo dục cho học sinh biết tự nhận thức và hành động để tự hoàn thiện bản thân, chỉ cho học sinh những con đường đến với kho tàng kiến thức đang rộng mở của nhân loại bằng cách tự chủ và tự học.
         Trong yêu cầu của giáo dục thời đại mới, việc tự chủ và tự học là một xu thế mà mỗi học sinh cần vận động song song với quá trình được thầy cô dẫn dắt trong việc tích lũy kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho bản thân. Tuy nhiên, nhận thức của học sinh về hoạt động tự chủ, tự học còn mờ nhạt, chưa thực sự coi trọng việc tự học, dành thời gian cho việc tự học rất ít, chất lượng tự học còn thấp, chưa có phương pháp tự học... và một số có cố gắng tự học nhưng chỉ với phương pháp sử dụng thường xuyên nhất là học thuộc lòng bài giảng.
       Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm cần nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của năng lực tự chủ và tự học để giúp học sinh có được những ảnh hưởng tích cực và đạt được những kết quả tốt đẹp trong tự luyện, tự rèn của quá trình tự học. Tự chủ, tự học là luôn học hỏi, học tập ở mọi nơi mọi lúc, phải kết hợp cả “learn” (học thường xuyên và linh hoạt) và “study” (học tập, nghiên cứu bài bản). Bên cạnh đó, phải luôn giữ tinh thần, ý chí và nghị lực học tập, học hỏi không ngừng chứ không phải học theo kiểu “được chăng hay chớ”. Tinh thần tự chủ, tự học cũng là một loại năng lực được rèn luyện, thậm chí được coi là một trong những năng lực cá nhân quan trọng trong một số khung năng lực được xây dựng cho cán bộ nhân viên của nhiều tổ chức, công ty hiện nay. Nghị lực học tập phải được thể hiện qua sự quyết tâm, bền bỉ từng ngày chứ không thể học dồn một lúc, học cho xong, “học tới đâu hay tới đó” hoặc chỉ cần tặc lưỡi lười biếng một thời gian là tinh thần và ý chí học tập sẽ đi xuống, khó kéo lại được rồi dần trở nên an phận, tụt hậu. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật làm cho cái mới cũng trở nên cũ rất nhanh, chỉ cần buông xuôi không cập nhật là trở nên lạc hậu ngay lập tức với thời cuộc, xu thế, công nghệ. Cần tự chủ, tự học một cách chủ động, sáng tạo chứ không mang tính đối phó hay chạy theo thành tích. Việc trau dồi kiến thức không chỉ loanh quanh ở điểm số, giấy khen, bằng cấp mà nằm ở giá trị con người và sự đóng góp những điều có ích cho xã hội. Nhất là với trí tuệ của người trẻ, cần phải có sự thông minh trong quá trình tự học ở mọi lúc mọi nơi. Học để biết, rồi kế thừa cái biết sau khi học để tiếp tục đổi mới, sáng tạo, phát triển thêm thành tri thức mới. Như thế thì mới thể hiện đúng vai trò của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đúng như phương châm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.
Từ đó, giúp học sinh có được sự phát triển kịp thời, vững chắc và vượt trội từ khả năng và công sức của chính mình trong phương pháp tự học. Giáo viên chủ nhiệm cần thông qua các giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, các kênh thông tin để giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của năng lực tự chủ và tự học. Đó là những câu nói, những câu châm ngôn nổi tiếng 
(2 hình ảnh 2 bên)
Giáo viên chủ nhiệm kể cho các em nghe những tấm gương tiêu biểu về tự chủ và tự học. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh... Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng đêm, sau 12 giờ lao động nặng nhọc Người lại tự học tiếng Pháp bằng cách học thuộc long mỗi ngày mười từ, và cứ thế Người đã thông thạo không chỉ tiếng Pháp mà còn nhiều ngoại ngữ khác như tiếng Trung Quốc, tiếng Anh. Người cũng đã từng nói "Trong cách học. phải lấy tự học làm nòng cốt". Hay trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi là đứa trẻ nhà nghèo nhưng tinh thần ham học hỏi và khả năng tự học nên ông đã thi đỗ Trạng nguyên và trở thành một vị quan nổi tiếng dưới thời nhà Trần. 
Từ đó, giáo viên chủ nhiệm giúp các em hiểu được tầm quan trọng của việc tự chủ và tự học, các em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự chủ, tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước. Hiểu được tầm quan trọng của việc tự chủ và tự học, học sinh sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. 
3.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng và quản lý kế hoạch, nội dung năng lực tự chủ và tự học cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm tổ chức biên soạn các quy định cụ thể nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm về công tác quản lý của học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội khác đối với hoạt động tự chủ và tự học của học sinh; nêu rõ từng quy định trong giảng dạy, trong học tập về nội dung, phương pháp, thời gian và các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự chủ và tự học của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng và quản lý kế hoạch, nội dung năng lực tự chủ và tự học cho học sinh với các kỹ năng cơ bản như sau:
* Kỹ năng định hướng 
Trước tiên, để quá trình tự chủ, tự học diễn ra thành công học sinh cần thiết lập cơ sở định hướng của hành động. Đó là hệ thống định hướng và chỉ dẫn mà chủ thể có thể sử dụng nó để thực hiện một hành động xác định nào đó. Nó có chức năng nhận thức đối tượng, vạch kế hoạch, kiểm tra và điều chỉnh hành động theo kế hoạch. Để có được cơ sở định hướng, giáo viên chủ nhiệm hướng học sinh trả lời được các câu hỏi:
- Học nhằm mục đích gì? Học vì yêu thích môn học, vì trách nhiệm với gia đình và xã hội, hay vì để được khen, được đánh giá cao
- Thái độ học tập ra sao? Học với tinh thần, thái độ nghiêm túc hay hời hợt qua loa.
- Học như thế nào? Người học nên chọn phương pháp nào là phù hợp với bản thân.  
 Sinh hoạt lớp chủ đề: Ước mơ lí tưởng
* Kỹ năng lập kế hoạch học tập 
Mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu học sinh xác định được mục tiêu, nội dung và phương pháp học. Muốn vậy, giáo viên chủ nhiệm giúp người học phải xây dựng được kế hoạch học tập. Trên cơ sở bộ khung đã được thiết lập đó, học sinh có thể tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng. Trong quá trình lập kế hoạch người học phải chú ý một số điểm sau:
- Thứ nhất, học sinh phải xác định tính hướng đích của kế hoạch. Đó có thể là kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, thậm chí kế hoạch cho từng môn, từng phần. Kế hoạch phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.
- Thứ hai, khi lập kế hoạch, học sinh phải chọn đúng trọng tâm, cần xác định được cái gì là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó. 
Ngay từ khi các em vào lớp 10, tôi đã định hướng học sinh lập kế hoạch học tập từng kì học, năm học và đặc biệt là thời gian lớp 12.  
(hình ảnh kế hoạch học tập của 1 học sinh viết bằng giấy chụp)
* Kỹ năng thực hiện kế hoạch
Muốn thực hiện thành công kế hoạch mình đã tạo lập, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh một số kỹ năng sau:
- Tiếp cận thông tin: lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghe giảng, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, làm thí 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong_viec_pha.docx